• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Chia Sẻ Vương Quốc Campuchia và Vương Quốc Lào -Sử 10 - vnkienthuc.com

Trang Dimple

New member
Xu
38
Cam-pu-chia và Lào là hai nước láng giềng gần gũi với Việt Nam, đã có truyền thống lịch sử lâu đời và một nền văn hóa đặc sắc. Để tìm hiểu sự phát triển của vương quốc Cam-pu-chia và vương quốc Lào phát triển qua các thời kỳ như thế nào? Tình hình kinh tế, xã hội, những nét văn hóa đặc sắc ra sao? Nội dung bài học hôm nay sẽ trả lời các câu hỏi nêu trên

Lịch sử 10 bài 9 Vương Quốc Campuchia và Vương Quốc Lào

1. Vương quốc Cam pu chia .

-Là một trong những nước có lịch sử lâu đời và phát triển nhất ở Đông nam Á .

-Tộc người Khơ me (thuộc nhóm Môn c ),sống ở phía bắc Cam- pu -chia , giỏi săn bắn , đào ao, đắp hồ trữ nước, biết khắc chữ Phạn ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ.

-VI đến VIII lập nước Chân Lạp.

Thế kỷ IX đến XV là thời kỳ phát triển của vương quốc Cam -pu -chia ( Ăng -co huy hoàng ):

+ Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp , thủ công nghiệp phát triển .


+ Mở rộng lãnh thổ về phía đông : tiến đánh Cham pa , trung và hạ lưu sông Mê nam ( Thái Lan ), trung lưu sông Mê Công (Lào), tiến đến bắc bán đảo Mã Lai


+ Kinh đô Ăng co với đền tháp đồ ộ như Angcovát, AngcoThom .


- Cuối thế kỷ XIII suy yếu , sau 5 lần bị người Thái xâm , năm 1432 người Khơ me bỏ kinh đô Ang co , lui về phía cư trú nam Biển Hồ ( Ph nôm Pênh ) .


-Năm 1863 bị Pháp xâm lược .


* Văn hóa : rất độc đáo :


+ Có chữ viết riêng từ chữ Phạn .


+ Văn học dân gian và văn học viết phản ảnh tình cảm của con người đối với thiên nhiên , con người .


+ Kiến trúc Hin đu giáo và kiến trúc Phật giáo :quần thể Ang co Vát và Ang co Thom .


chu_kho_me_400_01.jpg




Chữ Khơ me


_angkorwat_400_01.jpg



Đền Ang -co –vát


lao_thong_01.jpg




Người Lào Thơng


lao_lum_01.jpg



Người Lào Lùm

4. Vương quốc Lào .


-Người Lào Thơng tạo ra chum đá (cánh đồng Chum ở Xiêng Khoảng) .


-Thế kỷ XIII người Thái di cư đến gọi là người Lào Lùm


-Năm 1353 Pha Ngừm lập nước Lan Xang - Triệu Voi


Vua -Lan Xang (XV – XVII) : chia đất nước thành các mường ; xây dựng quân đội ; quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng .Cương quyết chống xâm lược Miến Điện .


-Thế kỷ XVIII Lang Xang suy yếu bị Xiêm chiếm (khởi nghĩa của Chậu A Nụ chống Xiêm năm 1827).


-Thế kỷ XIX là thuộc địa của Pháp .


-Người Lào thích ca hát


-Thế kỷ XIII, đạo phật truyền vào theo một dòng mới .


- Kiến trúc có Thát Luổng .


canh_dong_chum_400_01.jpg



Cánh đồng Chum


that_luong_400_01.png
 
Sửa lần cuối:

Trang Dimple

New member
Xu
38
VÀI NÉT VỀ CÁC DÂN TỘC Ở LÀO .

