Công cuộc giải cứu loài tê giác đen bên bờ vực tuyệt chủng

tuvanduhoctiimedu

TRUNG TÂM TƯ VẤN DU HỌC TIIMEDU
8498273_te-giac-1.webp


Với hai chiếc sừng ấn tượng, tê giác đen nặng đến 1350kg, không thực sự có màu đen như tên gọi của chúng. Thay vào đó, chúng giống như loài tê giác “trắng” chỉ là có màu xám bùn hơn. Việc săn bắn và mở rộng khu vực sinh sống của con người trong suốt đầu và giữa TK 20 đã khiến số lượng tê giác đen sụt giảm còn 100.000 con vào năm 1960. Đặc biệt, 98% cá thể tê giác đen đã biến mất khi nạn săn trộm gia tăng trong các thập kỷ tiếp theo. Đến giữa những năm 1990, số lượng tê giác đen chỉ còn lại 2.354 con.

8498274_te-giac-5.webp


Mãi đến lúc này, nhận thức về loài này mới được nâng cao, dẫn đến những nỗ lực bảo tồn tại một số quốc gia châu Phi, không chỉ nhằm cứu tê giác đen mà còn cho nhiều loài đang gặp nguy cơ tuyệt chủng khác. Các biện pháp như cấm buôn bán tê giác đen và bảo vệ môi trường sống đã dẫn đến sự phục hồi đáng kể. Theo tổ chức IUCN, đến năm 2024, số lượng tê giác đen đã tăng lên 6.421 con, với quần thể lớn nhất hiện nay tập trung ở Namibia, Nam Phi, Kenya và Zimbabwe.

8498275_te-giac-7.webp


Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu không có các biện pháp bảo tồn, số lượng tê giác đen châu Phi sẽ giảm xuống dưới 300 cá thể vào năm 2022. Điều này cho thấy nỗ lực bảo tồn động vật nguy cấp của con người đã mang lại kết quả tích cực.

8498278_te-giac-10.webp


Sự khác biệt chính giữa tê giác đen và tê giác trắng nằm ở hình dạng miệng của chúng. Trong khi tê giác trắng có đôi môi rộng và phẳng để gặm cỏ, tê giác đen lại có môi nhọn, giúp chúng dễ dàng ăn lá từ bụi cây. Trên thực tế, tên gọi trắng đen xuất phát từ một sai lầm phổ biến khi nhầm từ “wyd” thành white thay vì nghĩa wide để chỉ cái môi rộng của chúng.

8498279_te-giac-2.webp


Chiếc sừng vừa là đặc điểm nổi bật nhất của loài tê giác đen, cũng là nguyên nhân chính đẩy loài vật này đến tình trạng nguy cấp. Mặc dù đã có rất nhiều bằng chứng khoa học chứng minh rằng, sừng tê giác không mang lại bất kỳ lợi ích cho sức khoẻ nào. Nhưng quan niệm trong suốt nhiều thiên niên kỷ của y học cổ truyền Trung Hoa về việc sừng tê giác có thể điều trị các loại bệnh từ sốt, gout cho đến ảo giác vẫn khó bị loại bỏ. Bên cạnh đó, sừng cũng được xem là biểu tượng cho địa vị. Ở một số nền văn hoá, sừng còn được dùng để chế tác đồ trang sức và vật dụng trong nhà.

Vào năm 1977, tê giác đen chính thức được đưa vào danh sách Công ước CITES, đồng nghĩa với việc tất cả hoạt động buôn bán loài này đều bị cấm. Sau đó, một số chương trình bảo tồn đã được triển khai để bảo vệ loài tê giác đen trên khắp châu Phi. Vào cuối những năm 1980, chính phủ Zimbabwe đã thành lập các khu bảo vệ chống săn trộm để bảo vệ quần thể tê giác đen. Bên cạnh đó, Hiệp hội các khu bảo tồn tê giác trên đất tư nhân (APLRS) cũng được thành lập ở Kenya vào năm 1990 để bảo vệ những con tê giác sống trên đất tư nhân.

8498280_te-giac-1.webp


Ngoài việc bảo vệ quần thể tê giác, người ta còn thực hiện việc di dời các nhóm tê giác đen nhằm tạo ra quần thể mới ở những khu vực từng có tê giác nhưng đã tuyệt chủng. Chẳng hạn, Dự án mở rộng phạm vi tê giác đen (BRREP) ra đời vào năm 2003, với phương pháp di dời tê giác bằng cách cho chúng vào lưới hoặc thùng, sau đó treo lơ lửng dưới máy bay trực thăng.

8498281_te-giac-3.webp


Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng cách vận chuyển này gây áp lực lớn lên cơ thể tê giác, khiến chúng hoảng sợ và di chuyển nhiều, ảnh hưởng đến sự hoạt động của máy bay. Vì vậy, vào năm 2012, nhóm BRREP quyết định thử nghiệm một kỹ thuật mới gọi là “tê giác bay”. Kỹ thuật này cho phép tê giác được treo ngược lên, tuy nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng lại giúp tiết kiệm thời gian vận chuyển và giảm bớt số lượng người tham gia vào quá trình này.

Các sáng kiến bảo tồn còn tập trung vào cộng đồng địa phương, bởi họ nhận thức rằng việc nâng cao ý thức và truyền cảm hứng cho người dân là chìa khóa để bảo vệ động vật hoang dã. Năm 2015, 10 con tê giác đen đã được vận chuyển đến khu bảo tồn tê giác Sera ở Kenya, đánh dấu lần đầu tiên một cộng đồng địa phương ở Đông Phi hợp tác với Tổ chức Dịch vụ Động vật Hoang dã Kenya để chịu trách nhiệm bảo vệ và quản lý một quần thể tê giác đen.
 
Các sáng kiến bảo tồn còn tập trung vào cộng đồng địa phương, bởi họ nhận thức rằng việc nâng cao ý thức và truyền cảm hứng cho người dân là chìa khóa để bảo vệ động vật hoang dã. Năm 2015, 10 con tê giác đen đã được vận chuyển đến khu bảo tồn tê giác Sera ở Kenya, đánh dấu lần đầu tiên một cộng đồng địa phương ở Đông Phi hợp tác với Tổ chức Dịch vụ Động vật Hoang dã Kenya để chịu trách nhiệm bảo vệ và quản lý một quần thể tê giác đen.
Tài sản của người địa phương cần để cho người địa phương bảo vệ và thu lợi.
 
Tài sản của người địa phương cần để cho người địa phương bảo vệ và thu lợi.
về cơ bản thì nên kinh tế của Kenya tập trung chủ yếu vào tay của các cá nhân và các doanh nghiệp do chính phủ quản lý. Đến ngay cả ngành phát triển nhất ở đây là du lịch cũng bị chi phối bởi các doanh nghiệp đứng sau là sở hữu nước ngoài. Cho nên người dân tại đây có khá ít cơ hội được mó tới những vấn đề nhạy cảm như là "tê giác" thế này.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top