Chia Sẻ Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) (tiếp theo) -Sử 10 - vnkienthuc.com

Trang Dimple

New member
Xu
38
Trải qua nhiều thế kỷ bị phong kiến phương Bắc đô hộ từ 179 TCN đến 938 nhân dân ta không ngừng nổi dậy đấu tranh giành độc lập. Để hiểu được tính liên tục, rộng lớn tính chất quần chúng trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta trong thời kỳ Bắc thuộc, chúng ta sẽ tìm hiểu bài 16

Lịch sử 10 bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) (tiếp theo)

II. CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP (THẾ KỶ I - ĐẦU THẾ KỶ X)

1. Khái quát phong trào đấu tranh từ thế kỷ I đến đầu thế kỷ X.
Trong suốt 1000 năm Bắc thuộc, dân Âu Lạc liên tiếp vùng dậy đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp, rộng lớn, nhiều cuộc khởi nghĩa có nhân dân cả ba quận tham gia.
- Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đếnkhởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ 905 đã diễn ra rất nhiều cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như khởi nghĩa của Mai Thúc Loan năm 722, bà Triệu năm 248, Lý Bí năm 542....


*Kết quả: Nhiều cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi lập được chính quyền tự chủ (Hai Bà Trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ).

* Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, ý chí tự chủ và tinh thần dân tộc của nhân dân Âu Lạc.


* Nhận xét :


- Trong suốt 100o năm Bắc thuộc, dân Âu Lạc liên tiếp vùng dậy đấu tranh giành độc lập dân tộc.


- Các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp, rộng lớn, nhiều cuộc khởi nghĩa có nhân dân cả ba quận tham gia.


*Kết quả: Nhiều cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi lập được chính quyền tự chủ (Hai Bà Trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ).


* Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, ý chí tự chủ và tinh thần dân tộc của nhân dân Âu Lạc.

hai_ba_trung_tien_quan_500_500.jpg

Lược đồ đường tiên quân của Hai Bà Trưng



2. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
a. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 chống nhà Đông Hán .
- Tháng 3 - 40 Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ổ Hát Môn ( Phúc thọ - Hà Tây )được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng .
Hát Môn--> Mê Linh--> Cổ Loa à-->Luy Lâu
-Chiếm được Cổ Loa , Luy Lâu buộc thái thú Tô Định trốn vềTrung Quôc .
-Khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc lên làm vua xây dựng chính quyền tự chủ.
- Năm 42 Nhà Hán sai Mã Viện đưa hai vạn quân sang xâm lược.
- Hai Bà quyết chiến ở Lãng Bạc , rút về Cổ Loa , rồi về Hạ Lôi và Hy sinh tại Cấm Khê(Ba Vì- Hà Tây ).
- Hai Bà Trưng tổ chức kháng chiến anh dũng nhưng do chênh lệch về lực lượng, kháng chiến thất bại Hai Bà Trưng hi sinh.



hai_ba_trung_500_500.jpg



Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (40-43)


den_tho_hai_ba_trung_tai_me_linh_01.jpg



Đền thờ Hai bà Trưng ở Mê Linh- Vĩnh Phúc

b. Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí và sự thành lập nước vạn Xuân 542-603.

chong_luong_545_500_500.jpg



Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược 545-550

- Năm 542 Lý Bí liên kết với các hào kiệt thuộc các châu ở miền Bắc khởi nghĩa..Nghĩa quân chiếm được thành Long Biên (Bắc Ninh). Lật đổ chế độ đô hộ của nhà Lương.

- Năm 544 Lý Bí lên ngôi lập nước Vạn Xuân.Dựng kinh đô ở sông Tô Lịch.

- Năm 544 nhà Lương đem quân xâm lược,Lý Nam đế phải rút quân về Vĩnh Phúc , rồi Phú Thọ .Lý Bí trao binh quyền cho Triệu Quang Phục tổ chức kháng chiến tại đầm Dạ Trạch – Hưng Yên

-Năm 550 thắng lợi. Triệu Quang Phục lên ngôi vua(Triệu Việt Vương)


- Năm 571 Lý Phật Tử cướp ngôi.


- Năm 603 nhà Tùy xâm lược, nước Vạn Xuân thất bại.


c. Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ 905-938


- Năm 905, nhà Đường suy yếu , Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng hộ đánh chiếm Tống Bình, dành quyền tự chủ (giành chức Tiết độ sứ).


- Năm 907 Khúc Hạo lên thay thực hiện nhiều chính sách cải cách về các mặt để xây dựng chính quyền độc lập tự chủ.


* Ý nghĩa


- Lật đổ ách đô hộ của nhà Đường. giành độc lập tự chủ.