Quốc gia Lào - Lạn - xạng độc lập thống nhất ra đời năm 1353 nhưng trước đó hàng ngàn năm, trên lãnh thổ Lào đã có ngươì cổ sơ sinh sống. Ngay từ đầu công nguyên, nhiều nhóm người thuộc hệ Môn-Khơ me và Thay-lao đã sống xen kẽ bên nhau. Trong quá trình tồn tại và phát triển, đã hình thành một xã hội hỗn hợp giữa các dân tộc thuộc hệ Môn-Khơ me – Thay-lao với trung tâm là những mường cổ đại như Tạ boong, Xai-phoong, mường Xẻn, mường Phuôn. Mỗi mường cổ đại là một tiểu vương, có tổ chức hành chính chặt chẽ, do một lãnh chúa đứng đầu gọi là “chạu mường” (chủ mường). Cơ sở kinh tế chủ yếu của các mường cổ đại là nông nghiệp lúa nước và nương rẫy.

Theo truyền thuyết Lào, do có trình độ sản xuất cao hơn nên mường Xoa - một mường nằm trên cửa sông Nặm-khàn của người Thay-lao đã giữ vai trò trung tâm trong việc tập họp các mường Lào cổ đại thành một quốc gia thống nhất và sau đó, mường Xoa trở thành thủ đô của nước Lào lạn-xạng. Mãi đến năm 1536, mới dời đô về mường Viêng-chăn.
Người Lào có các nhóm Lào lùm, Lào Thơng và Lào xủng.

Nhóm Lào Lùm bao gồm các dân tộc thuộc ngữ hệ Lào - Thay như Lào, Thay, Phuôn, Lự, Phu - thay, Duôn (dân tộc Lào đông nhất). Họ sinh sống ở các vùng thấp. Các tộc thuộc Lào lùm có nền văn hoá chung phong phú, đa dạng và phát triển. Người Lào lùm đều dùng chữ phổ thông, cùng nói chung một thứ tiếng nhưng chỉ khác ít nhiều về thổ âm. Hầu hết họ đều theo đạo Phật phái tiểu thừa (gọi là Hỉn-nạ-nhan). Cùng với đạo Phật, người Lào lùm vẫn duy trì các hình thức tín ngưỡng cổ xưa, điển hình là thờ thần linh, thờ phỉ (ma).

Nhóm Lào Thơng bao gồm hơn 20 dân tộc thuộc ngữ hệ Môn-Khơme như Khơ-mú, Khơ- bít, Phoọng, Puộc, Kạ-tang, Pa-kô, Tà-ôi, Lạ-vên, Lạ-ve, Xẹc, Nha-hớn, Kạ-tu, A-lắc...(dân tộc Khơ-mú đông nhất). Họ sinh sống rải rác ở các địa bàn từ Bắc vào Nam, tại các miền rừng, triền núi, cao nguyên, dọc theo các con sông, con suối nhỏ. Người Lào thơng không có chữ viết riêng. Sau năm 1945, họ mới được học chữ Lào. Một số tộc sống gần người Lào lùm thì theo đạo Phật còn phần lớn đều thờ đa thần.

Nhóm Lào Xủng bao gồm các dân tộc thuộc ngữ hệ Mẹo - Dạo và Tạng- Miến như Hơ- mông, Dao, Lô-lô, Hà-nhì...(dân tộc Hơ-mông đông nhất). Họ sinh sống trên những rẻo cao, đỉnh núi cao từ 1000m trở lên, ở Bắc Lào, thuộc các tỉnh Xiêng-khoảng, Luông-pha-băng, Sầm-nưa và Bắc Viêng-chăn. Trước kia, người Lào xủng không có chữ viết riêng. Sau năm 1960, họ mới được học chữ Lào. Người Lào xủng phần lớn đều thờ đa thần, cúng tổ tiên, một số vùng còn thờ phật tổ nhưng chỉ ở mức kiêng kị, không ăn và không giết mổ.

