• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Chia Sẻ Các nước châu Phi và khu vực Mĩ latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai có gì thay đổi?

Trang Dimple

New member
Xu
38
Châu Phi là một khu vực rộng lớn nhưng phần lớn châu lục là xa mạc, khí hậu khắc nghiệt, kinh tế lạc hậu. Trước chiến tranh, khu vực này đều là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. Khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước châu Phi bùng nổ mạnh mẽ và giành thắng lợi. Nhân dân châu Phi bắt tay vào xây dựng và phát triển nhưng gặp rất nhiều khó khăn như dịch bệnh, thiếu lương thực, nội chiến, xung đột sắc tộc.

Giống như châu Phi, khu vực Mĩ latinh bắt đầu cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, đặc biệt là phong trào của nhân dân Cuba. Sau đó là quá trình phát triển và xây dựng đất nước.

Vậy sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình kinh tế, chính trị của các nước ở châu Phi và khu vực Mĩ latinh có gì thay đổi? Cuộc cách mạng của nhân dân Cuba diễn ra như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giải đáp những vấn đề này.

Bài 5 - CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ CHÂU MỸ LA-TINH
I. CÁC NƯỚC CHÂU PHI

phi_sai__1945_500.jpg

Lược đồ Châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai .


DT:30,3 tr km2 , 800 triệu người(2002) , gồm 54 quốc gia lớn nhỏ .

1.Vài nét về cuộc đấu tranh giành độc lập.

a. Sau chiến tranh thế giới thứ hai :phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi bùng nổ mạnh trước hết là ở Bắc Phi:
- Mở đầu là cuộc binh biến của binh lính và sĩ quan yêu nước Ai Cập (1952), lật đổ vương triều Pharuc, chỗ dựa của thực dân Anh, lập ra nước Cộng hòa Ai Cập ( 18/6/1953).
- Tiếp theo là Libi ( 1952), An-giê-ri .(1954-1962)
b.Nửa sau thập niên 50, hệ thống thuộc địa của thực dân ở châu Phi tan rã, nhiều quốc gia giành được độc lập như :
- 1956 Tuy-ni-di, Ma-rốc, Xu-đăng,
- 1957 Gana...
- 1958 Ghi nê .
c.Đặc biệt năm 1960 là "
Năm châu Phi" với 17 nước được trao trả độc lập.
d. Năm 1975, thắng lợi của cách mạng Ăng-gô-la và Mô-dăm-bích đã chấm dứt chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng và hệ thống thuộc địa của Bồ Đào Nha bị tan rã .
e. Từ 1975 đến nay:


- Hoàn thành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ, giành độc lập dân tộc với sự ra đời của nước Cộng hòa Dim-ba-bu-ê (1980) và Namibia (03/1990).
- Tại Nam Phi, trước áp lực đấu tranh của người da màu, bản Hiến pháp 11-1993, chế độ phân biệt chủng tộc (Apartheid) bị xóa bỏ.
- Trong cuộc bầu cử đa chủng tộc đầu tiên, ông Ne- xơn Man- đê -la (Nelson Mandela) trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của nước Cộng hòa Nam Phi (1994).


2. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội:

Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi xây dựng đất nước ,đã thu được một số thành tựu kinh tế – xã hội.

Tuy nhiên, nhiều nước châu Phi vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định (đói nghèo, xung đột, nội chiến, bệnh tật, mù chữ, bùng nổ dân số, nợ nước ngoài…).

Tổ chức thống nhất Châu Phi (OAU) – 5-1963 , sau đổi là Liên minh Châu Phi (AU) triển khai nhiều chương trình phát triển của Châu lục

Con đường phát triển của châu Phi còn phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ.

II. CÁC NƯỚC MỸ LATINH

luoc_do_khu_vuc_mi_la-tinh_sau_nam_1945_500.jpg


Lược đồ khu vực Mỹ La Tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai

Gồm 33 nước . 20,5 triệu km2, 531 triệu dân (2002) ,giàu nông –lâm sản và khoáng sản.

