• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Chia Sẻ Phong trào cách mạng 1930-1935

Trang Dimple

New member
Xu
38
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã tác động nặng nề đến nền kinh tế Đông Dương. Hơn nữa, trong thời gian này, thực dân Pháp đàn áp dã man cuộc khởi nghĩa Yên Bái, tình hình xã hội Việt Nam hết sức căng thẳng. Trong bối cảnh đó, Đảng cộng sản Việt Nam vừa mới ra đời đã kịp thời lãnh đạo phong trào cách mạng trong cả nước, đó là phong trào cách mạng 1930 -1931 mà đỉnh cao là xô viết Nghệ – Tĩnh, một mô hình chính quyền kiểu mới. Nhưng sau đó, thực dân Pháp đã đàn áp khốc liệt phong trào đấu tranh, cách mạng bị tổn thất nghiêm trọng. Vậy phong trào cách mạng đó diễn ra như thế nào? Đường lối chiến lược của gì thay đổi so với giai đoạn trước. Mời các em theo dõi bài học và tìm câu trả lời.

Lịch sử 12 bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935

I. VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1929-1933

1. Tình hình kinh tế

- 1930, do tác động khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế VN suy thoái, bắt đầu từ trong nông nghiệp: lúa gạo bị sụt giá, ruộng đất bỏ hoang: 1933 là 500.000 hécta.

- Công nghiệp: suy giảm.

- Thương nghiệp, xuất nhập khẩu: đình đốn, giá cả đắt đỏ.

- Cuộc khủng hoảng kinh tế ở VN rất nặng nề so với các thuộc địa khác của Pháp cũng như so với các nước trong khu vực .

2. Tình hình xã hội

- Công nhân: bị sa thải, đồng lương ít ỏi

- Nông dân: chịu thuế cao, vay nợ năng lãi, nông phẩm làm ra phải bán giá hạ. Ruộng đất bị địa chủ thâu tóm, bị bần cùng hóa.

- Tiểu thương, tiểu chủ, các nghề thủ công: bị phá sản, bị sa thải, thất nghiệp, tư sản dân tộc gặp khó khăn trong kinh doanh, nhà buôn nhỏ đóng cửa.

- Xã hội Việt Nam có: hai mâu thuẫn cơ bản là :

Dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp (cơ bản)

Nông dân với Địa chủ phong kiến

- Phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển lôi kéo nhiều tầng lớp tham gia .

- Đầu 1930 , khởi nghĩa Yên Bái thất bại , Pháp khủng bố dã man những người yêu nước .

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo nhân dân đứng lên chống phong kiến đế quốc.

II. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 – 1931 VỚI ĐỈNH CAO LÀ VÀ XÔ VIẾT NGHỆ -TĨNH

1. Phong trào cách mạng 1930 – 1931.


a.Phong trào trên toàn quốc .

- Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế – xã hội, phong trào cách mạng lên cao

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nông trong cả nước.

- Tháng 2à4-1930 nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân nổ ra .Mục tiêu:Đòi cải thiện đời sông,công nhân đòi tăng lương,giảm giờ làm;nông dân đòi giảm sưu thuế .Do Đảng lãnh đạo , có khẩu hiệu chính trị, có cờ Đảng .

- Nhân ngày Quốc tế lao động 1/5, cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh , đây là bước ngoặt của phong trào cách mạng Lần đầu tiên công nhân VN biểu tình kỷ niệm ngày Quốc tế lao động, đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân lao động trong nước, thể hiện tình đoàn kết cách mạng với nhân dân lao động thế giới

- Tháng 6 đến tháng 8/1930 cuộc đấu tranh của công nhân trên cả nước .

b. Ở Nghệ -Tĩnh:

- Tháng 9/1930 phong trào dâng cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh:

+ Nông dân biểu tình có vũ trang tự vệ với hàng nghìn người kéo đến huyện lị, tỉnh lị đòi giảm thuế ở các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Diễn Châu, Anh Sơn (Nghệ An), Kỳ Anh (Hà Tĩnh) …

+ Được công nhân Vinh - Bến Thủy hưởng ứng .

- Ngày 12/ 9/1930 biểu tình của 8000 nông dân Hưng Nguyên (Nghệ An):

+ Với khẩu hiệu: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc !”. Đến gần Vinh, con số lên tới 3 vạn người, xếp hàng dài 4 km. Pháp đàn áp dã man: cho máy bay ném bom làm chết 217 người, bị thương 126 người.

+Chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều huyện, xã .

+ Nhiều cấp ủy Đảng ở thôn xã lãnh đạo nhân dân tự quản lý đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội ở địa phương, làm chức năng của chính quyền, gọi là Xô viết.


2. Xô viết Nghệ- Tĩnh.


*Ra đời từ tháng 09/1930 , tại Nghệ An ở Thanh Chương, Nam Đàn, Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Diễn Châu. Ở Hà Tĩnh, Xô viết hình thành ở Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê … thực hiện quyền làm chủ , điều hành mọi mặt đời sống xã hội.

+ Chính trị: quần chúng tự do tham gia các đoàn thể cách mạng. Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân thành lập .

+ Kinh tế: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối, xóa nợ cho người nghèo. Đắp đê,phòng lụt , sửa chữa cầu đường . Lập các tổ chức sản xuất để nông dân giúp đỡ nhau

* Văn hóa, xã hội: xóa bỏ tệ nạn mê tín, dị đoan, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp; trật tự trị an giữ vững, biết đoàn kết giúp đỡ nhau.

* Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào 1930-1931.là nguồn cổ vũ mạnh nẽ của nhân dân.

* Thực dân Pháp khủng bố dã man , cơ quan lãnh đạo của Đảng , cơ sở quần chúng bị phá vỡ , cán bộ ,đảng viên bị bắt ….

* Từ giữa năm 1931, phong trào lắng xuống .

3. Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10.1930).

Tháng 10/ 1930 Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hương Cảng (Trung Quốc)

Quyết định:

+ Đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.

+ Cử ra Ban Chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm Tổng bí thư

+ Thông qua Luận cương chính trị của Đảng.

* Nội dung Luận cương chính trị tháng 10.1930:

- Chiến lược và Sách lược :Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa .

- Nhiệm vụ đánh phong kiến và đánh đế quốc là hai nhiệm vụ có quan hệ khăng khít.

- Động lực cách mạng là công nhân và nông dân.

- Lãnh đạo cách mạng là giai cấpcông nhân – Đội tiên phong là Đảng Cộng sản.

- Nêu rõ hình thức, biện pháp đấu tranh, quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.

- Hạn chế:

+ Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương.

+ Không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.

+ Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, giai cấp tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất , chống đế quôc và phong kiến .

4. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm.

a. Ý nghĩa lịch sử

- Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng các nước Đông Dương.

- Khối liên minh công nông hình thành.

- Là cuộc tập dượt đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này .

- Được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế .

- Quốc tế Cộng sản công nhận: Đảng Cộng sản Đông Dương là phân bộ độc lập trực thuộc Quốc tế Cộng sản .

b. Bài học kinh nghiệm: Để lại bài học quý về công tác tư tưởng, xây dựng khối liên minh công nông, mặt trận dân tộc thống nhất, tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh …

* So sánh Cương lĩnh chính trị (2-1930) và Luận Cương chính trị (10-1930) :

Những điểm chủ yếu về cơ bản giống nhau.

Luận Cương chính trị 10-1930 xác định các vấn đề chiến lược cách mạng , nhưng cũng có những hạn chế nhất định :

+ Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương .

+ Không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.

+ Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, giai cấp tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất , chống đế quôc và phong kiến .

Những nhược điểm này mang tính “tả khuynh”,trải qua quá trình đấu tranh thực tiễn , các nhược điểm trên mới dần khắc phục .

III. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1932 – 1935:

1. Cuộc đấu tranh phục hồi phong trào cách mạng:

* Pháp khủng bố và Mị dân sau phong trào 1930-1931.

+ Pháp tiến hành đàn áp , khủng bố khiến cho lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng

- Các cơ quan lãnh đạo của Đảng , cơ sở CM bị phá vỡ , hàng vạn đảng viên, cán bộ bị bắt và tù đày giết hại , tù chính trị bị giam tại Hỏa Lò, Khám lớn , Côn Đảo …..

- Hầu hết các ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đãng, các Xứ Ủy bị bắt .

+ Chính sách mị dân của Pháp nhằm lôi kéo hay mê hoặc các tầng lớp nhân dân :

- Về chính trị tăng số đại diện người Việt vào cơ quan lập pháp cấp Kỳ .

- Về kinh tế cho người Việt tham gia đấu thầu một số công trình .

- Về văn hóa – xã hội cho tổ chức một số trường Cao đẳng .

- Lợi dụng tôn giáo để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc.

* Hoạt động khôi phục phong trào : Phong phú về hình thức và nội dung:

- Những đảng viên trong tù đấu tranh kiên trì bảo vệ lập trường, quan điểm cách mạng của Đảng, tổ chức vượt ngục; đảng viên không bị bắt tìm cách gây dựng lại tổ chức Đảng và quần chúng.

- Một số đảng viên hoạt động ở Trung Quốc và Thái Lan trở về nước họat động.

- Năm 1932, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Lê Hồng Phong đã cùng một số đảng viên cộng sản hoạt động ở trong và nước ngoài tổ chức ra Ban lãnh đạo Trung ương Đảng.

- 6/1932: Ban lãnh đạo Trung ương thảo ra chương trình hành động của Đảng, chủ trương đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ cho nhân dân lao động , thả tù chính trị , bỏ các thứ thuế bất công , củng cố và phát triển các đòan thể cách mạng của quần chúng .

- Phong trào đấu tranh của quần chúng như Hội cấy, Hội cày, Hội hiếu hỉ, Hội đọc sách báo …

- Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân nổ ra …

- Cuối 1933 tổ chức Đảng dần hồi phục và củng cố .

- Cuối 1934 đầu 1935, các Xứ ủy Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ được lập lại.

- Đầu 1935, các tổ chức Đảng và phong trào quần chúng được hồi phục.

2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương.3-1935 tại M a cao

* Từ 27/3 đến ngày 31/3/1935, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất họp tại Ma Cao (Trung Quốc),có 13 đại biểu trong và ngoài nước .

- Xác định 3 nhiệm vụ chủ yếu của Đảng: củng cố và phát triển Đảng; tranh thủ quần chúng rộng rãi; chống chiến tranh đế quốc.

- Thông qua Nghị quyết chính trị, điều lệ Đảng,vận động công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, phụ nữ; về công tác trong các dân tộc thiểu số, đội tự vệ, cứu tế đỏ.

- Bầu ra Ban Chấp hành Trung ương gồm13 người do Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư, Nguyễn Ai Quốc làm đại diện của Đảng bên cạnh Quốc tế Cộng sản.

* Ý nghĩa: Đánh dấu mốc quan trọng Đảng đã khôi phục được hệ thống tổ chức từ Trung ương đến địa phương, từ trong nước đến ngoài nước, các tổ chức quần chúng …
 
Sửa lần cuối:

Hanamizuki

New member
Xu
0
Giải bài tập SGK Lịch sử 12 bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935
Câu 1: Hãy nêu thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933).

Trả lời:

  • Kinh tế: Bước vào thời kỳ suy thoái, khủng hoảng bắt đầu từ lĩnh vực nông nghiệp. Trong công nghiệp, xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả trở nên đắt đỏ.
  • Xã hội: Các tầng lớp nhân dân rơi vào tình trạng đói khổ, nhiều công nhân bị sa thải. Nông dân phải chịu cảnh thuế cao, bị bần cùng hóa.
  • Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt. Trong đó, có hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
  • Sự khủng hoảng về kinh tế, chính trị chính là nguyên nhân dẫn đến các phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ.
Câu 2: Trình bày diễn biến phong trào cách mạng 1930-1931.

