Chia Sẻ Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV) -Sử 10 - vnkienthuc.com

Trang Dimple

New member
Xu
38
Từ thế kỷ V , ở Tây Âu cũng đã dần hình thành các quốc gia phong kiến cảu người Giéc-man, quan hệ sản xuất phong kiến cũng dần được hình thành và cải củng cố phát triển, cùng với đó là sự xuất hiện các thành thị trung đạo vào thế kỉ XI - XII đã có vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội châu Âu thời trung đại. Để hiểu quá trình đó diễn tra như thế nào? Mối quan hệ các giai cấp trong xã hội ra sao? Nguyên nhân, hoạt động và vai trò của thành thị như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học để lý giải cho những câu hỏi nêu trên?


Lịch sử 10 bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)

tay_au_the_ky__i-v_500.jpg






I. Sự hình thành các vương quốc phong kiến Tây Âu.


-Từ thế kỷ III, đế quốc Rô ma lâm vào tình trạng khủng hoảng suy vong , giữa lúc ấy người Giéc man từ phương Nam tràn xuống xâm chiếm .


-Năm 476 , đế quốc Rô ma bị diệt vong , chế độ chiếm hữu nô lệ kết thúc , thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu.


-Khi vào lãnh thổ của Rô ma , người Giéc -man đã:


*Thủ tiêu bộ máy nhà nước Rô ma , lập nhiều vương quốc mới như vương quốc Ang lô- Xắc xông , Phơ răng , Tây Gốt , Đông Gốt .


*Chủ đất của chủ nô cũ được chia cho quý tộc và tướng lĩnh quân sự .


*Tự phong các tước vị , hình thành tầng lớp quý tộc.


*Ki tô giáo dần dần có vai trò và có ưu thế trong đời sống nhân dân.


*Tầng lớp quý tộc và tăng lữ được hình thành có đặc quyền và giàu có , trở thành các lãnh chúa phong kiến , còn nô lệ và nông dân biến thành nông nô phụ thuộc lãnh chúa .Quan hệ sản xuất phong kiến Châu Âu hình thành .


de_quoc_ro_ma__500.jpg




luoc_do_cac_quoc_gia_phong_kien_tay_au__500.jpg


mo_hinh_mot_lanh_dia_phong_kien__500.jpg

Mô hình một lãnh địa phong kiến

2. Xã hội phong kiến TâyÂu.
a. Sự hình thành .



-Đến giữa thế kỷ IX, phần lớn đất đai đã đượcquý tộc và nhà thờ chia nhau chiếm đoạt xong gọi là lãnh địa phong kiến , đây là thời kỳ phân quyền .
-Chủ của lãnh địa gọi là lãnh chúa .


-Lãnh địa gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần .

-Người sản xuất chính là nông nô , nô lệ phụ thuộc vào lãnh chúa , phải nộp tô phục dịch , cung đốn cho lãnh chúa, bị bóc lột họ đã vùng lên đấu tranh .

b. Sự phát triển và đặc điểm kinh tế :


* Kỹ thuật canh tác tiến bộ .


* Quan hệ sản xuất phong kiến: lãnh chúa bóc lột nông nô.


* Kinh tế tự cung tự cấp .


-Mỗi lãnh địa là một đơn vị độc lập, chế độ phong kiến phân quyền.


-Các lãnh chúa sống nhàn rỗi, xa hoa, họ bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô.Nông nô nổi dậy đấu tranh như khởi nghĩa Giắc cơ ri ở Pháp năm 1358..

3. Sự xuất hiện thành thị trung đại.


-Do sản xuất phát triển từ thế kỷ XI, nên xuất hiện tiền đề nền kinh tế hàng hóa .


-Năng xuất lao động tăng tạo ra nhiều sản phẩm thừa .


-Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp , và tách khỏi lãnh địa , hàng hóa bán ra thị trường một cách tự do , thường tập trung ở nơi đông người , các ngã ba đường , bến sông để buôn bán trao đổi , lập ra thị trấn , sao trở thành thành thị .


-Trong thành thị có các thương hội và phường hội.


-Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp trong thành thị đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển.


-Thành thị đã xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền , xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia dân tộc .