1. Vài nét về quá trình đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc.

Đầu thế kỷ XX đã giành độc lập từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nhưng sau đó lệ thuộc Mỹ

Sau chiến tranh thế giới thứ hai là “sân sau “, là thuộc địa kiểu mới của Mỹ.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mỹ bùng nổ và phát triển. Tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cu Ba:

* Tại Cu ba :
+ Tháng 3/1952, Mỹ giúp Ba-ti-xta lập chế độ độc tài quân sự, xóa bỏ Hiến pháp 1940, cấm các đảng phái chính trị hoạt động, bắt giam và tàn sát nhiều người yêu nước…
+ Nhân dân Cu Ba đấu tranh chống chế độ độc tài Ba-ti-xta dưới sự lãnh đạo của Phi-đen Ca-xtơ-rô.
+ Ngày1/1/1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ, nước Cộng hòa Cu Ba thành lập.
+ Sau khi cách mạng thành công , Cu ba tiến hành cải cách dân chủ.
+ 1961 tiến hành Cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Với sự nỗ lực của nhân dân và sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nhĩa đạt nhiều thành tựu như xây dựng công nghiệp với cơ cấu ngành hợp lý , nông nghiệp đa dạng , đạt thành tựu cao về văn hóa, giáo dục , y tế , thể thao….


* Các nước khác

- Tháng 8/1961, Mỹ lập tổ chức Liên minh vì tiến bộ lôi kéo các nước Mỹ La-tinh nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Cu Ba.
- Từ thập niên 60 -70, phong trào đấu tranh chống Mỹ và chế độ độc tài thân Mỹ giành độc lập phát triển mạnh giành nhiều thắng lợi.


Thí dụ:

+ 1964-1999 Panama đấu tranh và thu hồi chủ quyền kênh đào Panama
+ 1962 Ha mai ca , Tri ni đát , Tô ba gô .
+ 1966 là Guy a na, Bác ba đốt
+ 1983 có 13 nước độc lập ở Ca ri bê


- Với nhiều hình thức: bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân, đấu tranh nghị trường, đấu tranh vũ trang…. , biến châu lục này thành “lục địa bùng cháy” (tiêu biểu là phong trào đấu tranh vũ trang ở Vê-nê-xu-ê-la, Pê-ru…)
- Kết quả chính quyền độc tài ở Mỹ La tinh bị lật đổ , chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập .


2. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội:

- Sau khi khôi phục độc lập, các nước Mỹ La-tinh đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, nhiều nước trở thành những nước công nghiệp mới (NIC) như Brazil, Argentina, Mehico.

Tại Cu ba :

+ Sau khi cách mạng thành công , Cu ba tiến hành cải cách dân chủ.
+ 1961 tiến hành Cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Với sự nỗ lực của nhân dân và sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nhĩa đạt nhiều thành tựu như xây dựng công nghiệp với cơ cấu ngành hợp lý , nông nghiệp đa dạng , đạt thành tựu cao về văn hóa, giáo dục , y tế , thể thao….
- Trong thập niên 80, các nước bị suy thoái nặng nề về kinh tế, lạm phát tăng nhanh, nợ nước ngoài chồng chất, dẫn đến nhiều biến động chính trị (Argentina, Bolivia, Brazil, Chi Lê…)
- Sang thập niên 90, kinh tế Mỹ La-tinh có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ lạm phát giảm mạnh, đầu tư nước ngoài tăng… .Tuy nhiên, Mỹ La-tinh vẫn còn nhiều khó khăn về kinh tế – xã hội (đặc biệt tham nhũng là quốc nạn, phân phối không công bằng , nợ nước ngoài ).
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Hanamizuki

New member
Xu
0
Giải bài tập SGK Lịch sử 12 bài 5: Các nước Châu Phi và Mĩ La Tinh
Câu 1: Tại sao năm 1960 được gọi là “năm Châu Phi”?

Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” bởi có 17 nước được trao trả độc lập, đánh dấu sự sụp đổ cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ.

Câu 2: Lập bảng thống kê các thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi từ sau chiến tranh thế giới thứ hai?

Mở đầu là cuộc binh biến của binh lính và sĩ quan yêu nước Ai Cập (1952), lật đổ vương triều Pharuc, chỗ dựa của thực dân Anh, lập ra nước Cộng hòa Ai Cập ( 18/6/1953).

  • Năm 1960 là năm châu Phi khi 17 nước được trao trả độc lập, đánh dấu sự sụp đổ cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ.
  • Năm 1975, thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla, về cơ bản đã chấm dứt chủ nghĩa thực dân cũ ở Châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó.
Từ sau năm 1975, nhân dân các thuộc địa còn lại ở Châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị thực dân cũ, giành độc lập dân tộc.