- Đánh dấu thắng lợi căn bản trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc.





d. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938


Năm 931 , Dương Đình Nghệ đánh bại quân Nam Hán giữ quyền tự chủ .


Năm 937 Ông bị Kiều Công tiễn giết hại để đoạt chức Tiết Độ sứ .


-Tháng 10-938 Ngô quyền đem quân đánh Kiều Công Tiễn , Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán .


- Năm 938 quân Năm Hán xâm lược nước ta, Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân giết chết tên phản tặc Kiều Công Tiễn và tổ chức đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, đập tan âm mưu xâm lược của nhà Nam Hán.


* Ý nghĩa:


- Bảo vệ vững chắc nền độc lập tự chủ của đất nước.


- Mở ra một thời đại mới thời đại độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc.


- Kết thúc vĩnh viễn 1 nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc.

ngo_quyen_va_chien_thang_bach_dang_938_500.jpg

Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng 938
 
Sửa lần cuối:
Câu 1 : Trình bày cuộc kháng chiến chống quân nhà Hán của Hai Bà Trưng?

Nghe tin cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thắng lợi,vua Hán vô cùng tức giận,đã ban lệnh chuẩn bị lực lượng để sang đàn áp. Mùa hè năm 42, Phục Ba tướng quân Mã Viện được cử làm tổng chỉ huy đạo quân lớn, khoang 2 vạn người,gồm 2 cánh thủy,bộ kéo vào xâm lược nước ta.

Từ Hợp Phố,Mã Viện chia quân làm hai cánh. Cánh quân bộ tiến vào vùng Đông - Bắc,xuống Lục Đầu Giang,cánh quân thủy vượt biển vào sông Bạch Đằng,rồi theo sông Thái Bình ngược lên Lục Đầu Giang để hợp quân với cánh quân bộ tiến về vũng Lãng Bạc (tiếp giáp Bắc Ninh và Hải Dương). Mùa hè năm 43, Mã Viện ráo diết chuẩn bị tấn công quân đội của Hai Bà Trưng. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta do Hai Bà Trưng lãnh đạo rất anh dũng,nhưng do lực lượng yếu nên đã bị thất bại.

Câu 2 : Hãy trình bày những đóng góp của người phụ nữ trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng?

Mùa xuân năm 40, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ ở Hán Môn (cửa sông Há, Phú Thọ, Hà Tây), với sự giúp đỡ của bà Man Thiện ( mẹ của Hai Bà Trưng ), lại được sự ủng hộ của nhiều quan lang, phụ đạo và nhân dân quanh vùng ( Mê Linh ), nên khi khởi nghĩa phất lên, được nhân dân hưởng ứng. Trưng Trắc, Trưng Nhị hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố và 65 thành trì Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng.

Rất nhiều phụ nư tham gia vào cuộc khởi nghĩa và trở thành những tướng soái của Hai Bà Trưng như nữ tướng Lê Chân, Vũ Thục Nương, Thiều Hoa, Diệu Tiên, Man Thiện, Đào Kí,...Hai Bà còn liên lạc, phối hợp các cuộc đấu tranh vũ trang ở các địa phương khác. Nhờ vậy,lực lượng nghĩa quân lớn mạnh nhanh chóng. Cả ba quận đứng lên theo Hai Bà khởi nghĩa.

Câu 3 : Tóm tắt diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng năm 938?

+ Tháng 10 – 938, Ngô Quyền đem quân đánh Kiều Công Tiễn. Công Tiễn cho người sang cầu cứu Nam Hán. Lợi dụng cơ hội đó, quân Nam Hán kéo vào xâm lược nước ta lần thứ hai.

+ Sau khi giết xong Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền ổn định tình hình đất nước, cùng quân dân chuẩn bị chống giặc. Ngô Quyền xây trận địa ở sông Bạch Đằng, bố trí quân mai phục.

+ Đoàn thuyền chiến Nam Hán nối nhau vào cửa sông Bạch Đằng, không hay biết gì cả về trận địa của ta. Bấy giờ nước triều lên ngập hết trận địa cọc, Ngô Quyền cho một đoàn thuyền nhỏ ra khiêu chiến, rồi quay chạy. Đoàn thuyền giặc thừa thắng đuổi gấp, vượt qua trận địa cọc. Khi nước triều rút xuống, Ngô Quyền hạ lệnh phản công. Quân mai phục từ hai bên đổ ra đánh mạnh. Hoàng Tháo chống đỡ không nổi, quay thuyền bỏ chạy. Bị quân ta đuổi gấp, thuyền giặc lao vào mũi cọc và lao vào nhau đổ vỡ tan tành. Quân ta thừa thế vây đánh. Giặc chết quá một nửa. Hoàng Tháo bị giết tại trận.
 
Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) (tiếp theo)
(trang 83 sgk Lịch Sử 10): Em có nhận xét gì về các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc?

Trả lời:

  • Các cuộc đấu tranh diễn ra liên tục và rộng lớn, nhiều cuộc khởi nghĩa được các tầng lớp của cả ba quận tham gia.
  • Một số cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, lập được chính quyền tự chủ.
(trang 86 sgk Lịch Sử 10): Hãy nêu những nét chính về một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu?

Trả lời:

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43)

Tháng 3 năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình, chiếm được Cổ Loa, buộc thái thú Tô Định phải trốn về Trung Quốc. Khởi nghĩa thắng lợi Trưng Trắc lên làm vua đóng đô ở Mê Linh.

Năm 42, nhà Hán đưa 2 vạn quân sang xâm lược. Hai Bà Trưng tổ chức kháng chiến anh dũng nhưng thất bại.

Ý nghĩa

  • Mở đầu cho cuộc đấu tranh chống áp bức, đô hộ của nhân dân Âu Lạc.
  • Khẳng định khả năng và vai trò của phụ nữ trong đấu tranh.
Câu 1 (trang 86 sgk Sử 10): Việc thành lập nhà nước Vạn Xuân có ý nghĩa gì?

Lời giải:

Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí giành thắng lợi, thành lập nước Vạn Xuân độc lập (năm 544), đánh dấu bước trưởng thành trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta.

Sự thành lập nước Vạn Xuân độc lập là một sự cổ vũ lớn cho thế hệ sau trong cuộc chiến đấu vì nền độc lập của dân tộc.

Câu 2 (trang 86 sgk Sử 10): Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938?

Lời giải:

Nguyên nhân thắng lợi:

  • Do sức mạnh đoàn kết chiến đấu chống ngoại xâm của toàn dân.
  • Sự lãnh đạo của Ngô Quyền, đặc biêt trong việc sử dụng nghệ thuật quân sự.
Ý nghĩa lịch sử:

  • Nêu lên ý chí quyết tâm đấu tranh chống xâm lược của dân tộc ta
  • Xác định vững chắc nền độc lập của Tổ quốc
  • Đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc và kết thúc hoàn toàn thời kì đấu tranh giành lại độc lập hàng chục thế kỉ. Đưa dân tộc bước sang một kỉ nguyên mới
Câu 3 (trang 86 sgk Sử 10): Nêu những sự kiện chứng tỏ tính liên tục và rộng lớn của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc?

Lời giải:

  • Năm 40: Hai Bà Trưng khởi nghĩa
  • Năm 100, 137, 144: Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nhật Nam
  • Năm 157: Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Cửu Chân
  • Năm 248: Khởi nghĩa Bà Triệu
  • Năm 542: Khởi nghĩa Lý Bí
  • Năm 687: Khởi nghĩa Đinh Kiến, Lý Tự Kiên
  • Năm 722: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
  • Năm 776: Khởi nghĩa Phùng Hưng
  • Năm 905: Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ
  • Năm 938: Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng
Câu 4 (trang 86 sgk Sử 10): Hãy nêu những đóng góp của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Khúc Thừa Dụ và Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc?

Lời giải:

Hai Bà Trưng:

  • Lãnh đạo nhân dân ta đánh bại quân Đông Hán xâm lược, giành độc lập tự chủ cho dân tộc.
  • Lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống quân xâm lược nhà Hán để bảo vệ nền độc lập tự chủ vừa giành được.
Lý Bí:

  • Liên kết với các hào kiệt nổi dậy khởi nghĩa chống quân nhà Lương giành được thắng lợi.
  • Thành lập nhà nước Vạn Xuân độc lập, tự chủ.
Triệu Quang Phục: Kế tục sự nghiệp của Lý Bí tổ chức cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Lương giành thắng lợi.

Khúc Thừa Dụ:

  • Lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền, đánh đổ ách thống trị của nhà Đường.
  • Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ giành thắng lợi đá đánh dấu sự thắng lợi về cơ bản của cuộc đấu tranh vũ trang hơn nghìn năm Bắc thuộc.
Ngô Quyền:

  • Trừ khử tên nội phản Kiều Công Tiễn
  • Chỉ huy trận đánh ở sông Bạch Đằng đập tan cuộc xâm lược của nhà Nam Hán.
  • Cuộc khởi nghĩa và chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 đã mở ra một thời kì mới- thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.
 