-Mang không khí tự do , mở mang trí thức , các trường đại học ra đời như Bô lô nha ( Ý ). O- xphớt (Anh) , Xooc – bon ( Pháp).


canh_sinh_hoat_trong_thanh_thi_phuong_tay_thoi_trung_dai_500.jpg



Cảnh sinh hoạt trong thành thị phương Tây.
 
Sửa lần cuối:
  1. Sự hình thành các vương quốc của người Giéc-man diễn ra như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:


  • Người Giéc-man là một trong những bộ tộc lớn thuộc chủng tộc A-ri-an đến sinh sống ở vùng biên giới phía bắc và đông bắc của đế quốc Rô-ma từ nhiều thế kỉ TCN.
  • Đến thế kỉ IV, do sự tấn công của người Hung Nô vào khu vực Đông và Nam Âu, các bộ tộc người Giéc-man ồ ạt xâm nhập vào đế quốc Rô-ma.
  • Do sự khủng hoảng về kinh tế, chính trị và những cuộc khởi nghĩa của nô lệ, lệ nông và dân nghèo làm cho đế quốc Rô-ma suy yếu, không đủ sức ngăn ngừa cuộc tấn công của người “man-tộc”.
  • Vương quốc “mam-tộc” được thành lập đầu tiên là Vương quốc Tây Gốt, tiếp đó là vương quốc Văng-đan; vương quốc Phơ-răng và Vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông.
  • Sau khi xâm lược Rô-ma, người Giéc-man đã chiếm ruộng đất của người Rô-ma chia cho các gia đình cày cấy. Những gia đình này lập ra “mác cơ”. Từ đó chế độ công xã nguyên thủy tan rã. Xã hội của họ bước vào quá trình phong kiến hóa.


2. Hãy nêu quá trình phong kiến hóa ở Vương quốc Phơ-răng?

Hướng dẫn trả lời:

Trong các vương quốc “man tộc” của người Giéc-man, Vương quốc Phơ-răng thể hiện rõ nhất về quá trình phong kiến hóa.

  • Thời vua Clô-vít:

+ Chiếm nhiều ruộng đất của quý tộc Rô-ma tặng rộng rãi cho quý tộc thị tộc Phơ-răng, thân binh và những người thân cận của mình. Những người này trở thành quý tộc mới, những lãnh chúa phong kiến.
+ Các lãnh chúa phong kiến dùng vũ lực cướp ruộng đất của nông dân tự do, biến họ thành nông nô.
+ Lãnh chúa đac cướp được thêm nhiều ruộng đất, cảu cải và nông nô. Chúng biến đất đai thành lãnh địa riêng của mình.


  • Thời vua Sac-lơ Mac-ten:
+ Chế độ phong kiến ở Vương quốc Phơ-răng phát triển hơn một bước. Sac-lơ Mác-ten đã thi hành một hình thức phong cấp ruộng đất có kèm theo những điều kiện phục vụ quân sự.
+ Dưới thời Sac-lơ Mác-ten xã hội đã hình thành bậc thang đẳng cấp phong kiến, với mối quan hệ phong quân – bồi thần bất di bất dịch.


  • Thời vua Sac-lơ –xia-nhơ: Vương quốc Phơ-răng phát triển cực thịnh. Nhà vua đã tiến hành 55 cuộc viễn chinh lớn nhỏ, chiếm toàn bộ Trung Âu và Bắc I-ta-li-a, lập một đế quốc phong kiến rộng lớn – đế quốc Sac-lơ-ma-nhơ.
 
Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)
(trang 56 sgk Lịch Sử 10): Khi tràn vào lãnh thổ Rô-ma, người Giéc-man đã làm gì? Những việc làm đó có tác động như thế nào đến quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu?

Trả lời:

Những việc làm của người Giec-man khi tràn vào lãnh thổ Rô-ma:

  • Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nên nhiều vương quốc mới của ngườ Giec-man: Ăng-glô Xắc-xông, Vương quốc Phơ-răng, Vương quốc Đông Gốt, Tây Gốt...
  • Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau.
  • Từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy của mình và tiếp thu Ki-tô giáo, xây dựng nhà thờ và tìm cách chiếm ruộng đất của nông dân
Tác động đến quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu:

  • Hình thành 2 giai cấp cơ bản của chế độ phong kiến là lãnh chúa phong kiến và nông nô.
  • Nông nô phụ thuộc vào các lãnh chúa phong kiến.
(trang 58 sgk Lịch Sử 10): Hãy miêu tả lãnh địa phong kiến và cuộc sống của lãnh chúa trong lãnh địa?