Câu 3: Hãy nêu khái quát những thắng lợi của cuộc đấy tranh giành và vảo vệ độc lập của nhân dân Mĩ La Tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai?

  • Cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển. Tiêu biểu là thắng lợi của CM Cuba dưới sự lãnh đạo của Phiđen Cáttơrô
  • Tháng 3/1952 với sự giúp đỡ của Mĩ, Batixta đã thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cuba.
  • Trong bối cảnh đó, nhân dân Cuba đã đứng lên đấu tranh chống chế độ độc tài. Ngày 1/1/1959 chế độ Batixta sụp đổ, nước cộng hòa Cuba ra đời.
  • Tháng 8/1961, Mĩ đề xướng việc tổ chức “Liên minh vì tiến bộ” để lôi kéo các nước Mĩ La Tinh. Từ thập niên 60 -70 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ ở khu vực càng phát triển và thu nhiều thắng lợi.
Câu 4: Hãy nêu những thành quả chính trong công cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai.Những khó khăn mà châu lục này đang phải đối mặt là gì?

Những thành quả chính trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân châu Phi:

  • Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt cũng là thời điểm bùng nổ cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước châu Phi. Mở đầu là cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (3-7-1952) lật đổ Vương triều Pharúc, chỗ dựa của thực dân Anh, lập nên nước Cộng hoà Ai Cập (18-6-1953). Cùng năm 1952, nhân dân Libi giành được độc lập. Sau 8 năm đấu tranh vũ trang chông Pháp (1954 - 1962), nhân dân Angiêri đã giành được thắng lợi.
  • Tuynidi, Marốc và Xuđăng được trao trả độc lập năm 1956, Gana - năm 1957, Ghinê - năm 1958...
  • Đặc biệt, lịch sử ghi nhận năm 1960 là Năm châu Phi với 17 nước tuyên bố độc lập. Năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha, chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã.
  • Sau đó, nhân dân Nam Rôđêdia xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Dimbabuê (18-4-1980). Ngày 21-3-1990, Namibia tuyên bố độc lập sau khi thoát khỏi sự thống trị của Nam Phi.
  • Tháng 2-1990, chế độ phân biệt chủng tộc "Apácthai" bị xoá bỏ. Sau đó, với cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc đầu tiên ở Nam Phi (4-1994), Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hoà Nam Phi. Sự kiện này đánh dấu sự chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc dã man, đầy bất công, một biểu hiện của chủ nghĩa thực dân.
  • Những khó khăn mà châu lục này đang phải đối mặt đó chính là: nhiều nước châu Phi vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định (đói nghèo, xung đột, nội chiến, bệnh tật, mù chữ, bùng nổ dân số, nợ nước ngoài…).
Câu 5: Hãy trình bày những thành tựu và khó khăn về kinh tế-xã hội của các nước Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • Các nước Mĩ La Tinh đã có nhiều cố gắng trong công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội.
  • Trong hơn 40 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, từ một nền công nghiệp độc canh cây mía, công nghiệp đơn nhất khai mở, Cu Ba đã có nền kinh tế cân đối với cơ cấu ngành nghề hợp lí.
  • Từ thập kỉ 50 đến cuối thập kỉ 70 của thế kỉ XX, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của các nước Mĩ Latinh là 5,5%. GDP năm 1960 là 69,4 tỉ USD; đến năm 1979, con số này tăng lên 599,3 tỉ USD…
  • Trong thập kỉ 80, nhiều nước Mĩ Latinh lâm vào tình trạng suy thoái kinh tế, lạm phát tăng nhanh, chính trị mất ổn định, tốc độ tăng trưởng giảm sút (1986 là 0,3%, 1989 là 0,5%). Nợ nước ngoài lên tới 410 tỉ USD (1989).
  • Bước sang thập kỉ 90, nền kinh tế Mĩ Latinh có chuyển biến tích cực hơn như tỉ lệ lạm phát được hạ xuống, đầu tư nước ngoài vào Mĩ Latinh gia tăng (trên 70 tỉ USD năm 1994), đứng hàng đằng sau Đông Á.
 

