• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Chia Sẻ Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV -Sử 10 - vnkienthuc.com

Trang Dimple

New member
Xu
38
Trong những thế kỷ đầu độc lập, xây dựng đất nước, nhân dân ta vẫn phải tiếp tục tiến hành các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm và đã làm nên biết bao chiến thắng huy hoàng giữa vững nền độc lập dân tộc. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài 19 để cùng nhau ôn lại những chiến thắng huy hoàng ấy.

BÀI 19:NHỮNG CUỘC CHIẾN ĐẤU CHỐNG NGOẠI XÂM Ở CÁC THẾ KỶ X – XV

I. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG

1. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê


- Năm 980 nhân lúc triều đình nhà Đinh gặp khó khăn, vua Tống cử quân sang xâm lược nước ta.


- Trước tình hình đó Thái hậu họ Dương và triều đình nhà Đinh đã tôn Lê Hoàn làm vua để lãnh đạo kháng chiến.


-Năm 981 quân dân Đại Cồ Việt chiến đấu anh dũng,thắng lớn nhanh chóng ở vùng Đông Bắc khiến vua Tống không dám nghĩ đến việc xâm lược Đại Việt, củng cố vững chắc nền độc lập.


2. Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077)

- Thập kỷ 70 của thế kỷ XI nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt, đồng thời tích cực chuẩn bị cho cuộc xâm lược.


- Trước âm mưu xâm lược của quân Tống, nhà Lý đã tổ chức kháng chiến.


+ Giai đoạn 1: Lý Thường Kiệt tổ chức thực hiện chiến lược "tiên phát chế nhân" đem quân đánh trước chặn thế mạnh của giặc.


- Năm 1075 Thái Uý Lý Thường Kiệt đã kết hợp quân triều đình cùng các dân tộc miền núi đánh sang đất Tống, Châu Khâm, Châu Liêm, Ung Châu, sau đó rút về phòng thủ.


+ Giai đoạn 2: Chủ động lui về phòng thủ đợi giặc.


- Năm 1077 ba mươi vạn quân Tống kéo sang bờ bắc của sông Như Nguyệt , cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi , ta chủ động giảng hòa và kết thúc chiến tranh.


thnh_ung_chu_500_500.jpg


Lược đồ đường tiến công thành Ung Châu của Lý Thường Kiệt 1075 ( mũi tên mầuđỏ ),quân Tống 1077 (Mũi tên màu xanh )


luoc_do_tran_chien_thang_nhu_nguyet_500_500.jpg



Lược đố trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt .

II. KHÁNG CHIẾN CHỐNG XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN THỜI TRẦN (THẾ KỶ XIII)


- Năm 1258 - 1288 quân Mông - Nguyên 3 lần xâm lược nước ta. Giặc rất mạnh và hung bạo.


- Các vua Trần cùng nhà quân sự Trần Quốc Tuấn đã lãnh đạo nhân dân cả nước quyết tâm đánh giặc giữ nước.


- Những thắng lợi tiêu biểu: Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp, Bạch Đằng.


+ Lần 1: Đông Bộ Đầu (bên sông Hồng từ dốc Hàng Than đến dốc Hóc Mai Ba Đình - Hà Nội).


+ Lần 2: Đẩy lùi quân xâm lược năm 1285.


Tiêu biểu nhất là trận Bạch Đằng năm 1288 đè bẹp ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.


+ Nhà Trần có vua hiền, tướng tài, triều đình quyết tâm đoàn kết nội bộ và đoàn kết nhân dân chống xâm lược.


+ Nhà Trần vốn được lòng dân bởi những chính sách kinh tế của mình Þ nhân dân đoàn kết xung quanh triều đình vâng mệnh kháng chiến.

chong_ngiuen_lan__hai_500_01_500.jpg




bach_dang_1288_500_500.jpg



Bạch Đằng năm 1288
Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn


lam_son_500_500.jpg




III. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MINH VÀ KHỞI NGHĨA LAM SƠN


-Năm 1407 cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại, nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Minh.


- Năm 1418: Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ do Lê Lợi - Nguyễn Trãi lãnh đạo.


- Thắng lợi tiêu biểu:


+ Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ Lam Sơn (Thanh Hóa) được sự hưởng ứng của nhân dân vùng giải phóng cành mở rộng từ Thanh Hóa vào Nam.


