[Thảo luận]Dao động cơ Vật lý 12

Bài 8: Đồng hồ con lắc là con lắc đơn thì khi nhiệt độ tăng lên thì đồng hồ chạy nhanh hay chạy chậm. Nếu chạy đúng ở \[20^{o}C\] thì ở nhiệt độ \[30^{o}C\], mỗi ngày đồng hồ chạy nhanh hay chậm bao nhiêu? biết hệ số nở dài của dây treo là \[10^{-5}K^{-1}\]?
\[\frac{\Delta T}{T}=\frac{\lambda \Delta t}{2}=5.10^{-5}\]
\[\Theta =\frac{\left|\Delta T \right|}{T}t=5.10^{-5}.86400=4,32s\]
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bài 20: Vật dao động điều hòa khối lượng m = 1kg gắn vào lò xo có độ cứng k = 100N/m. Hệ dao động với biên độ A = 10cm.
a, Tính năng lượng dao động.
b, Tính vận tốc lớn nhất của vật.
c, Xác định vị trí động năng bằng thế năng?
 
Bài 20: Vật dao động điều hòa khối lượng m = 1kg gắn vào lò xo có độ cứng k = 100N/m. Hệ dao động với biên độ A = 10cm.
a, Tính năng lượng dao động.
b, Tính vận tốc lớn nhất của vật.
c, Xác định vị trí động năng bằng thế năng?
a,W=1/2.kA^2=0,5J
b,vmax=w.A
w=\[\sqrt{k/m}\]=10
==>vmax=1m/s^2
c,Wthe=Wdong<=>x=+-A/\[\sqrt{2}\]=10/\[\sqrt{2}\](cm)
(có ai biết đâu công or trừ viết thế nào ko)
 
Chu kì ở mặt đất và ở độ cao h là \[T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g}} , T_{1}=2\pi \sqrt{\frac{l}{g_{1}}}\Rightarrow \frac{T1}{T}=\sqrt{\frac{g}{g1}}=\sqrt{1,44}\]
ta có
\[\Rightarrow T1=\sqrt{1,44}.T\Rightarrow \frac{\Delta T}{T}=\frac{T1-T}{T}=\sqrt{1,44}-1>0\] nên đồng hồ chạy chậm lại
thời gian đồng hồ chạy chậm trong 1 ngày đêm là \[24.3600.\frac{\Delta T}{T}=24.3600.(\sqrt{1,44}-1)=17280 (s)\]
nhận xét : Thời gian chạy sai quá lớn,không biết mình giải có sai ở đâu mong mọi người chỉ giúp
Đúng như cậu đã nhận xét T và T' lệch nhau quá nhiều nên ta phải tính như sau:
\[24.3600.\frac{\Delta T}{T'}=24.3600\frac{\sqrt{1,44}-1}{\sqrt{1,44}}= 14400 (s)=240ph\]
Lưu ý các sách chủ yếu viết công thức mà các cậu vẫn dùng nên là chúng ta không tìm ra đáp án
 
Bài 21: Con lắc có chiều dài 10cm. Vật nặng khối lượng m = 10g mang điện tích \[10\mu C\]. Con lắc được treo giữa hai bản kim loại phẳng song song đặt cách nhau 10cm. Nối hai bản tụ với một tụ điện có hiệu điện thế là 40V. Hãy xác định:
a, Vị trí cân bằng mới của con lắc?
b, Chu kì dao động của nó?
 
Bài 22: Một con lắc đơn gồm một dây treo l = 0,5m, một vật có khối lượng m = 40g dao động tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,47m/s[SUP]2[/SUP]. Tích cho vật một điện lượng q = - 8.10[SUP]-5[/SUP]C rồi treo con lắc trong điện trường có phương thẳng đứng có chiều
hướng lên và có cường độ E = 40 V/cm.
a, Chu kỳ dao động của con lắc trong điện trường thoả mãn giá trị nào sau đây?
A: T = 2,1s-------- B: T = 1,6s--------------- C: T = 1,06s ----------------D: T = 1,5s
b, Nếu điện trường có chiều hướng xuống thì con lắc dao động với chu kỳ là bao nhiêu?
A: T = 3,66s--------B: T = 2,4s ---------------C: T = 1,66s ----------------D: T = 1,2s
 
Bài 21: Con lắc có chiều dài 10cm. Vật nặng khối lượng m = 10g mang điện tích \[10\mu C\]. Con lắc được treo giữa hai bản kim loại phẳng song song đặt cách nhau 10cm. Nối hai bản tụ với một tụ điện có hiệu điện thế là 40V. Hãy xác định:
a, Vị trí cân bằng mới của con lắc?
b, Chu kì dao động của nó?
ta có g'^2=g^2+(Eq/m)^2
T'=2\[\Pi\sqrt{l/g} \]
==>T'\[\approx\] 0,605s
mình làm ko bik có chỗ nào sai ko nhờ mọi người giúp đỡ
 
