• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Chia Sẻ Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)

Trang Dimple

New member
Xu
38
Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc nhiều vấn đề mang tầm quốc tế được đặt ra như số phận của các nước tham gia phe phát xít, tổ chức lại thế giới sau khi chiến tranh kết thúc và phân chia thành quả giữa các nước thắng trận. Vậy những vấn đề đó sẽ được giải quyết như thế nào? Các em cùng theo dõi bài và tìm câu trả lời.

Lịch sử 12 Cơ bản Bài 1 SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945-1949)


I. HỘI NGHỊ IAN -TA (2-1945) VÀ NHỮNG THỎA THUẬN CỦA BA CƯỜNG QUỐC .

1. Hoàn cảnh lịch sử:

- Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh:

+ Việc nhanh chóng đánh bại phát xít.

+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

+ Việc phân chia thành quả chiến thắng.

- Từ ngày 4 đến 11/2/1945, Mỹ( Ru dơ ven), Anh (Sớc sin), Liên Xô (Xtalin) họp hội nghị quốc tế ở I-an-ta (Liên Xô) để thỏa thuận việc giải quyết những vấn đề bức thiết sau chiến tranh và hình thành một trật tự thế giới mới.

yalta_500_01.png




Yalta (I-an-ta)

2. Nội dung của hội nghị :

-Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.

-Nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.

- Thành lập tổ chức Liên hiệp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới

- Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và Á :

+ Ở châu Âu: Liên Xô chiếm Đông Đức, Đông Âu;Đông Béc lin : Mỹ, Anh, Pháp chiếm Tây Đức, Tây Âu.

+ Ở châu Á:

* Vùng ảnh hưởng của Liên Xô: Mông Cổ, Bắc Triều Tiên, Nam Xa-kha-lin, 4 đảo thuộc quần đảo Cu-rin;

* Vùng ảnh hưởng của Mỹ và phương Tây:Nhật Bản,Nam Triều Tiên;Đông Nam Á,Nam Á, Tây Á …

* Trung Quốc trở thành quốc gia thống nhất.

Những quyết định của hội nghị Yalta (I-an-ta) đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới,thường được gọi là "Trật tự hai cực Ianta".

s_phan_chia_..._500.png




picture1_500.png


II. SỰ THÀNH LẬP LIÊN HIỆP QUỐC.

1. Sự thành lập :

- Từ 25/4 đến 26/6/1945, đại biểu 50 nước họp tại San Francisco (Mỹ), thông qua Hiến chương thành lập tổ chức Liên hiệp quốc.

- Ngày 24-10-1945 được coi là “Ngày Liên Hiệp Quốc “. Trụ sở đặt tại Niu Ooc ( Mỹ )

2. Mục đích :

- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

- Phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.

3. Nguyên tắc hoạt động:

- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.

- Không can thiệp vào nội bộ các nước.

- Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng phương pháp hòa bình.

- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc.

4. Các cơ quan chính: có 6 cơ quan chính

- Đại hội đồng: gồm tất cả các nước thành viên, mỗi năm họp một lần.

- Hội đồng bảo an:cơ quan chính trị quan trọng nhất, chịu trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh thế giới, hoạt động theo nguyên tắc nhất trí cao của 5 ủy viên thường trực là Nga, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc.

- Ban thư ký: cơ quan hành chính – tổ chức của Liên hiệp quốc, đứng đầu là Tổng thư ký có nhiệm kỳ 5 năm.

- Hội đồng kinh tế và xã hội: có nhiệm vụ nghiên cứu ,báo cáo xúc tiến việc hợp tác quốc tế về kinh tế , xã hội , văn hoá, giáo dục , y tế ,nhân đạo nhằm cải thiện đời sống vật chất tinh thần của các dân tộc .

- Hội đồng quản thác: giúp Đại hội đồng kiểm soát việc thi hành chế độ quản thác ở các lãnh thổ mà LHQ ủy quyền cho một số nước quản lý , nhằm mục tiêu tạo điều kiện cho cho các lãnh thổ đó đủ khả năng tiến tới tự trị hoặc độc lập .

- Tòa án quốc tế: là cơ quan tư pháp của LHQ, có nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp giữa các nước trên cơ sở luật pháp quốc tế , có 15 thẩm phán quốc tịch khác nhau , nhiệm kỳ 9 năm.

- Các tổ chức chuyên môn khác: Hội đồng kinh tế và xã hội, Tòa án quốc tế, Hội đồng quản thác…

dai_hoi_dong_lhq_500.jpg


ĐẠI HỘI ĐỒNG LIÊN HIỆP QUÔC

5. Vai trò:

- Là diễn đàn quốc tế, vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới, giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp và xung đột khu vực.

- Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế… giữa các quốc gia thành viên.

- Hiện nay, Liên hiệp quốc có 192 thành viên, Việt Nam (thành viên 149) gia nhập Liên hiệp quốctháng 9/1977.

Các tổ chức chuyên môn của Liên Hiệp Quốc hoạt động ở VN :

- 20-9 -1977 VN gia nhập LHQ.

- Các tổ chức LHQ hoạt động tại VN :

+ UNICEF : Quỹ Nhi Đồng LHQ.

+ UNESCO : Tổ chức Văn hóa- Khoa Học – Giáo dục LHQ .

+ WHO : Tổ chức Y tế thế giới .

+ FAO : Tổ chức Lương – Nông .

+ IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế.

