Chia Sẻ Việt Nam thời kì nguyên thủy -Sử 10 - vnkienthuc.com

Trang Dimple

New member
Xu
38
Thời kỳ nguyên thủy là thời kỳ đầu tiên, kéo dài nhất mà dân tộc nào, đất nước nào cũng phải trải qua. Đất nước Việt Nam của chúng ta cũng như nhiều nước khác đã trải qua thời kỳ nguyên thủy. Bài học hôm nay ta sẽ tìm hiểu về thời kỳ nguyên thủy trên đất nước Việt Nam.

Lịch sử 10 bài 13: Việt Nam thời kì nguyên thủy

1. Những dấu tích Người Tối cổ ở Việt Nam.


+Dấu tích Người Tối Cổ ở VN có niên đại 30-43 vạn năm, công cụ đá ghè đẽo thô sơ ở Lạng Sơn, Thanh Hóa(núi Đọ- hình 29) ,Đồng Nai, Bình Phước .


+Người Tối cổ sống thành từng bày,săn bắt,hái lượm(rìu tay đá cũ Núi Đọ ).


rng_hang_tham_hai_400.png



Răng của Người tối cổ ở hang Thẩm Hai – Lạng Sơn


riu_tay_nui_do_400.jpg



Rìu tay đá cũ Núi Đọ - Thanh Hoá

2. Sự hình thành và phát triển của công xã thị tộc.


a.Văn hóa Sơn Vi :


+Di tích văn hóa Ngườm (Võ Nhai- Thái Nguyên) , Sơn vi( Lâm Thao-Phú Thọ): sống trong hang động , mái đá , ven sông suối từ Sơn, La , Lai Châu đến Thanh Hóa , Nghệ An, Quảng Trị , sống thành thị tộc.


+Sử dụng công cụ đá ghè đẽo, săn bắt, hái lượm.


cong_cu_chat_o_nam_tum_400.png



Công cụ chặt ở Nậm Tun (Lai Châu)

b.Văn hóa Hòa Bình – Bắc Sơn: văn hóa sơ kỳ đá mới ( 6.000-12.000 năm).


+Sống định cư trong hang động , mái đá gần nguồn nước họp thành thị tộc , săn bắt, hái lượm, trồng rau củ, quả .


+Người Hòa Bình ghè đẽo, mài lưỡi rìu , làm công cụ bằng xương , tre, gỗ, Người Bắc Sơn biết mài rộng trên lưỡi rìu đá, làm đồ gốm.


+ Cuộc sống vật chất được nâng cao.

bac_son_400.jpg

Rìu đá Bắc Sơn .


hoa_binh.jpg



Rìu đá Hoà Bình


- Ở nhiều địa phương của nước ta đã tìm thấy những hóa thạch răng và nhiều công cụ đá của Người hiện đại ở các di tích văn hóa Ngườm, Sơn Vi,... (Cách đây 2 vạn năm).

- Chủ nhân văn hóa Sơn Vi sống trong mái đá, hang động, ven bờ sông, suối trên địa bàn rộng từ Sơn La đến Quảng Trị.


ha_long_400.png



Rìu đá Hạ Long


vong_tay_khuyen_tai_da_400.png



Hình vòng tay , khuyên tai đá

c. Cách nay khoảng 5.000- 6.000 năm:


+ Sử dụng cưa, khoan đá, bàn xoay , công cụ lao động được cải tiến ,năng xuất lao động tăng .


+ Nông nghiệp trồng lúa dùng cuốc đá.


+ Dân số gia tăng, tao đổi sản phẩm , đời sống vật chất được ổn định, đời sống tinh thần được nâng cao -->Cuộc cách mạng đá mới .

3. Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước.


* Cách nay khoảng 3.000-4.000 năm, kỹ thuật chế tác đá, làm đồ gốm ; sử dụng nguyên liệu đồng và thuật luyện kim để chế tạo công cụ ,nghề nông trồng lúa nước .


* Cư dân Phùng Nguyên,cư dân Hoa Lộc- Thanh Hóa , sông Cả- Nghệ An:


+Trồng lúa nước , sống định cư lâu dài trong các công xã thị tộc mẫu hệ .


+Công cụ bằng đá ,làm đồ gốm bằng bàn xoay, dùng tre , gỗ, xương để làm đồ dùng, biết xe chỉ, dệt vải, chăn nuôi ,

+Di chỉ: cục đồng , dây đồng, xỉ đồng , dùi đồng .


* Cư dân văn hóa Sa Huỳnh – Nam Trung Bộ biết thuật luyện kim , nông nghiệp trồng lúa , cây trồng khác , chế tác và sử dụng đồ sắt , làm gốm, dệt vải, đồ trang sức ; thiêu xác chết.