Nhìn chung, Lào là quốc gia có nhiều nhóm dân tộc, mỗi nhóm có sắc thái văn hoá riêng, trình độ sản xuất còn chênh lệch nhưng trong quá trình lịch sử, họ đã cùng kề vai sát cánh bên nhau, bền bỉ đấu tranh cho một quốc gia Lào độc lập, thống nhất. Sau ngày đất nước giải phóng, chính phủ nước CHDCND Lào đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm cải thiện đời sống nhân dân các nhóm dân tộc về cả tinh thần và vật chất, đặc biệt đối với nhân dân vùng xa xôi, hẻo lánh. Vì vậy, khoảng cách trên nhiều lĩnh vực giữa các nhóm dân tộc ngày càng được rút ngắn.
 

keobi

New member
Xu
0
  1. Vì sao gọi Vương quốc Cam-pu-chia từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV là “thời kì Ăng-co”? Những chính sách đối nội và đối ngoại của các vua Cam-ph-chia thời Ăng-co?
Hướng dẫn trả lời:

Thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia kéo dài từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV, còn gọi là “thời kì Ăng-co”. Sở dĩ gọi như vậy vì:


  • Kinh đô của Vương quốc Ăng-co, một địa điểm của vùng Xiêm Riệp ngày nay.
  • Ở đây, người Khơ-me đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc lớn, nổi tiếng, điển hình là khu tháp Ăng-co Vát và Ăng-co Thom.
  • Khu đền tháp Ăng-co là một cống hiến độc đáo của người Khơ-me vào kho tàng văn hóa Đông Nam Á và thế giới.
Những chính sách đối nội và đối ngoại:

  • Đối nội:
Dưới thời Ăng-co, người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Ngoài nông nghiệp, cư dân còn đánh bắt cá ở Biển Hồ, khai thác lâm sản và săn bắt thú ở trên rừng. Thủ công nghiệp ở Cam-pu-chia đã có nhiều thợ khéo tay, đặc biệt là các nghề làm đồ trang sức và chạm khắc trên đá, trên các bức phù điêu của các đền tháp.

  • Đối ngoại:
Các vua Cam-pu-chia thời Ăng-co không ngừng mở rộng quyền lực của mình ra bên ngoài. Trong các thế kỉ X – XII, Cam-pu-chia trở thành một trong những Vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất ở Đông Nam Á.

Dưới thời vua Giay-a-vác-man (1181 – 1207), quân Cm-pu-chia đã tiến đánh Cham-pa, biến Vương quốc này thành một tỉnh của Ăng-co, sau đó chinh phục vùng trong và hạ lưu Mê Nam, mở rộng tới miền Bắc bán đảo Mã Lai.

2. Thông qua việc sưu tầm tài liệu, hãy miêu tả đền tháp Ăng-co Vát ở Cam-pu-chia?

Hướng dẫn trả lời:

Ăng-co Vát là một khu đền có 5 ngôi tháp cao, được chạm khắc rất công phu, đỉnh cao nhất tới 63m, vùng xung quanh là một hệ thống hào nước có chiều rộng 200m, chu vi 5,5km. Hai bên bờ được lát cầu đá với 18 bậc cao. Những lối đi rộng có lát đá, hai bên có hình tượng điêu khắc, chạm trổ tinh vi, dẫn đến những cung điện, đền tháp tạo nên vẻ đẹp trang nghiêm, hùng vĩ. Khu đền tháp Ăng-co là một cống hiến độc đáo của người Khơ-me vào kho tàng văn hóa Đông Nam Á và thế giới.

3. Vương quốc Lào được hình thành như thế nào? Những biểu hiện về sự thịnh vượng của Vương quốc Lào?



  • Cư dân cổ của Lào nói tiếng Khơ-me, gọi là Lào Thơng. Mãi đến thế kie XIII, mới có một nhóm người nói tiếng Thái di cư đến đây, sinh sống hòa nhập với người Lào Thơng, gọi là người Lào.
  • Thế kỉ XIV, họ lập nước riêng, gọi là Lạng Xạng. Vua sáng lập là Pha Ngừm.
  • Thời thịnh vượng nhất là cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII dưới triều vua Xu-li-nha-vông-xa. Những biểu hiện của sự thịnh vượng:
+ Sản vật dôi dào, trao đổi, buôn bán với các nước láng giềng được mở rộng.
+ Xây dựng Lào thành một trung tâm Phật giáo.
+ Chia đất nước thành các mường.
+Xây dựng quân đội tương đối mạnh.
+ Giữ quan hệ hòa hiếu với Cam-pu-chia và Đại Việt, chống quân xâm lược Mi-an-ma.