+ IL O: Lao động quốc tế .

+ UPU: Bưu chính .

+ ICAO : Hàng không

+ IMO: Hàng hải .

*Việt Nam là thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc



III. SỰ HÌNH THÀNH HAI HỆ THỐNG XÃ HỘI ĐỐI LẬP .

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, trên thế giới đã hình thành hai hệ thống – XHCN và TBCN..

a. Nước Đức :

- Tại Hội nghị Pốt xđam (7à8-1945), Liên Xô , Mỹ , Anh :

+ Thống nhất và hòa bình ở Đức

+ Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít

+ Thỏa thuận việc phân chia các khu vực chiếm đóng và kiểm soát nước Đức sau chiến tranh :

- Trái với thỏa thuận tại Hội nghị Potsdam, tháng 9/1949, Mỹ, Anh, Pháp đã hợp nhất các vùng chiếm đóng thành lập nước CHLB Đức.

- Tháng 10.1949 , với sự giúp đở của LX , các lực lượng dân chủ ở Đông Đức thành lập Nhà nước Cộng hòa dân chủ Đức

b. Các nước Dân chủ nhân dân Đông Âu :



- Trong những năm 1945-1947 , với sự giúp đở của LX , các nước Đông Âu đã tiến hành nhiều cải cách xây dựng nhà nước Dân Chủ Nhân Dân, cải cách ruộng đất , ban hành các quyền tự do dân chủ …

- Năm 1949 , Hội đồng tương trợ kinh tế(SEV) được thành lập đã tăng cường sự hợp tác giữa LX và các nước Đông Âu , từng bước hình thành các nước XHCN.CNXH trở thành hệ thống thế giới.



c. Các nước Tây Âu

- Sau chiến tranh , Mỹ đã thực hiện “Kế hoạch phục hưng châu Âu” ( Còn gọi là kế hoạch Mác san) nhằm giúp các nước Tây Âu khôi phục kinh tế , đồng thời tăng cường ảnh hưởng và sự khống chế của Mỹ đối với các nước nầy mên kinh tế các nước Tây Âu phát triển nhanh chóng.

- Như vậy, sau CTTG II, ở châu Âu đã hình thành thế đối lập cả về địa lý chính trị lẫn kinh tế giữa hai khối Đông Âu xã hội chủ nghĩa và Tây Âu tư bản chủ nghĩa

- Như vậy, sau CTTG II, ở châu Âu đã hình thành thế đối lập cả về địa lý chính trị lẫn kinh tế giữa hai khối Đ&
 
Sửa lần cuối:

Hanamizuki

New member
Xu
0
Giải bài tập SGK Lịch sử 12 Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)
(trang 6 sgk Lịch Sử 12): – Hãy nêu những quyết định quan trọng của hội nghị Ianta (2/1945)

Trả lời:

  • Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
  • Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
  • Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu, châu Á.
(sgk Lịch Sử 12): – Nêu mục đích và nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?

Trả lời:

* Mục đích hoạt động của Liên hợp quốc:

  • Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
  • Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước lớn trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
* Nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc:

  • Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết giữa các dân tộc.
  • Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước
  • Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào
  • Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
  • Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc).
(trang 9 sgk Lịch Sử 12): – Hai nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa dân chủ Đức được hình thành như thế nào?

Trả lời:

  • Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Đức là nước bại trận, tương lai của nước Đức trở này trung tâm của nhiều cuộc gặp gỡ giữa nguyên thủ ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh.
  • Sau hội nghị Pốtxđam, cả ba cường quốc Mỹ, Anh, Pháp đã đi ngược với quyết định của hội nghị Pốtxđam. Mỹ, Anh, Pháp đã tiến hành riêng rẽ việc hợp nhất các khu vực chiếm đóng ở Đức và lập ra nước Cộng hòa Liên bang Đức (9/1949).
  • Được sự giúp đỡ của Liên Xô, các lực lượng dân chủ ở Đông Đức đã thành lập nước Cộng hòa dân chủ Đức.
Như vậy, nước Đức tại thời điểm này đã xuất hiện hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau.

Hai nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức được hình thành như thế nào?

Trả lời:

Tại Hội nghị Pôxđam, ba cường quốc đã khẳng định nước Đức phải trở thành một quốc gia thống nhất, hòa bình, dân chủ; tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít; thỏa thuận việc phân chia các khu vực chiếm đóng và kiểm soát nước Đức sau chiến tranh: quân đội Liên Xô chiếm đóng vùng lãnh thổ phía Đông nước Đức, quân đội Anh chiếm vùng Tây Bắc, quân đội Mĩ chiếm vùng phía Nam, quân đội Pháp được chiếm một phần lãnh thổ phía Tây nước Đức. Nhưng Mĩ, Anh và sau đó là Pháp đã tiến hành riêng rẽ việc hợp nhất các khu vực chiếm đóng của mình, tháng 9 - 1949 lập ra Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức. Tháng 10 - 1949 được sự giúp đỡ của Liên Xô các lực lượng dân chủ ở Đông Đức đã thành lập Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Như thế, trên lãnh thổ nước Đức đã xuất hiện hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau.

Hãy chỉ trên bản đồ thế giới những khu vực nằm trong sự phân chia phạm vi ảnh hưởng do ba cường quốc thỏa thuận ở Hội nghị Ianta.

Bài tập 1 trang 3, 4 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý đúng.