+ Chiến thắng Tốt Động, đẩy quân Minh vào thế bị động.


+ Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang đập tan 10 vạn quân cứu viện khiến giặc cùng quẫn tháo chạy về nước.

- Đặc điểm:


+ Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.


+ Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa tư tưởng nhân nghĩa được đề cao.


+ Có đại bản doanh, căn cứ địa.

tran_tot_dong_-_chuc_dong_cuoi_nam_1426__500_01_500.jpg

Diễn biến trận Tốt Động - Chúc Động


419px-trn_chi_lng_-_xng_giang_500_500.png



Chi Lăng - Xương Giang năm 1427
 
Sửa lần cuối:

keobi

New member
Xu
0
Câu 1 : Hãy nêu những nét cơ bản của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý ( 1075 – 1077)?

+ Nước Đại Việt thời Lý đang vươn lên trong xây dựng đất nước .Cùng lúc đó, nhà Tống suy yếu lại gặp nhiều khó khăn tronng nước cũng như vùng biên giới phía Bắc . Theo đề nghị của tể tường Vương An Thạch , vua Tống hạ lệnh chuẩn bị gấp rút cuộc xâm lược Đại Việt với mục tiêu .” Nếu thắng , thế Tống sẽ tăng , các nước Liêu Hạ sẽ phải kiêng nể “.
+ Được tin đó , bà Thái hậu và vua Lý mời các đại thần vào cung hội bàn . Thái úy Lý Thường Kiệt đã chủ trương : “ Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc “ . Được sự tán đồng của mọi người và sự ủng hộ của quân sĩ . Thái úy Lý Thường Kiệt – người chỉ đạo cuộc kháng chiến , đã thực hiện chiến lược “ Tiên phát chế nhân” , kết hợp với lực lượng dân binh của các dân tộc miền núi , đem quân lên đánh phía bắc . Năm 1075, quân ta đánh sang châu Khâm , châu Liêm ( Quảng Đông , Quảng Tây – Trung Quốc ), rồi tập trung bao vây thành Ung Châu ( Nam Ninh - Quảng Tây ) , đánh tan hoàn toàn lực lượng chuẩn bị xâm lược của nhà Tống và rút về . Năm 1077, 30 vạn quân Tống tràn sang nước ta . Bằng trận chiến trên bờ Bắc sông Như Nguyệt ( sông Cầu – Bắc Ninh ) , quân ta , do Lý Thường Kiệt trực tiếp chỉ huy , đã đánh tan quân xâm lược .

Câu 2 : Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên ( XIII ) dưới thời nhà Trần diễn ra như thế nào?

Thế kỉ XIII, bước trên đường ổn định và phát triển đất nước dướ thời nhà Trần, nhân dân Đại Việt lại phải đương đầu với cuộc thử lửa lớn lao kéo dài suốt 30 năm. Với tư tưởng bành trướng, làm chủ toàn bộ phương Nam, quân Mông – Nguyên đã ba lần đánh xuống nước ta ( 1258, 1285, 1288 ). Dưới sự chỉ huy của vị thống soái, nhà quân sư thiên tài Trần Hưng Đạo và các vua Trần yêu nước cùng hàng loạt tướng lĩnh tài năng, “cả nước đứng dậy” cầm vũ khí, gậy gộc chiến đấu dũng cảm, quyết bảo vệ Tổ quốc thân yêu.
Kinh thành Thăng Long ba lần bị vó ngựa Mông – Nguyên giày xéo, bộ tổng chỉ huy kháng chiến có lần bị kẹp giữa “gọng kiềm” của giặc, nhưng với tinh thần “ Sát Thát ”, thực hiện kế “ thanh dã ”, chủ động đối phó với mọi âm mưu của giặc, quân dân Đại Việt đã đánh bại quân xâm lược, bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc. Chiến thắng Bạch Đằng vang dội mãi mãi đi vào lịch sử như một biểu tượng của truyền thống yêu nước, bất khuất, quật cường của dân tộc.

Câu 3 : Trình bày phong trào đấu tranh chống xâm lược đầu thế kỉ XV và khởi nghĩa Lam Sơn?

Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy vong. Bằng một cuộc cải cách lớn, Tể tướng Hồ Quý Ly mong cứu vãn tình thế để có đủ lực lượng chống lại sự đe dọa xâm lược của nhà Minh. Đầu thế kỉ XV, do không doàn kết được nhân dân, nhà Hồ chịu thất bại trước cuộc xâm lược của quân Minh. Năm 1407, Đại Việt lại rơi vào ách đô hộ nghiệt ngã, tàn bạo. Hàng loạt cuộc khởi nghĩa đã bùng lên ở miền xuôi cũng như miền ngược, nhưng đều bị đàn áp.
Năm 1418, một cuộc cuộc khởi nghĩa lớn đã dấy lên ở đất Lam Sơn ( Thanh Hóa ), do Lê Lợi và Nguyễn Trãi lãnh đạo.
Với tinh thần “ Quyết không đội trời chung cùng giặc ”, nghĩa quân Lam Sơn đã chiến đấu ngoan cường, bất khuất, sẵn sàng chịu hi sinh gian khổ để rồi vượt qua được giai đoạn khó khăn, chủ động đánh vào Nam, giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa, và qua đó, làm chủ Thanh Hóa. Tháng 9 – 1426, nghĩa quân mở cuộc tấn công đại quy mô ra Bắc. Với tư tưởng “ lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn, đem chí nhân mà thay cường bạo ”,nghĩa quân không chỉ lôi cuốn được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, mà còn phân hóa được lực lượng của kẻ thù, đẩy quân Minh vào thế bị động. Không còn cách nào khác, quân giặc phải sai người về nước xin cứu viện. Cuối năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn chiến đấu chủ động, sáng tạo đã làm nên chiến thắng lẫy lừng Chi Lăng – Xương Giang, đánh tan tành 10 vạn viện binh của giặc. Quân xâm lược Minh đầu hàng phải rút về nước.
Mùa xuân năm 1428, đất nước sạch bóng quân thù.

Câu 4 : Phân tích ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên thế kỉ XIII?

- Ý nghĩa lịch sử :
+ Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên đã đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ được độc lập toàn vẹn lãnh thổ về chủ quyền quốc gia của dân tộc, đánh bại một kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất của thế giới bấy giờ.
+ Thắng lợi này đã khẳng định sức mạnh của dân tộc ta, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng của dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.
+ Thắng lợi đo góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn luôn phải chống lại kẻ thù mạnh hơn nhiều đến xâm lược.
+ Thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên không những bảo vệ được độc lập của Tổ quốc mà còn góp phần nhăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương Nam, làm thất bại mưa đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt.

- Nguyên nhân thắng lợi :

+ Trong ba lần kháng chiến, tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước.
+ Trong cả ba lần chống quân xâm lược Mông – Nguyên, nhà Trần đã chuẩn bị rất chu đáo tiềm lực về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Nhà Trần rất quan tâm chăm sóc sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó đoàn kết giữa triều đình với nhân dân.
+ Trong lúc kháng chiến, các quý tộc, vương hầu nhà Trần chủ động giải quyết những bất hòa trong nội bộ vương triều, tạo nên hạt nhân của khối đoàn kết dân tộc mà Trần Quốc Tuấn là tiêu biểu.
+ Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên gắn liền với tinh thần hy sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân ta, mà lòng cốt là quân đội nhà Trần.
+ Thắng lợi đó cũng không thể tách rời chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của các vương triều Trần, đặc biệt là vua Trần Nhân Tông và các danh tướng: Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư...
 

Hanamizuki

New member
Xu
0
Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV
trang 96 sgk Lịch Sử 10): Hãy cho biết nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê?

Trả lời:

Sự lãnh đạo, chỉ huy của Lê Hoàn

Ý chí quyết tâm chiến đầu bảo vệ nền độc lập dân tộc của quân và dân ta.

(trang 97 sgk Lịch Sử 10): Phân tích ý nghĩa của bài thơ Nam quốc Sơn Hà

Trả lời:

Là đòn đánh tinh thần làm cho địch hoang mang lo sợ.

Kích lệ tinh thần chiến đấu của nhân ta. Khẳng định chủ quyền dân tộc và chứng minh tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến của quân và dân ta.

(trang 99 sgk Lịch Sử 10): Nêu ý nghĩa lời hịch nói trên của Trần Hưng Đạo?

Trả lời

Thể hiện lòng căm thù giắc sâu sắc

Ý chí quyết tâm kháng chiến của quân và dân Đại Việt.