Hanamizuki

New member
Xu
0
Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 5 - Các nước châu Phi và Mĩ Latinh
* Mức độ nhận biết

Câu 1. Từ sau thế chiến thứ hai (1945), phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi nổ ra sớm nhất ở khu vực

A. Bắc Phi B. Nam Phi C. Đông Phi D. Tây Phi

Câu 2. Phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ăng gô la, Mô dăm bích nhằm đánh đổ ách thống trị của

A. phát xít Nhật

B. phát xít Italia

C. thực dân Tây Ban Nha

D. thực dân Bồ đào Nha

Câu 3. Sự kiện gắn với tên tuổi của Nen – xơn Man – đê – la là

A. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi

B. Chiến sĩ nổi tiếng chống ách thống trị của bọn thực dân

C. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở An – giê – ri

D. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Ăng – gô – la

Câu 4. Mở đầu phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân Châu Phi trong những năm 50 của thế kỉ XX là nước

A. Ai Cập B. MaRốc C. Xuđăng D. Môdămbích.

Câu 5. Tổng thống da đen đầu tiên của nước cộng hòa Nam Phi là

A. Nenxơn Manđêla. B. Catada B. Phiđen Cátxtơrô. D. Nenxơn Cácxô.

Câu 6. Chính sách Mĩ đã dùng để khống chế các nước khu vực Mĩ La-tinh là

A. “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đô-la”.

B. “Cây gậy” và “Củ cà rốt”.

C. Chính sách “Cái gậy lớn”.

D. Chính sách “Ngoại giao đồng đô-la”.

* Mức độ thông hiểu. (6 Câu)

Câu 1. Vì sao Mĩ La - tinh được gọi là “lục địa bùng cháy”từ sau Chiến Tranh Thế Giới II?

A. Ở Mĩ La Tinh thường xuyên xảy ra cháy rừng.

B. Ở Mĩ La Tinh có nhiều núi lửa hoạt động.

C. Ở Mĩ La Tinh có cách mạng Cuba bùng nổ.

D. Khởi nghĩa vũ trang là hình thức chủ yếu trong cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ.

Câu 2. Năm 1960, đã đi vào lịch sử với tên gọi là “năm châu Phi”, vì sao?

A. Có nhiều nước ở Châu Phi được trao trả độc lập

B. Châu phi là châu có phong trào giải phóng dân tộc phát triển sớm nhất, mạnh nhất

C. Có 17 nước ở châu Phi được trao trả độc lập

D. Châu Phi là “Lục địa trỗi dậy”

Câu 3. Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ la-tinh là ai?

A. Chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới

B. Chế độ phân biệt chủng tộc

C. Chủ nghĩa thực dân cũ

D. Giai cấp địa chủ phong kiến

Câu 4. Từ nào chỉ dùng để chỉ phong trào đấu tranh cách mạng ở các nước Mĩ La-tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. “Lục địa bùng cháy.”

B. “Lục địa mới trỗi dậy”

C. “Sân sau của Mĩ.”

D. “Chàng khổng lồ thức dậy sau giấc ngủ dài”.

Câu 5. Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người dân da đen ỏ Nam Phi là

A. Chủ nghĩa Apác thai B. Chủ nghĩa thực dân cũ

C. Chủ nghĩa thực dân mới D. Chủ nghĩa thực dân cũ và mới

Câu 6. Châu Phi là châu lục có diện tích đứng thứ mấy trên thế giới?

A. Thứ 3. B. Thứ 4. C. Thứ 2. D. Thứ 1.

* Mức độ vận dụng. (5 Câu)

Câu 1. Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về căn bản chủ nghĩa thực dân cũ, cùng hệ thống thuộc địa cũ của nó ở châu Phi?

A. 11/1975, nước Cộng hòa nhân dân Ăn gô la ra đời

B. 1960, năm châu Phi

C. 1962, năm An giê ri được công nhận độc lập

D. 1994, Nen-Xơn Man -đê-la trở thành Tổng Thống da đen đầu tiên của nước cộng hòa Nam phi

Câu 2. Nen xơn Man – đê – la trở thành tổng thống Nam Phi đánh đấu sự kiện lịch sử gì?

