• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Chia Sẻ Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á -Sử 10 - vnkienthuc.com

Trang Dimple

New member
Xu
38
Đông Nam Á từ lâu đã được coi là khu vực lịch sử địa ly - văn hóa riêng biệt trên cơ sở phát triển đồ sắt và kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, từ những thế kỷ đầu của Công nguyên, các vương quốc cổ đầu tiên đã được hình thành ở Đông Nam Á; tiếp đó khoảng thế kỷ IX - X các quốc gia Đông Nam Á được xác lập và phát triển thịnh đạt vào thế kỷ X - XV. Để hiểu điều kiện nào dẫn đến sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á? Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được biểu hiện như thế nào? Bài học hôm nay sẽ trả lời các câu hỏi nêu trên.

Lịch sử 10 bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á


co_dai_dna_500.jpg



Lược đồ các quốc gia Đông Nam Á cổ đại và phong kiến


1. Sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.


Hiện nay Đông Nam Á có 11 nước là Việt nam , Lào , Campuchia ,Thái Lan , Mianma, Ma lai xi a , Xingapo,In đô nê xi a, Phi lip pin ,Bru nây , Đông Ti mo .


*Điều kiện tự nhiên: Địa hình rộng lớn, bị chia cắt bởi những dãy núi đá vôi, không có đồng bằng rộng lớn; khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước và nhiều loại cây trồng khác.

*Điều kiện ra đời các vương quốc cổ ở Đông Nam á.

-Thời đồ đá Người tối cổ ở khắp Đông Nam Á .

-Thế kỷ đầu Công Nguyên biết dùng đồ sắt: kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước là chủ yếu, nghề thủ công truyền thống phát triển như dệt, làm gốm, đúc đồng và rèn sắt. Buôn bán đường biển rất phát triển, một số thành thị hải cảng ra đời, xuất hiện các trung tâm buôn bán nổi tiếng. Hải cảng Óc Eo (An giang) ,Ta-kô -la ( Mã Lai)và bắt đầu xuất hiện các quốc gia nhỏ đầu tiên .

-10 thế kỷ đầu sau Công Nguyên xuất hiện các quốc gia nhỏ như Champa , Phù Nam , các vương quốc hạ lưu sông Mê Nam ,đảo In đô nê xi a .

-Các quốc gia này tranh chấp lẫn nhau dẫn đến sự sụp đổ của các vương quốc cổ , từ đó hình thành các quốc gia phong kiến hùng mạnh sau này .


phu_nam_500.jpg



Vương quốc Cam puchia thế kỷ XII
2. Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á .



* Từ thế kỷ VII đến X , tại Đông Nam Á đã hình thành một số quốc gia phong kiến dân tộc :


-Như Vương quốc Cam puchia của người Khơ me


-Vương quốc của người Môn và người Miến ở hạ lưu sông Mê nam .


-Vương quốc của người In đô nê xi a ở Xu ma tra và Gia va….


* Từ thế kỷ X đền XV III hình thành , phát triển và thịnh đạt :

- In đônêxia thống nhất và phát triển hùng mạnh dưới vương triều Mô-giô-pa-hít (1213 - 1527)

-Bán đảo Đông Dương có Đại Việt ,Champa ,Campuchia .- Pagan (Mianma)ở lưu vực sông I- ra –oa- đi .


- Người Thái ở thượng nguồn sông Mê Kông di cư xuống phía nam lập ra Su -khô- thay (Thái lan)ở lưu vực sông Mê-nam ;và Lạn Xạng(Lào)ở trung lưu sông Mê- Công .


- Đây cũng là giai đoạn kinh tế phát triển thịnh vượng , cùng với sự phát triển văn hóa riêng biệt.


* Sau thế kỷ XVIII Đông Nam Á cổ suy yếu nhưng xã hội phong kiến vẫn tồn tại.