(trang 99 sgk Lịch Sử 10): Tại sao nhân dân thời Trần sẵn sàng đoàn kết với triều đình chống giặc giữ nước?

Trả lời:

  • Giặc Mông – Nguyên quá mạnh, vì vậy cần đoàn kết đấu tranh để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
  • Nhà Trần lúc đó được lòng dân.
  • Tình đoàn kết dân tộc và ý chí quyết tâm của quân dân cả nước.
(trang 99 sgk Lịch Sử 10): Nêu một vài đặc điểm của khởi nghĩa Lam Sơn. So sánh với các cuộc kháng chiến thời Lý, Trần?

Trả lời:

Đặc điểm:

  • Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc
  • Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa, tư tưởng nhân nghĩa được đề cao.
  • Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn có căn cứ kháng chiến.
So sánh: Kháng chiến thời Lý, Trần là chiến tranh bảo vệ độc lập dân tộc. Khởi nghĩa Lam Sơn là giành lại độc lập từ tay nhà Minh.

5.png


Câu 2 (trang 100 sgk Sử 10): Phân tích sự khác nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông - Nguyên thời Trần?

Lời giải:

Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý người chỉ huy không phải là vua mà là Thái úy Lý Thường Kiệt. Kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần thường gắn liền với tên tuổi của các vua Trần và các tướng tài giỏi khác.

Trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, Lý Thường Kiệt sử dụng nghệ thuật “tiên phát chế nhân”. Kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần dùng thực hiện “vườn không nhà trống”.

Trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, Lý Thường Kiệt sử dụng cách đánh về tinh thần làm cho địch hoang mang rồi đánh phủ đầu giành thắng lợi quyết định. Nhưng kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần, ta phải đối phó với kẻ thù quá mạnh nên vua tôi nhà Trần sử dụng cách đánh lâu dài làm địch suy yếu rồi đánh đòn quyết định.

Câu 3 (trang 100 sgk Sử 10): Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

Lời giải:

  • Do biết phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân đánh giặc.
  • Thu phục được lòng dân, được nhân dân ủng hộ.
  • Sự lãnh đạo và nghệ thuật quân sự của người lãnh đạo, nổi bật vai trò của Lê Lợi và Nguyễn Trãi.
  • Ý chí quyết tâm chiến đấu giành lại độc lập của nhân dân Đại Việt.

 

Hanamizuki

New member
Xu
0
Bài tập 1 trang 89 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa lịch sử to lớn là

A. nhân dân ta giành lại được quyền tự chủ, lật đổ chế độ đô hộ hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc, mở ra một giai đoạn phát triển mới của đất nước.

B. quân và dân ta đá đánh tan quân Nam Hán bằng trận thuỷ chiến lẫy lừng trong lịch sử.

C. tiêu diệt được viên tướng giỏi của Nam Hán.

D. đập tan mọi ý đồ xâm lược của các tập đoàn phong kiến phương Bắc.

Trả lời: A

2. Từ sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đến thế kỉ XV, quân và dân ta đã tiến hành những cuộc kháng chiến chống xâm lược như:

A. hai lần chống Tống, ba lần chống Mông - Nguyên và chống quân Minh.

B. chống quân Chiêm Thành và Chân Lạp.

C. chống Nam Hán, chống Mông - Nguyên và quân Minh xâm lược.

D. chống Xiêm, Mãn Thanh và Chiêm Thành.

Trả lời: A

3. Người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất là

A. Lý Thường Kiệt. C. Lý Phật Tử.

B. Trần Quốc Tuấn. D. Lê Hoàn.

Trả lời: D

4. Cuộc kháng chiến chống Tổng thời Tiền Lê kết thúc thắng lợi là bởi

A. quân và dân Đại Cổ Việt đã chiến đấu anh dũng với ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc.

B. quân Tống bị hao tổn binh lực do không hợp khí hậu "thuỷ thổ"

C. quân Tống nhận thấy cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt là phi nghĩa nên tự rút quân về nước.

D. Lê Hoàn đề nghị giảng hoà.

Trả lời: A

5. Vị tướng giỏi chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý là

A. Lý Đạo Thành. C. Lý Thường Kiệt.

B. Lý Công Uẩn. D. Trần Quốc Tuấn.

Trả lời: C

6. Tinh thần chủ động đối phó với địch của quân dân nhà Lý thể hiện rõ trong chủ trương

A. vườn không nhà trống.

B. nhà nhà giết giặc, người người giết giặc.

C. ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc.

D. kết hợp ba thứ quân: cấm binh, ngoại binh và hương binh.

Trả lời: C

7. Quân và dân Đại Việt dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt đã đánh bại 30 vạn quân Tống xâm lược tại