Trả lời:

  • Tháng 5, trên phạm vi cả nước bùng nổ các cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế lao động.
  • Tháng 6, 7, 8: nổ ra các cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác.
  • 9/1930: Phong trào đấu tranh phát triển mạnh ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Những cuộc biểu tình của nông dân đòi giảm sưu, giảm thuế. Dẫn đến kết quả hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều thôn, xã.
  • Trong tình hình đó, nhiều cấp ủy Đảng ở thôn, xã đã lãnh đạo nhân dân đứng lên tự quản lí đời sống chính tri, kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương, làm chức năng của chính quyền, gọi là “Xô viết”.
Câu 3: Xô Viết Nghệ - Tĩnh đã ra đời và hoạt động như thế nào?

Trả lời:

Tại Nghệ An, Xô Viết ra đời từ tháng 9/1930 ở các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, một phần huyện Anh Sơn, Nghi Lộc...ở Hà Tĩnh, Xô Viết hình thành ở các xã thuộc huyện Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê. Các Xô viết đã thực hiện quyền làm chủ của quần chúng, điều hành mọi mặt của đời sống xã hội.

  • Về chính trị: Quần chúng được tự do tham gia các hoạt động trong các đoàn thể cách mạng, tự do hội họp.
  • Về kinh tế: Thi hành các biện pháp như chia ruộng đất cho dân, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ...
  • Văn hóa - xã hội: mở lớp dạy chữ quốc ngữ cho các tầng lớp nhân dân, trật tự trị an được giữ vững...
Trước tác động của phong trào, thực dân Pháp tập trung lực lượng tiến hành khủng bố dã man. Từ giữa năm 1931, phong trào cách mạng trong cả nước dần dần lắng xuống.

Câu 4: Nêu nội dung cơ bản của Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Trả lời:

  • Luận cương xác định: Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.
  • Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc. Hai nhiệm vụ này có qua hệ khăng khít với nhau.
  • Luận cương chính trị nêu rõ hình thức và phương pháp đấu tranh, mối quan hệ giữa cách mạng Đông Dương và cách mạng thế giới.
Câu 5: Nêu ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô-Viết Nghệ- Tĩnh?

Lời giải:

* Ý nghĩa lịch sử

  • Là nguồn cổ vũ mạnh mẽ đối với quần chúng nhân dân trong cả nước.
  • Khối liên minh công nông được hình thành
  • Là cuộc tập dượt đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
* Bài học kinh nghiệm

  • Bài học về công tác tư tưởng: Đảng đã giáo dục tập hợp được một lực lượng cách mạng đông đảo của quần chúng, nhất là quần chúng công nông đứng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
  • Bài học về xây dựng liên minh công nông: Qua phong trào khối liên minh công nông được hình thành. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công nông đoàn kết với các tầng lớp nhân dân khác.
  • Bài học về phương pháp giành chính quyền và giữ chính quyền bằng bạo lực cách mạng.
  • Bài học về xây dựng chính quyền nhân dân, một hình thức chính quyền kiểu mới.
  • Bài học về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
Câu 6: Hãy nêu nhận xét về phong trào cách mạng 1930-1931.

Lời giải:

Xô Viết Nghệ-Tĩnh mặc dù chỉ tồn tại được 4-5 tháng, nhưng đây là nguồn cổ vũ mạnh mẽ quần chúng nhân dân trong cả nước. Thể hiện nang lực lãnh đạo của Đảng cũng như tinh thần đấu tranh của các tầng lớp nhân dân.

 

Hanamizuki

New member
Xu
0
Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 14 - Phong trào cách mạng 1930 - 1935.
Câu 1: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) đã tác động đến tình hình kinh tế và xã hội Việt Nam ra sao?

A. Pháp trút gánh nặng của cuộc khủng hoảng vào tất cả các nước thuộc địa.

B. Đời sống nhân dân thuộc địa càng cơ cực, đói khổ.

C. Kinh tế suy thoái, khủng hoảng, phụ thuộc vào kinh tế Pháp.

D. Kinh tế chịu đựng hậu quả nặng nề, đời sống nhân dân khổ cực.

Câu 2: Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930- 1931?

A. Ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 làm cho đời sống nhân dân cơ cực

B. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái.

C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo công, nông đấu tranh chống đế quốc và phong kiến.

D. Địa chủ phong kiến tay sai của thực dân Pháp tăng cường bóc lột nhân dân Việt Nam.

Câu 3: Hai khẩu hiệu mà Đảng ta vận dụng trong phong trào cách mạng 1930- 1931 là?

A. “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày”..

B. “Tự do dân chủ” và “cơm áo hòa bình”.

C. “Giải phóng dân tộc” và “tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian”.

D. “Chống đế quốc” và “Chống phát xít, chống chiến tranh”.

Câu 4: Nguyên nhân nào làm cho phong trào ở Nghệ - Tĩnh lên cao?

A. Vì Nghệ - Tĩnh đã lập được chính quyền xô viết.

B. Vì Nghệ - Tĩnh có tổ chức cộng sản và cơ sở đảng khá mạnh.

C. Vì nhân dân ở đây có lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc.

D. Vì cơ sở công nghiệp Vinh – Bến Thủy ở Nghệ - Tĩnh là trung tâm kỹ nghệ lớn nhất ở Việt Nam.

Câu 5: Căn cứ vào đâu để khẳng định Xô viết Nghệ - Tĩnh là hình thức sơ khai của chính quyền công nông ở nước ta, và đó thực sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng?