* Giữa thế kỷ XIX bị phương Tây Xâm chiếm


do_thi_co_pa_gan_500.png



Toàn cảnh đô thị cổ Pa gan (Mianma )


bo_rua_bo_dua_500.jpg



Toàn cảnh khu đền tháp Bô -rua-bu- đua –In đô nê xia a
 
Sửa lần cuối:

keobi

New member
Xu
0
  1. Quá trình xuất hiện các Vương quốc cổ ở Đông Nam Á diễn ra như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:

Sự phát triển của trình độ sản xuất:


  • Sang giai đoạn hậu kỳ đá mới, Đông Nam Á có sự chuyển biến mạnh mẽ từ nông nghiệp trồng rau củ sang nông nghiệp trồng lúa nước, từ thuần dưỡng sang chăn nuôi gia súc, kết hợp với nghề làm đồ gốm và dệt.
  • Đồ đồng được sử dụng ở Đông Nam Á vào khoảng đầu thiên niên kỉ II TCN.
  • Vào khoảng thế kỉ tiếp giáp với Công nguyên, trên cơ sở phát triển của đồ đồng, đồ sắt bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở Đông Nam Á, các tộc người Đông Nam Á bắt đầu đứng trước “ngưỡng cửa” của xã hội có giai cấp và nhà nước.


Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc:


  • Sự ra đời của các quốc gia cổ Đông Nam Á còn gắn liền với việc tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc.
  • Đồng thời, giữa các tiểu quốc Đông Nam Á thường xuyên có mối quan hệ, trao đổi văn hóa với nhau.


Sự hình thành các vương quốc cổ Đông Nam Á:


  • Thời gian: Từ khoảng đầu Công nguyên đến thế kỉ II, hàng loạt các quốc gia cổ Đông Nam Á hình thành.
  • Vương quốc Cham-pa, quốc gia Phù Nam, tiểu quốc Xích Thổ, Đva-ra-đa-ti, Ha-ri-bien-giay-a, Vương quốc Sri-kse-tra, vương quốc Kê-đa, Tam-bra-lin-ga, Tu-ma-sic.
  • Nối bật nhất là Vương quốc Phù Nam, xuất hiện khoảng thế kỉ I và tồn tại đến cuối thế kỉ IV tới 13 đời vua, đã chinh phục nhiều nước ở Đông Nam Á.


2. Thời kì phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được biểu hiện như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:


  • Thế kỉ XIII, Mông Cổ xâm lược các nước Đông Nam Á. Bị dồn đẩy do cuộc tấn công của người Mông Cổ, một bộ phận người Thái đã di cư ồ ạt xuống phía Nam; họ lập ra một quốc gia nhỏ, đến đầu thế kỉ XIV mới thống nhất lại, lập vương quốc Thái. Sau đó, một nhóm người nói tiếng Thái khác di cư xuống vùng trung lưu sông Mê Công, gọi là người Lao Lùm, lập vương quốc Lạng Xạng giữa thế kỉ XIX.
  • Sau khi chiến thắng quân Mông Cổ, một số quốc gia đã trải qua thời kì tích lũy trước, bước vào thời kì phát triển thịnh đạt kéo dài tới đầu thế kỉ XVIII.
  • Những biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt:
+ Về kinh tế: Hình thành những vùng kinh tế quan trọng, có khả năng cung cấp một số lượng lớn lương thực, thực phẩm, các sản phẩm thủ công và những sản vật thiên nhiên.
+ Về văn hóa: Được hình thành, gắn liền với quá trình xác lập các “quốc gia dân tộc”. Các dân tộc Đông Nam Á đã xây dựng được nền văn hóa riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hóa loài người những giá trị tinh thần độc đáo.
 

Hanamizuki

New member
Xu
0
Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á
(trang 46 sgk Lịch Sử 10): Điều kiện hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á là gì?

Trả lời:

Điều kiện tự nhiên: Đông Nam Á là vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Vì vậy từ xa xưa con người đã có mặt tại khu vực này.

Điều kiện kinh tế: Đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng đồ sắt. Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính, nghề thủ công truyền thống phát triển như dệt, làm gốm, đúc đồng, rèn sắt. Việc buôn bán đường biển cũng rất phát đạt, nhiều thành thị - hải cảng đã ra đời. Sự phát triển của các ngành kinh tế là cơ sở cho sự ra đời của hàng loạt các quốc gia cổ ở đây.