A. biên giới phía Bắc. C. thành cổ Loa.

B. cửa sông Bạch Đằng. D. phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.

Trả lời: D

8. Thế kỉ XIII, giặc Mông - Nguyên ba lần xâm lược nước ta vào các năm

A. 1258, 1275, 1288. C. 1258, 1285, 1287 - 1288.

B. 1254, 1258, 1278 - 1279. D. 1285, 1287, 1288.

Trả lời: C

9. Để đối phó với giặc, quân dân nhà Trần đã thực hiện kế sách

A. ngụ binh ư nông. C. vườn không nhà trống.

B. tiên phát chế nhân. D. lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.

Trả lời: C

10. Tên những trận đánh lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên là

A. Đông Bộ Đầu, Kiếp Bạc, Côn Sơn, Chi Lăng.

B. Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vạn Kiếp, Bạch Đằng.

C. Tốt Động, Chúc Động, Chi Lăng, Xương Giang.

D. Ngọc Hồi, Đống Đa, Đông Quan.

Trả lời: B

11. Vương triều nào ra đời sau thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn?

A. Triều Nguyễn. C. Triều Mạc.

B. Triều Lê D. Triều Trần

Trả lời: B

Bài tập 4 trang 91 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Việc Thái hậu họ Dương tôn Lê Hoàn lên làm vua có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Tống năm 981?

Trả lời:

Thái Hậu Dương Vân Nga đã vì lợi ích dân tộc đã biết hi sinh quyền lợi của dòng họ. Đây là một việc làm đáng khâm phục.

Theo quan điểm của các sử gia, nếu Dương Vân Nga không biết đặt lợi nước lên trên quyền lợi của dòng họ, ngoan cố bảo vệ ngai vàng cho đứa con nhỏ của mình, sẽ gây ra nạn tranh giành, đẩy đất nước vào thảm cảnh rối loạn và kết cục là bị mất nước vào tay giặc ngoại xâm nhà Tống.

Sự lựa chọn và quyết định của Dương Vân Nga trong hoàn cảnh ấy, đã biểu hiện thái độ chính trị sáng suốt của một người có khối óc lớn, thức thời, xứng đáng được coi là anh hùng.


Bài tập 5 trang 92 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Hãy cho biết nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý?

Trả lời:

Nguyên nhân thắng lợi

  • Thứ nhất, là do tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất và lòng tự cường dân tộc của quân dân ta. Trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai, Lý Thường Kiệt đã từ bỏ danh vọng bổng lộc, xin triều đình mời Lý Đạo Thành về Thăng Long nhậm chức Tể tướng, còn ông chỉ tổ chức kháng chiến mà không tham gia các chức vụ trong vương triều.
  • Thứ hai, là do khối đại đoàn kết toàn dân vững chắc. Trong cuộc kháng chiến, nhân dân ta đã nhất trí một lòng xung quanh triều đình hoặc bộ tham mưu cùng chung sức đánh giặc.
  • Thứ ba, là sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của các tướng lĩnh chỉ huy mà tiêu biểu là Lý Thường Kiệt.
  • Thứ tư, nguyên nhân khách quan: khí hậu nóng nực ở phương Nam là một trở lực lớn đối với quân xâm lược; địa hình của đất nước ta không phù hợp với sự di chuyển và chiến đấu của quân Tống; việc tiếp tế của giặc gặp nhiều khó khăn, khiến địch lúng túng, tinh thần bị dao động...
Bài tập 6 trang 92 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
So sánh và rút ra nhận xét về hai cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược trong lịch sử dân tộc.

