Chia Sẻ Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến -Sử 10 - vnkienthuc.com

Trang Dimple

New member
Xu
38
Trong lịch sử gần 4000 năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã tạo nên những truyền thống tốt đẹp trong đó nổi bật lên là truyền thống yêu nước - một truyền thống cao quý vừa được hun đúc và phát huy qua hàng nghìn năm lịch sử vừa thấm đượm vào cuộc sống đang từng ngày vươn cao của dân tộc. Để hiểu được quá trình hình thành, phát triển và tôi luyện của truyền thống yêu nước trong thời kỳ phong kiến độc lập ta cùng nhau tìm hiểu bài 28


Lịch Sử 10-BÀI 28:TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN

I. SỰ HÌNH THÀNH CỦA TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC VIỆT NAM


- Khái niệm:


+ Truyền thống là những yếu tố về sinh hoạt xã hội, phong tục, tập quán, lối sống, đạo đức của một dân tộc được hình thành trong quá trình được lưu truyền từ đời này sang đời khác từ xưa đến nay.


+ Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam: là nét nổi bật trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, là di sản quý báu của dân tộc được hình thành từ rất sớm, được củng cố và phát huy qua hàng ngàn năm lịch sử.


- Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm đơn giản, trong một không gian nhỏ hẹp như: tình yêu gia đình, yêu quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, nơi mình sinh sống gắn bó (đó là những tình cảm gắn với địa phương).

- Từ khi hình thành quốc gia dân tộc Việt: Văn Lang - Âu Lạc những tình cảm gắn bó mang tính địa phương phát triển thành tình cảm rộng lớn - lòng yêu nước.


- Ở thời kỳ Bắc thuộc lòng yêu nước biểu hiện rõ nét hơn.


+ Qua ý thức bảo vệ những di sản văn hóa của dân tộc.


+ Lòng tự hào về những chiến công, tôn kính các vị anh hùng chống đô hộ (Lập đền thờ ở nhiều nơi).


Lòng yêu nước được nâng cao và khắc sâu hơn để từ đó hình thành truyền thống yêu nước Việt Nam.

II. PHÁT TRIỂN VÀ TÔI LUYỆN TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC TRONG CÁC THẾ KỶ PHONG KIẾN ĐỘC LẬP.

* Bối cảnh lịch sử:


- Đất nước trở lại độc lập, tự chủ.


- Nhưng sau 1000 năm Bắc thuộc nền kinh tế trở nên lạc hậu, đói nghèo.


- Các thế lực phương Bắc chưa từ bỏ âm mưu xâm phương Nam.


Trong bối cảnh ấy lòng yêu nước ngày càng được phát huy, tôi luyện.


*Biểu hiện:


+ Ý thức vươn lên xây dựng phát triển nền kinh tế tự chủ, nên văn hóa đậm đà bản sắc truyền thống của dân tộc.


+ Tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc của mỗi người Việt.


+ Ý thức đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân, mọi dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


+ Lòng tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên


+ Ý thức vì dân, thương dân của giai cấp thống trị tiến bộ - yêu nước gắn với thương dân - mang yếu tố nhân dân.

III. Nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến

- Dân tộc Việt Nam dã trải qua nhiều cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.


Trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm nhân dân Việt Nam đã đoàn kết nhất trí đồng lòng vượt qua gian khổ, hy sinh, phát huy tài năng, trí tuệ, chiến đấu dũng cảm giàng thắng lợi cuối cùng.


- Cũng trong chiến đấu chống ngoại xâm lòng yêu nước trở nên trong sáng chân thành và cao thượng hơn bao giờ hết.


-Đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập trở thành nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam.
 
Sửa lần cuối:
Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến

(trang 138 sgk Lịch Sử 10): Phân tích những biểu hiện của lòng yêu nước Việt Nam qua các cuộc khởi nghĩa thời Bắc thuộc?
Trả lời:
Thời kì này, nhân dân đoàn kết đấu tranh, các cuộc đấu tranh của nhân dân diễn ra sôi nổi, bền bỉ Hai Bà Trưng (năm 40), Bà Triệu (năm 248), Lí Bí (năm 542), Lý Tự Kiên, Đinh Kiến (năm 687), Mai Thúc Loan (năm 722), Phùng Hưng (năm 766)... Năm 938, Ngô Quyền chiến thắng oanh liệt quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
Nhiều truyền thuyết được lan truyền, cùng với việc xây dựng miếu thờ các vị anh hùng để khắc sâu lòng yêu nước của người Việt để từ đó hình thành truyền thống yêu nước.
(trang 139 sgk Lịch Sử 10): Tại sao yêu nước lại gắn liền với thương dân?
Trả lời:
Dân giàu nước mạnh, chở thyền là dân, lật thuyền là dân, sự đoàn kết toàn dân tạo ra sức mạnh để xây dựng, phát triển, bảo vệ đất nước.
(trang 140 sgk Lịch Sử 10): Hãy điểm lại các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa giành độc lập trong lịch sử nước ta trước thế kỉ XIX?
Trả lời:

  • Kháng chiến chống Tống lần 1 năm 981
  • Kháng chiến chống Tống lần 2 năm 1075 -1077
  • 3 lần kháng chiến chống Mông – Nguyên 1258, 1285, 1287-1288
  • Khởi nghĩa Lam Sơn 1428 – 1427
  • Kháng chiến chống Xiêm 1785
  • Kháng chiến chống Thanh 1789
(trang 140 sgk Lịch Sử 10): Nêu một vài biểu hiện của lòng yêu nước trong chiến đấu chống ngoại xâm của nhân dân ta?
Trả lời:

  • Đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm
  • Biết ơn các vị anh hùng có công với nước.
  • Căm thù giặc, ý chí quyết tâm đấu tranh chống xâm lược để giành và giữ gìn độc lập
  • Phát triển kinh tế đề phục vụ cuộc công cuộc kháng chiến
  • Yêu nước thương dân của giai cấp thống trị
Câu 1 (trang 140 sgk Sử 10): Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam đã hình thành như thế nào?
Lời giải:

  • Bước đầu nảy sinh và phát triển của tình cảm yêu thương gắn bó giữa người với người và giữa công đồng, tình yêu quê hương đất nước.
  • Truyền thống yêu nước được hình thành với sự ra đời của quốc gia dân tộc
  • Truyền thống yêu nước được hình thành trải qua quá trình đấu tranh chống ngoại xâm để giữ nước đặc biệt dưới thời Bắc thuộc.
Câu 2 (trang 140 sgk Sử 10): Những nét mới trong truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến độc lập?
Lời giải:

  • Yêu nước không chỉ chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc mà còn phải ra sức xây dựng và phát triển kinh tế. Ý thức vương lên xây dựng và phát triển nền kinh tế tự chủ đậm đà bản sắc dân tộc.
  • Tinh thần đoàn kết dân tộc
  • Tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo về độc lập dân tộc.
  • Ý thức vì dân, thương dân của giai cấp thống trị tiến bộ - yêu nước gắn liền với thương dân.
Câu 3 (trang 140 sgk Sử 10): Hãy sưu tầm những câu ca dao về truyền thống yêu nước của dân tộc ta?
Lời giải:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Câu 4 (trang 140 sgk Sử 10): Tại sao có thể xem xét đặc trưng cơ bản của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là chống ngoại câm, bảo vệ độc lập dân tộc?
Lời giải:

  • Trên thế giới có lẽ không có một dân tộc nào phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống xâm lược hay đấu tranh giành lại độc lập cho đất nước như dân tộc Việt Nam.
  • Trong chiến đấu bảo vệ đất nước, bảo vệ độc lập, ý thức, tình cảm của người Việt trở nên trong sáng, chân thành và cao thượng hơn cả.
 
Bài tập 1 trang 123 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
1. Những yếu tố hình thành truyền thống yêu nước Việt Nam là
A. những mối quan hệ vế kinh tế - chính trị của quốc gia Văn Lang.
B. giữ gìn và lưu truyền nền văn hoá truyền thống của tổ tiên.
C. đoàn kết chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
D. tất cả các ý trên đều đúng.
Trả lời: D
2. Các yếu tố góp phần hình thành nên truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là
A. cuộc đấu tranh chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.
B. quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế tự chủ.
C. cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.
D. tất cả các ý trên đều đúng.
Trả lời: D
3. Truyền thống yêu nước Việt Nam được hình thành từ
A. sự hình thành quốc gia Văn Lang - Âu Lạc là cơ sở nảy sinh tình cảm yêu nước của người Lạc Việt
B. “cuộc cách mạng đá mới” đã làm cho đời sống vật chất được ổn định, đời sống tinh thần được nâng cao, đồng thời cũng hình thành lòng yêu nước.
C. cuộc kháng chiến chống quân Tần thắng lợi, đã thực sự hình thành và phát triển truyền thống yêu nước.
D. lòng yêu nước của nhân dân ta được hình thành từ khi xuất hiện các nền văn hoá thời nguyên thuỷ trên đất nước ta.
Trả lời: A
4. Đặc trưng nổi bật nhất của truyền thống yêu nước Việt Nam là
A. giữ gìn và phát triển nền kinh tế nông nghiệp truyền thống.
B. giữ gìn và phát triển nền văn hoá riêng đậm đà bản sắc dân tộc.
C. đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
D. tinh thần đoàn kết dân tộc.
Trả lời: D
Bài tập 4 trang 124 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Nêu những nét mới trong truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến độc lập.
Trả lời:
Bối cảnh lịch sử