  • Sang thế kỉ XVIII, Lạng Xạng suy yếu dần vì các cuộc tranh chấp ngôi báu trong hoàng tộc. Sau khi Xu-li-nha-vông-xa qua đời, nước Lạng Xạng bị chia thành ba tiểu quốc đối địch nhau. Nhân cơ hội đó, Xiêm đã xâm chiếm và cai trị Lào. Tình trạng đó kéo dài đến khi thực dân Pháp sang xâm lược và biến Lào thành thuộc địa (năm 18930.
  • Văn hóa của Lào:
+ Chữ viết: Từ học chữ Phạn sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình.
+ Văn học dân gian; văn học viết.
+ Tôn giáo: đạo Hin-đu và đạo Phật.
+ Kiến trúc: theo kiểu Hin-đu và Phật giáo.
 

Hanamizuki

New member
Xu
0
Bài tập 1 trang 39, 40, 41 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Điểm tự nhiên nổi bật của Campuchia là:

A. nằm trên một cao nguyên rộng lớn.

B. nằm trọn trong đồng bằng ở hạ lưu sông Mê Nam

C. địa hình Campuchia giống như một lòng chảo khổng lồ.

D. cả A, B, C đều đúng.
Trả lời: Chọn C

2. Tộc người chiếm đa số ở Campuchia là

A. người Campuchia.

B. người Khơme

C. người Chân Lạp

D. người Thái
Trả lời: Chọn B

3. Vương quốc Campuchia được hỉnh thành từ

A. thế kỉ V

B. thế kỉ VI

C. thế kỉ IX

D. thế kỉ XIII
Trả lời: Chọn B

4. Người Campuchia đã sớm tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của nén văn hoá nào?

A. Văn hoá của người Việt. C. Văn hoá Trung Quốc.

B. Văn hoá Ấn Độ. D. Văn hoá Thái.
Trả lời: Chọn B

5. Thời kì phát triển nhất của Vương quốc Campuchia là

A. thời kỉ kinh đô Campuchia đóng ở Ăngco (802 - 1432).

B. thời kỉ trị vì của vua Giaỵavácman II (1181 - 1201).

C. thế kỉ XIII.

D. từ khi kinh đô chuyển về Phnôm Pênh (1432 - cuối thế kỉ XIX).
Trả lời: Chọn A

6. Nền văn hoá của người Khơme phát triển đạt nhiều thành tựu rực rỡ, ngoại trừ.

A. sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ Phạn của người Ấn Độ.

B. xây dựng những cung điện nguy nga, lộng lẫy.

C. sáng tạo ra những kiến trúc đền, tháp nổi tiếng

D. sáng tạo nền văn học dân gian, văn học viết rất phong phú.
Trả lời: Chọn B

7. Đặc điểm tự nhiên nào ảnh hưởng sâu sắc nhất đến sự hình thành và phát triển của Vương quốc Lào?

A. Một dải đồng bằng tuy hẹp nhưng vô cùng màu mỡ.

B. Dãy Trường Sơn hùng vĩ ở biên giới phía đông.

C. Dòng sông Mê Công chảy qua nước Lào.

D. Địa hình đất nước chia làm hai miền miền đồi núi và miền đồng bằng thấp.
Trả lời: Chọn C

8. Tộc người chiếm đa số ở Lào là

A. Lào Thơng. C. Lào Lùm.

B. Khơme. D. Chăm
Trả lời: Chọn A

9. Chủ nhân của những chum đá nổi tiếng ở Lào là

A. người Khơme. C. người Lào Thơng.

B. người Lào Lùm. D. người Mông cổ.
Trả lời: Chọn C

10. Người có công thống nhất các mường Lào và sáng lập nước Lan Xang là

A. Khún Bolom. C. Xulinha Vôngxa.

B. Pha Ngừm. D. Chậu A Nụ.
Trả lời: Chọn B

11. Vương quốc Lan Xang phát triển nhất dười thời vua

A. Khún Bolom. C. Xulinha Vôngxa.

B. Pha Ngừm. D. Thào Thèng Khăm.
Trả lời: Chọn C

12. Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII là giai đoạn phát triển thịnh đạt của Vương quốc Lan Xang vì:

A. tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn thiện và củng cố vững chắc, có quân đội hùng mạnh

B. đất nước có nhiều sản vật, có quan hệ buôn bán với nhiều nước, kể cả người châu Âu.

C. luôn giữ quan hệ hoà hiếu với các nước láng giếng, nhưng cũng cương quyết trong việc chống xâm lược.

D. cả A, B, C đều đúng.
Trả lời: Chọn D

13. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến Vương quốc Lào suy yếu là

A. mâu thuẫn trong hoàng tộc, đất nước bị phân liệt thành ba tiểu quốc đối địch nhau.

B. phải đương đầu với cuộc xâm lược của người Xiêm.

C. Pháp gây chiến tranh xâm lược Lào.

D. đó là tình trạng chung của các vương quốc trong khu vực.
Trả lời: Chọn A

14. Văn hoá Lào chịu ảnh hưởng sâu sắc của

A. văn hoá Thái. C. văn hoá Trung Quốc.

B. văn hoá Khome D. văn hoá Ấn Độ
Trả lời: Chọn D

15. Thạt Luổng, công trình kiến trúc nổi tiếng của Lào thuộc tôn giáo nào?

A. Hinđu giáo C. Hồi giáo.

B. Phật giáo. D. Bà La Môn giáo.
Trả lời: Chọn B

16. Nét nổi bật nhất của văn hoá Lào và văn hoá Campuchia là

A. đều chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ.

B. đều có hệ thống chữ viết riêng.

C. biết tiếp thu sáng tạo những thành tựu văn hoá từ bên ngoài, kết hợp với nét truyền thống của văn hoá bản địa để xây dựng nến văn hoá riêng rất đặc sắc.

D. có nhiều công trình kiến trúc đền, tháp rất nổi tiếng
Trả lời: Chọn C
 

Hanamizuki

New member
Xu
0
(trang 54 sgk Lịch Sử 10): Nêu những chính sách đối nội và đối ngoại của các vua Lan Xang?

Trả lời:

Đối nội: Các vua Lan Xang chia đất nước thanh các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy.

Đối ngoại: Các vua Lan Xang giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giếng đồng thời cương quyết chiến đấu chống quân xâm lược Mi-an-ma.

Câu 3 (trang 54 sgk Sử 10): Hãy nêu những nét tiêu biểu của văn hóa Cam-pu-chia và văn hóa Lào?

Lời giải:

Văn hóa Cam-pu-chia

  • Sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ. Văn học dân gian và văn học viết phát triển
  • Kiến trúc nổi tiếng với quần thể kiến trúc Ăng-co Vát, Ăng-co Thom
Văn hóa Lào

  • Người Lào sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ viết cảu Cam-pu-chia và Mi-an-ma
  • Đời sống văn hóa của người Lào rất phong phú, hồn nhiên
  • Kiến trúc: Xây dựng một số công trình kiến trúc Phật giáo, điển hình là Thạt Luổng ở Viêng Chăn.
 

Trang Dimple

New member
Xu
38
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 10!
Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài

  1. Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
  2. bài 2: Xã hội nguyên thủy
  3. bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông
  4. bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma
  5. bài 5: Trung Quốc thời phong kiến
  6. bài 6: Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ
  7. bài 7 Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
  8. bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á
  9. bài 9 Vương Quốc Campuchia và Vương Quốc Lào
  10. bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)
  11. bài 11: Tây Âu thời kì trung đại
  12. Bài 12: Ôn tập lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ và trung đại
  13. bài 13: Việt Nam thời kì nguyên thủy
  14. bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
  15. bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)
  16. bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) (tiếp theo)
  17. bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)
  18. bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV
  19. Lịch sử 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV
  20. bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV
  21. bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII
  22. bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII
  23. bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII
  24. Lịch sử 10 bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII
  25. bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
  26. bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân
  27. bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến
  28. bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
  29. bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
  30. bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
  31. bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu
  32. bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX
  33. bài 34: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
  34. bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa
  35. bài 36 Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân
  36. bài 37: Mác -Ăng ghen và sự ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học
  37. bài 38 Quốc tế nhất và công xã Pari 1781
  38. bài 39: Quốc tế thứ hai
  39. bài 40: Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top