Bài tập 1 trang 75 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân ta từ thế kỉ I đến đầu thế kỉ X, có thể nói rằng:

A. phong trào nổ ra rời rạc, lẻ tẻ và cuối cùng đều không thu được kết quả.

B. trong phong trào, có sự phối hợp chặt chẽ giữa quân đội chính quy và lực lượng nông dân.

C. phong trào nổ ra liên tục, quyết liệt ở cả ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Nhiều cuộc khởi nghĩa được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng, giành được thắng lợi trong một thời gian ngắn.

D. các cuộc khởi nghĩa cuối cùng đều thất bại vì không có một giai cấp tiên tiến lãnh đạo

Trả lời: C

2. Nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân ta thời kì này là

A. chính quyền đô hộ thực hiện chính sách lấy người Việt trị người Việt.

B. chính sách đồng hoá của chính quyén đô hộ gây tâm lí bất bình trong nhân dân.

C. chính sách áp bức bóc lột tàn bạo của phong kiến phương Bắc và tinh thần đấu tranh bất khuất không cam chịu làm nô lệ của nhân dân ta.

D. do ảnh hưởng của các phong trào nông dân ở Trung Quốc.

Trả lời: C

3. Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa năm 40 tại

A. Mê Linh (Vĩnh Phúc). C. Hát Môn (Phúc Thọ - Hà Nội).

B. Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội). D. Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh).

Trả lời: A

4. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đã diễn ra như sau:

A. Từ Hát Môn, quân khởi nghĩa chiếm Mê Linh; Trưng Trắc lên ngôi vua, đóng đô tại đây.

B. Từ Mê Linh, quân khởi nghĩa tiến đánh Luy Lâu - trị sở của chính quyến đô hộ: Thái thú Tô Định bị giết tại trận.

C. Được nhân dân nhiệt tỉnh hưởng ứng, quân khởi nghĩa nhanh chóng chiếm cổ Loa, đập tan tận gốc rễ chính quyến đô hộ.

D. Từ Hát Môn, quân khởi nghĩa chiếm Mê Linh, rồi cổ Loa và Luy Lâu - trị sở của chính quyền đô hộ; Thái thú Tô Định phải trốn chạy về nước.

Trả lời: D

5. Điểm độc đáo của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là

A. được đông đảo nhân dân tham gia.

B. có sự liên kết với các tù trưởng thiểu số.

C. nhiều nữ tướng tham gia chỉ huy cuộc khởi nghĩa.

D. lực lượng tượng binh đóng vai trò tiên phong.

Trả lời: A

6. Những nơi nào sau đây đã diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt giữa nghĩa quân của Hai Bà Trưng với quân xâm lược Hán?

A. Lãng Bạc, Mê Linh, Cẩm Khê, Luy Lâu.

B. Chu Diên, Mê Linh, Hát Môn, Cổ Loa.

C. Cửu Chân, Giao Chỉ, Hợp Phố, Chu Nhai.

D. Lãng Bạc, Cổ Loa, Hạ Lôi, Cấm Khê.

Trả lời: D

7. Nước Vạn Xuân ra đời sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa nào?

A. Khởi nghĩa của Bà Triệu năm 248.

B. Khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (713-722).

C. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ năm 905.

D. Khởi nghĩa của Lý Bí năm 542.

Trả lời: D

8. Kinh đô của nước Vạn Xuân được dựng ở đâu?

A. Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội) C. Vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).

B. Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh). D. Hoa Lư (Ninh Bình).

Trả lời: C

9. Dạ Trạch Vương là vương hiệu mà tướng sĩ suy tôn

A. Lý Bí. C. Lý Phật Tử.

B. Triệu Quang Phục. D. Lý Thiên Bảo.

Trả lời: B

10. Nước Vạn Xuân chấm dứt tồn tại vào thời gian nào?

A. Năm 545. C. Năm 602.

B. Năm 550. D. Năm 603.

Trả lời: D

11. Người biết tận dụng thời cơ, nổi dậy giành quyền tự chủ vào năm 905 là

A. Dương Đình Nghệ. C. Khúc Thừa Dụ.

B. Ngô Quyền. D. Khúc Thừa Mĩ.

Trả lời: C

12. Họ Khúc đã làm gì để xây dựng và củng cố chính quyển tự chủ vừa giành được?

A. Xây dựng hệ thống thành luỹ kiên cố.

B. Chế ra nhiều loại vũ khí mới, lợi hại

C. Thực hiện nhiều chính sách cải cách về các mặt.

D. Liên kết với Champa và các nước láng giềng khác.

Trả lời: C

13. Sự nghiệp giành quyến tự chủ của họ Khúc có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

A. Khôi phục lại sự nghiệp của vua Hùng, vua Thục.

B. Đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.

C. Đặt cơ sở nền móng cho sự nghiệp giành độc lập, tự chủ của nhân dân ta đi đến thắng lợi hoàn toàn vào năm 938.

D. Là điều kiện để đưa đất nước vươn lên, phát triển thành quốc gia hùng mạnh.

Trả lời: C

Bài tập 3 trang 78 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với phong trào đấu tranh của nhân dân ta thời Bắc thuộc?

