• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Trang Dimple

New member
Xu
38

Cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, ở các nước châu Âu đã có bước phát triển nhảy vọt trong lĩnh vực sản xuất. Đó là cuộc Cách mạng nhằm thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất thay thế cho lao động thủ công. Vì thực chất đây là cuộc Cách mạng kỹ thuật nhằm tạo ra năng suất lao động cao hơn Chủ nghĩa tư bản , củng cố nền tảng của chế độ mới. Để nắm vững những thành tựu chủ yếu của Cách mạng công nghiệp ở các nước Anh, Pháp, Đức như thế nào? Hệ quả của Cách mạng công nghiệp ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.


LỊCH SỬ 10 - BÀI 32 :CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Ở CHÂU ÂU

1. Cách mạng công nghiệp ở Anh

*Anh là nước đầu tiên tiến hành cách mạng công nghiệp:

+ Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh.

+ Cách mạng nổ ra sớm, chính quyền thuộc vì trong giai cấp tư sản.

+ Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp.

+ Có hệ thống thuộc địa lớn.

* Những phát minh về máy móc:

+ Năm 1764 Giêm-ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gienni.

+ Năm 1769 Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng hơi nước.

+ Năm 1779 Crôm-tơn cải tiến máy kéo sợi tạo ra sản phẩm đẹp, bền hơn.

+ Năm 1785 Các-rai chế tạo máy dệt chạy bằng sức nước, năng suất tăng 40 lần.

+ Năm 1784 Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước và đưa vào sử dụng.

*Luyện kim: năm 1735 phát minh ra phương pháp nấu than cốc luyện gang thép, năm 1784 lò luyện gang đầu tiên được xây dựng.

*Giao thông vận tải:

+Năm 1814 Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa.

+Năm 1825 nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên.

tau_hoa_dau_tien_500.jpg


Tàu hỏa đầu tiên


tau_thuy_chay_bang_hoi_nuoc_500.jpg


Tàu thủy chạy bằng hơi nước

Năm 1807 xuất hiện tàu thủy chạy bằng máy hơi nước đầu tiên trên sông Hudson. Robert Fulton kỹ sư người Mỹ là cha đẻ của con tàu này và cũng là người phát triển tàu ngầm “Nautilus”.

2. Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức

a) Pháp:

- Từ những năm 30 của thế kỷ XIX Cách mạng công nghiệp bắt đầu diễn ra và phát triển mạnh trong những năm 1850 - 1870.

- Tác động về kinh tế, xã hội:

+ Kinh tế Pháp vươn lên mạnh mẽ thứ 2 trên thế giới.

+Bộ mặt Pari và các thành phố khác thay đổi rõ rệt.

b) Đức:

- Cách mạng công nghiệp diễn ra vào những năm 40 của thế kỷ XIX với tốc độ nhanh kỷ lục.

- Trong nông nghiệp: máy móc thâm nhập và được đưa vào sử dụng nhiều: máy cày, bừa, máy giặt, sử dụng phân bón.

- Đặc điểm: cách mạng công nghiệp ở Đức diễn ra với tốc độ phát triển nhanh, kỷ lục.

Vì sao Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức diễn ra muộn nhưng tốc độ lại nhanh?

Nhờ tiếp thu kinh nghiệm từ phát minh của Anh, quá trình cải tiến kỹ thuật ở Pháp, Đức diễn ra khẩn trương hơn.

3. Hệ quả của cách mạng công nghiệp.

- Về kinh tế:

+ Nâng cao năng suất lao động ,làm ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội.

+Thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân ra đời.

- Về xã hội:

+ Hình thành 2 giai cấp mới là: tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.

+ Tư sản công nghiệp nắm tư liệu sản xuất và quyền thống trị.

+ Vô sản công nghiệp làm thuê, đời sống cơ cực dẫn đến đấu tranh giữa vô sản với tư sản.
 
Sửa lần cuối:
1. Cách mạng công nghiệp ở Anh.

- Cách mạng công nghiệp ở Anh vì::

+ Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh.

+ Cách mạng nổ ra sớm, chính quyền do giai cấp tư sản nắn.

+ Có hệ thống thuộc địa lớn tạo điều kiện cho Gcấp tư sản tích luỹ vốn để đầu tư vào công nghiệp trong nước.

- Những phát minh về máy móc:

+ 1764 Giêm Ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gienni.

+ Năm 1769 Các-Crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi tạo ra sản phẩm đẹp, bền hơn.

+ Năm 1785 Các-rai chế tạo máy dệt chạy bằng sức nước, năng suất tăng 40 lần.