1. Hội nghị Ianta diễn ra trong thời gian:

A. từ ngày 3 đến ngày 11 -2- 1945
C. từ ngày 3 đến ngày 12-2- 1945.
B. từ ngày 4 đến ngày 11 -2- 1945.
D. từ ngày 4 đến ngày 12-2- 1945.

2. Tham dự Hội nghị Ianta gồm các nguyên thủ đại diện cho các quốc gia:

A. Anh, Pháp, Mĩ.
C. Liên Xô, Anh, Mĩ.
B. Anh, Pháp, Liên Xô.
D. Liên Xô, Mĩ, Pháp.

3. Hội nghị Ianta đã thoả thuận việc đóng quân ở nước Đức sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

A. Liên Xô đóng quân ở Đông Đức; Mĩ đóng quân ở Tây Đức.
B. Liên Xô đóng quân ở Đỏng Đức và Đông Béclin; Mĩ đóng quàn ở Tây Đức và Tây Béclin.
C. Liên Xô đóng quân ở Đông Đức và Đông Béclin; Mĩ, Anh, Pháp đóng quân ở Tây Đức và Tây Béclin.
D. mỗi nước Liên Xô và Mĩ đóng quân ở một nửa lãnh thổ nước Đức.

4. Cơ quan đóng vai trò quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc trong việc giữ gìn hoà bình và an ninh thế giới là

A. Đại hội đổng.
C. Ban Thư kí.
B. Hội đồng Bảo an.
D. Toà án Quốc tế

Trả lời:

  1. Chọn đáp án: B
  2. Chọn đáp án: C
  3. Chọn đáp án: C
  4. 4. Chọn đáp án: B
Bài tập 2 trang 4 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Hãy điền chữ Đ vào ô □ trước câu đúng hoặc chữ S vào ô □ trước câu sai.

□ Hội nghị Ianta diễn ra căng thẳng, quyết liệt chủ yếu do các nước đều muốn giành quyền lợi tương xứng với vai trò, địa vị của mình.

□ Hội nghị Ianta quyết định cả ba nước đứng đầu phe Đồng minh là Liên Xô, Anh, Mĩ cùng tham gia đánh phát xít Nhật sau khi tiêu diệt phát xít Đức.

□ Hội nghị lanta quyết định việc giải giáp quân đội Nhật Bản ở Đông Dương giao cho quân Anh ở phía Nam vĩ tuyến 17 và quân đội Trung Hoa Dân quốc ở phía Bắc

□ Mục đích lớn nhất của Liên hợp quốc là duy trì hoà bình và an ninh thế giới.

□ Hiện nay, những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc vẫn được tất cả các nước thành viên tuân thủ nghiêm chỉnh.

□ Toà án Quốc tế bao gồm 15 thẩm phán có quốc tịch khác nhau. Đây là co quan tư pháp của Liên hợp quốC.

□ WHO là tên viết tắt của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

□ Việt Nam được kết nạp làm thành viên thứ 149 của Liên hợp quổc ngày 20-9-1977.

Trả lời:

Đ. Hội nghị Ianta diễn ra căng thẳng, quyết liệt chủ yếu do các nước đều muốn giành quyền lợi tương xứng với vai trò, địa vị của mình.

Đ. Hội nghị Ianta quyết định cả ba nước đứng đầu phe Đồng minh là Liên Xô, Anh, Mĩ cùng tham gia đánh phát xít Nhật sau khi tiêu diệt phát xít ĐứC.

S. Hội nghị lanta quyết định việc giải giáp quân đội Nhật Bản ở Đông Dương giao cho quân Anh ở phía Nam vĩ tuyến 17 và quân đội Trung Hoa Dân quốc ở phía Bắc

Đ. Mục đích lớn nhất của Liên hợp quốc là duy trì hoà bình và an ninh thế giới.

Đ. Hiện nay, những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc vẫn được tất cả các nước thành viên tuân thủ nghiêm chỉnh.

Đ Toà án Quốc tế bao gồm 15 thẩm phán có quốc tịch khác nhau. Đây là cơ quan tư pháp của Liên hợp quốc.

S: WHO là tên viết tắt của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Đ. Việt Nam được kết nạp làm thành viên thứ 149 của Liên hợp quổc ngày 20-9-1977.

Bài tập 3 trang 4 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Hãy điền những nội dung phù hợp vào chỗ chấm (...) trong các câu sau:

  1. Tại Hội nghị Pốtxđam, ba cường quốc đã khẳng định nước Đức phải trở thành nước Đức phải trở thành ... ; tiêu diệt tận gốc ...; thoả thuận việc phân chia các khu vực chiếm đóng và kiểm soát ...sau chiến tranh.
  2. Hội đồng Bảo an là cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì .... Mọi quyết định của Hội đồng Bảo an phải được sự nhất trí của 5 Uỷ viên thường trực là ... mới đuợc thông qua và có giá trị
Trả lời:

  1. Tại Hội nghị Pốtxđam, ba cường quốc đã khẳng định nước Đức phải trở thành nước Đức phải trở thành một quốc gia thốngnhất, hòa bình, dân chủ; tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít;thoả thuận việc phân chia các khu vực chiếm đóng và kiểm soát nước Đức sau chiến tranh.
  2. Hội đồng Bảo an là cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duytrìhòa bìnhan ninh thế giới. Mọi quyết định của Hội đổng Bảo an phải được sự nhất trí của 5 Uỷ viên thường trực là Nga, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc mới đuợc thông qua và có giá trị.
 