Trả lời:

Lãnh địa là phần đất riêng của lãnh chúa phong kiến. Trong lãnh địa có lâu đài, có dinh thự, nhà thờ... có hào sâu, có tường rào bao bọc xung quanh tạo thành những pháo đài kiên cố.

Cuộc sống của lãnh chúa trong lãnh địa:

  • Lãnh chúa có quyền cai trị lãnh địa của mình như một ông vua, có quân đội, tòa án, luật pháp riêng, có chế độ thuế khóa, tiền tệ, cân đong, đo lường riêng.
  • Trong các lãnh địa, các lãnh chúa sống cuộc đời nhàn rỗi, xa hoa. Thời bình, họ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa hặc tổ chức những buổi tiệc tùng, hội hè trong những lâu đài nguy nga, tráng lệ. Họ sống sung sướng trên sự bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô.
(trang 59 sgk Lịch Sử 10): Thành thị trung đại đã được hình thành như thế nào? Cư dân sống ở đó làm những nghề gì?

Trả lời:

a) Sự hình thành của thành thị:

Nguyên nhân ra đời:

  • Do sản xuất phát triển, Tây Âu xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa, thị trường buôn bán tự do.
  • Trong các ngành thủ công nghiệp đã diễn ra quá trình chuyên môn hóa.
Sự hình thành

  • Trước tình hình đó, để có điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, thợ thủ công đến ngã ba đường, bến sông, nơi có đông người qua lại lập xưởng sản xuất và buôn bán hình thành các thành thị.
  • Có những thành thị do lãnh chúa lập ra hoặc được phục hồi từ những thành thị cổ đại.
b) Trong thành thị, cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân. Họ lập ra phương hội, thương hội nhằm giữ độc quyền sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ quyền lợi và đấu tranh chống sự áp bức và sách nhiễu của lãnh chúa địa phương.

Câu 1 (trang 59 sgk Sử 10): Các tầng lớp lãnh chúa và nông nô đã được hình thành như thế nào?

Lời giải:

Lãnh chúa

  • Là các tướng lĩnh quân sự, các quý tộc người Giec-man được phân nhiều ruộng đất và được phong các tước vị khác nhau hình thành hệ thống đẳng cấp quý tộc vũ sĩ.
  • Các quý tộc nhà thờ được phong tặng đất đai theo tước vị trở thành tầng lớp quý tộc tăng lữ
  • Các tầng lớp quý tộc vũ sĩ và quý tộc tăng lữ có đặc quyền, rất giàu có. Họ trở thành các lãnh chúa phong kiến.
Nông nô: Nô lệ và nông dân bị tước đoạt ruộng đất bị biến thành nông nô phụ thuộc vào lãnh chúa.

Câu 2 (trang 59 sgk Sử 10): Thế nào là lãnh địa phong kiến? Đời sống kinh tế và chính trị trong các lãnh địa đó như thế nào?

Lời giải:

Lãnh địa phong kiến là một đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu.

Đời sống kinh tế của lãnh địa:

  • Là cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc.
  • Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào lãnh chúa.
Đời sống chính trị:

  • Lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập có quân đội, tòa án, luật pháp, quân đội, tiền tệ riêng... Mỗi lãnh chúa là một ông “vua con”.
  • Lãnh chúa sống cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa dựa trên sự bóc lột to thuế và sức lao động của nông nô.
Câu 3 (trang 59 sgk Sử 10): Trình bày nguồn gốc và vai trò của các thành thị trung đại ở châu Âu?

Lời giải:

a) Nguồn gốc:

Thế kỉ XI sức sản xuất trong xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi.