A. Sự chấm dứt chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở châu Phi kéo dài ba thế kỉ

B. Sự sụp đổ hòan toàn của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới

C. Đánh dấu sự bình đẳng của các dân tộc, màu da trên thế giới

D. Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi

Câu 3. Nước được mệnh danh là “Lá cờ trong phong trào giải phóng dân tộc Mĩ latinh” là

A. Cuba B. Ac – hen – ti – na C. Braxin D. Mê – hi – cô

Câu 4. Phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các nước nào ở Châu Á?

A. Việt Nam, Lào, Campuchia.

B. Tung Quốc, Ấn độ.

C. Việt Nam, Trung Quốc.

D. Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

Câu 5. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ dùng ưu thế gì để biến Mĩ la tinh thành sân sau êm đềm của mình?

A. Dùng ưu thế về nước láng giềng.

B. Dùng ưu thế về vũ khí hạt nhân.

C. Dùng ưu thế về kinh tế và quân sự.

D. Dùng ưu thế về kinh tế tài chính.

* Mức độ vận dụng cao. (2 Câu)

Câu 1. Sự khác biệt căn bản giữa phong trào đấu tranh cách mạng ở Châu Phi với Mĩ la tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Châu Phi đấu tranh chống CNTD cũ, khu vực Mĩ la tinh đấu tranh chống CNTD mới.

B. Châu Phi đấu tranh chống CNTD mới, khu vực Mĩ la tinh đấu tranh chống CNTD cũ.

C. Hình thức đấu tranh ở Châu Phi chủ yếu là khởi nghĩa vũ tranh, Mĩ la tinh là đấu tranh chính trị.

D. Lãnh đạo CM ở Châu Phi là giai cấp vô sản, ở Mĩ la tinh là giai cấp tư sản dân tộc.

Câu 2. Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Châu Phi được xếp vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc?

A. Chế độ phân biệt chủng tộc do thực dân xây dựng và nuôi dưỡng.

B. Chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái của CNTD.

C. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là con đẻ của CNTD

D. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có quan hệ mật thiết với CNTD
 

Hanamizuki

New member
Xu
0
Bài tập 1 trang 17,18 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý đúng.

1. Đến năm 2000, châu Phi gổm có

A. 50 quốc gia. C. 53 quốc gia.

B. 51 quốc gia. D. 54 quốc gia.

2. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, những quốc gia giành được độc lập sớm nhất ở châu Phi ỉà

A. Ai Cập và Angiêri. C. Ai Cập và Tuynidi.

B. Ai Cập và Ubi. D. Ai Cập và Marốc.

3. Sự kiện 17 quốc gia ở châu Phi cùng giành được độc lập diễn ra vào năm:

A. 1945. B. 1956. C. 1960. D. 1975.

4. Năm 1975 là mốc đánh dấu sự thất bại vế cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ với sự kiện giành độc lập của

A. Môdămbích và Ănggôla. C. Êtiôpia và Ănggôla.

B. Angiêri và Môdămbích. D. Êtiôpia và Angiêri.

5. Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi đã chấm dứt vào năm

A. 1990. B. 1993. C.1994. D. 1995.

6. Đến năm 2000, khu vực Mĩ Latinh gổm

A. 25 quốc gia. C. 33 quốc gia.

B. 31 quốc gia. D. 35 quốc gia.

7. Phong trào được coi là "lá cờ đầu" của cách mạng Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. cách mạng Mêhicô. C. cách mạng Panama.

B. cách mạng Cuba D. cách mạng Vênêxuêla.

8. Hình thức đấu tranh chủ yếu của các nuớc Mĩ Latinh sau tháng lọi của cách mạng Cuba năm 1959 là

A. đấu tranh vũ trang. C. đấu tranh ngoại giao.

B. đấu tranh nghị trường. D. bất hợp tác.

Trả lời:

1. Chọn đáp án D

2. Chọn đáp án B

3. Chọn đáp án C

4. Chọn đáp án A

5. Chọn đáp án B

6. Chọn đáp án C

7. Chọn đáp án B

8. Chọn đáp án A

Bài tập 2 trang 18,19 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Hãy điền chữ Đ vào ô □ trước câu đúng hoặc chữ S vào ô □ trước câu sai.

□ Trong cuộc xâm lược châu Phi, Anh và Pháp là những nước chiếm được nhiều thuộc địa nhất.

□ Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ.

□ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ở châu Phi, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh nhất là khu vực Bắc Phi.

□ Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa của Pháp tại châu Phi.