+ Năm 1784 Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước.

+ Luyện kim: Năm 1735 phát minh ra phương pháp nấu than cốc luyện gang thép đầu tiên được xây dựng.

+ GTVT: Năm 1814 Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa. Tàu thuỷ chạy bằng hơi nước.

- Giữa thế kỷ XIX Anh trở thành công xưởng thế giới.

2. Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức

a. Pháp:

- Phát minh:

- Tác động về kinh tế, xã hội:

+ Kinh tế Pháp vươn lên lạnh mẽ thứ 2 thế giới.

+ Bộ mặt Pari và các thành phố khác thay đổi rõ rệt.

b. Đức:

- Cách mạng công nghiệp diễn ra vào những năm 40 của thế kỷ XIX với tốc độ nhanh đạt kỷ lục.

- Trong nông nghiệp: Máy móc cũng thâm nhập và được đưa vào sử dụng nhiều. Máy cày, bừa, máy gặt, sử dựng phân bón.

- Đặc điểm: Cách mạng công nghiệp ở Đức diễn ra với tốc độ phát triển nhanh, kỷ lục.

3. Hệ quả của cách mạng công nghiệp

- Về kinh tế:

+ Nâng cao năng suất lao động làm ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội.

+ Thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân ra đời.

- Về xã hội:

+ Hình thành 2 giai cấp mới là tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.

+ Tư sản công nghiệp nắm tư liệu sản xuất và quyền thống trị. Vô sản công nghiệp làm thuê, đời sống cơ cực dẫn đến đấu tranh giữa vô sản với tư sản.
 

Hanamizuki

New member
Xu
0
Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu
(trang 161 sgk Lịch Sử 10): Ý nghĩa của việc phát minh ra máy hơi nước là gì?

Trả lời:

  • Máy hơi nước đã tạo ra nguồn động lực mới, làm giảm sức lao động cơ bắp của con người.
  • Lao động bằng thủ công dần thay thế lao động bằng máy móc, khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở Anh và châu Âu.
  • Làm cho năng suất lao động tăng, thay đổi bộ mặt kinh tế Anh và châu Âu
  • Dẫn đến sự ra đời của các ngành công nghiệp mới.
(trang 161 sgk Lịch Sử 10): Cách mạng công nghiệp đã dẫn đến những thay đổi gì về kinh tế và xã hội ở nước Anh?

Trả lời:

  • Cách mạng công nghiệp làm cho nền kinh tế Anh bước vào thời kì công nghiệp hóa, năng suất lao động ngày càng tăng.
  • Góp phần làm củng cố địa vị của giai cấp tư sản Anh, làm cho chủ nghĩa tư bản Anh phát triển nhanh chóng và có điều kiện vươn lên cạnh tranh với các nước tư bản khác.
  • Đến thế kỉ XIX, Anh được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”.
(trang 162 sgk Lịch Sử 10): Ý nghĩa của cách mạng công nghiệp với kinh tế Pháp, Đức?

Trả lời:

  • Cách mạng công nghiệp đã đưa nền kinh tế Pháp vươn lên mạnh mẽ, công nghiệp Pháp đứng thứ hai trên thế giới, sau Anh. Bộ mặt nước Pháp thay đổi nhanh chóng với một hệ thống đại lộ, nhà ga, hải cảng,...
  • Cách mạng công nghiệp ở Đức làm cho kinh tế Đức phát triển nhanh chóng: sản lượng than, sắt, thép ,... tăng gấp đôi; số lượng động cơ chạy bằng hơi nước tăng gần 6 lần,..
Câu 1 (trang 162 sgk Sử 10): Nêu mốc thời gian và những thành tựu chủ yếu của cách mạng công nghiệp ở các nước Anh, Pháp, Đức?

Lời giải:

  • Anh: Những năm 60 của thế kỉ XVIII đến những năm 40 của thế kỉ XIX: Máy hơi nước, những phát minh trong ngành công nghiệp dệt
  • Pháp: Những năm 30 của thế kỉ XIX đến những năm 1850 – 1870: Những phát minh trong ngành công nghiệp nhẹ.
  • Đức: Những năm 40 của thế kỉ XIX: Những phát minh trong các ngành công nghiệp nặng, chủ yếu là luyện kim và hóa chất
Câu 2 (trang 162 sgk Sử 10): Cách mạng công nghiệp đem lại những hệ quả gì?