  • Trong nông nghiệp: Công cụ sản xuất cải tiến hơn, kĩ thuật canh tác tiến bộ hơn và khai hoang được đẩy mạnh, diện tích canh tác tăng, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều. Điều này dẫn đến sự xuất hiện nhiều sản phẩm dư thừa, nảy sinh nhu cầu trao đổi mua bán.
  • Trong thủ công nghiệp, quá trình chuyên môn hóa diễn ra tương đối mạnh mẽ
  • Trước tình hình đó, để có điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, thợ thủ công đến ngã ba đường, bến sông, nơi có đông người qua lại lập xưởng sản xuất và buôn bán hình thành các thành thị.
Thành thị do các lãnh chúa lập ra.

Thành thị cổ được phục hồi

b) Vai trò

  • Kinh tế: Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự cấp, tự túc, thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường, tạo điều kiện thống nhất quốc gia.
  • Chính trị: Thành thị ra đời góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.
  • Xã hội: Góp phần dẫn đến sự giải thể của chế độ nông nô.
  • Văn hóa: Thành thị không chỉ là các trung tâm kinh tế, chính trị mà còn là các trung tâm văn hóa. Thành thị mang không khí tự do, nhu cầu mở mang tri thức, tạo tiền đè chi việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu.
→ Thành thị ra đời có vai trò rất lớn, là “bông hoa rực rỡ nhất của thời trung đại” – Mác.
 
Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 10 bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)

Bài tập 1 trang 43, 44, 45, 46 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Cuối thế kỉ V, đế quốc Rôma bị sụp đổ vì

A. cuộc đấu tranh của nô lệ diễn ra mạnh mẽ dẫn đến sự sụp đổ của đế quốc.

B. hình thức bóc lột chiếm hữu nô lệ không còn phù hợp, dẫn đến một cuộc cải cách lớn làm xuất hiện hàng loạt quốc gia mới.

C. một đế quốc Rôma rộng lớn, khủng hoảng trầm trọng, không thể đương đầu được trước cuộc tấn công của người Giécman từ phương Bắc xuống.

D. đế quốc Ba Tư hùng mạnh tấn công xâm chiếm Rôma.

Trả lời: Chọn C

2. Đế quốc Rôma bị diệt vong vào thời gian nào?

A. Năm 467. C. Những năm cuối cùng của thế kỉ V.

B. Năm 476. D. Đầu thế kỉ VI.

Trả lời: Chọn B

3. Đế quốc Rôma sụp đổ gắn liền với sự kết thúc của

A. chế độ nô lệ.

B. chế độ chiếm nô ở khu vực Địa Trung Hải.

C. thời kì phát triển của đế quốc Rôma.

D. cuộc đấu tranh của các nô lệ.

Trả lời: Chọn B

4. Vương quốc nào sau đây không phải do người Giécman lập nên?

A. Vương quốc Phrăng.

B. Vương quốc Ầngglô Xăcxông.

C. Vương quốc Tây Gốt.

D. Vương quốc của người Xlavơ.

Trả lời: Chọn D

5. Trong số các vương quốc sau đây, vương quốc nào có quá trình phong kiến hoá rõ nhất?

A. Vương quốc Phrăng.

B. Vương quốc Văngđan.

C. Vương quốc Tây Gốt.

D. Vương quốc Đông Gốt.

Trả lời: Chọn A

6. Nguồn gốc hình thành các lãnh chúa phong kiến ở Tây Âu là

A. những chủ nô Rôma theo người Giécman chiếm thêm nhiều ruộng đất.

B. tầng lớp tăng lữ nhân lúc xã hội rối ren, chiếm thêm nhiều ruộng đất.

C. những người bình dân giàu có bỏ tiền ra mua ruộng đất.

D. các thủ lĩnh bộ lạc, quý tộc thị tộc Giécman cũ cùng với những tăng lữ nhà thờ Ki tô được phong ruộng đất.

Trả lời: Chọn C

7. Nguồn gốc cơ bản hình thành giai cấp nông nô là

A. nô lệ và nông dân không có ruộng đất.

B. các chủ nô Rôma bị mất ruộng đất.

C. các tù binh chiến tranh.

D. những người Giécman không có chức vị gì trong xã hội.

Trả lời: Chọn A

8. Đơn vị chính trị, kinh tế cơ bản của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu là

A. trang trại của các quý tộc. C. thành thị.

B. xưởng thủ công của lãnh chúa. D. lãnh địa.

Trả lời: Chọn D

9. Quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Tây Âu là quá trình

A. tập trung ruộng đất thành những lãnh địa lớn.

B. chia tách đế quốc Rôma cổ đại thành nhiều vương quốc nhỏ.

c. xác lập quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô thông qua ruộng đất.