A. Thể hiện rõ bản chất cách mạng. Đó là chính quyền của dân, do dân, vì dân...

B. Vì lần đầu tiên chính quyền của địch tan rã, chính quyền của giai cấp vô sản đựơc thiết lập trong cả nước.

C. Lần đầu tiên chính quyền Xô viết thực hiện những chính sách thể hiện tính tự do dân chủ của một dân tộc được độc lập

D. Chính quyền Xô viết thành lập đó là thành quả đấu tranh gian khổ của nhân dân dưới sự lãnh đạo cùa Đảng.

Câu 6: Công tác mặt trận được xây dựng thời kỳ cách mạng 1930- 1931 gọi tên là gì?

A. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương

B. Mặt trận dân chủ Đông Dương

C. Hội phản đế Đông Dương

D. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương

Câu 7: Mục tiêu đấu tranh trong thời kỳ cách mạng 1930 – 1931 là gì?

A. Chống đế quốc và phong kiến đòi độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày

B. Chống bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình

C. Chống đế quốc và phát xít Pháp – Nhật, đòi độc lập cho dân tộc

D. Chống phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình

Câu 8: Chính quyển cách mạng ở Nghệ - Tĩnh được gọi là chính quyền Xô viết vì:

A. Nhân dân đứng lên tự quản lí đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương.

B. Chính quyền do giai cấp công nhân lãnh đạo.

C. Hình thức cùa chính quyền theo kiểu Xô viết (Nga).

D. Hình thức chính quyền theo kiểu nhà nước mới.

Câu 9: Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không thuộc luận cương chính trị tháng 10/1930:

A. Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa.

B. Cách mạng do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo

C. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới

D. Lực lượng để đánh đuổi đế quốc và phong kiến là công nông. Đồng thời “phải biết liên lạc với tiểu tư sản, tri thức, trung nông ... để kéo họ về phe vô sản giai cấp”

Câu 10: Từ tháng 5 đến tháng 8 - 1930, trung tâm của phong trào cách mạng chủ yếu diễn ra ở đâu?

A. Miền Trung

B. Miền Bắc

C. Miền Nam

D. Trong cả nước

Câu 11: Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không thuộc luận cương chính trị tháng 10/1930

A. Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa.

B. Cách mạng do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo

C. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới

D. Lực lượng để đánh đuổi đế quốc và phong kiến là công nông. Đồng thời “phải biết liên lạc với tiểu tư sản, tri thức, trung nông ... để kéo họ về phe vô sản giai cấp”

Câu 12: Lực lượng cách mạng được nêu ra trong Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 là:

A. Công nhân, nông dân

B. Công nhân, nông dân và tiểu tư sản

C. Công nhân, nông dân, tư sản và tiểu tư sản

D. Công nhân, nông dân và trí thức

Câu 13: ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 nặng nề nhất đối với ngành sản xuất nào của Việt Nam:

A. Nông nghiệp

B. Công nghiệp

C. Thủ công nghiệp

D. Thương nghiệp

Câu 14: Bài học kinh nghiệm về lực lượng cách mạng được rút ra trong phong trào cách mạng 1930-1931 là gì?

A. Về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh

B. Xây dựng khối liên minh công nông

C. Xây dựng khối đoàn kết dân tộc

D. Xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận thống nhất

Câu 15: Mục tiêu đấu tranh trong thời kỳ cách mạng 1930 – 1931 là gì?

A. Chống đế quốc và phong kiến đòi độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày

B. Chống bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình

C. Chống đế quốc và phát xít Pháp – Nhật, đòi độc lập cho dân tộc

D. Chống phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình

Câu 16: Qua thực tế lãnh đạo phong trào cách mạng 1930-1931, Đảng ta đã trưởng thành nhanh chóng. Do đó, tháng 4/1931 Đảng ta được quốc tế cộng sản công nhận:

A. Là một chi bộ của quốc tế cộng sản

B. Là một Đảng trong sạch vững mạnh

C. Là một Đảng đủ khả năng lãnh đạo cách mạng

D. Là một Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam

Câu 17. Tình hình kinh tế Việt Nam trong những năm 1929-1933 như thế nào?

A. Bước đầu phát triển.

B. Phát triển mạnh mẽ.

C. Khủng hoảng trầm trọng

D. Bước vào thời kỳ suy thoái.

Câu 18. Chính sách kinh tế nào không phải do chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh thực hiện trong những năm 1930-1931?

A. Bãi bỏ thuế thân.

B. Cải cách ruộng đất.

C. Xóa nợ cho người nghèo.

D. Chia ruộng đất công cho dân cày.

Câu 19. Bức tranh dưới đây phản ánh sự kiện nào của lịch sử Việt Nam?


cau-hoi-trac-nghiem-lich-su-lop-12-bai-14.PNG


A. Đấu tranh trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930-1931).

B. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940).

C. Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (11/1940).

D. Phong trào “Phá kho thóc của Nhật, giải quyết nạn đói” (3/1945).

Câu 20. Đối tượng của cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930) là

A. phong kiến, đế quốc.

B. đế quốc, tư sản phản cách mạng.

C. thực dân Pháp và tư sản mại bản.

D. đế quốc, phong kiến và tư sản phản cách mạng.

Câu 21. Luận cương chính trị (10/1930) xác định nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương là

A. đánh đổ thực dân Pháp và bọn tay sai.

B. đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc.

C. đánh đổ đế quốc, tư sản phản cách mạng.

D. đánh đổ đế quốc, phong kiến và tư sản phản cách mạng.

Câu 22. Văn kiện nào được thông qua tại Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10/1930)?