Lời giải:

  • Thay đổi bộ mặt các nước tư bản: nhiều trung tâm công nghiệp, thành thị đông dân xuất hiện. Sản xuất bằng máy đã nâng cao năng suất lao động và ngày càng xã hội hóa lao động.
  • Góp phần thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong các ngành kinh tế khác, đặc biệt là công nghiệp và giao thông vận tải.
  • Hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản được hình thành: tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp. Sự tăng cường bóc lột công nhân của giai cấp tư dản làm cho mâu thuẫn trong xã hội tư bản và các cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản không ngừng tăng lên.
 

Hanamizuki

New member
Xu
0
Bài tập 1 trang 138 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh được bắt đầu

A. từ đẩu thế kỉ XVII. C. từ những năm 60 của thế kỉ XVIII.

B. từ giữa thế kỉ XVII. D. từ những năm 70 của thế kỉ XVIII.

Trả lời: C

2. Máy Gienni được sáng chế vào năm

A. 1754. C. 1767.

B. 1764. D. 1776.

Trả lời: B

3. Áccraitơ chế tạo được máy dệt chạy bằng sức nước đã dẫn tới kết quả

A. nhiều nhà máy dệt được xây dựng ven sông nước chảy xiết.

B. năng suất của người thợ dệt tăng gần 40 lần so với dệt bằng tay.

C. lao động bằng tay dần dần được thay thế bằng máy móc

D. khởi đầu quá trình công nghiệp hoá ở nước Anh.

Trả lời: B

4. Năm 1784, đã xảy ra sự kiện lịch sử

A. cuộc cách mạng công nghiệp hoàn thành ở nước Anh.

B. Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước.

C. Xtiphenxơn chế tạo thành công đẩu máy xe lửa.

D. nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên.

Trả lời: B

5. Cuộc cách mạng công nghiệp ở Đức diễn ra trong hoàn cảnh

A. nền kinh tế TBCN phát triển mạnh mẽ.

B. hoàn thành cách mạng tư sản dưới hình thức thống nhất đất nước.

C. đất nước bị chia cắt thành nhiều tiểu quốc và giai cấp tư sản chưa cầm quyến.

D. giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc lên cầm quyến.

Trả lời: C

6. Đoạn đường sắt đầu tiên của nước Anh được nối

A. từ Luân Đôn đến Manchétxtơ. C. từ Manchétxtơ đến Livơpun.

B. từ Luân Đôn đến Livơpun. D. từ Luân Đôn đến Bớcminham.

Trả lời: C

Bài tập 6 trang 140 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Sự kiện nào chứng tỏ xã hội loài người chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp? Vì sao?

Trả lời:

Sự kiện chứng tỏ xã hội loài người chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp đó là cuộc cách mạng công nghiệp ở Châu Âu mà đi đầu là Anh.

Vì cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế-xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới. Trong thời kỳ này, nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, dựa trên lao động chân tay được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn. Tên gọi "Cách mạng công nghiệp" thường dùng để chỉ giai đoạn thứ nhất của nó diễn ra ở cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Giai đoạn hai hay còn gọi là Cách mạng công nghiệp lần thứ hai tiếp tục ngay sau đó từ nửa sau thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.
 

Hanamizuki

New member
Xu
0
Trắc nghiệm Lịch sử 10 bài 32: Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu

Câu 1. Liên hệ kiến thức đã học và cho biết ý nào không phản ánh đúng biện pháp tích lũy vốn để phát triển công nghiệp của giai cấp tư sản Anh

A. Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh trong nước

B. Đầu tư phát triển sản xuất ở thuộc địa

C. Buôn bán nô lệ da đen

D. Cải tiến kĩ thuật

Câu 2. Tại sao nước Anh sớm tiến hành cách mạng công nghiệp?

A. Sớm làm cuộc cách mạng tư sản

B. Chuẩn bị được tiền đề về vốn, nhân công và cải tiến kĩ thuật

C. Sớm làm cuộc cách mạng tư sản, tạo lập được những tiền đề cần thiết cho cuộc cách mạng trong sản xuất

D. Có hệ thống thuộc địa rộng lớn

Câu 3. Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ khi nào?

A. Từ đầu thế kỉ XVII

B. Từ giữa thế kỉ XVII

C. Từ những năm 60 của thế kỉ XVIII

D. Từ những năm 70 của thế kỉ XVIII

Câu 4. Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ ngành nào?

A. Nông nghiệp

B. Công nghiệp dệt

C. Chế tạo máy móc

D. Luyện kim

Câu 5. Máy Gienni do ai sáng chế?