D. gồm cả A, B và C.

Trả lời: Chọn D

10. Lãnh địa phong kiến có đặc điểm:

A. là khu đất rộng lớn, gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.

B. trong lãnh địa có lâu đài của lãnh chúa, nhà thờ và làng xóm của nông nô.

C. đất khẩu phần lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu tô, thuế.

D. cả A, B, C đều đúng.

Trả lời: Chọn D

11. Trong lãnh địa, lực lượng sản xuất chính là

A. nông dân. C. thợ thủ công.

B. nông nô. D. nô lệ.

Trả lời: Chọn B

12. So với nô lệ, thân phận của nông nô được tự do hơn, họ có được một số quyền, ngoại trừ:

A. được tự do trong quá trình sản xuất.

B. có gia đình riêng.

C. có chút tài sản riêng như túp lều để ở, nông cụ, gia súc

D. được rời khỏi lãnh địa ra sống ở một nơi khác.

Trả lời: Chọn D

13. Đặc điểm nổi bật vế kinh tế của lãnh địa là:

A. việc sản xuất trong lãnh địa đã có những tiến bộ đáng kể như: biết dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ...

B. nông dân sản xuất ra được mọi thứ cần dùng trong lãnh địa.

C. lãnh địa là một cơo sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc.

D. người ta chỉ mua sắt và muối ở bên ngoài lãnh địa.

Trả lời: Chọn C

14. Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu thời trung đại?

A. Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập.