Hanamizuki

New member
Xu
0
Bài tập 6 trang 5 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Những vấn đế quan trọng và cấp bách đặt ra cho các nước đứng đầu phe Đồng minh trong thời gian đầu năm 1945 là gì ?

Trả lời:

Những vấn đế quan trọng và cấp bách đặt ra cho các nước đứng đầu phe Đồng minh trong thời gian đầu năm 1945 là:

  • Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
  • Nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.
  • Thành lập tổ chức Liên hiệp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới
  • Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và Á.
Bài tập 7 trang 6 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Trình bày mục đích và nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc.

Trả lời:

* Mục đích của tổ chức Liên hợp quốc:

  • Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
  • Phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
* Nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc:

  • Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
  • Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.
  • Không can thiệp vào nội bộ các nước.
  • Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng phương pháp hòa bình.
  • Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc.
Bài tập 8 trang 6 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
  1. Hãy nêu ngắn gọn những thành tựu của tổ chức Liên hợp quốc trong hơn nửa thế kỉ qua
  2. Hãy nêu một số hoạt động của Liên hợp quốc tại Việt Nam mà em biết.
Trả lời:

  1. Những thành tựu của tổ chức Liên hợp quốc trong hơn nửa thế kỉ qua:
  • Là diễn đàn quốc tế, vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới, giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp và xung đột khu vực.
  • Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế… giữa các quốc gia thành viên.
  • Hiện nay, Liên hiệp quốc có 192 thành viên, Việt Nam (thành viên 149) gia nhập Liên hiệp quốc tháng 9/1977.
Các tổ chức chuyên môn của Liên Hiệp Quốc hoạt động ở VN:

  • 20-9 -1977 VN gia nhập LHQ.
  • Các tổ chức LHQ hoạt động tại VN:
    • UNICEF: Quỹ Nhi Đồng LHQ.
    • UNESCO: Tổ chức Văn hóa- Khoa Học – Giáo dục LHQ.
    • WHO: Tổ chức Y tế thế giới.
    • FAO: Tổ chức Lương – Nông.
    • IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế.
    • IL O: Lao động quốc tế.
    • UPU: Bưu chính.
    • ICAO: Hàng không
    • IMO: Hàng hải.
  1. Một số hoạt động của Liên hợp quốc tại Việt Nam:
Trên cơ sở quan hệ đối tác với Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Liên Hợp Quốc hoạt động nhằm bảo đảm rằng tất cả người dân Việt Nam đều được hưởng cuộc sống ngày càng khoẻ mạnh và thịnh vượng hơn, trong đó phẩm giá con người ngày cao và ngày càng nhiều sự lựa chọn hơn cho mọi người. Thông qua nỗ lực chung hoặc của từng cơ quan, Liên Hợp Quốc quan tâm và tạo ra cơ hội cho người nghèo và những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội, và cho thế hệ trẻ - chủ nhân của tương lai.

Thực hiện Hiến chương Liên Hợp Quốc và Tuyên bố Thiên niên kỷ, Liên Hợp Quốc thúc đẩy các nguyên tắc về bình đẳng và công bằng xã hội, đồng thời cung cấp các ý kiến tư vấn khách quan, trình độ kỹ thuật và tạo khả năng tiếp cận tri thức toàn cầu và kinh nghiệm địa phương nhằm đối phó với các thách thức phát triển của Việt Nam.

Cùng tác nghiệp, Liên Hợp Quốc là một đối tác mạnh trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội và bảo trợ cho người dân Việt Nam, trong đó đặc biệt chú trọng đến các nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất như những người di cư, những người bị nhiễm HIV và các dân tộc thiểu số. Liên Hợp Quốc đồng thời hỗ trợ các sáng kiến liên ngành về HIV, truyền thông về giới, và phát triển dựa trên các quyền, bao gồm các hoạt động liên quan đến thanh niên. Khuôn khổ Hỗ trợ Phát triển Liên Hợp Quốc 2006-2010 bắt nguồn từ các nguyên tắc cơ bản và áp dụng cách tiếp cận dựa trên các quyền của Liên Hợp Quốc đối với một loạt các vấn đề chính yếu do Chính phủ Việt Nam và Nhóm Liên Hợp Quốc tại Việt Nam xác định.

Là một thành viên của Liên Hợp Quốc và tham gia ký kết Tuyên bố Thiên niên kỷ, Việt Nam ủng hộ các Cơ quan Liên Hợp Quốc trong việc thúc đẩy cách tiếp cận phát triển lấy con người làm trung tâm và dựa trên các quyền làm cơ sở. Tuyên bố Thiên niên kỷ và các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) trong Tuyên bố đã đặt ra tầm nhìn phát triển hòa nhập nhằm mở rộng sự lựa chọn của mọi tầng lợp dân cư trong xã hội và ưu tiên xoá bỏ những trở ngại về cơ cấu, thể chế và văn hoá đối với sự tham gia của người dân vào quá trình phát triển quốc gia.

Nhằm hỗ trợ Việt Nam thực hiện cam kết phát triển có sự tham gia của toàn xã hội, Liên Hợp Quốc đã cung cấp tư vấn chính sách cho Chính phủ; giúp Việt Nam củng cố thể chế thực hiện hiệu quả các chính sách nhằm bảo đảm cho mọi người dân đều được hưởng lợi từ phát triển; cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và một loạt các hình thức hỗ trợ và dịch vụ kháC. Việt Nam cũng là một trong 8 nước thí điểm triển khai Sáng kiến Một Liên Hợp Quốc với mục đích nhằm làm tăng khả năng đáp ứng và tính hiệu quả của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đối với những nhu cầu đang biến đổi nhanh chóng của đất nướC.