Trả lời:

  • Đem lại độc lập cho đất nước
  • Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường bất khuất của dân tộc ta
Bài tập 4 trang 78 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Nêu nhận xét về phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc.

Trả lời:

  • Trong suốt 1000 năm Bắc thuộc, dân Âu Lạc liên tiếp vùng dậy đấu tranh giành độc lập dân tộc.
  • Các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp, rộng lớn, nhiều cuộc khởi nghĩa có nhân dân cả ba quận tham gia.
  • Kết quả: Nhiều cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi lập được chính quyền tự chủ (Hai Bà Trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ).
  • Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, ý chí tự chủ và tinh thần dân tộc của nhân dân Âu Lạc.
Bài tập 5 trang 79 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Tại sao nói: Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử dân tộc?

Trả lời

Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử dân tộc vì:

Nước ta bị các triều đại phương Bắc đô hộ hơn một ngàn năm. Trong thời gian đó, mặc dầu bị áp bức bóc lột nặng nề, nhân dân ta vẫn không chịu khuất phục, không ngừng nổi dậy đấu tranh. Vì vậy, chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương đã chấm dứt thời kì hơn 1000 năm dân ta sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra thời kì độc lập lâu dài của dân tộc.



Bài tập 6 trang 79 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Trình bày một cách khái quát những đóng góp của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ và Ngô Quyền trong lịch sử của dân tộc ta.

Trả lời:

Những đóng góp của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ và Ngô Quyền trong các cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc.

  • Hai Bà Trưng:
    • Là những người đầu tiên đã lãnh đạo nhân dân ta đứng lên khởi nghĩa, đã đánh đuổi được Thái thú của nhà Hán về nước, giành độc lập cho dân tộc sau hơn 2 thế kỉ bị đô hộ.
    • Đã bước đầu xây dựng một chính quyén độc lập, tự chủ, thực hiện xá thuế cho nhân dân 3 quận trong 2 năm.
    • Đã lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống lại quân xâm lược của nhà Hán do Mã Viện chỉ huy.
    • Tấm gương hi sinh anh dũng của Hai Bà Trưng đã cổ vũ to lớn tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh của nhân dân ta.
  • Lý Bí:
    • Đã lãnh đạo nhân dân ta lật đổ ách đô hộ của nhà Lương, giành lại độc lập dân tộc.
    • Đã xây dựng một nhà nước độc lập, tự chủ là nhà nước Vạn Xuân.
    • Cổ vũ tinh thần yêu nước và ý chí tự lực, tự cường của dân tộc ta.
  • Khúc Thừa Dụ:
    • Đã lãnh đạo nhân dân lật đổ ách thống trị của nhà Đường, căn bản kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc của đất nước ta.
    • Đặt nền móng xây dựng một chính quyền độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.
  • Ngô Quyền:
    • Đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Nam Hán thắng lợi. bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.
    • Là người đã mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, có những đóng góp quý báu vào nghệ thuật quân sự Việt Nam.
 
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 10!
Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài

  1. Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
  2. bài 2: Xã hội nguyên thủy
  3. bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông
  4. bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma
  5. bài 5: Trung Quốc thời phong kiến
  6. bài 6: Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ
  7. bài 7 Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
  8. bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á
  9. bài 9 Vương Quốc Campuchia và Vương Quốc Lào
  10. bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)
  11. bài 11: Tây Âu thời kì trung đại
  12. Bài 12: Ôn tập lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ và trung đại
  13. bài 13: Việt Nam thời kì nguyên thủy
  14. bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
  15. bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)
  16. bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) (tiếp theo)
  17. bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)
  18. bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV
  19. Lịch sử 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV
  20. bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV
  21. bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII
  22. bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII
  23. bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII
  24. Lịch sử 10 bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII
  25. bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
  26. bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân
  27. bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến
  28. bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
  29. bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
  30. bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
  31. bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu
  32. bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX
  33. bài 34: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
  34. bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa
  35. bài 36 Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân
  36. bài 37: Mác -Ăng ghen và sự ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học
  37. bài 38 Quốc tế nhất và công xã Pari 1781
  38. bài 39: Quốc tế thứ hai
  39. bài 40: Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top