• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Chia Sẻ Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII -Sử 10 - vnkienthuc.com

Trang Dimple

New member
Xu
38
Ở thế kỷ XVI - XVIII Nhà nước phong kiến có những biến đổi lớn. Sự phát triển của kinh tế hàng hóa và giao lưu với thế giới bên ngoài đã tác động lớn đến đời sống văn hóa của nhân dân ta ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. Để thể hiện được tình hình văn hóa ở các thế kỷ XVI - XVIII và những điểm mới của văn hóa Việt Nam thời kỳ này, chúng ta cùng tìm hiểu bài 24


Lịch Sử 10-BÀI 24:TÌNH HÌNH VĂN HÓA Ở CÁC THẾ KỶ XVI - XVIII


I. TƯ TƯỞNG TÔN GIÁO

- Thế kỷ XVI - XVIII Nho giáo từng bước suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn.


- Phật giáo có điều kiện khôi phục lại, nhưng không phát triển mạnh như thời kỳ Lý - Trần.


Kiến trúc Phật giáo như: Chùa Thiên Mụ (Huế), Phật bà Quan âm nghìn tay nghìn mắt, các tượng La Hán chùa Tây Phương (Hà Tây)....


Nhiều vị chúa quan tâm cho sửa sang chùa chiền, đúc đồng, tô tượng.


- Thế kỷ XVI - XVIII đạo Thiên chúa được truyền bá ngày càng rộng rãi.


- Tín ngưỡng truyền thống phát huy: thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt.


Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú.


II. PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ VĂN HỌC


1. Giáo dục


- Trong tình hình chính trị không ổn định, giáo dục Nho học vẫn tiếp tục phát triển.


+ Giáo dục ở Đàng Ngoài vẫn như cũ nhưng sa sút dần về số lượng.


+ Đàng Trong: 1646 chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên.


+ Thời Quang Trung: đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thống.





chieu_nom_cua_nguyen_hue_400.jpg


Chiêú Nôm- Bút tích của Nguyễn Huệ gửi La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp
-Nhận xét:


+ Giáo dục tiếp tục phát triển nhưng chất lượng giảm sút.


+ Nội dung giáo dục vẫn là Nho học, SGK vẫn là Tứ Thư, Ngũ Kinh. Các nội dung khoa học không được chú ý, vì vậy giáo dục không góp phần tích cực để phát triển nền kinh tế thậm chí còn kiềm hãm sự phát triển kinh tế.


2. Văn học


- Nho giáo suy thoái. Văn học chữ Hán giảm sút so với giai đoạn trước.


- Văn học chữ Nôm phát triển mạnh những nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Khoan…..


- Bên cạnh dòng văn học chính thống, dòng văn học trong nhân dân nở rộ với các thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười, truyện dân gian... mang đậm tính dân tộc và dân gian.


-Thể hiện tinh thần dân tộc của nguyên nhân Việt. Người Việt đã cải biến chữ Hán thành chữ Nôm để viết văn, làm thơ...


*Điểm mới trong văn học thế kỷ XVI – XVIII:


+ Văn học dân gian rất phát triển trong khi văn học chữ Hán suy giảm.


+Phản ánh thực tế Nho giáo ngày càng mất uy tín đồng thời chứng tỏ cuộc sống tinh thần của nhân dân được đề cao góp phần làm cho văn học thêm phong phú, đa dạng


- Thế kỷ XVIII chữ Quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến.


chu-quoc-ngu-1_500.jpg

Alexandre De Rhodes đã dùng ký tự Latin ghi lại giọng nói của dân chúng nước Việt


III. NGHỆ THUẬT VÀ KHOA HỌC - KỸ THUẬT


*Kiến trúc điêu khắc không phát triển như giai đoạn trước.( các vị La Hán chùa Tây Phương, chùa Thiên Mụ, tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay).


phat_ba_400.jpg

Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay


Quan Âm nghìn mắt nghìn tay nổi tiếng do nhà điêu khắc Trương Văn Thọ tạc năm 1656 . Tượng cao 3,7 m, ngang 2,1 m, dày 1,15 m. Cánh tay xa nhất có chiều dài là 200 cm. Tượng có 11 đầu, 42 tay lớn và 789 tay dài ngắn khác nhau. Tính từ đài sen lên, tượng cao 235 cm. Đầu rồng đội tòa sen cao 30 cm, bệ tượng cao 54 cm.


*Nghệ thuật dân gian hình thành và phát triển phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đồng thời mang đậm tính địa phương.


Nghệ thuật dân gian phát triển mạnh phản ánh truyền thống cần cù , lạc quan của nhân dân lao động, là vũ khí lên án sự áp bức bóc lột , bất công trong xã hội đương thời .