Các tổ chức của Liên hợp quốc đang làm việc ở Việt Nam

  • Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO, Food and Agriculture Organization of the United Nations)
  • Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO, United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization)
  • Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc ( UNICEF, United Nations Children’s Fund)
  • Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, WORLD HEALTH ORGANIZATION)
  • Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO, The International Labour Organization)
  • Tổ chức Di dân quốc tế (IOM, The International Organization for Migration)
Bài tập 9 trang 7 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Hãy nêu mối quan hệ giữa cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) với sự ra đời của hai tổ chức thế giới là Hội Quốc Liên và Liên hợp quốc.

Trả lời:

  • Cả hệ thống Vecsxai - Oasinhtơn và Trật tự hai cực Ianta đều là kết quả của những cuộc chiến tranh thế giới đẫm máu trong lịch sử nhân loại.
  • Đều do các cường quốc thắng trận thiết lập để phục vụ những lợi ích cao nhất của họ.
  • Đều có các tổ chức quốc tế được thành lập để giám sát và duy trì trật tự thế giới (Hội Quốc Liên và Liên Hiệp Quốc).
Những điểm khác nhau:

  • Trật tự hai cực Ianta có điểm khác biệt cơ bản so với trật tự thế giới theo hệ thống Vecsxai - Oasinhtơn là sự hiện diện của cực Liên Xô.
  • Trật tự hai cực Ianta đó là sự đối lập giữa hai hệ tư tưởng đại diện cho hệ thống Xã hội Chủ nghĩa và hệ thống Tư bản Chủ nghĩa mà đại diện là cực Liên Xô và cực Mỹ. Mặt khác, nó có vai trò tích cực đối với phong trào cách mạng thế giới.
  • Trật tự theo hệ thống Vềcxai - Oasinhtơn không có sự khác biệt hay đối lập về hệ tư tưởng và cũng không có vai trò tích cực đối với phong trào cách mạng thế giới, trật tự đó chỉ vì quyền lợi của các nước lớn.
  • Về cơ cấu tổ chức và duy trì hòa bình cũng như việc kí kết các hòa ước với các nước bại trận hoàn toàn khác nhau. Trật tự hai cực Ianta thể hiện sự tiến bộ và tích cực hơn hẳn.
  • Liên Hợp Quốc với vai trò là tổ chức đa phương toàn cầu mang tính toàn diện và tiến bộ hơn hẳn so với Hội Quốc Liên (Hội Quốc Liên là tổ chức của các nước lớn, Liên Hợp Quốc là tổ chức mà tất cả các nước đều có quyền tham gia, dù lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu,...).
  • Trong trật tự hai cực Ianta diễn ra cuộc đối đầu gay gắt và kéo dài hơn 40 năm giữa Liên Xô và Mỹ làm cho tình hình thế giới luôn căng thẳng đưa thế giới đến bên bờ vực của cuộc chiến tranh.
  • Sự sụp đổ của hai trật tự thế giới dẫn đến những hệ quả khác nhau.Hệ thống Vềcxai - Oasinhtơn sụp đổ dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai, còn trật tự hai cực Ianta sụp đổ dẫn tới sự tan rã của Liên Xô và kết thúc thời kì chiến tranh lạnh và hình thành xu thế thế giới mới.
 

Hanamizuki

New member
Xu
0
Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 1 - Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giờ thứ hai (1945 - 1949)
Câu 1. Địa điểm và thời gian tổ chức Hội nghị Ianta:

A. Tại Liên Xô vào ngày 4 đến 11/2/1945

B. Tại Mĩ vào ngày 14 đến 22/2/1945

C. Tại Pháp vào ngày 24 đến 28/2/1945

D. Tại Anh vào ngày 16 đến 24/2/1945

Câu 2. Vấn đề quan trọng hàng đầu và cấp bách nhất đặt ra cho các nước đồng minh tại Hội nghị Ianta là:

A. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít

B. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh

C. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.

D. Giải quyết vấn đề các nước phát xít chiến bại.

Câu 3. Theo thỏa thuận các nước đồng minh tại Hội nghị Ianta, khu vực Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của:

A. Liên Xô B. Mĩ

C. Anh D. Các nước phương Tây

Câu 4. Nội dung nào sau đây không phải là quyết định của Hội nghị Ianta?

A. Thành lập tòa án quốc tế Nuyrambe để xét xử tội phạm chiến tranh.

B. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh và tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.

C. Thống nhất về việc thành lập tổ chức Liên Hợp quốc.

D. Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm gải giáp quân đội phát xít.

Câu 5. Tổ chức nào sau đây không phải là tổ chức của Liên hợp quốc?

A. WHO B. UNICEF C. UNESCO D. WTO

Câu 6. Trụ sở của tổ chức Liên Hợp quốc được đặt ở đâu?