A. Báo cáo chính trị.

B. Luận cương chính trị.

C. Cương lĩnh chính trị đầu tiên.

D. Nghị quyết chính trị, Điều lệ Đảng.

Câu 23. Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương là

A. Trần Phú.

B. Nguyễn Ái Quốc.

C. Lê Hồng Phong.

D. Nguyễn Văn Cừ.

Câu 24. Luận cương chính trị (10/1930) xác định lực lượng cách mạng Đông Dương gồm

A. công nhân, nông dân.

B. nông dân, tiểu tư sản.

C. công nhân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc.

D. công nhân, nông dân, tiểu tư sản.

Câu 25. Lực lượng chủ yếu tham gia phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam là

A. tiểu tư sản, công nhân

B. công nhân và nông dân.

C. công nhân, nông dân, tiểu tư sản.

D. công nhân, nông dân, tư sản dân tộc.

Câu 26. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam trong những năm 1929-1933 bắt đầu từ ngành nào?

A. Nông nghiệp.

B. Công nghiệp.

C. Thủ công nghiệp.

D. Thương nghiệp.

Câu 27. Hình thức đấu tranh chủ yếu trong phong trào 1930-1931 của nhân dân Nghệ - Tĩnh là gi?

A. Bãi công chính trị.

B. Biểu tình có vũ trang tự vệ.

C. Mít tinh đòi quyền dân chủ.

D. Đưa yêu sách cải thiện đời sống.

Câu 28. Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 lại có tác động, ảnh hưởng đến Việt Nam?

A. Vì Việt Nam là thuộc địa của Pháp.

B. Việt Nam là thị trường độc chiếm của Pháp.

C. Vì cuộc khủng hoảng có phạm vi ảnh hưởng trên toàn thế giới.

D. Vì kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.

Câu 29. Vì sao nói Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931?

A. Đã khẳng định quyền làm chủ của nông dân.

B. Đã đánh đổ thực dân Pháp và phong kiến tay sai.

C. Đã làm lung lay tận gốc chế độ phong kiến ở nông thôn trên cả nước.

D. Đã thiết lập được một chính quyền kiểu mới, của dân, do dân và vì dân.

Câu 30. Vì sao chính quyền được thành lập ở Nghệ - Tĩnh trong phong trào 1930 – 1931 được gọi là Xô viết?

A. Chính quyền đầu tiên của công nông.

B. Chính quyền do giai cấp công nhân lãnh đạo.

C. Chính quyền được tổ chức theo nhà nước kiểu mới.

D. Chính quyền được tổ chức theo kiểu Xô viết ở nước Nga.

Câu 31. Vì sao Nghệ -Tĩnh là địa phương đấu tranh mạnh nhất trong phong trào 1930-1931?

A. Là nơi tập trung đông đảo giai cấp công nhân.

B. Là nơi thành lập chính quyền Xô viết sớm nhất.

C. Là nơi có đội ngũ cán bộ Đảng đông nhất trong cả nước.

D. Là nơi có truyền thống anh dũng dân tộc chống giặc ngoại xâm.

Câu 32. Hạn chế lớn nhất của Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 là gì?

A. Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của giai cấp nông dân.

B. Không đưa ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp.

C. Xác định động lực cách mạng là giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản trí thức.

D. Cách mạng Đông Dương lúc đầu là CMTSDQ, bỏ qua TBCN, tiến thẳng lên con đường XHCN.

Câu 33. Tính chất triệt để của phong trào cách mạng 1930-1931 được thể hiện như thế nào?

A. Phong trào đấu tranh liên tục từ Bắc đến Nam

B. Phong trào đã hình thành được khối liên minh công- nông vững chắc

C. Phong trào đã giáng một đòn quyết liệt vào bọn thực dân, phong kiến.

D. Phong trào đã thành lập chính quyền cách mạng Xô Viết - Nghệ Tĩnh

Câu 34. Mâu thuẫn cơ bản nào tồn tại trong xã hội Việt Nam những năm 1930-1931?

A. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

B. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp.

C. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với chính quyền thực dân.

D. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản.

Câu 35: Nét nổi bật của nền kinh tế Việt Nam trong những năm 1929 – 1933 là

A. ổn định.

B. phát triển nhanh.

C. suy thoái, khủng hoảng.

D. có bước phát triển mới.

Câu 36. Nguyên nhân quyết định dẫn tới sự phát triển mạnh của phong trào cách mạng 1930-1931 là gì?

A. Đời sống của nhân dân lao động đói khổ trầm trọng.

B. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.

C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo phong trào.

D. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái.

Câu 37. Thành quả đạt được lớn nhất của phong trào cách mạng 1930 – 1931 là gì?

A. Hình thành khối liên minh công nông.

B. Thành lập được chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh.

C. Đảng rút ra nhiều bài học quý báu trong lãnh đạo cách mạng.

D. Quần chúng được giác ngộ trở thành lực lượng chính trị hùng hậu .

Câu 38. Phong trào đấu tranh nào có ý nghĩa như cuộc tập dượt đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945?

A. phong trào dân chủ 1936 – 1939.

B. phong trào cách mạng 1930 – 1931.

C. phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945.

D. cao trào kháng Nhật cứu nước từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945.

Câu 39. Hai khẩu hiệu “ Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày” được thể hiện rõ nét nhất trong giai đoạn nào của cách mạng Việt Nam?

A. 1930-1931.

B. 1936-1939.

C. 1939-1945.

D. 1945-1946.

Câu 40. Sự kiện nào chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

B. Cách mạng tháng Tám thành công

C. Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước.

D. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.

Câu 41. Căn cứ vào đâu để khẳng định Xô Viết Nghệ - Tĩnh thực sự là chính quyền cách mạng của quần chúng?

A. Vì chính quyền này thực sự là của dân, do dân, vì dân...

B. Vì lần đầu tiên chính quyền của giai cấp vô sản đựơc thiết lập trong cả nước.

C. Vì chính quyền này thực hiện những chính sách tiến bộ của một dân tộc được độc lập

D. Vì chính quyền này được thành lập từ thành quả đấu tranh gian khổ của nhân dân.

Câu 42: Điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo và Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú soạn thảo?

A. Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa.

B. Nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam là Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo.

C. Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là đánh đế quốc trước, đánh phong kiến sau.

D. Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là đánh đánh phong kiến trước, đế quốc sau.

Câu 43. Điểm khác biệt căn bản của phong trào cách mạng 1930 – 1931 so với phong trào yêu nước trước năm 1930?

A. Quy mô phong trào rộng lớn trên cả nước.

B. Hình thức đấu tranh quyết liệt và triệt để hơn.

C. Lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.

D. Đây là phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Câu 44: Bài học cơ bản nào cho cách mạng Việt Nam hiện nay được rút ra từ sự thất bại của phong trào 1930-1931?

A. Xây dựng khối liên minh công nông vững chắc

B. Tổ chức và lãnh đạo quần chính đấu tranh

C. Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất

D. Tổ chức, lãnh đạo quần chính đấu tranh công khai


 

Hanamizuki

New member
Xu
0
Bài tập 1 trang 59, 60 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý đúng.

1. Ngành kinh tế ở Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất bởi tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 là

A. nông nghiệp trổng lúa. C. công nghiệp chế biến.

B. công nghiệp khai mỏ. D. xuất, nhập khẩu

2. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của mọi tầng lớp, giai cấp trong xã hội, nhưng khổ cực nhất vẫn là

A. nông dân. C. trí thức tiểu tư sản.

B. công nhân. D. dân nghèo thành thị.

3. Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam những năm khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là

A. giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và giữa giai cấp nông dân với giai cấp phong kiến.

B. giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và tầng lớp tư sản mại bản.

C. giữa giai cấp nông dân với giai cấp phong kiến và giữa giai cấp cồng nhân với giai cấp tư sản.

D. giữa giai cấp công nhân với thực dân Pháp và tay sai.

4. Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930 - 1931 là

A. đời sống nhân dân cực khổ, mâu thuẫn xã hội gay gắt.

B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo đấu tranh.

C. thực dân Pháp tăng cường đàn áp, khủng bố sau thất bại của khởi nghĩa Yên Bái.

D. chủ nghĩa Mác được truyền bá rộng rãi.

5. Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931 là

A.ngày 22-2- 1930, cờ đỏ búa liềm được treo ở một số đường phố tại Hà Nội.

B. cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động 1 - 5 - 1930 diễn ra trên phạm vi cả nước, thể hiện rõ tinh thần quốc tế vô sản.

C. cuộc đấu tranh của công nhân Vinh Bến Thuỷ hưởng ứng ngày Quốc tế chống chiến tranh 1 -8 - 1930.

D. cuộc đấu tranh của nhân dân Nghệ - Tĩnh trong tháng 9 và tháng 10- 1930 dẫn đến sự ra đời của các Xô viết.

6. Nơi diễn ra những cuộc đấu tranh quyết liệt nhất trong phong trào cách mạng 1930- 1931 là

A. các thành phố, đô thị lớn. C. Nghệ - Tĩnh.

B. các khu công nghiệp và đồn điền. D. Hà Nội.

7. Hình thức đấu tranh được áp dụng trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là

A. mít tinh, biểu tình, bãi công, bãi khoá.

B. đấu tranh vũ trang.

C. đấu tranh vũ trang là chính, có kết hợp với đấu tranh chính trị.

D. đấu tranh chính trị là chính, có vũ trang hỗ trợ.

8. Mục đích của các cuộc đấu tranh trong giai đoạn 1930 - 1931 là

A. chống thực dân Pháp xâm lược. C. chống đế quốc Pháp và tay sai.

B. chống đế quốc, phong kiến. D. chống địa chủ, phong kiến

9. Sự kiện của Đảng diễn ra vào tháng 10 - 1930 là

A. Đông Dương Cộng sản liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hàní Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam

C. Ban lãnh đạo Hải ngoại do Lê Hồng Phong đứng đầu được thành lập

D. Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương.

10. Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng ta là

A. Trần Phú C. Hà Huy Tập.

B. Lê Hồng Phong. D. Lê Duẩn.

Trả lời:

1-A
2-A
3-A
4-B
5-D
6-C
7-D
8-B
9-B
10-A
 

Hanamizuki

New member
Xu
0
Bài tập 2 trang 61 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Hãy nêu những sự kiện tiêu biểu của phong trào cách mạng 1930- 1931?

Trả lời:

a. Phong trào trên toàn quốc

  • Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế – xã hội, phong trào cách mạng lên cao
  • Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nông trong cả nước.
  • Tháng 4-1930 nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân nổ ra. Mục tiêu: Đòi cải thiện đời sông,công nhân đòi tăng lương,giảm giờ làm;nông dân đòi giảm sưu thuế. Do Đảng lãnh đạo, có khẩu hiệu chính trị, có cờ Đảng.
  • Nhân ngày Quốc tế lao động 1/5, cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh, đây là bước ngoặt của phong trào cách mạng Lần đầu tiên công nhân VN biểu tình kỷ niệm ngày Quốc tế lao động, đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân lao động trong nước, thể hiện tình đoàn kết cách mạng với nhân dân lao động thế giới
  • Tháng 6 đến tháng 8/1930 cuộc đấu tranh của công nhân trên cả nước.
b. Ở Nghệ - Tĩnh

  • Tháng 9/1930 phong trào dâng cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh:
    • Nông dân biểu tình có vũ trang tự vệ với hàng nghìn người kéo đến huyện lị, tỉnh lị đòi giảm thuế ở các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Diễn Châu, Anh Sơn (Nghệ An), Kỳ Anh (Hà Tĩnh) …
    • Được công nhân Vinh - Bến Thủy hưởng ứng.
  • Ngày 12/ 9/1930 biểu tình của 8000 nông dân Hưng Nguyên (Nghệ An):
    • Với khẩu hiệu: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc!”. Đến gần Vinh, con số lên tới 3 vạn người, xếp hàng dài 4 km. Pháp đàn áp dã man: cho máy bay ném bom làm chết 217 người, bị thương 126 người.
    • Chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều huyện, xã.
    • Nhiều cấp ủy Đảng ở thôn xã lãnh đạo nhân dân tự quản lý đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội ở địa phương, làm chức năng của chính quyền, gọi là Xô Viết.
Bài tập 3 trang 61 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Vai trò lãnh đạo của Đảng đã được thể hiện như thế nào qua phong trào cách mạng 1930 - 1931?