Bài 23: Cho hai vật dao động theo phương trình\[ x_{1} = 3 cos(5\pi t -\pi/3);x_{2} = \sqrt{3} cos(5\pi t - \pi/6)\]. Trong 1s kể từ thời điểm t = 0,2s hai vật gặp nhau mấy lần?
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bài 21: Con lắc có chiều dài 10cm. Vật nặng khối lượng m = 10g mang điện tích \[10\mu C\]. Con lắc được treo giữa hai bản kim loại phẳng song song đặt cách nhau 10cm. Nối hai bản tụ với một tụ điện có hiệu điện thế là 40V. Hãy xác định:
a, Vị trí cân bằng mới của con lắc?
b, Chu kì dao động của nó?
ĐỀ BÀI không cho biết g và không biết 2 tấm kim loại phẳng song song đặt theo phương thẳng đứng hay theo phương ngang lên mình sẽ giải theo cả hai trường hợp và lấy g= 10
TH1 : Hai tấm kim loại đặt theo phương thẳng đứng :
suy ra vec tơ E có phương nằm ngang
a)
tại vị trí cân bằng mới vật chịu tác dụng của 3 lực trọng lực P,lực căng T, lực điện F
\[tan\alpha =\frac{F}{P}=\frac{q.E}{mg}=\frac{qU}{mgd}=0,04\Rightarrow \alpha =2,29^{0}\]
Tại vị trí cân bằng mới của con lắc đơn, dây treo hợp với phương thẳng đứng góc \[\alpha =2,29^{0}\]
b)
vì vec tơ E có phương nằm ngang lên gia tốc trọng trường biểu kiến \[g^{,}=\sqrt{g^{2}+(\frac{qE}{m})^{2}}=\sqrt{g^{2}+(\frac{qU}{md})^{2}}=\sqrt{100,16}\]
\[T^{,}=2\pi \sqrt{\frac{l}{g^{,}}}=0,628 (s)\]
TH2 : Hai tấm kim lọa đặt nằm ngang
a.véc tơ E có phương thẳng đứng nên lực điện tác dụng vào quả nặng cũng có phương thẳng đứng cùng chiều trọng lực P nên trường hợp này VTCB được giữ nguyên
b.
Trường hợp này hai tấm kim loại nằm ngang sẽ có 2 trường hợp nhỏ
1.Nếu tấm dương nằm trên : Véc tơ E hướng xuống
\[g^{,}=g+\frac{qE}{m}=g+\frac{qU}{md}=10,04; T^{,}=2\pi \sqrt{\frac{l}{g^{,}}}=0,627 s\]
2.Bản dương ở dưới : Vec tơ E hướng lên
\[g^{,}=g-\frac{qE}{m}=g-\frac{qU}{md}=9,96; T^{,}=2\pi \sqrt{\frac{l}{g^{,}}}=0,629 s\]
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bài 24: Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, dao động 1 có biên độ A[SUB]1[/SUB]= 10 cm, pha ban đầu \[\pi/6\] và dao động 2 có biên độ A[SUB]2[/SUB], pha ban đầu \[- \pi/2\]. Biên độ A[SUB]2[/SUB] thay đổi được. Biên độ dao động tổng hợp A có giá trị nhỏ nhất là bao nhiêu?

Bài 25:
Một chất điểm thực hiện đồng thời 2 dao đông điều hoà cùng phương : \[x_{1}= A_{1}cos(\omega t+\pi /3)(cm) ; x_{2}= A_{2}cos(\omega t-\pi /2)(cm)\]. Phương trình dao động tổng hợp là:\[x= 5cos(\omega t+\varphi )(cm)\]. Biên dộ dao động A[SUB]2[/SUB] có giá trị lớn nhất khi \[\varphi\] bằng bao nhiêu? Tính A[SUB]2max[/SUB]?
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bài 26: Một vật dao động điều hòa pt
png.latex
. Trong giây đầu tiên kể từ lúc vật bắt dầu dao động vât đi qua vị trí x=2 theo chiều dương mấy lần?
A.2----------B.4---------------C.3------------------D.5

Bài 27: Khoảng thời gian ngắn nhất giữa 2 lần
png.latex
khi vật dao động điều hòa là 0,05s.f=?
A.2,5--------------------B.3,75------------------------- C.5---------------D.5,5