Do sự tác động về mặt kinh tế của thương nhân Ấn Độ và văn hóa Ấn Độ.

(trang 49 sgk Lịch Sử 10): Hãy kể tên và chỉ trên lược đồ các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á?

Trả lời:

  • Mô-giô-pa-hít
  • Đại Việt
  • Champa
  • Lan xang
  • Pa-gan
  • Ăng-co......
Câu 1 (trang 49 sgk Sử 10): Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế và lịch sử của khu vực?

Lời giải:

Thuận lợi

  • Điều kiện tự nhiên thuận lợi nên từ xa xưa con người đã có mặt tại khu vực này.
  • Chịu ảnh hưởng của gió mùa, thích hợp sự phát triển của cây lúa nước.
  • Nhiều khu vực giáp biển, tạo thuận lợi cho việc xây dựng các hải cảng và trao đổi sản phẩm, buôn bán theo đường biển.
  • Nằm trên đường giao thông quan trọng nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương
Khó khăn

  • Địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi và rừng nhiệt đới.
  • Không có những đồng bằng rộng lớn để trồng lúa, những thảo nguyên mênh mông để chăn nuôi gia súc.
  • Điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên dồi dào nên các nước Đông Nam Á dễ dàng trở thành đối tượng xâm lược của các nước lớn khác.
Câu 2 (trang 49 sgk Sử 10): Sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến ở Đống Nam Á thế kỉ X – XVIII được biểu hiện như thế nào?

Lời giải:

  • Về kinh tế: Hình thành những vùng kinh tế quan trọng, có khả năng cung cấp một số lượng lớn lương thực, thực phẩm, các sản phẩm thủ công và những sản vật thiên nhiên.
  • Chính trị: Tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ, kiện toàn từ trung ương đến địa phương.
  • Văn hóa: Được hình thành gắn liền với sự hình thành các “quốc gia dân tộc”. Các nước Đông Nam Á thời kì này đã xây dựng được nền văn hóa riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hóa loài người những giá trị văn hóa độc đáo.
 

Hanamizuki

New member
Xu
0
#4
Bài tập 1 trang 36, 37 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.


1. Đặc điểm tự nhiên nổi bật tạo nên nét tương đồng giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là:

A. địa hỉnh bị chia cắt bởi những dãy núi, rừng nhiệt đới và biển.

B. có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều

C. không có những đồng bằng rộng lớn để trồng lúa, không có những thảo nguyên mênh mông để chăn nuôi gia súc lớn.

D. tất cả các ý trên đều đúng.

Trả lời: Chọn D

2. Tại khu vực Đông Nam Á, người ta đã tìm thấy dấu vết cư trú của con người từ

A. thời đồ đá. C. thời đồ sắt.

B. thời đồ đồng. D. những năm đầu Công nguyên.

Trả lời: Chọn A

3. Ngành sản xuất chính ở các nước Đông Nam Á là

A. nông nghiệp. C buôn bán đường biển.

B. thủ công nghiệp. D. chăn nuôi gia súc lớn.

Trả lời: Chọn A

4. Loại cây lương thực được trổng chủ yếu ở Đông Nam Á là

A. cây lúa nước. C. cây ngô.

B. lúa mạch, lúa mì. D. cây lúa nương.

Trả lời: Chọn A

5. Cơ sở cho sự ra đời của hàng loạt các quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á là

A. sự phát triển của các ngành kinh tế bản địa.

B. sự tác động vế mặt kinh tế của các thương nhân Ấn Độ và ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ.

C. làn sóng thiên di của các tộc người từ phương Bắc xuống Đông Nam Á.

D. ý A và B đúng.

Trả lời: Chọn D

6. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm nổi bật của các quốc gia cổ đại ở Đỏng Nam Á ?