  • Hai cuộc kháng chiến chống Tống trong lịch sử dân tộc là :……………….
  • Giống nhau:……………….
  • Khác nhau:……………….
  • Nhận xét:……………….
Trả lời:

  • Hai cuộc kháng chiến chống Tống trong lịch sử dân tộc là: Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê và Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý
  • Giống nhau: Đều chung kẻ thù là quân Tống
  • Khác nhau:
    • Về Nguyên nhân:
      • Thời Tiền Lê: Nhà Tống thấy Đại Việt suy yếu nên tổ chức chiến tranh hòng xâm lược
      • Thời Lý: Nhà Tống tổ chức xâm lược để dùng chiến thắng bên ngoài. Tạo uy danh trong nước, giải quyết khó khăn trong nước.
    • Về lãnh đạo:
      • Thời Tiền Lê: Lê Hoàn
      • Thời Lý: Lý Thường Kiệt
    • Về diễn biến:
      • Thời Tiền Lê:
        • Chờ giặc vào và bày trận đánh
        • Lập phòng tuyến và đóng cọc trên sông Bạch Đằng. Những trận chiến kéo dài lẻ tẻ. Không bằng chiến thắng trên sông Bạch Đằng. Sự phối hợp giữa các cánh quân chưa tốt. Nhưng nhờ tài cầm quân của Lê Hoàn quân ta vẫn đại thắng.
        • Giết được chủ tướng (Hầu Nhân Bảo).
      • Thời Lý:
        • Chủ động tiến đánh sau đó mới cố thủ và lập phòng tuyến.
        • Phát huy thế mạnh của chiến tranh phục kích. Phối hợp nhuần nhuyễn giữa các đạo quân.
        • Chủ tướng còn sống (Chủ động rút quân về do không thể kéo dài chiến tranh).
  • Nhận xét:
    • Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã củng cố chính quyền phong kiến vững mạnh, tạo điều kiện xây dựng đất nước phát triển về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... Lòng tin của nhân dân với triều đình được nâng cao.
    • Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã chứng tỏ lòng yêu nước, bất khuất của dân tộc.
    • Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta sau này.
Bài tập 7 trang 93 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Tại sao quân và dân Đại Việt trong thế kỉ XIII có thể đánh và chiến thắng oanh liệt quân Mông - Nguyên, kẻ thù được coi là tàn bạo và hùng mạnh nhất lúc bấy giờ?

Trả lời:

Quân và dân Đại Việt trong thế kỉ XIII có thể đánh và chiến thắng oanh liệt quân Mông - Nguyên, kẻ thù được coi là tàn bạo và hùng mạnh nhất lúc bấy giờ vì:

  • Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương, đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
  • Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
  • Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.
  • Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của Vương triều Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.
Bài tập 8 trang 93 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Theo em, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn là gì?

Trả lời:

  • Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
    • Do truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến của nhân dân ta, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.
    • Do sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi... đã có những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, đã biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù.
  • Ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn là: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh (Trung Quốc). Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc - thời Lê sơ.
Bài tập 9 trang 93 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Nhận xét khái quát về những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta ở các thế kỉ X - XV.

Trả lời:

Các cuộc kháng chiến đã ghi vào lịch sử Việt Nam những chiến công chói lọi, đập tan được âm mưu của phong kiến phương Bắc. Bảo vệ được thành quả xây dựng đất nước của tổ tiên, giữ vững nền độc lập, chủ quyền. Thể hiện tài năng lãnh đạo, tinh thần đoàn kết chiến đấu, tinh thần anh dũng của quân và dân ta.
 

Trang Dimple

New member
Xu
38
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 10!
Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài

  1. Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
  2. bài 2: Xã hội nguyên thủy
  3. bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông
  4. bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma
  5. bài 5: Trung Quốc thời phong kiến
  6. bài 6: Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ
  7. bài 7 Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
  8. bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á
  9. bài 9 Vương Quốc Campuchia và Vương Quốc Lào
  10. bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)
  11. bài 11: Tây Âu thời kì trung đại
  12. Bài 12: Ôn tập lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ và trung đại
  13. bài 13: Việt Nam thời kì nguyên thủy
  14. bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
  15. bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)
  16. bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) (tiếp theo)
  17. bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)
  18. bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV
  19. Lịch sử 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV
  20. bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV
  21. bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII
  22. bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII
  23. bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII
  24. Lịch sử 10 bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII
  25. bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
  26. bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân
  27. bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến
  28. bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
  29. bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
  30. bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
  31. bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu
  32. bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX
  33. bài 34: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
  34. bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa
  35. bài 36 Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân
  36. bài 37: Mác -Ăng ghen và sự ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học
  37. bài 38 Quốc tế nhất và công xã Pari 1781
  38. bài 39: Quốc tế thứ hai
  39. bài 40: Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top