Trả lời:

- Từ sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân Đảng thất bại, thực dân Pháp ra sức đẩy mạnh khủng bố trắng càng làm cho dân thêm căm thù và quyết tâm đấu tranh giành quyền sống.

- Trong bối cảnh đó, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3-2-1930, với Cương lĩnh đúng đắn đã biến sự căm thù của quần chúng thành hành động cách mạng, Đảng đã kịp thời nắm quyền lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng công - nông.

- Ngay sau khi thành lập, trên cơ sở Chính cương và Sách lược vắn tắt cũng như điều kiện cụ thể của cách mạng đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương phát động một số phong trào đấu tranh trong toàn quốc chống đế quốc và phong kiến. Trước mắt là đòi cải thiện đời sống nhân dân.

Đảng đã nêu ra những vấn đề cơ bản đối với giai cấp nông dân “Đảng phải đoàn kết được đại đa số nông dân, phải dựa vững vào nông dân nghèo làm cách mạng thổ địa đánh đổ bọn đại địa chủ và phong kiến”; đồng thời Đảng nhấn mạnh “Nông dân là lực lượng to lớn của cách mạng’’, vì vậy phải tập hợp nông dân vào một tổ chức dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, đấu tranh giành độc lập tự do và thực hiện cách mạng ruộng đất.

Cao trào cách mạng 1930 - 1931, đỉnh cao là Xô Viết - Nghệ Tĩnh. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Nông hội, nông dân cả nước đã vùng lên đấu tranh cùng với công nhân giành thắng lợi từng bước.


Bài tập 4 trang 61 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Nêu nhận xét về sự ra đời và những hoạt động của Xô viết Nghệ - Tĩnh.

Trả lời:

  • Chính quyền Xô viết hình thành ở các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, một phần huyện Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Diễn Châu (Nghệ An) còn ở Hà Tĩnh là các xã thuộc huyện Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê vào tháng 9 năm 1930.
  • Các Xô Viết thực hiện vai trò của một chính quyền thay cho bộ máy chính quyền của thực dân, phong kiến đã bị tê liệt, một số tan rã. Xô viết Nghệ Tĩnh được coi là một hình thức mới về các thức tổ chức chính quyền nhà nước của lực lượng nông dân và công nhân. Nó ra đời ở Nghệ An và Hà Tĩnh nên gọi là Xô Viết Nghệ Tĩnh.
  • Chính quyền mới đã ban hành nhiều chính sách mới về chính trị, kinh tế, văn hóa. Về chính trị nhân dân được quyền tự do hội họp, thảo luận và hoạt động trong các tổ chức đoàn thể như Nông hội, Công hội, Đoàn thanh niên cộng sản…Về kinh tế nhân dân được chia ruộng, bãi bỏ các thứ thuế vô lý, bất công, thực hiện giảm tô và xóa nợ cho dân nghèo. Về văn hóa, chính quyền cách mạng đã tổ chức đời sống mới, mở các lớp dạy chữ Quốc ngữ, xóa bỏ các tệ nạn, hủ tục lạc hậu, xây dựng tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau.
=> Phong trào Xô viết Nghệ -Tĩnh là một sự kiện lịch sử trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tuy chỉ tồn tại trong vòng 7 tháng và còn sơ khai nhưng đã để lại những dấu ấn tốt đẹp về một Nhà nước công - nông đầu tiên, chưa có trong tiền lệ lịch sử, đáp ứng khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của người dân mất nước, nô lệ.

Bài tập 5 trang 61, 62 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Bằng các dẫn chứng cụ thể, hãy làm rõ sự phát triển của phong trào cách mạng nước ta trong những năm 1930 - 1931.

Trả lời:

* Thời kì từ tháng 2 đến tháng 5/1930. Phong trào diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn quốc.

  • =2/1930:3000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng (Nam Bộ ) bãi công đòi tăng lương giảm giờ làm.
  • =4/1930: Công nhân nhà máy sợi Nam Định, nhà máy diêm và nhà máy cưa Bến Thủy, nhà máy xi măng Hải Phòng bãi công.
  • =Trong nửa đầu năm 30 cùng với phong trào của công nhân thì phong trào của nông dân cũng diễn ra ở nhiều địa phương thuộc các tỉnhThái Bình, Hà Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh.Điểm mới của phong trào trong thời kì này là xuất hiện nhiều truyền đơn, cờ đỏ búa liềm của Đảng xuất hiện ở nhiều địa phương.
  • =Đặc biệt trong ngày quốc tế lao động1/5/1930 lần đầu tiên công nông và quần chúng khắp từ Bắc chí Nam đã biểu dương lực lượng của mình thông qua các cuộc mít tinh, biểu tình. Sau ngày 1/5 phong trào tiếp tục dâng cao.
* Thời kì từ tháng 5 đến tháng 10/ 1930. Phong trào tiếp tục phát triển trên qui mô cả nước nhưng đỉnh cao là hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

  • Ngày 1/5/1930 (nhân ngày quôc tế lao động).Công nhân nhà máy diêm và nhà máy cưa Bến Thủy (Nghệ An) cùng hàng vạn nông dân các vùng phụ cận thị xã Vinh biểu tình gương cao cờ đỏ búa liềm đòi tăng lương giảm giờ làm.
  • Ngày 1/8/1930 (nhân ngày quốc tế chống chiến tranh) Phong trào phát triển lênmột bước mới: Công nhân khu công nghiệp Vinh - Bến thủy tổng bãi công, báo hiệu thời kì đấu tranh quyết liệt đã đến…..
  • Đỉnh cao của phong trào cách mạng là cuộc biểu tình ngày 12/9/ 1930 của 2 vạn nông dân ở Hưng Nguyên (Nghệ An) biểu tình.Thực dân Pháp đàn áp làm 217 người chết; 125 người bị thương làm cho nhân dân vô cùng căm phấn.
Trong suốt tháng 9 và tháng 10 nông dân ở các huyện Thanh Chương, Diễn Châu (Nghệ An), Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã khởi nghĩa vũ trang, công nhân khu công nghiệp Vinh - Bến thủy tiếp tục bãi công lần thứ hai làm cho phong trào trở nên hết sức quyết liệt.