* Nghệ thuật sân khấu : quan họ , hát giặm , hò , vè, lý , si ,lượn…


* Khoa học - kỹ thuật:


- Sử học: Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Đại Việt sử ký tiền biên , Thiên Nam ngữ lục.


-Địa lý : Thiên nam tứ chi lộ đồ thư.


-Quân sự: Khổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ .


-Triết học có Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn.


-Y học có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác .


-Kỹ thuật: đúc súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến , xây thành luỹ .

Ưu điểm và hạn chế :


+ Về khoa học: đã xuất hiện một loạt các nhà khoa học, tuy nhiên khoa học tự nhiên không phát triển.


+ Về kĩ thuật: đã tiếp cận với một số thành tựu kĩ thuật hiện đại của phương Tây nhưng không được tiếp nhận và phát triển. Do hạn chế của chính quyền thống trị và sự hạn chế của trình độ nhân dân đương thời.


ctm08 11.jpg



Toàn cảnh chùa Thiên Mụ
 
Sửa lần cuối:

Hanamizuki

New member
Xu
0
Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII

(trang 122 sgk Lịch Sử 10): Em cho biết lúc bấy giờ nước ta có những tôn giáo nào?
Trả lời:

  • Đạo giáo
  • Phật giáo
  • Nho giáo
  • Thiên chúa giáo
(trang 122 sgk Lịch Sử 10): Những nét đẹp trong tín ngưỡng dân gian của Việt Nam là gì?
Trả lời:
Các tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp được phát huy, tôn trọng như thờ cũng tổ tiên, tôn thờ những người có công với làng với nước,..
Lăng miếu được xây dựng ở nhiều nơi.
(trang 122 sgk Lịch Sử 10): Ở các thế kỉ XVII – XVIII, việc không chú ý nhiều đến các môn khoa học tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế của nước ta?
Trả lời:
Không thừa hưởng được những thành quả của khoa học kĩ thuật, những tri thức tiên tiến của loài người để áp dụng vào sản xuất.
Chương trình Nho học nặng về giáo điều, học để đi thi và ra làm quan, điều này làm cho kinh tế chậm phát triển.
(trang 123 sgk Lịch Sử 10): Văn học Việt Nam thế kỉ XVII – XVIII có gì mới? Điểm mới đó nói lên điều gì?
Trả lời:

  • Điểm mới: Văn học chữ Nôm xuất hiện và ngày càng phát triển.
  • Văn học ngày càng phong phú và phát triển. Văn học chữ Nôm thể hiện được tinh thần dân tộc, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân.
(trang 123 sgk Lịch Sử 10): Nêu một vài công trình nghệ thuật hay làn điệu dân ca ở địa phương mà em biết?
Trả lời:

  • Chùa Thầy
  • Chùa Tây Phương
(trang 123 sgk Lịch Sử 10): Chứng minh sự phong phú của nghệ thuật Việt Nam ở các thế kỉ XVI – XVIII?
Trả lời:

  • Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc phát triển và đạt nhiều công trình có giá trị: chùa Thiên Mụ, các tượng La Hán ở chùa Tây Phương...
  • Trào lưu nghệ thuật dân gian được hình thành.
  • Nghệ thuật sân khấu phát triển: nhiều phường tuồng, phường chèo...
  • Ngoài ra còn phổ biến hàng loạt làn điệu dân ca mang tính địa phương đậm nét như quan họ, hò, vè, si.…
(trang 124 sgk Lịch Sử 10): Hãy nêu những thành tựu về khoa học – kĩ thuật trong các thế kỉ XVI – XVIII?
Trả lời:
Số công trình khoa học tăng lên:

  • Sử học: Bên cạnh các bộ sử nhà nước còn có các bộ sử tư nhân như Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục,...
  • Địa lý: tập bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư,..
  • Quân sự: tập Hổ trướng khu cơ,...
  • Triết học: bộ sách của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác,...
  • Kĩ thuật: đúc súng đại bác, đóng thuyền chiến…
Câu 1 (trang 124 sgk Sử 10): Phân tích đặc điểm và ý nghĩa của văn học Việt Nam ở các thế kỉ XVI –XVIII?
Lời giải:
Đặc điểm:

  • Từ thế kỉ XVI – XVII, cùng với sự suy thoái của Nho giáo, văn học chữ Hán đã mất dần vị thế vốn có của nó.
  • Văn học chữ Nôm xuất hiện và ngày càng phát triển với nhiều nhà thơ Nôm nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ,..
  • Bên cạnh dòng văn học chính thống, dòng văn học dân gian nở rộ với các thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười,...
Ý nghĩa
  • Thể hiện tinh thần dân tộc của người Việt.
  • Chứng tỏ cuộc sống tinh thần của nhân dân ta được đề cao góp phần làm cho văn học thêm phong phú và đa dạng.
Câu 3 (trang 124 sgk Sử 10): Thống kê các thành tựu khoa học – kĩ thuật các thế kỉ XVI – XVIII. Nhận xét về ưu điểm và hạn chế của nó?
Lời giải:
Thống kê

