• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Chia Sẻ Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp

Trang Dimple

New member
Xu
38
Sau khi hoàn thành cuộc bình định, Pháp khai thác thuộc địa lần thứ nhất với quy mô lớn, để bóc lột nhân dân Việt Nam, đặt cơ sở thống trị lâu dài. Pháp tiến hành can thiệp tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, chính trị khiến nhân dân ta chịu nhiều áp bức, tô thuế nặng nề.

Lịch sử 11 bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp


1. NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ

Toàn quyền P. Đu-me hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

a. Về kinh tế .

- Nông nghiệp: nổi bật là chính sách ruộng đất của Pháp. Năm 1897, Pháp ép triều Nguyễn kí điều ước “nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang” cho chúng. Năm 1915, địa chủ người Pháp chiếm 470 000 ha để lập đồn điền ở Bắc và Trung Kì.

- Công nghiệp: chú trọng khai thác mỏ than và kim loại, ngoài ra ngành công nghiệp phục vụ đời sống như điện, nước, bưu điện cũng lần lượt ra đời.

- Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống đường giao thông hiện đại, vừa phục vụ làm ăn lâu dài, vừa nhằm mục đích quân sự

- Thương nghiệp: Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của tư bản Pháp, Pháp độc quyền thu thuế xuất nhập khẩu.

* Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam. Khi tiến hành khai thác, Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội.

longbien1925.jpg


Cầu Long Biên dài 1800 mét

ga_ha_noi_500.jpeg




Ga Hà Nội nhìn từ bên ngoài

xe_lua_sai_gon_my_tho_500.jpg


Tuyến đương xe lửa Sài Gòn- Mỹ Tho

2. NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI

- Một bộ phận địa chủ trở nên giàu có, dựa vào Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Số địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép nên vẫn có tinh thần chống Pháp .

- Nông dân Việt Nam vốn đã khốn khổ vì thuế khóa, địa tô, phu phen tạp dịch, nạn cướp đất lập đồn điền, dựng nhà máy của Pháp. Mất đất, họ đến các công trường, hầm mỏ và đồn điền xin việc. Nông dân Việt Nam là động lực cách mạng to lớn.

nong_dan_500.jpg


Nông dân

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã làm phân hoá khá sâu sắc những giai cấp cũ của xã hội nước ta. Đồng thời làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới

- Đội ngũ công nhân Việt Nam: nền công nghiệp thuộc địa làm nảy sinh ra tầng lớp công nhân Việt Nam, họ làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền, các xí nghiệp …, số lượng ngày càng đông đảo, khá tập trung. Lực lượng công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX còn non trẻ, đang ở trình độ “tự phát”, chủ yếu đấu tranh kinh tế, ngoài ra còn hưởng ứng các phong trào chống Pháp do các tầng lớp khác lãnh đạo.

cong_n_han_cao_mu_cao_su_500.jpg


Công nhân cạo mủ cao su

cong_nhan_mo_500.jpg


Công nhân khai mỏ





- Tư sản Việt Nam: Những người làm trung gian, đại lý, chủ thầu, chủ xưởng, số sĩ phu yêu nước chịu ảnh hưởng tư tưởng tư sản … là những lớp người đầu tiên của tư sản Việt Nam.

- Tầng lớp tiểu tư sản: gồm tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, thầy giáo, nhà báo, học sinh, sinh viên … có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào vận động cứu nước.

Như vậy, cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đã làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới như công nhân, tư sản và tiểu tư sản, đã tạo ra những điều kiện bên trong cho một cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.
 
Sửa lần cuối:

Hanamizuki

New member
Xu
0
Giải bài tập SGK Lịch sử 11 bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp
(trang 138 sgk Lịch Sử 11): Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến như thế nào?

Trả lời:

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến lớn, cụ thể:

Tích cực:

  • Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam.
  • So với nền kinh tế phong kiến, kinh tế Việt Nam bấy giờ sản xuất ra nhiều của cải vật chất hơn.
  • Bộ mặt xã hội Việt Nam thay đổi, cơ sở hạ tầng được xây dựng.
Tiêu cực:

  • Tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam bị cạn kiệt.
  • Nông nghiệp: không phát triển, nông dân bị bóc lột tàn nhẫn, bị mất ruộng đất, đời sống nông dân cơ cực.
  • Công nghiệp: phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
=> Nền kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ là nền sản xuất nhỏ, lac hậu và lệ thuộc, cơ sở hạ tầng do Pháp xây dựng chỉ phục vụ cho quyền lợi của Pháp.

(trang 140 sgk Lịch Sử 11): Nêu những chuyển biến của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX?

Trả lời:

Những chuyển biến của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Giai cấp cũ:

  • Một bộ phận địa chủ trở nên giàu có, dựa vào Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Số địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép nên vẫn có tinh thần chống Pháp .
  • Nông dân Việt Nam vốn đã khốn khổ vì thuế khóa, địa tô, phu phen tạp dịch, nạn cướp đất lập đồn điền, dựng nhà máy của Pháp. Mất đất, họ đến các công trường, hầm mỏ và đồn điền xin việc. Nông dân Việt Nam là động lực cách mạng to lớn.
Giai cấp mới:

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã làm phân hoá khá sâu sắc những giai cấp cũ của xã hội nước ta. Đồng thời làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới

  • Đội ngũ công nhân Việt Nam: nền công nghiệp thuộc địa làm nảy sinh ra tầng lớp công nhân Việt Nam, họ làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền, các xí nghiệp…, số lượng ngày càng đông đảo, khá tập trung. Lực lượng công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX còn non trẻ, đang ở trình độ “tự phát”, chủ yếu đấu tranh kinh tế, ngoài ra còn hưởng ứng các phong trào chống Pháp do các tầng lớp khác lãnh đạo.
  • Tư sản Việt Nam: Những người làm trung gian, đại lý, chủ thầu, chủ xưởng, số sĩ phu yêu nước chịu ảnh hưởng tư tưởng tư sản… là những lớp người đầu tiên của tư sản Việt Nam.
  • Tầng lớp tiểu tư sản: gồm tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, thầy giáo, nhà báo, học sinh, sinh viên… có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào vận động cứu nước.
=> Như vậy, cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đã làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới như công nhân, tư sản và tiểu tư sản, đã tạo ra những điều kiện bên trong cho một cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.

Câu 1 (trang 140 sgk Sử 11): Những chuyển biến về cơ cấu kinh tế và xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp có gì đáng chú ý?

Lời giải:

Những chuyển biến về cơ cấu kinh tế và xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp có những điểm đáng chú ý:

Những chuyển biến về cơ cấu kinh tế:

  • Nông nghiệp: xuất hiện các đồn điền trồng lúa, cao su nông nghiệp quy mô lớn).
  • Xuất hiện một số cơ sở công nghiệp: công nghiệp khai mỏ, công nghiệp phục vụ đời sống.
  • Giao thông vận tải: hình thành các tuyến đường sắt, đường bộ, cầu cảng lớn.
  • Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu được du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song với phương thức bóc lột phong kiến.
* Những chuyển biến xã hội:

Tình hình cơ cấu xã hội:

  • Các giai cấp cũ (địa chủ phong kiến, nông dân) bị phân hoá.
  • Xuất hiện các giai cấp mới: công nhân, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản thành thị, tạo điều kiện cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.
Câu 2 (trang 140 sgk Sử 11): Sự chuyển biến về kinh tế và sự chuyển biến về xã hội ở Việt Nam đầu thế kỉ XX có mối quan hệ như thế nào?

Lời giải:

Giữa kinh tế và xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau: thay đổi cơ cấu kinh tế sẽ dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu xã hội

Các giai cấp, tầng lớp mới ra đời làm cho kinh tế Việt Nam có sự thay đổi: kinh tế TBCN ngày được hình thành bên cạnh nền kinh tế phong kiến.
 

Hanamizuki

New member
Xu
0
Bài tập 1 trang 108 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời mà em cho là đúng.

1. Tính đến năm 1914, số lượng công nhân ở nước ta có khoảng

A. 3 vạn người. C. 5 vạn người.

B. 4 vạn người. D. 6 vạn người.

Trả lời: C

2. Đầu thế kỉ XX, giai cấp công nhân Việt Nam có những hình thức đấu tranh như

A. bãi công có tổ chức

B. đấu tranh tự phát, đòi các quyền lợi về kinh tế và tham gia vào một số cuộc bạo động vũ trang chống Pháp

C. lập ra chính đảng để lãnh đạo nhân dân đấu tranh.

D. liên hiệp với giai cấp vô sản thế giới và các dân tộc bị áp bức chống chủ nghĩa đế quốc.

Trả lời: B

3. Tình cảnh của giai cấp nông dân Việt Nam đầu thế kỉ XX là:

A. bị đế quốc, phong kiến áp bức, bóc lột thậm tệ, đời sống vô cùng khó khăn.

B. đại đa số nông dân vẫn có ruộng đất để cày cấy nhưng do mất mùa liên tiếp nên cuộc sống khó khăn.

c. nông dân có ruộng, lại có nghề phụ nên đời sống tương đối no đủ.

D. nông dân được hưởng cuộc sống tự do, không bị đế quốc và phong kiến áp bức.

Trả lời: A

Bài tập 6 trang 111 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
Tại sao nói cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam đã tạo ra những điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng mới?

Trả lời:

Cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam đã tạo ra những điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng mới vì nó làm xuất hiện các tầng lớp mới với tư tưởng mới.
 

Trang Dimple

New member
Xu
38
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 11! Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài

  1. Lịch sử 11 bài 1 :Nhật Bản
  2. lịch sử 11 Bài 2 Ấn Độ
  3. Lịch Sử 11 -Bài 3: Trung Quốc
  4. Lịch Sử 11 -Bài 4 :Các nước Đông Nam Á (cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX)
  5. Lịch Sử 11- bài 5- Châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh (Thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)
  6. Lịch sử 11 - Bài 6 Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 -1918
  7. Lịch Sử 11- Bài 7 : Những thành tựu văn hóa thời cận đại
  8. Lịch Sử lớp 11 - Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại
  9. Lịch Sử 11 -Bài 10 Liên Xô Xây dựng chủ nghĩa Xã Hội (1921 - 1941)
  10. Lịch sử 11 bài 11 Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
  11. Lịch sử 11 Bài 12 : Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới(1918-1939)
  12. Lịch sử 11 bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
  13. Lịch sử 11 bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
  14. Lịch sử 11 bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918-1939)
  15. Lịch sử 11 bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
  16. Lịch sử 11- Bài 17 Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
  17. Lịch sử 11 bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)
  18. Lịch sử 11 bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884 - Nhà Nguyễn đầu hàng
  19. Lịch sử 11 bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX
  20. Lịch sử 11 bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp
  21. Lịch sử 11 bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
  22. Lịch sử 11 bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
  23. Lịch sử 11 bài 25: Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918)
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top