* Cư dân văn hóa Đồng Nai làm nghể nông trồng lúa nước , khai thác lâm sản , săn bắt, làm nghề thủ công , công cụ đá , đồng, thủy tinh .


* Thời đại Kim khí, bước sang giai đoạn mới.


gom_hoa_loc_400.jpg



Hoa văn trên gốm Hoa Lộc – Thanh Hoá


riu_da_phung_nguyen_400.jpg



Rìu đá Phùng Nguyên – Phú Thọ


x_ng_400.jpg



Cục đồng , dây đồng, xỉ đồng , dùi đồng .


hat_gao_chay_400.png



Hạt gạo cháy
 
Sửa lần cuối:
  1. Những dấu tích Người tối cổ trên đất Việt Nam được tìm thấy ở đâu?
Hướng dẫn trả lời:
  • Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, từ xa xưa trên đất nước Việt Nam đã có con người sinh sống.
  • Các nhà khảo cổ học tìm thấy dấu tích của Người tối cổ có niên đại cách đây 30 – 40 vạn năm.
+ Thẩm Quyến, Thẩm Hai (Lạng Sơn).
+ Núi Đọ, Quang Yên, Núi Nuông (Thanh Hóa).
+ Hàng Gòn, Dầu Giây (Đồng Nai).
+ An Lộc (Bình Phước).

  • Người tối cổ sống thành từng bầy. Mỗi bầy có khoảng 20 - 30 người, gồm 3 - 4 thế hệ. Họ săn bắt và hái lượm để sinh sống.

2. Sự chuyển biến từ Người tối cổ thành Người hiện đại ở việt Nam diễn ra như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:


  • Dựa vào những hóa thạch răng và nhiều công cụ đá mà các nhà khảo cổ học khẳng định quá trình chuyển biến từ Người tối cổ thành Người hiện đại ở Việt Nam.
  • Ở Hang Hùm (Yên Bái), có những hóa thạch răng của Người hiện đại giai đoạn sớm. Ở đi tích Ngườm (Thái Nguyên), có nhiều công cụ đá của Người hiện đại giai đoạn sớm.
  • Ở di tích Sơn Vi (Phú Thọ) các nhà khảo cổ học tìm thấy nhiều công cụ đá của Người hiện đại giai đoạn muộn.


3. Sự phát triển của công xã thị tộc ở Việt Nam được biểu hiện như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:


  • Cư dân Hòa Bình sống định cư lâu dài trong các hang động, mái đá gần nguồn nước thành các thị tộc, lấy săn bắn, hái lượm làm nguồn sống chính; ngoài ra, họ còn biết trồng các loại rau, củ, cây ăn quả.
  • Cư dân Bắc Sơn sống định cư trong các hang động đá vôi và dùng đá cuội để chế tạo công cụ. Công cụ phổ biến của cư dân Băc Sơn là rìu mài ở lưỡi. Hoạt động kinh tế của họ là săn bắn, hái lượm, ngoài ra còn đánh cá, chăn nuôi.
  • Cách ngày nay khoảng 5000 - 6000 năm, trên đất nước Việt Nam, con người đã biết phát triển kĩ thuật mài, cưa, khoan đá, làm gốm. Công cụ lao động thích hợp hơn. Nhờ đó năng suất lao động tăng lên rõ rệt. Phần lớn cư dân bước vào giai đoạn nông nghiệp trồng lúa. Đời sống vật chất của cư dân ổn định hơn, đời sống tinh thần được nâng cao. Địa bàn cư trú của thị tộc, bộ lạc bấy giờ đã mở rộng nhiều đến địa phương trong cả nước. Các nhà khảo cổ học coi đó là “cuộc cách mạng đá mới”.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 13: Việt Nam thời kì nguyên thủy
(trang 71 sgk Lịch Sử 10): Em hãy nhận xét về địa bàn sinh sống của Người tối cổ ở Việt Nam?

Trả lời:

Địa bàn sinh sống chủ yếu của Người tối cổ ở Việt Nam chủ yếu ở vùng núi các tỉnh Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai,…

(trang 72 sgk Lịch Sử 10): Hãy cho biết những điểm tiến bộ trong hoạt động kinh tế của cư dân Hòa Bình – Bắc Sơn

Trả lời:

Sống định cư lâu dài hợp thành thị tộc, bộ lạc.

Ngoài săn bắt, hái lượm còn biết trồng các loại rau, củ, cây ăn quả. Nền nông nghiệp sơ khai bắt đầu.