  • Sử học: Bên cạnh các bộ sử nhà nước còn có các bộ sử tư nhân như Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục,...
  • Địa lý: tập bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư,..
  • Quân sự: tập Hổ trướng khu cơ,...
  • Triết học: bộ sách của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác,...
  • Kĩ thuật: đúc súng đại bác, đóng thuyền chiến...
Nhận xét
  • Ưu điểm: Những thành tựu khoa học đã diễn ra trên nhiều lĩnh vực hơn các thế kỉ trước, có nhiều tác phẩm có giá trị.
  • Hạn chế: Do những hạn chế về quan niệm và giáo dục đương thời đã làm cho khoa học tự nhiên không có điều kiện phát triển. Trong lĩnh vực kĩ thuật, việc ứng dụng những thành tựu từ bên ngoài cũng chủ yếu dừng lại ở việc chế tạo thử chứ chưa phát triển.
 

Hanamizuki

New member
Xu
0
Bài tập 1 trang 109 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Trong các thế kỉ XVI - XVIII, tôn giáo nào mới được truyền bá vào Việt Nam?
A. Nho giáo. C. Phật giáo
B. Đạo giáo. D. Thiên Chúa giáo.
Trả lời: D
2. Trong các thế kỉ XVI - XVIII, nhà nước phong kiến Việt Nam đã tiến hành khôi phục Phật giáo và Đạo giáo bằng cách
A. xây dựng thêm nhiều chùa quán.
B. các ngôi chùa lớn được quan tâm xây dựng, sửa sang.
D. nhân dân, quan chức đóng góp xây dựng, sửa sang chùa.
D. tất cả các ý trên đều đúng.
Trả lời: D
3. Đạo Thiên Chúa được truyền bá vào nước ta thông qua
A. thương nhân phương Tây.
B. giáo sĩ phương Tây.
C. thương nhân Trung Quốc.
D. giáo sĩ Nhật Bản.
Trả lời: B
4. Lúc đầu, chữ Quốc ngữ ra đời do nhu cầu
A. truyền đạo.
B. viết văn tự.
C. sáng tác văn học.
D. tất cả các ý trên đều đúng.
Trả lời: A
5. Nội dung giáo dục ở nước ta trong các thế kỉ XVI - XVIII chủ ỵếu là
A. các môn khoa học tự nhiên.
B. kinh, sử.
C. giáo lí Nho giáo.
D. giáo lí Phật giáo
Trả lời: B
6. Chữ Nôm được đưa vào nội dung thi cử từ
A. triều Mạc.
B. triều Lê - Trịnh.
C. triều Nguyễn.
D. triều Tây Sơn.
Trả lời: D
7. Tình hình văn học nước ta thế kỉ XVI - XVIII là
A. văn học chữ Hán vẫn giữ vị trí quan trọng.
B. bên cạnh dòng văn học cung đình, đã xuất hiện thêm dòng văn học dân gian.
C. nội dung văn học thời kì này tập trung ca ngợi chế độ phong kiến.
D. trào lưu văn học dân gian phát triển khá rầm rộ, với nhiều thể loại phong phú.
Trả lời: D
8. Ý nào sau đây không phản ánh đúng tình hình phát triển của khoa học - kĩ thuật nước ta thời kì này?
A. Bên cạnh những bộ sử của Nhà nước, xuất hiện nhiếu bộ sử của tư nhân.
B. Xuất hiện nhiều công trình vế địa lí, quân sự, y dược, nông học, văn hoá,...
C. Khoa học tự nhiên, kĩ thuật được quan tâm đầu tư phát triển
D. Một số thành tựu kĩ thuật phương Tây du nhập vào nước ta.
Trả lời: C
Bài tập 3 trang 111 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Điền nội dung lịch sử thích hợp vào chỗ trống (...) trong các câu sau
1. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, với việc tiếp nhận ảnh hưởng của các…………. người dân Việt Nam đã tạo nên một……..trên cở sở hoà nhập với nền văn hoá cổ truyền.
2. Sau khi lên ngôi, vua Quang Trung lo chấn chỉnh lại…………Cho dịch các sách kinh từ chữ Hán ra…………… để học sinh học, đưa……..vào nội dung thi cử.
3. Trong các thế kỉ XVI - XVII, trong lúc văn học chính thống có phần ……. thì trong nhân dân một trào lưu văn học dân gian khá…………rầm rộ.
Trả lời:
1. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, với việc tiếp nhận ảnh hưởng của các…(nền văn hóa khác)….người dân Việt Nam đã tạo nên một…(nền văn hóa mới)...trên cở sở hoà nhập với nền văn hoá cổ truyền.
2. Sau khi lên ngôi, vua Quang Trung lo chấn chỉnh lại…(giáo dục)…Cho dịch các sách kinh từ chữ Hán ra…(chữ Nôm)… để học sinh học, đưa…(văn thơ chữ Nôm)...vào nội dung thi cử.
3. Trong các thế kỉ XVI - XVII, trong lúc văn học chính thống có phần …(mất dần vị thế)...thì trong nhân dân một trào lưu văn học dân gian khá…(phát triển)…rầm rộ.
Bài tập 5 trang 112 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Trình bày những nét đẹp trong tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam ở các thế kỉ XVI-XVIII.
Trả lời:
Tiếp nhận ảnh hưởng của các tư tưởng và tôn giáo, người dân Việt Nam đã tạo nên một nếp sống văn hoá riêng trên cơ sở hoà nhập với nền văn hoá cổ truyền thể hiện trong quan hệ gia đình, người già người trẻ, phân biệt phải trái, đúng sai, chân thực, khoan dung trong cuộc sống.
Các tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp được phát huy là: thờ cúng tổ tiên; thờ những người có công với làng, với nước, đặc biệt là những vị anh hùng.
Bài tập 6 trang 112 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Trình bày những nét chính về giáo dục của nước ta trong các thế kỉ XVI-XVIII.
Trả lời:
Trong tình hình chính trị không ổn định, giáo dục Nho học vẫn tiếp tục phát triển.