A. NewYork B. Oasinhton C. California D. Boston

Câu 7. Một trong những mục đích của tổ chức Liên Hơp quốc là

A. trừng trị các hoạt động gây chiến tranh

B. thúc đẩy quan hệ thương mại tự do

C. duy trì hòa bình và an ninh thế giới

D. ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường

Câu 8. Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực vào ngày

A. 25/10/1945 B. 26/6/1945 C. 24/9/1945 D. 24/10/1945

Câu 9. Cơ quan giữ vai trò trọng yếu hàng đầu của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới là

A. Đại hội đồng B. Hội đồng Bảo an C. Hội đồng kinh tế - xã hội D. Ban Thư kí

Câu 10. Nhiệm kì của các nước ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là

A. 2 năm B. 3 năm C. 4 năm D. 5 năm

Câu 11. Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc vào thời gian nào và thành viên thứ bao nhiêu của tổ chức Liên hợp quốc?

A. Tháng 7/ 1995, thành viên thứ 148 B. Tháng 9/ 1975, thành viên thứ 148

C. Tháng 9/ 1977, thành viên thứ 149 D. Tháng 9/ 1977, thành viên thứ 150

Câu 12. Vai trò quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc là

A. duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

B. thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước trên thế giới.

C. giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột khu vực

D. giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế.

Câu 13. Sự kiện nào được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô gây ra tình trạng Chiến tranh lạnh của Mĩ?

A. 6-1947, Mĩ đề ra kế hoạch Macsan

B. 5-1955, Cộng hòa Liên bang Đức được kết nạp vào khối NATO

C. 3-1947, Bản thông điệp của Tổng thống Mĩ gởi đến Quốc hội

D. 4-1949, Mĩ cùng các nước Tậy Âu thành lập NATO

Câu 14. Chính sách Chiến tranh lạnh gắn liên với

A. Học thuyết Aixenhao B. Học thuyết Nichxơn

C. Học thuyết Truman C. Học thuyết Kennơđi

Câu 15. Liên minh quân sự lớn nhất của các nước phương Tây do Mĩ đứng đầu nhằm chống Liên Xô và các nước Đông Âu là

A. ANZUS B. CENTO

C. SEATO D. NATO

Câu 16. Nội dung cơ bản của học thuyết Truman là

A. củng cố chính quyền và đẩy lùi phong trào đấu tranh yêu nước ở Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kì

B. sự tập hợp lực lượng và phản ứng của Mĩ trước những thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở châu Âu

C. biến Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kì thành những căn cứ tiền phương chống chủ nghĩa xã hội ở châu Âu

D. gạt bỏ ảnh hưởng của Anh và xác lập ảnh hưởng của Mĩ ở Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kì

Câu 17. Sự kiện nào đánh dấu Chiến tranh lạnh kết thúc?

A. Hiệp định về những cơ sở của những quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức (1972)

B. Goocbachop và Bus (cha) gặp nhau tại Manta (1989)

C. Hiệp ước hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (1972)

D. Định ước Henxenki (1975)

Câu 18. Nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy hai cường quốc Mĩ và Liên Xô chấm dứt Chiến tranh lạnh là

A. sự chạy đua vũ trang đã làm suy giảm thế mạnh của hai nước trên thế giới

B. Sự đối đầu giữa hai nước trong bốn thập kỉ qua đã bất phân thắng bại

C. trên thế giới đã xuất hiện xu thế hòa hoãn, hai bên không nhất thiết phải duy trì xu thế đối đầu

D. để mở ra chiều hướng và những điều kiện để giải quyết các tranh chấp và xung đột quốc tế bằng biện pháp hòa bình

Câu 19. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những cuộc xung đột vũ trang trong thời kì sau Chiến tranh lạnh là

A. mâu thuẫn về sắc tộc tôn giáo và tranh chấp lãnh thổ

B. do vấn đề năng lượng nguyên tử và vũ khí hạt nhân

C. sự đua tranh của các cường quốc trong việc thiết lập trật tự thế giới mới

D. do tác đông của chủ nghĩa khủng bố quốc tế

Câu 20. Sự kiên nào đặt các quốc gia dân tộc đứng trước thách thức của chủ nghĩa khủng bố

A. Liên xô sụp đổ

B. sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta

C. tổ chức vacsava chấm dứt hoạt động

D. nước Mĩ bị tấn công bất ngờ vào 11-9-1-2001

Câu 21. Những nước nào dưới đây không phải là thành viên sáng lập khối NATO năm 1949 do Mĩ cầm đầu?

A. Đan Mạch, Na Uy, Bồ Đào Nha B. Anh, Pháp, Hà Lan

C. CHLB Đức, Tây Ban Nha, Hy Lạp D. Italia, Bỉ, Lucxambua

Câu 22. Tháng 6-1947, diễn ra sự kiện gì có liên quan đến các nước Tây Âu?

A. Mĩ thành lập khối quân sự NATO B. Mĩ Thành lập khối SEATO

C. Mĩ phát động Chiến tranh lạnh D. Mĩ đề ra kế hoạch Macsan

Câu 23. Hiệp ước Vácsava, một liên minh chính trị-quân sự giữa Liên Xô và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa được thành lập vào thời gian nào và mang tính chất gì?