B. Vua không có quyền can thiệp vào một số lãnh địa của lãnh chúa lớn

C. Thực chất, vua chỉ là một lãnh chúa lớn.

D. Vua chỉ là vị tổng tư lệnh tối cao về quân sự.

Trả lời: Chọn D

15. Từ thế kỉ XI, ở Tây Âu đã xuất hiện

A. những tiến đề của nền kinh tế hàng hoá tiền tệ.

B. những công trường thủ công.

C. những đô thị chuyên làm nghề buôn bán.

D. những lãnh địa lớn trên cơ sở hợp nhất nhiều lãnh địa nhỏ.

Trả lời: Chọn A

16. Quá trình chuyên môn hoá diễn ra khá mạnh mẽ trong

A. nông nghiệp. C. lãnh địa.

B. thủ công nghiệp. D. thương nghiệp

Trả lời: Chọn B

17. Để thoát khỏi lãnh địa, một số thợ thủ công đã

A. bỏ trốn khỏi lãnh địa.

B. tập hợp lực lượng chống lại lãnh chúa.

C. dùng tiến chuộc lại thân phận của mình.

D. ý A và C đúng.

Trả lời: Chọn D

18. Thành thị xuất hiện ở Tây Âu vào

A. thế kỉ X. C. thế kỉ XIV.

B. thế kỉ XI. D. đầu thế kỉ XV.

Trả lời: Chọn B

19. Thành thị Tày Âu chủ yếu được hình thành tại

A. những nơi đông dân cư.

B. những nơi có đông người qua lại.

C. những lãnh địa của lãnh chúa có tư tưởng tiến bộ.

D. những nơi trước kia đã từng là thành thị cổ đại.

Trả lời: Chọn B

20. Cư dân chủ yếu của thành thị Tây Âu là

A. thợ thủ công, thương nhân.

B. thợ thủ công, nông dân.

C. lãnh chúa, quý tộc.

D. lãnh chúa, thợ thủ công.

Trả lời: Chọn A

21. Phường hội là tổ chức của

A. thợ thủ công. C. nông dân tự do.

B. thương nhân. D. tất cả đều đúng.

Trả lời: Chọn B

22. Các phường hội đặt ra phường quy nhằm nhiều mục đích, ngoại trừ

A. giữ độc quyến trong sản xuất.

B. bảo vệ quyến lợi cho những người cùng ngành nghề

C. đấu tranh chống sự áp bức, sách nhiễu của các lãnh chúa

D. đấu tranh vì quyền lợi chính trị của phường hội

Trả lời: Chọn D

23. Vai trò quan trọng nhất của thành thị đối với sự phát triển của các nước Tây Âu thời trung đại là:

A. góp phần phá vỡ nén kinh tế tự nhiên của các lãnh địa.

B. thúc đẩy nền kinh tế công - thương nghiệp phát triển

C. mang không khí tự do, dân chủ, mở mang tri thức cho mọi người.

D. góp phần xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thống nhất quốc gia dân tộc.

Trả lời: Chọn A

Bài tập 2 trang 46 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Hãy điền chữ Đ vào ô □ trước ý đúng hoặc chữ S vào ô □ trước ý sai.

□ Khi tràn vào lãnh thổ Rôma, người Giécman đã đạt đến một trình độ kinh tế, văn hoá hơn hẳn so với người Rôma.

□ Đế quốc Rôma sụp đổ cũng là lúc chế độ chiếm nô kết thúc và chế độ phong kiến bắt đầu ở Tây Âu.

□ Ki tô giáo là hệ tư tưởng chính thống của các vương quốc phong kiến Tây Âu.

□ Lãnh địa là đơn vị kinh tế - chính trị cơ bản của chế độ phong kiến tập quyển ở Tây Âu.

□ Mỗi lãnh địa là một vương quốc riêng, đứng đẩu là nhà vua.

□ Trong giai đoạn phong kiến phân quyền, vua thực chất chỉ là một lãnh chúa lớn.

□ Thành thị trung đại xuất hiện trong lòng các lãnh địa phong kiến.

□ Phường hội và thương hội là tổ chức của những người thợ thủ công và thương nhân làm cùng một nghề hoặc buôn bán cùng một loại hàng.

□ Thành thị góp phần quan trọng trong việc xây dựng chế độ phong kiến tập quyền ở châu Âu.

□ Từ thời trung đại, ở Tây Âu đã hình thành các trường đại học lớn như Bôlônhơ (Italia), Oxphớt (Anh), Xoócbon (Pháp),...

Trả lời:

Đ

Khi tràn vào lãnh thổ Rôma, người Giécman đã đạt đến một trình độ kinh tế, văn hoá hơn hẳn so với người Rôma.

Đ

Đế quốc Rôma sụp đổ cũng là lúc chế độ chiếm nô kết thúc và chế độ phong kiến bắt đầu ở Tây Âu.

Đ

Ki tô giáo là hệ tư tưởng chính thống của các vương quốc phong kiến Tây Âu.

S

Lãnh địa là đơn vị kinh tế - chính trị cơ bản của chế độ phong kiến tập quyển ở Tây Âu.

S

Mỗi lãnh địa là một vương quốc riêng, đứng đẩu là nhà vua.

Đ

Trong giai đoạn phong kiến phân quyền, vua thực chất chỉ là một lãnh chúa lớn.

Đ

Thành thị trung đại xuất hiện trong lòng các lãnh địa phong kiến.

Đ

Phường hội và thương hội là tổ chức của những người thợ thủ công và thương nhân làm cùng một nghề hoặc buôn bán cùng một loại hàng.

Đ

Thành thị góp phần quan trọng trong việc xây dựng chế độ phong kiến tập quyền ở châu Âu.

Đ

Từ thời trung đại, ở Tây Âu đã hình thành các trường đại học lớn như Bôlônhơ (Italia), Oxphớt (Anh), Xoócbon (Pháp),...


Bài tập 3 trang 46 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Quá trình phong kiến hoá là gì ? Quá trình phong kiến hoá diễn ra như thế nào ở Tây Âu buổi đầu thời trung đại?

