• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Chia Sẻ Tình hình kinh tế ở thế kỉ XVI- XVIII -Sử 10 - vnkienthuc.com

Trang Dimple

New member
Xu
38
Từ thế kỷ XVI đất nước có nhiều biến động lớn song do nhiều nguyên nhân khác nhau nên nền kinh tế Đại Việt vẫn tiếp tục phát triển với những biểu hiện có ý nghĩa xã hội quan trọng. Để thấy được ở các thế kỷ XVI - XVIII kinh tế Đại Việt phát triển như thế nào? Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó, chúng ta cùng học bài 22


Lịch Sử 10-Bài 22 :Tình hình kinh tế ở thế kỉ XVI-XVIII

1. Tình hình nông nghiệp ở các thế kỷ XVI - XVIII.


- Từ cuối thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVII, nông nghiệp sa sút, mất mùa đói kém liên miên, bị chiến tranh tàn phá


- Từ nửa sau thế kỷ XVII, tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp ở Đàng Trong và Đàng Ngoài phát triển:


+ Ruộng đất ở cả 2 đàng mở rộng, nhất là ở Đàng Trong.


+ Thủy lợi được củng cố.


+ Giống cây trồng ngày càng phong phú.


+ Kinh nghiệm sản xuất được đúc kết.


Ở Đàng Trong: ruộng đất nhanh chóng mở rộng , đất đai phì nhiêu , thời tiết thuận lợi, trồng lúa ,hoa m àu , cây ăn trái

+ Ở cả 2 Đàng chế độ tư hữu ruộng đất phát triển. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ.

2. Sự phát triển của thủ công nghiệp.


- Nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển đạt trình độ cao: dệt, gốm,rèn sắt , đúc đồng , làm đồ trang sức ...


- Một số nghề mới xuất hiện như: khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.


- Khai mỏ - một ngành quan trọng rất phát triển ở Đàng Trong và Đàng Ngoài.


- Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều như làm giấy, gốm sứ , nhuộm vải …..


- Nét mới trong kinh doanh: ở các đô thị thợ thủ công đã lập phường hội, vừa sản xuất vừa bán hàng.


den_gom_hoa_lam_the_ky_xvi.jpg



Chân đèn - Gốm hoa lam - Thế kỷ XVI.

3. Sự phát triển của thương nghiệp.


* Nội thương: ở các thế kỷ XVI-XVIII buôn bán trong nước phát triển:


- Chợ làng, chợ huyện... xuất hiện làng buôn và trung tâm buôn bán


- Buôn bán lớn (buôn chuyến, buôn thuyền) xuất hiện.


- Buôn bán giữa miền xuôi và miền ngược phát triển, thóc gạo ở Gia Định được đem ra các dinh miền Trung để bán ….

* Ngoại thương phát triển mạnh.

- Thuyền buôn các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh đến VN buôn bán tấp nập:


+ Bán vũ khí, thuốc súng, len dạ, bạc, đồng…..


+ Mua: tơ lụa, đường gốm, nông lâm sản.


- Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.


- Giữa thế kỉ XVIII ngoại thương suy yếu dần do chế độ thuế khóa của nhà nước ngày càng phức tạp.
hoi_an__toan_canh_500_01_500.jpg



Toàn cảnh Thương cảng Hội An, một trong những thương cảng tấp nập nhất của Việt Nam thời xưa.


4. Sự hưng khởi của các đô thị.



- Nhiều đô thị mới hình thành phát triển:


* Đàng Ngoài : Thăng Long ( Kẻ chợ), Phố Hiến (Hưng Yên).


* Đàng Trong : Hội An (Quảng Nam), Thanh Hà (Phú Xuân - Huế)


- Đầu thế kỉ XIX đô thị suy tàn dần.


kechotk17_01.jpg



Kẻ chợ thế kỷ 17


ii1_thuongmai_phohien_01_01.gif



Quang cảnh Phố Hiến xưa
 
Sửa lần cuối:

Hanamizuki

New member
Xu
0
Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII


(trang 111 sgk Lịch Sử 10): Nêu các điểm tích cực và hạn chế của sự phát triển nông nghiệp trong giai đoạn này?
Trả lời:
Tích cực: Nông nghiệp cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đều phát triển