A. Thành lập tháng 5-1955, mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa.

B. Thành lập vào tháng 7-1955, mang tính chất chạy đua vũ trang với Mĩ.

C. Thành lập vào tháng 5-1949, mang tính chất cạnh tranh với Mĩ về chạy đua vũ trang.

D. Thành lập tháng 5-1952, mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 24. Sắp xếp các sự kiện sau đây theo thứ tự thời gian từ trước cho tới sau:

  1. Mĩ cùng các nước phương Tây thành lập NATO;
  2. Mĩ thông qua kế hoạch Macsan;
  3. Hiệp ước Vacsava được thành lập;
  4. Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)
A. 1,4,3,2 B. 2,4,3,1

C. 2,4,1,3 D. 4.3.1.2

Câu 25. Tổ chức quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) được Mĩ và các nước phương Tây đã thành lập tai

A. Pari (Pháp) B. Luân Đôn (Anh)

C. Oasinhtơn (Hoa Kì) D. Bruc xen (Bỉ)

Câu 26: Đầu tháng 8-1975, 35 nước châu Âu cùng với những nước nào ký kết định ước Henxinki?

A. Cùng với Mĩ và Liên Xô B. Cùng với Mĩ và Pháp

C. Cùng với Mĩ và Canada D. cùng với Mĩ và Anh

Câu 27: Đầu tháng 12-1989, trong cuộc gặp gỡ không chính thức giữa Tổng Bí thư Đảng Cộng sàn Liên Xô Goocbachop và Tổng thỗng Mĩ Busơ diễn ra ở đầu?

A. Ở Luân Đôn (Anh) B. Ở Ianta (Lien Xô)

C. Ở Manta (Địa Trung Hải) D. Oasinh tơn (Mĩ)

Câu 28: Tháng 12-1989, Tổng Bí thư Đảng Cộng sàn Liên Xô Goocbachop và Tổng thỗng Mĩ Busơ gặp nhau tại Manta để làm gì?

A. Tuyên bố chấm dứt việc chạy đua vũ trang

B. Tuyên bố hạn chế sản xuất vũ khí hạt nhân

C. Tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lanh”

D. Tuyên bố hai nước hợp tác để giải quyết các vấn đề hòa bình, an ninh cho nhân loại

Câu 29: Tháng 1-1949, gắn liền với sự kiện lịch sử nào ở châu Âu?

A. Thành lập tổ chức NATO B. Thành lập tổ chức Vacsava

C. Thành lập tổ chức SEV D. Mĩ thực hiện kế hoạch Macsan

Câu 30: Tháng 8-1975, 33 nước ở châu Âu cùng với Mĩ và Ca na đa đã kí định ước Hen xenki đã tạo ra

A. cơ chế hợp tác giữa các nước về kinh tế

B. cơ chế để giải quyết đến vấn đề hòa bình, và an ninh ở châu Âu

C. cơ chế để giải quyết đến vấn đề nóng như ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số…. ở châu Âu

D. sự hợp tác, liên kết để cùng nhau chống liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa

Câu 31: Xu thế hòa bình và hợp tác bắt đầu từ thời gian

A. nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX

B. nửa đầu những năm 80 của thế kỉ XX

C. nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX

D. nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX

Câu 32: Ý nào phản ánh không đúng hậu quả của Chiến tranh lạnh là

A. thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, có lúc đứng trước nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới mới

B. mối quan hệ đồng minh chống phát xít bị phá vỡ, thay vào đó là tình trạng đối đầu giữa Liên Xô và Mĩ

C. các nước phải chi phí một khối lượng khổng lồ về tiền của và sức người để chạy đua vũ trang

D. chủ nghĩa khủng bố xuất hiện đe doa đến nền an ninh của các quốc gia

Câu 33: Năm 1947, Tổng thống Truman đề nghị viện trợ 400 triệu đô la cho hai nước Hy Lạp và Thỗ Nhĩ kì nhằm

A. biến hai nước này thành những căn cứ tiền phương để chống Liên Xô và các nước Đông Âu từ phía nam của các nước này

B. biến hai nước này thành đồng minh thân cận của Mĩ để đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

C. biến hai nước này thành những căn cứ tiền phương để chống Liên Xô và đàn áp phong trào cách mạng đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới

D. biến hai nước này thành những căn cứ tiền phương để chống Liên Xô

Câu 34: Chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới khi Mĩ và Liên Xô

A. thành lập khối NATO và Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)

B. thành lập khối Vacsava và Mĩ thực hiện kế hoạch Mác san

C. thành lập khối NATO và Vacsava

D. Mĩ thực hiện kế hoạch Macsan và sự ra đời của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)

Câu 35: Trong quá trình triển khai chiến lược toàn cầu Mĩ, Mĩ đã thu được một số kết quả ngoại trừ việc

A. lôi kéo được nhiều nước đồng minh đi theo và ủng hộ Mĩ

B. ngăn chặn đẩy lùi được CNXH trên phạm toàn thế giới

C. làm chậm quá trình giành độc lập của nhiều nước trên thế giới

D. làm cho nhiều nước bị chia cắt trong thời gian dài

Câu 36: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự đối đầu gay gắt giữa Liên Xô và Mĩ sau chiến tranh thế hai là

A. do hai nước đều muốn làm bá chủ thế giới

B. do sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược của hai nước

C. Mĩ muốn thiết lập thế giới đơn cưc dựa tyển sức mạnh về kinh tế và quân sự

D. Liên Xô giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc thắng lợi đã làm thu hẹp hệ thống thuộc địa của Mĩ

Câu 37: Những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, mối lo ngại nhất của Mĩ là gì?

A. CNXH đã trở thành hệ thống thế giới, trải dài Đông Âu đến châu Á

B. Nhật Bản và Tây Âu đã vươn lên trở thành trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới

C. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời

D. Liên Xô đã chế tạo thành công bom Nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mĩ

Câu 38: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ Mĩ và Liên xô đã thay đổi như thế nào?