Trả lời:

  • Quá trình phong kiến hoá là: Khi lực lượng sản xuất của phương thức sản xuất trước đó (Chiếm hữu nô lệ) phát triển và quan hệ sản xuất đó không phù hợp nữa, theo sự phát triển tất yếu của lịch sử thì phải có một phương thức sản xuất mới ra đời thay thế PTSX cũ ko còn phù hợp nữa.
  • Diễn biến quá trình phong kiến hoá ở Tây Âu buổi đầu thời trung đại:
    • Trong quá trình chinh phục vua Phrăng đã đem những vùng đất rộng lớn phong cho những người than cận của mình lập thành những lãnh địa. Đồng thời phong cho họ các tước hiệu quý tộc. Các lãnh địa và các tước hiệu đều được truyền cho con cháu. Như vậy, chính sách phân phong ruộng đất của vương quốc Phrăng đã tạo nên một giai cấp mới là giai cấp lãnh chúa phong kiến, đòng thời cũng là giai cấp quý tộc
    • Xuất hiện đồng thời với giai cấp lãnh chúa phong kiến là giai cấp nông nô. Trừ một bộ phận nhỏ là do nô lệ biến thành, còn phần lớn nông nô vốn là nông dân tự do có ruộng đất riêng. Nhưng do việc chiếm đoạt ruộng đất của lãnh chúa phong kiến, họ không còn ruộng đất và phải lệ thuộc vào cac lãnh chúa, nộp địa tô cùng với nhiều nghĩa vụ khác.
Bài tập 4 trang 47 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Lãnh địa phong kiến ở Tây Âu có đặc điểm như thế nào? Tại sao nói lãnh địa phong kiến là cơ sở cho sự tồn tại của chế độ phong kiến phân quyền ở các quốc gia trong khu vực?

Trả lời:

  • Đặc điểm của lãnh địa phong kiến Tây Âu:
    • Lãnh địa phong kiến là sở hữu của lãnh chúa, gồm đất lãnh chúa và đất khẩu phần.
    • Kinh tế khép kín, tự cung, tự cấp.
    • Một đơn vị chính trị độc lập, mỗi lãnh chúa là một ông “vua con”.
    • Lãnh chúa sống xa hoa, nhàn rỗi.
    • Nông nô là lao động chính (phải phục dịch, cống nạp).
  • Giải thích:
    • Đến giữa thế kỉ IX, phần lớn đất đai đã được các quý tộc và nhà thờ chia nhau chiếm đoạt xong, những vùng đất đai rộng lớn đó nhanh chóng bị họ biến thành khu đất đai rộng lớn của mình gọi là lãnh địa phong kiến.
    • Lãnh địa chính là đơn vị hành chính kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu. Trong giai đoạn phong kiến phân quyền, vua thực chất chỉ là một lãnh chúa lớn.
Bài tập 5 trang 47 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Hãy nêu những đặc điểm nổi bật của thènh thị trung đại. Thành thị trung đại có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế, chính trị, xã hội Tây Âu thời kì này?

Trả lời:

  • Đặc điểm của thành thị trung đại: Trong thành thị cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân. Họ tập hợp thành phường hội, thương hội và đặt ra những quy chế riêng
  • Vai trò của thành thị trung đại:
    • Kinh tế: Phá vỡ kinh tế tự nhiên, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển.
    • Chính trị: Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền.
    • Xã hội: Mang lại bầu không khí tự do, mở mang tri thức.
 
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 10!
Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài

  1. Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
  2. bài 2: Xã hội nguyên thủy
  3. bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông
  4. bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma
  5. bài 5: Trung Quốc thời phong kiến
  6. bài 6: Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ
  7. bài 7 Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
  8. bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á
  9. bài 9 Vương Quốc Campuchia và Vương Quốc Lào
  10. bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)
  11. bài 11: Tây Âu thời kì trung đại
  12. Bài 12: Ôn tập lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ và trung đại
  13. bài 13: Việt Nam thời kì nguyên thủy
  14. bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
  15. bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)
  16. bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) (tiếp theo)
  17. bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)
  18. bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV
  19. Lịch sử 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV
  20. bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV
  21. bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII
  22. bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII
  23. bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII
  24. Lịch sử 10 bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII
  25. bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
  26. bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân
  27. bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến
  28. bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
  29. bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
  30. bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
  31. bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu
  32. bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX
  33. bài 34: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
  34. bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa
  35. bài 36 Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân
  36. bài 37: Mác -Ăng ghen và sự ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học
  37. bài 38 Quốc tế nhất và công xã Pari 1781
  38. bài 39: Quốc tế thứ hai
  39. bài 40: Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top