  • Ruộng đất được mở rộng, nhất là Đàng Trong
  • Thủy lợi được củng cố
  • Giống cây trồng phong phú
Hạn chế: Ruộng đát ngày càng tập trung trong tay địa chủ phong kiến.
(trang 112 sgk Lịch Sử 10): Nhận xét về thế mạnh của thủ công nghiệp đương thời?
Trả lời:
Thế mạnh của nghề thủ công thời kỳ này là: có nhiều sản phẩm phong phú, hấp dẫn có trình độ kỹ thuật cao: lụa là, gấm vóc, đồ gốm... được người tiêu dùng, đặc biệt là thương nhân nước ngoài rất ưa thích.
(trang 112 sgk Lịch Sử 10): Sự phát triển của làng thủ công đương thời có ý nghĩa tích cực như thế nào? Liên hệ với ngày nay
Trả lời:
Sự phát triển của làng nghề thủ công đương thời có vai trò quan trọng:

  • Nhiều sản phẩm tiêu dùng có chất lượng cao ra đời.
  • Đáp ứng được nhu cầu trao đổi hàng hóa trong và ngoài nước.
  • Góp phần thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển.
Liên hệ: Nhiều làng nghề hiện nay vẫn còn phát triển, nổi tiếng: gốm Bát Tràng, lụa Hà Đông, chiếu Nga Sơn,…
(trang 114 sgk Lịch Sử 10): Phân tích tác dụng của sự phát triển buôn bán trong nước?
Trả lời:

  • Buôn bán không đơn thuần là trao đổi hàng hóa thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng như trước nữa mà đã phát triển thành một nghề.
  • Thúc đẩy giao lưu hàng hóa, phát triển các ngành nghề trong nước.
  • Cải thiện cuộc sống người dân.
(trang 114 sgk Lịch Sử 10): Vào các thế kỉ XV – XVI, trên thế giới có sự kiện gì đáng ghi nhớ góp phần quan trọng vào sự giao lưu quốc tế?
Trả lời:
Các cuộc phát kiến địa lý tạo điều kiện giao lưu Đông – Tây thuận lợi.
(trang 114 sgk Lịch Sử 10): Sự phát triển của ngoại thương có tác dụng gì đối với nền kinh tế nước ta?
Trả lời:

  • Sự phát triển ngoại thương có tác dụng làm cho kinh tế hàng hóa nước ta phát triển
  • Tạo điều kiện cho kinh tế nước ta tiếp cận với kinh tế thế giới và phương thức sản xuất mới để đi lên.
(trang 115 sgk Lịch Sử 10): Hãy nhận xét về các đô thị thế kỉ XVII – XVIII?
Trả lời:

  • Từ thế kỉ XVI – XVIII, do sự phát triển của các ngành kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp, các đô thị có điều kiện hình thành và phát triển: Kẻ Chợ, Phố Hiến, Hội An,...
  • Đô thị hình thành và phát triển tạo điều kiện cho sự phát triển nội thương và ngoại thương.
  • Do sự hạn chế của chế độ phong kiến nên các đô thị đến thế kỉ XIX dần suy tàn.
Câu 1 (trang 115 sgk Sử 10): Những biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp trong các thế kỉ XVI – XVIII?
Lời giải:
Thủ công nghiệp

  • Nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển và đạt trình độ cao như dệt, làm gốm
  • Một số nghề mới xuất hiện như: khắc bản in, làm đồng hồ, tranh sơn mài
  • Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều
  • Ở các đô thị, thợ thủ công đã lập các phường vừa sản xuất vừa bán hàng.
Thương nghiệp
Nội thương

  • Chợ làng, chợ huyện mọc lên khắp nơi và ngày càng đông đúc.
  • Ở nhiều nơi xuất hiện làng buôn
  • Buôn bán giữa các vùng miền phát triển.
Ngoại thương
  • Thuyền buôn các nước đến VIệt Nam buôn bán ngày càng tấp nập.
  • Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.
Câu 2 (trang 115 sgk Sử 10): Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế hàng hóa ở các thế kỉ XVI – XVIII?
Lời giải:

  • Do chính sách mở của của chính quyền Trịnh, Nguyễn
  • Do các nghề thủ công phát triển mạnh mẽ, sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều.
  • Do các cuộc phát kiến địa lý tạo điều kiện giao lưu Đông – Tây. Do nước ta có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông đi lại, nhất là bằng đường biển, tạo điều kiện thu hút thương nhân các nước.
Câu 3 (trang 115 sgk Sử 10): Sự hưng khởi của các đô thị thể hiện ra sao? Sự phát triển của đô thị có ý nghĩa như thế nào?
Lời giải:
Sự hưng khởi của các đô thị:

  • Thế kỉ XVI – XVIII nhiều đô thị mới hình thành và phát triển hưng thịnh.
  • Thăng Long – Kẻ Chợ với 36 phố phường trở thành đô thị lớn của cả nước.
  • Những đô thị mới như: Phố Hiến, Hội An,... trở thành những nơi buôn bán sầm uất.
Sự phát triển của các đô thị có ý nghĩa rất lớn:
  • Tạo điều kiện hàng hóa lưu thông, thúc đẩy sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp.
  • Hình thành các trung tâm buôn bán lớn và phồn thịnh.
Câu 4 (trang 115 sgk Sử 10): Hãy nêu những câu ca dao về nghề thủ công mà em biết?
Lời giải
“Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định, lụa làng Hà Đông”
“Làng Đam thì bán mắm tôm
Làng Họa đan dó, làng Om quấn thừng”.
“Tương Trúc làm nghề lược sừng,
Tự Khoát đan thúng, Vĩnh Trung làm giành”.
“Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây”
 

Hanamizuki

New member
Xu
0
Bài tập 1 trang 102 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
1. Trong các thế kỉ XV - XVI, nền kinh tế nông nghiệp nước ta lâm vào tình trạng sa sút vì
A. ruộng đất ngày càng tập trung trong tay tầng lớp địa chủ, quan lại.
B. nhà nước không quan tâm đến sản suất như trước.
C. chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến diễn ra liên miên.
D. tất cả các ý trên đều đúng.
Trả lời: D
2. Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân làm cho nến kinh tế nông nghiệp nước ta dần dẩn ổn định từ nửa sau thế kỉ XVII?
A. nhân dân tích cực khai hoang, mở rộng diện tích canh tác.
B. nhân dân ra sức tăng gia sản xuất, bồi đắp đê đập.
C. ngoài các giống lúa cũ, nhân dân còn tìm cách nhân giống, tạo được nhiều loạ giống lúa mới.
D. ruộng đất tập trung trong tay địa chủ, quan lại.
Trả lời: D
3. Nghề thủ công nào dưới đây mới xuất hiện ở nước ta trong các thế kỉ XVI - XVIII?
A. Làm giấy. C. Làm đường trắng.
B. Dệt vải. D. Đúc đồng.
Trả lời: C
4. Nét nổi bật trong sự phát triển của thủ công nghiệp thời kì này là
A. một số nghề thủ công mới xuất hiện.
B. số làng nghề thủ công tăng lên ngày càng nhiều.
C. một số thợ giỏi đã hợp nhau rời làng ra đô thị, lập phường vừa sản xuất vừa bán hàng.
D. tất cả các ý trên.
Trả lời: D
5. Ý nào dưới đây không phải là biểu hiện chứng tỏ sự phát triển hưng thịnh của ngoại thương ở nước ta trong các thế kỉ XVI - XVII?
A. Thương nhân nước ngoài đến buôn bán đông
B. Thương nhân nước ngoài đã xin lập phố xá, cửa hàng để có thể buôn bán lâu dài.
C. Nhiều đô thị mới được hình thành và phát triển.
D. Hệ thống chợ làng, chợ huyện, chợ chùa phát triển rộng khắp.
Trả lời: D
6. Ngoại thương ở nước ta hưng thịnh trong các thế kỉ XVI - XVII vì
A. Nhà nước cho mở mang nhiều cảng biển mới.
B. nhiều thợ thủ công lập xưởng để sản xuất, buôn bán.
C. chủ truơng mở cửa, giao lưu buôn bán với nước ngoài của các chính quyền Trịnh, Nguyễn.
D. nền sản xuất trong nước rất phát triển, tạo điều kiện cho sự phát triển của ngoại thương.
Trả lời: C
7. Địa danh không phải là đô thị của nước ta trong các thế kỉ XVII - XVIII:
A. Thăng Long. C. Vân Đồn.
B. Phố Hiến. D. Thanh Hà
Trả lời: C
8. Đô thị lớn nhất và phát triển nhất xứ Đàng Trong ở các thế kỉ XVII - XVIII là
A. Thanh Hà. C. Quy Nhơn.
B. Hội An. D. Gia Định.
Trả lời: B
9. Phần lớn các đô thị ở nước ta suy tàn vào
A. thế kỉ XVII. C. cuối thế kỉ XVIII.
B. đầu thế kỉ XVIII. D. đầu thế kỉ XIX.
Trả lời: D
Bài tập 4 trang 105 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Phân tích tác dụng của việc phát triển buôn bán trong nước ở các thế kỉ XVI – XVII.
Trả lời:
Tác dụng của việc phát triển buôn bán trong nước ở các thế kỉ XVI – XVII là:

  • Thế kỷ XVI – XVIII kinh tế nước ta phát triển mới, phồn thịnh.
  • Thủ công nghiệp ngày càng tăng tiến nhưng không thể chuyển hoá sang phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
  • Sự phát triển của ngoại thương và đô thị đưa đất nước tiếp cận với nền kinh tế thế giới.
  • Song do chính sách của Nhà nước nên cuối thế kỷ XVIII, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu.
Bài tập 5 trang 105 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Trong các thế kỉ XVI - XVIII, sự phát triển của ngoại thương có tác dụng gì đối với nền kinh tế nước ta ?
Trả lời:
Ngoại thương mang lại cho đất nước thu nhập thấp cơ hội to lớn để như đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển. Với ngoại thương mở cửa hơn, các gia đình và thương nhân có nhiều chọn lựa hơn về chất lượng, giá cả, và có nhiều hàng hoá phong phú hơn so với khi chỉ được mua từ các nhà bán buôn nội địa. Các nhà sản xuất có những nơi rộng lớn hơn để bán hàng.
Bài tập 6 trang 105 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển của kinh tế hàng hoá ở nước ta trong các thế kỉ XVI - XVIII?
Trả lời:
Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của kinh tế hàng hoá ở nước ta trong các thế kỉ XVI - XVIII là:

  • Do sự phát triển của thủ công nghiệp tạo ra sản phẩm ngày càng nhiều, việc buôn bán, giao lưu hàng hoá giữa các vùng, giữa miền ngược và miền xuôi có điều kiện phát triển, đưa các sản phẩm trở thành hàng hoá.
  • Do chính sách mở cửa của chính quyền Trịnh, Nguyễn đã tạo điều kiện cho việc buôn bán thuận lợi.
  • Do sự hưng thịnh của các đô thị cũ và sự hình thành các đô thị mới.
  • Do thế kỉ XVI - XVII sau các cuộc phát triển địa lí đã mở ra con đường buôn bán thuận lợi từ châu Âu sang châu Á và nước ta có vị trí thuận lợi trên giao thương đường biển nên thương nhân nước ngoài vào buôn bán ngày càng nhiều.
Bài tập 7 trang 106 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Hãy nêu nhận xét về các đô thị nước ta thế kỉ XVII – XVIII
Trả lời:
Sự phát triển của kinh tế hàng hoá đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và hưng khởi của đô thị.
Vào các thế kỉ XVI – XVIII, nhiều đô thị mới hình thành phát triển:

  • Đàng Ngoài: Thăng Long ( Kẻ chợ), Phố Hiến (Hưng Yên).
  • Đàng Trong: Hội An (Quảng Nam), Thanh Hà (Phú Xuân - Huế)
  • Khu cư dân Thăng Long cũng phát triển với tên Kẻ Chợ gồm 36 phố phường và 8 chợ.
  • Đầu thế kỉ XIX đô thị suy tàn dần.
 

Hanamizuki

New member
Xu
0
Trắc nghiệm Lịch sử 10 bài 22: Tình hình kinh tế XVI-XVIII
Câu 1. Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của nông nghiêp nước ta cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI
A. Ruộng đất ngày càng tập trung vào tay tầng lớp địa chủ, quan lại
B. Nhà nước không quan tâm nhiều đến sản xuất
C. Thiên tai, hạn hán, mất mùa thường xuyên xảy ra
D. Ở vùng đất mới Đàng Trong, nông nghiệp tương đối phát triển
Câu 2. Sau thời kì loạn lạc kéo dài, tình hình nông nghiệp nước ta dần ổn định phát triển trở lại vào thời gian nào?
A. Nửa đầu thế kỉ XVI
B. Nửa cuối thế kỉ XVI
C. Nửa đầu thế kỉ XVII
D. Nửa cuối thế kỉ XVII
Câu 3. Đến thế kỉ XVII, lãnh thổ đất nước ta được mở rộng về phía
A. Tây B. Bắc
C. Đông D. Nam
Câu 4. Những nghề thủ công mới xuất hiện ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII là
A. Nghề làm gốm, sứ, dệt vải lụa
B. Nghề rèn sắt, đúc đồng
C. Nghề làm giấy, làm đồ trang sức
D. Nghề in bản gỗ, làm đồng hồ
Câu 5. Điểm mới thể hiện sự phát triển của thủ công nghiệp ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII là
A. Có nhiều làng nghê thủ công
B. Xuất hiện nhiều nghề thủ công mới
C. Một số thợ giỏi đã họp nhau tại các đô thị, lập phường vừa sản xuất, vừa bán hàng
D. Hàng thủ công của nước ta đã được buôn bán đến nhiều nước
Câu 6. Câu ca sau chứng tỏ điều gì
Đình Bảng bán ấm, bán khay
Phù Lưu họp chợ mỗi ngày một đông.