  • Giáo dục ở Đàng Ngoài vẫn như cũ nhưng sa sút dần về số lượng.
  • Đàng Trong: 1646 chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên.
  • Thời Quang Trung: đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thống.
Nhận xét:
  • Giáo dục tiếp tục phát triển nhưng chất lượng giảm sút.
  • Nội dung giáo dục vẫn là Nho học, SGK vẫn là Tứ Thư, Ngũ Kinh. Các nội dung khoa học không được chú ý, vì vậy giáo dục không góp phần tích cực để phát triển nền kinh tế thậm chí còn kiềm hãm sự phát triển kinh tế.
Bài tập 7 trang 112 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Nền văn học Việt Nam trong các thế kỉ XVI - XVIII có những đặc điểm nổi bật nào?
Trả lời:

  • Nho giáo suy thoái. Văn học chữ Hán giảm sút so với giai đoạn trước.
  • Văn học chữ Nôm phát triển mạnh những nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Khoan…..
  • Bên cạnh dòng văn học chính thống, dòng văn học trong nhân dân nở rộ với các thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười, truyện dân gian... mang đậm tính dân tộc và dân gian.
  • Thể hiện tinh thần dân tộc của nguyên nhân Việt. Người Việt đã cải biến chữ Hán thành chữ Nôm để viết văn, làm thơ...
  • Điểm mới trong văn học thế kỷ XVI - XVIII:
    • Văn học dân gian rất phát triển trong khi văn học chữ Hán suy giảm.
    • Phản ánh thực tế Nho giáo ngày càng mất uy tín đồng thời chứng tỏ cuộc sống tinh thần của nhân dân được đề cao góp phần làm cho văn học thêm phong phú, đa dạng
    • Thế kỷ XVIII chữ Quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến.
 

Trang Dimple

New member
Xu
38
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 10!
Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài

  1. Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
  2. bài 2: Xã hội nguyên thủy
  3. bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông
  4. bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma
  5. bài 5: Trung Quốc thời phong kiến
  6. bài 6: Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ
  7. bài 7 Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
  8. bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á
  9. bài 9 Vương Quốc Campuchia và Vương Quốc Lào
  10. bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)
  11. bài 11: Tây Âu thời kì trung đại
  12. Bài 12: Ôn tập lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ và trung đại
  13. bài 13: Việt Nam thời kì nguyên thủy
  14. bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
  15. bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)
  16. bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) (tiếp theo)
  17. bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)
  18. bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV
  19. Lịch sử 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV
  20. bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV
  21. bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII
  22. bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII
  23. bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII
  24. Lịch sử 10 bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII
  25. bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
  26. bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân
  27. bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến
  28. bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
  29. bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
  30. bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
  31. bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu
  32. bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX
  33. bài 34: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
  34. bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa
  35. bài 36 Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân
  36. bài 37: Mác -Ăng ghen và sự ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học
  37. bài 38 Quốc tế nhất và công xã Pari 1781
  38. bài 39: Quốc tế thứ hai
  39. bài 40: Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top