A. Hình thành tương đối sớm (trong khoảng những thế kỉ trước và đầu Công nguyên)

B. Các quốc gia đều nhỏ bé, phân tán trên các địa bàn hẹp.

C. Sống riêng rẽ, nhiều khi tranh chấp lẫn nhau.

D. Sớm phải đương đáu với làn sóng thiên di của người Thái từ phía bắc xuống.

Trả lời: Chọn D

7. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á hình thành vào khoảng

A. 10 thế kỉ đầu Công nguyên.

B. thế kỉ VII.

C. từ thế kỉ VII đến thế kỉ X.

D. thế kỉ XIII.

Trả lời: Chọn B

8. Thời kì phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là

A. từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII.

B. từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVIII.

C. từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII.

D. từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX.

Trả lời: Chọn C

9. Mặt hàng nối tiếng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á, được các thương nhân trên thế giới ưa chuộng là

A. lúa gạo.

B. cá

C. sản phẩm thủ công như vải, hàng sơn, đó sứ, thuốc nhuộm, chế phẩm kim khí,…

D. những sản vật thiên nhiên như các loại gỗ quý, hương liệu, gia vị, đá quý, ngọc trai, cánh kiến,…

Trả lời: Chọn D

10. Nét nổi bật của nén vàn hoá của các dàn tộc Đông Nam Á là:

A. nến văn hoá mang tính bản địa vô cùng sâu sắc.

B. chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ.

C. chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc.

D. trên cơ sở một nền văn hoá bản địa, tiếp thu có chọn lọc những ảnh huởng văn hoá từ bên ngoài, xây dựng một nến văn hoá riêng hết sức độc đáo của mình.

Trả lời: Chọn D

Bài tập 2 trang 37 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Điều kiện tự nhiên ở Đông Nam Á có thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế và lịch sử của khu vực?

Trả lời:

  • Thuận lợi:
    • Vị trí địa lí: là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á - Âu và Úc -> thuận lợi cho việc phát triển các mối quan hệ, giao lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.
    • Hệ thống sông ngòi dày đặc tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao... Đây là điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát triển nông nghiệp của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa.
    • Địa hình rộng lớn, khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước và nhiều loại cây trồng khác.
    • Tài nguyên thiên nhiên tương đối phong phú
  • Khó khăn:
    • Địa hình bị chia cắt mạnh —> không có những đồng bằng lớn, khó khăn cho giao thông đường bộ.
    • Sự phức tạp của gió mùa đã gây ra nhiều thiên tai như bão lụt, hạn hán, sương muối và mưa đá.
      Bài tập 4 trang 38 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
      Hãy chứng minh: Từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XVIII là giai đoạn phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

      Trả lời:

      Từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XVIII là giai đoạn phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á vì:
      • Kinh tế: cung cấp một lượng lớn lúa gạo, sản phẩm thủ công (vải, đồ sứ, chế phẩm kim khí …), nhiều nước trên thế giới đến buôn bán.
      • Chính trị, tổ chức bộ máy chặt chẽ, kiện toàn từ Trung ương đến địa phương.
      • Văn hóa: các dân tộc Đông Nam Á xây dựng được một nền văn hóa riêng của mình với những nét độc đáo.
 

Trang Dimple

New member
Xu
38
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 10!
Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài

  1. Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
  2. bài 2: Xã hội nguyên thủy
  3. bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông
  4. bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma
  5. bài 5: Trung Quốc thời phong kiến
  6. bài 6: Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ
  7. bài 7 Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
  8. bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á
  9. bài 9 Vương Quốc Campuchia và Vương Quốc Lào
  10. bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)
  11. bài 11: Tây Âu thời kì trung đại
  12. Bài 12: Ôn tập lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ và trung đại
  13. bài 13: Việt Nam thời kì nguyên thủy
  14. bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
  15. bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)
  16. bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) (tiếp theo)
  17. bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)
  18. bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV
  19. Lịch sử 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV
  20. bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV
  21. bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII
  22. bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII
  23. bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII
  24. Lịch sử 10 bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII
  25. bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
  26. bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân
  27. bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến
  28. bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
  29. bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
  30. bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
  31. bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu
  32. bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX
  33. bài 34: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
  34. bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa
  35. bài 36 Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân
  36. bài 37: Mác -Ăng ghen và sự ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học
  37. bài 38 Quốc tế nhất và công xã Pari 1781
  38. bài 39: Quốc tế thứ hai
  39. bài 40: Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top