Bước đầu biết mài rìu, làm một số công cụ khác bằng xương, tre, gỗ, bắt đầu biết nặn đồ gốm.

(trang 72 sgk Lịch Sử 10): Những biểu hiện của “cách mạng đá mới” ở nước ta là gì?

Trả lời:

Những biểu hiện của “Cách mạng đá mới” ở nước ta là:

  • Sử dụng kỹ thuật khoan đá, làm gốm bằng bàn xoay.
  • Biết trồng lúa, dùng cuốc đá. Biết trao đổi sản phẩm giữa các thị tộc, bộ lạc.
  • Đời sống cư dân ổn định được cải thiện hơn, địa bàn cư trú ngày càng mở rộng.
(trang 73 sgk Lịch Sử 10): Những điểm mới trong cuộc sống của cư dân Phùng Nguyên là gì? So sánh với cư dân Hòa Bình- Bắc Sơn?

Trả lời

Điểm mới trong cuộc sống của cư dân Phùng Nguyên

  • Cư dân văn hóa Phùng Nguyên là những người mở đầu thời đại đồng thau ở Việt Nam.
  • Cư dân Phùng Nguyên làm nông nghiệp trồng lúa nước, sống định cư lâu dài trong các công xã thị tộc mẫu hệ. Công cụ lao động chủ yếu bằng đá có kỹ thuật chế tác cao, nhiều loại hình. Họ làm gốm bằng bàn xoay có hoa văn độc đáo, sử dụng các nguyên liệu tre, gỗ, xương để làm đồ dùng.
  • Địa bàn cư trú ở đồng bằng châu thổ các con sông lớn: sông Hồng, sông Mã, sông Cả.
Câu 1 (trang 73 sgk Sử 10): Trình bày những giai đoạn phát triển chính của thời nguyên thủy ở Việt Nam.

Lời giải:

  • Cách ngày nay 30 – 40 vạn năm, trên đất nước Việt Nam đã có Người tối cổ sinh sống.
  • Cách ngày nay trên dưới 2 vạn năm, Người tối cổ đã chuyển hóa thành người tinh khôn và công xã thị tộc được hình thành
  • Cách ngày nay khoảng 6000 – 12000, công xã thị tộc bước vào thời kì phát triển.
  • Cách ngày nay khoảng 3000 – 4000 năm, công cụ bằng đồng xuất hiện, công xã thị tộc bước vào giai đoạn tan rã.
Câu 2 (trang 73 sgk Sử 10): Em có nhận xét gì về thời gian ra đời thuật luyện kim ở các bộ lạc sống trên đất nước ta?

Lời giải:

Ở các bộ lạc sống trên đất nước ta, thuật luyện kim ra đời sớm và trong cùng một thời gian cách ngày nay khoảng 3000 – 4000 năm.

Câu 3 (trang 73 sgk Sử 10): Sự ra đời của thuật luyện kim có ý nghĩa gì đối với các bộ lạc sống trên đất nước ta cách đây khoảng 3000 – 4000 năm

Lời giải:

  • Thuật luyện kim ra đời đã đưa các bộ lạc trên đất nước ta vào thời đại sơ kì đồng thau, làm tiền đề cho sự chuyển biến xã hội sau đó.
  • Thuật luyện kim ra đời kéo theo sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước,
  • Thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước đã tạo nên năng suất lao động ngày càng cao trong xã hội. Trên cơ sở đó hình thành những nền văn hóa lớn vào cuối thời nguyên thủy.
 
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 10!
Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài

  1. Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
  2. bài 2: Xã hội nguyên thủy
  3. bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông
  4. bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma
  5. bài 5: Trung Quốc thời phong kiến
  6. bài 6: Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ
  7. bài 7 Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
  8. bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á
  9. bài 9 Vương Quốc Campuchia và Vương Quốc Lào
  10. bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)
  11. bài 11: Tây Âu thời kì trung đại
  12. Bài 12: Ôn tập lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ và trung đại
  13. bài 13: Việt Nam thời kì nguyên thủy
  14. bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
  15. bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)
  16. bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) (tiếp theo)
  17. bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)
  18. bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV
  19. Lịch sử 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV
  20. bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV
  21. bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII
  22. bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII
  23. bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII
  24. Lịch sử 10 bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII
  25. bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
  26. bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân
  27. bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến
  28. bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
  29. bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
  30. bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
  31. bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu
  32. bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX
  33. bài 34: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
  34. bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa
  35. bài 36 Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân
  36. bài 37: Mác -Ăng ghen và sự ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học
  37. bài 38 Quốc tế nhất và công xã Pari 1781
  38. bài 39: Quốc tế thứ hai
  39. bài 40: Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top