□ Angiêri là quốc gia đầu tiên ở châu Phi giành được độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

□ Năm 1975 được gọi là "Năm châu Phi" vì có 17 nước ở châu lục này giành được độc lập.

□ Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của khu vực Mĩ Latinh là lật đổ chính quyền tay sai của Mĩ.

□ Sau khi giành được độc lập, tất cả các nước ở khu vực Mĩ Latinh đều xây dựng đất nước theo con đường TBCN.

Trả lời:

Đ: Trong cuộc xâm lược châu Phi, Anh và Pháp là những nước chiếm được nhiều thuộc địa nhất.

Đ: Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ.

Đ: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ở châu Phi, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh nhất là khu vực Bắc Phi.

Đ: Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa của Pháp tại châu Phi.

S: Angiêri là quốc gia đẩu tiên ở châu Phi giành được độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

S: Năm 1975 được gọi là "Năm châu Phi" vì có 17 nước ở châu lục này giành được độc lập.

Đ: Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của khu vực Mĩ Latinh là lật đổ chính quyền tay sai của Mĩ.

S: Sau khi giành được độc lập, tất cả các nước ở khu vực Mĩ Latinh đều xây dựng đất nước theo con đường TBCN.

Bài tập 5 trang 20 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Hãy điền những nội dung thích hợp vào chỗ chấm (...) trong các câu sau:

1.Năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Môdămbích và ... trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha, chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã.

2. Ngày 1 - 1 - 1959, chế độ độc tài ... sụp đổ, nước .... ra đời do Phiđen Cátxtơrô đứng đầu.

Trả lời:

1. Năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ăng-gô-la trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha, chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã.

2. Ngày 1 - 1 - 1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta sụp đổ, nước Cộng hòa Cu Ba ra đời do Phiđen Cátxtơrô đứng đầu.

Bài tập 7 trang 21 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 có đặc điểm gì ?

Trả lời:

  • Tổ chức thống nhất châu Phi (OAU) thành lập vào ngày 25 – 5 – 1963 (đến năm 2002, đổi tên thành Liên minh châu Phi – AU) giữ vai trò quan trọng trong việc phối hợp hành động và thúc đẩy sự nghiệp đấu tranh cách mạng của các nước châu Phi.
  • Do giai cấp tư sản lãnh đạo cuộc đấu tranh vì giai cấp vô sản chưa trưởng thành, chưa có chính đảng lãnh đạo độc lập.
  • Hình thức đấu tranh chủ yếu là đấu tranh chính trị và thương lượng.
  • Mức độ độc lập và sự phát triển không đồng đều (vùng châu Phi xích đạo chậm, vùng Bắc Phi phát triển nhanh chóng)
Bài tập 8 trang 21, 22 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Hãy trình bày về phong trào cách mạng và sự ra đời của nước Cộng hoà Cuba. Cách mạng Cuba thắng lợi đã có tác động như thế nào đến phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh ?

Trả lời:

  • Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mỹ
    • Tháng 3/1952, Mỹ giúp Ba-ti-xta lập chế độ độc tài quân sự, xóa bỏ Hiến pháp 1940, cấm các đảng phái chính trị hoạt động, bắt giam và tàn sát nhiều người yêu nước…
    • Nhân dân Cu Ba đấu tranh chống chế độ độc tài Ba-ti-xta dưới sự lãnh đạo của Phi-đen Ca-xtơ-rô.
    • Ngày1/1/1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ, nước Cộng hòa Cu Ba thành lập.
    • Sau khi cách mạng thành công, Cu ba tiến hành cải cách dân chủ.
    • 1961 tiến hành Cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
    • Với sự nỗ lực của nhân dân và sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nhĩa đạt nhiều thành tựu như xây dựng công nghiệp với cơ cấu ngành hợp lý, nông nghiệp đa dạng, đạt thành tựu cao về văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao….
  • Tác động
    • Thắng lợi của Cách mạng Cuba năm 1959 cho ra đời nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở khu vực Mĩ Latinh, đưa Cuba trở thành lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh.
    • Thắng lợi đó đã thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ latinh đưa các nước trong khu vực vào thời kì đấu tranh quyết liệt, giành nhiều thắng lợi. Khu vực Mĩ Latinh được mệnh danh là “Lục địa bùng cháy” với hàng loạt các quốc gia tuyên bố độc lập:Vênêxuêna, Nicaragoa, Chilê, Cô lôm bia...
Bài tập 9 trang 22 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Hãy sưu tầm tranh ảnh, tài liệu thể hiện mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước Cuba và Việt Nam.