A. Giêm Hagrivơ

B. Áccraitơ

C. Giêm Oát

D. Étmơn Cácrai

Câu 6. Áccraitơ chế tạo được máy dệt chạy bằng sức nước đã dẫn tới kết quả là

A. Nhiều nhà máy dệt được xây dựng ven sôn nước chảy xiết

B. Năng suất của người thợ dệt tăng dần lên 40 lần so với dệt bằng tay

C. Lao động bằng tay dần dần thay thế bằng máy móc

D. Khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở nước Anh

Câu 7. Năm 1784, Giêm Oát đã

A. Sáng chế ra máy kéo sợi Gienni

B. Phát minh ra máy hơi nước

C. Chế tạo thành công đầu máy xe lửa

D. Xây dựng đoạn đường sắt đầu tiên

Câu 8. Ý không phản ánh đúng ý nghĩa của việc phát minh ra máy hơi nước là

A. Ld bằng tay được thay thế dần bằng máy móc

B. Tốc độ sản xuất và năng suất lãnh đạo tăng vượt bậc

C. Tạo ra nguồn động lực mới, khởi đầu quá trình công nghiệp hóa

D. Biến nước Anh thành “công xưởng thế giới”

Câu 9. Người phát minh ra đầu máy xe lửa là

A. Giêm Hagrivơ

B. Áccraitơ

C. Giêm Oát

D. Xtiphenxơn

Câu 10. Hãy ghép nội dung hai cột với nhau cho phù hợp

Thành tựu
Người sáng chế
1. Máy kéo sợi
2. Máy dệt chạy bằng hơi nước
3. Máy hơi nước
4. Đầu máy xe lửa
a) Étmơn Cácrai
b) Xtiphenxơn
c) Giêm Oát
d) Giêm Hagrivơ


A. 1 – d, 2 – a, 3 – c, 4 – b.

B. 1 – c, 2 – b, 3 – a, 4 – d.

C. 1 – a, 2 – b, 3 – c, 4 – d.

D. 1 – b, 2 – c, 3 – a, 4 – d.

Câu 11. Kết quả lớn nhất của cách mạng công nghiệp ở Anh là

A. Tốc độ sản xuất tăng vượt bậc

B. Biến nước Anh thành “công xưởng thế giới”

C. Luân Đôn trở thành trung tâm công nghiệp và thương mại đầu tiên trên thế giới

D. Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác ở nước Anh

Câu 12. Cách mạng công nghiệp đã đưa đến sự hình thành các giai cấp cơ bản của xã hội tư bản là

A. Tư sản và vô sản

B. Tư sản và tiểu tư sản

C. Tư sản và quý tộc mới

D. Tư sản công nghiệp và thương nghiệp

Câu 13. Ý nào phản ánh hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp?

A. Nâng cao năng suất lao động, xã hội hóa quá trình lãnh đạo của chủ nghĩa tư bản

B. Làm thay đổi bô mặt của các nước tư bản

C. Thúc đẩy sự chuyển biến mạnh mẽ của các ngành kinh tế khác

D. Làm xuất hiện hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản là tư sản và vô sản

Câu 14. Cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX là

A. Quá trình chuyển biến từ nền sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc

B. Quá trình hình thành của hai giai cấp tư sản và công nhân

C. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa các nước tư bản châu Âu

D. Quá trình hình thành nền tảng kinh tế chính của xã hội tư bản : công nghiệp và thương nghiệp

đáp án.png
 

Trang Dimple

New member
Xu
38
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 10!
Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài

  1. Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
  2. bài 2: Xã hội nguyên thủy
  3. bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông
  4. bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma
  5. bài 5: Trung Quốc thời phong kiến
  6. bài 6: Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ
  7. bài 7 Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
  8. bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á
  9. bài 9 Vương Quốc Campuchia và Vương Quốc Lào
  10. bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)
  11. bài 11: Tây Âu thời kì trung đại
  12. Bài 12: Ôn tập lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ và trung đại
  13. bài 13: Việt Nam thời kì nguyên thủy
  14. bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
  15. bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)
  16. bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) (tiếp theo)
  17. bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)
  18. bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV
  19. Lịch sử 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV
  20. bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV
  21. bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII
  22. bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII
  23. bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII
  24. Lịch sử 10 bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII
  25. bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
  26. bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân
  27. bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến
  28. bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
  29. bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
  30. bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
  31. bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu
  32. bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX
  33. bài 34: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
  34. bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa
  35. bài 36 Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân
  36. bài 37: Mác -Ăng ghen và sự ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học
  37. bài 38 Quốc tế nhất và công xã Pari 1781
  38. bài 39: Quốc tế thứ hai
  39. bài 40: Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top