  • Đất nước trở lại độc lập, tự chủ.
  • Nhưng sau 1000 năm Bắc thuộc nền kinh tế trở nên lạc hậu, đói nghèo.
  • Các thế lực phương Bắc chưa từ bỏ âm mưu xâm phương Nam.
Trong bối cảnh ấy lòng yêu nước ngày càng được phát huy, tôi luyện.
Những nét mới trong truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến độc lập:

  • Nếu tinh thần yêu nước của nhân dân ta thời Bắc thuộc được thể hiện trong các cuộc khởi nghĩa để giành lại độc lập thì nét mới trong thời kì phong kiến độc lập là lòng yêu nước được thể hiện trong các cuộc kháng chiến chủ yếu để bảo vệ độc lập và xây dựng một nền chính trị, kinh tế, văn hoá độc lập, tự chủ.
  • Trong khoảng hơn 9 thế kỉ thời độc lập thì nhân dân ta đã phải chống ngoại xâm 10 lần và trong đó duy nhất chỉ có một cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nhằm mục đích giành lại độc lập, còn lại các cuộc kháng chiến đều nhằm bảo vệ nền độc lập dân tộc.
  • Nếu thời Bắc thuộc do chưa giành được độc lập, tự chủ lâu dài nên lòng yêu nước chưa được thể hiện nhiều trong xây dựng đất nước thì nét mới trong thời kì này là lòng yêu nước được biểu hiện rõ nét trong xây dựng và phát triển đất nước. Sự nghiệp xây dựng và phát triển một nền kinh tế tự chủ, một nền văn hoá truyền thống đã đòi hỏi sự thể hiện của lòng yêu nước, quyết tâm vươn lên.
Bài tập 5 trang 124 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Phân tích nét đặc trưng cơ bản của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến.
Trả lời:
Nét đặc trưng cơ bản của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến:

  • Dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
  • Trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm nhân dân Việt Nam đã đoàn kết nhất trí đồng lòng vượt qua gian khổ, hy sinh, phát huy tài năng, trí tuệ, chiến đấu dũng cảm giành thắng lợi cuối cùng.
  • Cũng trong chiến đấu chống ngoại xâm lòng yêu nước trở nên trong sáng chân thành và cao thượng hơn bao giờ hết.
  • Đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập trở thành nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam.
Bài tập 6 trang 124 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Vì sao nói: Nét đặc trưng cơ bản của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc?
Trả lời:
Có thể xem nét đặc trưng cơ bản của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc:

  • Nét nổi bật trong thời kì phong kiến ở Việt Nam là cùng với việc xây dựng và phát triển quốc gia thì nhân dân đã phải liên tiếp kháng chiến chống ngoại xâm để bảo vệ độc lập dân lộc. Trong khoảng hơn 9 thế kỉ, nhân dân ta đã chống ngoại xâm 10 lần lớn, vì vậy tinh thần yêu nước trong chống ngoại xâm trở thành nét đặc trưng cơ bản.
  • Trong kháng chiến thì lòng yêu nước đã được biểu hiện rõ nét nhất khi phải mang tính mạng của mình để chứng tỏ. Trong kháng chiến thì ý thức, tình cảm và tâm hồn của người Việt Nam yêu nước mới trở nên trong sáng, chân thành và cao thượng hơn bao giờ hết.
  • Khi nói về truyền thống yêu nước trong kháng chiến chống ngoại xâm thì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước... mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ... nhấn chìm cả lũ bán nước và lũ cướp nước".
 
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 10!
Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài

  1. Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
  2. bài 2: Xã hội nguyên thủy
  3. bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông
  4. bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma
  5. bài 5: Trung Quốc thời phong kiến
  6. bài 6: Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ
  7. bài 7 Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
  8. bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á
  9. bài 9 Vương Quốc Campuchia và Vương Quốc Lào
  10. bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)
  11. bài 11: Tây Âu thời kì trung đại
  12. Bài 12: Ôn tập lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ và trung đại
  13. bài 13: Việt Nam thời kì nguyên thủy
  14. bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
  15. bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)
  16. bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) (tiếp theo)
  17. bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)
  18. bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV
  19. Lịch sử 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV
  20. bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV
  21. bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII
  22. bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII
  23. bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII
  24. Lịch sử 10 bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII
  25. bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
  26. bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân
  27. bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến
  28. bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
  29. bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
  30. bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
  31. bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu
  32. bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX
  33. bài 34: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
  34. bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa
  35. bài 36 Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân
  36. bài 37: Mác -Ăng ghen và sự ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học
  37. bài 38 Quốc tế nhất và công xã Pari 1781
  38. bài 39: Quốc tế thứ hai
  39. bài 40: Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top