Trả lời:

Quan hệ Việt Nam - Cuba là mối quan hệ song phương giữa hai nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Cuba, được thiết lập ngày 2/12/1960 giữa Chính phủ Cộng hòa Cuba và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Các điều ước kinh tế - thương mại đã ký:

  • Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CH Cuba về trao đổi thương mại và các hình thức hợp tác kinh tế khác (1996).
  • Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CH Cuba (1995).
  • Hiệp định về hợp tác du lịch giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CH Cuba (1999).
  • Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực kiểm dịch và bảo vệ thực vật giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CH Cuba (1999).
  • Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế thu nhập giữa CHXHCN Việt Nam và CH Cuba (2002).
 

Trang Dimple

New member
Xu
38
Sử 12 Cơ bản Bài 5 - CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ CHÂU MỸ LA-TINH
Một số khái niệm, thuật ngữ lịch sử cơ bản

- Năm châu Phi: năm 1960, 17 quốc gia châu Phi giành được độc lập

- Chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai: Chính sách phân biệt chủng tộc trước đây đã được tiến hành ở Nam Phi. Từ “apartheid” trong tiếng Hà Lan dùng ở châu Phi có nghĩa là “sự tách biệt, riêng biệt”, nó miêu tả sự phân chia chủng tộc giữa thiểu số người da trắng và phần đông dân sốn người da đen. Đảng quốc gia Nam Phi đã tiến hành chính sách Apacthai như một phần trong chiến dịch tranh cử của họ cho cuộc bầu cử năm 1948. Với sự thắng cử của Đảng Quốc Gia Nam Phi, Apacthai đã trở thành chính sách chính trị tại Nam Phi cho tới đầu những năm 1993 bị xóa sổ.

- Chính sách cây gậy lớn: Thuật ngữ chỉ chính sách của Mĩ công khai dùng sức mạnh để nô dịch, thống trị trên các lĩnh vực chính trị, quân sự. Chính sách này được tổng thống Mĩ Rudoven chính thức tuyên bố vào đầu những năm 20 trong quan hệ với các nước Mĩ latinh. Mặc dù đến những năm 30, chính phủ Mĩ tuyên bố thực hiện “láng giêng thân thiện”, trên thực tế vẫn khống chế các nước trong khu vực.
 

Trang Dimple

New member
Xu
38
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 12! Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài


  1. Lịch sử 12 Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)
  2. Lịch sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 2000). Liên Bang Nga (1991 – 2000)
  3. Lịch sử 12 Bài 3: Các nước Đông Bắc Á
  4. Lịch sử 12 bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
  5. Lịch sử 12 bài 5: Các nước Châu Phi và Mĩ La Tinh
  6. Lịch sử 12 bài 6: Nước Mĩ
  7. Lịch sử 12 bài 7: Tây Âu
  8. Lịch sử 12 bài 8 Nhật Bản
  9. Lịch sử lớp 12 bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
  10. Lịch sử 12 bài 10: Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX
  11. Lịch sử lớp 12 bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000
  12. Lịch sử 12 bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
  13. Lịch sử 12 bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930
  14. Lịch sử 12 bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935
  15. Lịch sử 12 bài 15: Phong trào dân chủ 1936-1939
  16. Lịch sử 12 bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945) - Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời
  17. Lịch sử 12 bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946
  18. Lịch sử 12 bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)
  19. Lịch sử 12 bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953)
  20. Lịch sử 12 bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)
  21. Lịch sử 12 bài 21: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)
  22. Lịch sử 12 bài 22: Nhân dân hai miền chiến đấu chống đế quốc Mĩ, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)
  23. Lịch sử 12 bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)
  24. Lịch sử lớp 12: Bài 24 - Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của kháng chiến chống Mĩ cứu nước năm 1975
  25. Lịch sử 12 Bài 25 Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976-1986)
  26. Lịch sử 12 Bài 26 Đất nước trên con đường đổi mới đi lên Chủ nghĩa Xã Hội (1986-2000)
  27. Lịch sử 12 bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top