Trước khí thế đấu tranh của quần chúng chính quyền địch ở nhiều địa phương bị tan rã. Ở đó các ban chấp hành nông hội đã đứng ra quản lý mọi mặt đời sống chính trị, xã hội theo kiểu các Xô Viết. Lần đầu tiên nhân dân ta thực sự nắm chính quyền ở địa phương.

Bài tập 6 trang 62 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Nêu nội dung và ý nghĩa của Hội nghị lần thứ nhất Ban Chaaso hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 - 1930).

Trả lời:

  • Nội dung:
    • Tháng 10/1930 Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hương Cảng (Trung Quốc)
    • Quyết định:
      • Đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.
      • Cử ra Ban Chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm Tổng bí thư
      • Thông qua Luận cương chính trị của Đảng.
  • Nội dung Luận cương chính trị tháng 10.1930
    • Chiến lược và Sách lược: Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa.
    • Nhiệm vụ đánh phong kiến và đánh đế quốc là hai nhiệm vụ có quan hệ khăng khít.
    • Động lực cách mạng là công nhân và nông dân.
    • Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân – Đội tiên phong là Đảng Cộng sản.
    • Nêu rõ hình thức, biện pháp đấu tranh, quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.
    • Hạn chế:
      • Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương.
      • Không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
      • Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, giai cấp tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất, chống đế quôc và phong kiến.
  • Ý nghĩa:
    • Cùng với Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đảng đã vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Đông Dương, vạch ra con đường cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến, đáp ứng những đòi hỏi của phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
 

Trang Dimple

New member
Xu
38
Lịch sử 12 bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935
Một số khái niệm, thuật ngữ lịch sử cơ bản

- Khủng hoảng kinh tế 1929 -1933: là thời kỳ suy thoái kinh tế bắt đầu sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán phố Wall vào 29/10/1929 (còn được biết đến như Thứ Ba Đen tối). Nó bắt đầu ở Hoa Kì và nhanh chóng lan rộng ra toàn Châu Âu và mọi nơi trên thế giới, phá hủy cả các nước phát triển .Thương mại quốc tế suy sụp rõ rệt, từ thu nhập cá nhân cá nhân, thuế, lợi tức đều bị ảnh hưởng và suy thoái. Xây dựng gần như bị tê liệt ở nhiều nước. Từ thành thị đến nông thônđều phải đối mặt với mất mùa, giảm từ 40 đến 60 phần trăm. Các lĩnh vực khai mỏ và khai thác gỗ bị ảnh hưởng lớn nhất. Đại Suy thoái kết thúc vào các thời gian khác nhau tùy theo từng nước. Nó bị coi là "đêm trước" của Thế chiến thứ hai.

- Xô viết Nghệ- Tĩnh: phong trào cách mạng ở nước ta do Đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo. Nhân dân hai tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh đã đấu tranh vũ trang, giành chính quyền, lập chính quyền theo kiểu xô viết ở các địa phương. Các xô viết đem lại nhiều quyền lực thiết thực cho nhân dân như ruộng đất, bài trừ mê tín dị đoan, trấn áp bọ phản cách mạng.

- Luận cương chính trị: văn bản nêu những nguyên tắc cơ bản có tính chất cương lĩnh trong hoạt động của một Đảng như Luận cương tháng 4 của Lê Nin, Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 của Đảng
 

Trang Dimple

New member
Xu
38
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 12! Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài


  1. Lịch sử 12 Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)
  2. Lịch sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 2000). Liên Bang Nga (1991 – 2000)
  3. Lịch sử 12 Bài 3: Các nước Đông Bắc Á
  4. Lịch sử 12 bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
  5. Lịch sử 12 bài 5: Các nước Châu Phi và Mĩ La Tinh
  6. Lịch sử 12 bài 6: Nước Mĩ
  7. Lịch sử 12 bài 7: Tây Âu
  8. Lịch sử 12 bài 8 Nhật Bản
  9. Lịch sử lớp 12 bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
  10. Lịch sử 12 bài 10: Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX
  11. Lịch sử lớp 12 bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000
  12. Lịch sử 12 bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
  13. Lịch sử 12 bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930
  14. Lịch sử 12 bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935
  15. Lịch sử 12 bài 15: Phong trào dân chủ 1936-1939
  16. Lịch sử 12 bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945) - Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời
  17. Lịch sử 12 bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946
  18. Lịch sử 12 bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)
  19. Lịch sử 12 bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953)
  20. Lịch sử 12 bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)
  21. Lịch sử 12 bài 21: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)
  22. Lịch sử 12 bài 22: Nhân dân hai miền chiến đấu chống đế quốc Mĩ, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)
  23. Lịch sử 12 bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)
  24. Lịch sử lớp 12: Bài 24 - Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của kháng chiến chống Mĩ cứu nước năm 1975
  25. Lịch sử 12 Bài 25 Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976-1986)
  26. Lịch sử 12 Bài 26 Đất nước trên con đường đổi mới đi lên Chủ nghĩa Xã Hội (1986-2000)
  27. Lịch sử 12 bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top