A. Chuyển từ đối đầu sang đối thoại

B. Từ đồng minh chuyển sang đối đầu và dẫn đến chiến tranh lạnh

C. Hai nước đã tiến hành hợp tác để giải quyết nhiều vấn đè quan trọng của thế giới

D. Mâu thuẫn gay gắt về quyền lộ trên thế giới

Câu 39: Nhân tố chủ yếu đã chi phối các quan hệ quốc tế trong hơn bốn thập kỉ nửa sau của thế kỉ XX là

A. sự cạnh tranh khốc liệt về thị trường và thuộc địa giữa các nước tư bản

B. xu thế liên minh khu vực và quốc tế

C. chiến tranh lạnh

D. sự hình thành ba trung tâm kinh tế-tài chính trên thế giới

Câu 40: Sự khác biệt căn bản nhất giữa chiến tranh lạnh với các cuộc chiến tranh thế giới đã diến ra là

A. làm cho thế giới luôn trong tình trạng đối đầu căng thẳng

B. chủ yếu diễn ra giữa Mĩ và Liên Xô

C. diễn ra trên mọi lĩnh vực, trừ xung đột trực tiếp về quân sự giữa Mĩ và Liên Xô

D. diễn ra dai dẳng, giằng co, bất phân thắng bại
 

Trang Dimple

New member
Xu
38
Lịch sử 12 Cơ bản Bài 1 SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945-1949)
Một số khái niệm, thuật ngữ lịch sử cơ bản

- Trật tự thế giới: Là sự sắp xếp phân bổ và cân bằng quyền lực giữa các cường quốc nhằm duy trì sự ổn định của quan hệ quốc tế. Trật tự thế giới chỉ có tình tương đối do sự so sánh giữa các cương quốc.

- Hội nghị Pốtxđam: Hội nghị được tổ chức ở Đức từ ngày 17/7 đến ngày 2/8/1945với sự tham gia của nguyên thủ ba nước Liên Xô – Mĩ – Anh về việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương, về vấn đề Triều Tiên.

- Hiến chương: Văn kiện công bố những yêu sách lớn, qui định chung để cùng nhau thực hiện.

- Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc: Cơ quan thường trực quan trọng nhất của Liên Hợp Quốc, gồm 5 ủy viên thường trực là Liên Xô (bây giờ là Liên bang Nga), Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng này là các ủy viên thường trực phải nhất trí hay không phủ quyết thì nghị quyết cảu Hội đồng mới có giá trị đem ra thực hiện.

- Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV): Thành lập ngày 8/1/1948 với sự tham gia của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu và sau đó một số nước xã hội chủ nghĩa ở châu Á (trong đó có Viêt Nam ) tham gia Mục đích của SEV là tiếp tục củng cố và hoàn thiện sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế, kĩ thuật, giảm dần sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế. Do sự khủng hoảng và sụp đổ của hệ thống XHCN, năm 1990 các thành viên đã nhất trí giải thể tổ chức này.

- Kế hoạch Mácsan: Kế hoạch bành trướng kinh tế do Mácsan đề ra ngày 5/6/1947 dưới danh nghĩa “viện trợ” cho các nước châu Âu khôi phục lại kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Thực chất của kế hoạch này là tạo điều kiện cho Mĩ vươn lên hàng đầu, điều khiển và can thiệp sâu hơn vào công việc nội bộ các nước khác (nước nào nhận viện trợ của Mĩ thì không được quan hệ bới Liên Xô, các nước Đông Âu, cho Mĩ xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình,…)..
 

Trang Dimple

New member
Xu
38
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 12! Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài


  1. Lịch sử 12 Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)
  2. Lịch sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 2000). Liên Bang Nga (1991 – 2000)
  3. Lịch sử 12 Bài 3: Các nước Đông Bắc Á
  4. Lịch sử 12 bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
  5. Lịch sử 12 bài 5: Các nước Châu Phi và Mĩ La Tinh
  6. Lịch sử 12 bài 6: Nước Mĩ
  7. Lịch sử 12 bài 7: Tây Âu
  8. Lịch sử 12 bài 8 Nhật Bản
  9. Lịch sử lớp 12 bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
  10. Lịch sử 12 bài 10: Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX
  11. Lịch sử lớp 12 bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000
  12. Lịch sử 12 bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
  13. Lịch sử 12 bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930
  14. Lịch sử 12 bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935
  15. Lịch sử 12 bài 15: Phong trào dân chủ 1936-1939
  16. Lịch sử 12 bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945) - Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời
  17. Lịch sử 12 bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946
  18. Lịch sử 12 bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)
  19. Lịch sử 12 bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953)
  20. Lịch sử 12 bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)
  21. Lịch sử 12 bài 21: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)
  22. Lịch sử 12 bài 22: Nhân dân hai miền chiến đấu chống đế quốc Mĩ, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)
  23. Lịch sử 12 bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)
  24. Lịch sử lớp 12: Bài 24 - Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của kháng chiến chống Mĩ cứu nước năm 1975
  25. Lịch sử 12 Bài 25 Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976-1986)
  26. Lịch sử 12 Bài 26 Đất nước trên con đường đổi mới đi lên Chủ nghĩa Xã Hội (1986-2000)
  27. Lịch sử 12 bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top