A. Sự phát triển của thủ công nghiệp
B. Sự xuất hiện nhiều nghề thủ công mới
C. Sự giao lưu buôn bán trong nước ngày càng phát triển
D. Người dân họp chợ buôn bán hàng hóa
Câu 7. Điểm mới thể hiện sự phát triển của thương nghiệp ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII là
A. Xuất hiện các chợ họp theo phiên
B. Xuất hiện một số làng buôn và trung tâm buôn bán của các vùng
C. Thợ thủ công đem hàng đến các đô thị, cảng thị buôn bán
D. Có sự giao lưu buôn bán với một số nước trong kv
Câu 8. Nguyên nhân chủ yếu làm cho ngoại thương ở nước ta phát triển mạng mẽ trong các thế kỉ XVI – XVIII là gì?
A. Do sự phát triển giao lưu buôn bán trên thế giới và chính sách mở cửa của chính quyền Trịnh, Nguyễn
B. Do sản phẩm thủ công ngày càng nhiều đã thu hút các thương nhiên nước ngoài đến buôn bán
C. Do nước ta có nhiều cửa biển thuận lợi cho việc giao thương
D. Do chính quyền Trịnh, Nguyễn đánh thuế nhẹ đối với các thương nhân nước ngoài
Câu 9. Nét mới về ngoại thương ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII là
A. Đã xuất hiện những thương nhân đến từ châu Âu
B. Đàng Trong đã hình thành các thương cảng lớn nhất đất nướca
C. Sự ra đời của các cơ quan chuyên trách việc buôn bán với nước ngoài
D. Sự ra đời của những đội thuyền lớn để buôn bán với châu Âu
Câu 10. Từ giữa thế kỉ XVIII, ngoại thương nước ta dần suy yếu vì
A. Giai cấp thống trị chuyển sang ăn chới, hưởng thụ
B. Chúa Trịnh, chúa Nguyễn hạn chế ngoại thương do tình hình chính trị
C. Chính sách thuế khóa ngày càng phức tạp, quan lại sách nhiễu
D. Bị cạnh tranh bởi các nước trong kv
Câu 11. Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn nhất của nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII là
A. Phố Hiến (Hưng Yên)
B. Hội An (Quảng Nam)
C. Thanh Hà (Phú Xuân – Huế)
D. Kinh Kì (Kẻ Chợ)
Câu 12. Trung tâm trao đổi, buôn bán sầm uất nhất Đàng Trong là
A. Hội An (Quảng Nam)
B. Nước Mặn (Bình Định)
C. Gia Định (thành phố Hồ Chí Minh)
D. Thanh Hà (Phú Xuân – Huế)
8.png
 

Trang Dimple

New member
Xu
38
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 10!
Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài

  1. Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
  2. bài 2: Xã hội nguyên thủy
  3. bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông
  4. bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma
  5. bài 5: Trung Quốc thời phong kiến
  6. bài 6: Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ
  7. bài 7 Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
  8. bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á
  9. bài 9 Vương Quốc Campuchia và Vương Quốc Lào
  10. bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)
  11. bài 11: Tây Âu thời kì trung đại
  12. Bài 12: Ôn tập lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ và trung đại
  13. bài 13: Việt Nam thời kì nguyên thủy
  14. bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
  15. bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)
  16. bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) (tiếp theo)
  17. bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)
  18. bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV
  19. Lịch sử 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV
  20. bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV
  21. bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII
  22. bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII
  23. bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII
  24. Lịch sử 10 bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII
  25. bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
  26. bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân
  27. bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến
  28. bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
  29. bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
  30. bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
  31. bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu
  32. bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX
  33. bài 34: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
  34. bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa
  35. bài 36 Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân
  36. bài 37: Mác -Ăng ghen và sự ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học
  37. bài 38 Quốc tế nhất và công xã Pari 1781
  38. bài 39: Quốc tế thứ hai
  39. bài 40: Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top