Bài 28: Một con lắc lò xo nằm ngang gồm 1 lò xo có k=100N/m và vật m=100g,dao động trên mặt phẳng ngang,hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng là 0,02.Kéo vật lệch khỏi VTCB 1 đoạn 10cm rồi buông nhẹ cho vật dao động.Quãng đường vật đi được từ khi bắt đầu dao động đến khi dừng hẳn
A.S=50m-------B.25m-----------C.50m---------------D-25m
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bài 26: Một vật dao động điều hòa pt
png.latex
. Trong giây đầu tiên kể từ lúc vật bắt dầu dao động vât đi qua vị trí x=2 theo chiều dương mấy lần?
A.2----------B.4---------------C.3------------------D.5

Bài 27: Khoảng thời gian ngắn nhất giữa 2 lần
png.latex
khi vật dao động điều hòa là 0,05s.f=?
A.2,5--------------------B.3,75------------------------- C.5---------------D.5,5

Bài 28: Một con lắc lò xo nằm ngang gồm 1 lò xo có k=100N/m và vật m=100g,dao động trên mặt phẳng ngang,hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng là 0,02.Kéo vật lệch khỏi VTCB 1 đoạn 10cm rồi buông nhẹ cho vật dao động.Quãng đường vật đi được từ khi bắt đầu dao động đến khi dừng hẳn
A.S=50m-------B.25m-----------C.50m---------------D-25m
Bài 26:
View attachment 13806
T= 0,4s-->t =2,5T ---> Vật qua x = 2 theo chiểu dương là 2 lần
Chọn A

Bài 27:

View attachment 13807
Khoảng thời gian liên tiếp Wd=Wt là T/4 = 0,05s-->T =0,2s--->f=1/T = 5Hz
Chọn C
Bài 28:
\[
W=A_{ms}\Rightarrow \frac{1}{2}kA^{2}=\mu mgS\Rightarrow \Rightarrow S=25m\]
Chọn C
 

Bài 27: Khoảng thời gian ngắn nhất giữa 2 lần
png.latex
khi vật dao động điều hòa là 0,05s.f=?
A.2,5--------------------B.3,75------------------------- C.5---------------D.5,5

Bài 28: Một con lắc lò xo nằm ngang gồm 1 lò xo có k=100N/m và vật m=100g,dao động trên mặt phẳng ngang,hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng là 0,02.Kéo vật lệch khỏi VTCB 1 đoạn 10cm rồi buông nhẹ cho vật dao động.Quãng đường vật đi được từ khi bắt đầu dao động đến khi dừng hẳn
A.S=50m-------B.25m-----------C.50m---------------D-25m
Câu 27 : Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần Wđ = Wt là T/4 = 0,05 suy ra T = 0,2 suy ra f = 5 Hz
Câu 28
Ban đầu kéo vật lệch khỏi VTCB 1 đoạn 10 cm rồi buông nhẹ suy ra A = 10 cm
Quãng đường vật đi được cho đến khi dừng hẳn \[S=\frac{kA^{2}}{2\mu mg}=25 m\]
Câu 26 : Bổ sung công thức bài 26
Các công thức :x = a ± Acos(wt + j) với a = const
Biên độ là A, tần số góc là w, pha ban đầu j
x là toạ độ, x[SUB]0[/SUB] = Acos(wt + j) là li độ.
Toạ độ vị trí cân bằng x = a, toạ độ vị trí biên x = a ± A
Vận tốc v = x’ = x[SUB]0[/SUB]’, gia tốc a = v’ = x” = x[SUB]0[/SUB]”
Hệ thức độc lập: a = -w[SUP]2[/SUP]x[SUB]0[/SUB]

Vì vậy vật sẽ dao động quang VTCB có tọa độ x =a = 1 với biên dương a+A = 3, biên âm a-A =-1
Vẽ hình giải như huongduongqn đã làm
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Câu 28 : Chứng minh công thức
Khi có lực ma sát thi cơ năng không bảo toàn mà tuân theo định luật biến thiên cơ năng
\[\Delta W=W_{s}-W_{t}=A_{Fms}\Rightarrow 0-\frac{1}{2}kA^{2}=\mu mgS.cos180\Rightarrow S\]
 
Bài 26:
View attachment 13806
T= 0,4s-->t =2,5T ---> Vật qua x = 2 theo chiểu dương là 2 lần
Chọn A
bạn có thể giải kĩ hơn mấy bài trên hộ mình được ko
Vì bạn ngoisaouocmo trao đổi với mình qua yahoo về lời giải và cách vẽ hình bài 26 bạn ý chưa rõ tại sao mình làm vậy nên mình làm lại bài này kĩ hơn và có kèm các câu hỏi mà bạn ý chưa rõ. Hơi dài chút các bạn thông cảm nha.
và mình nghĩ có lẽ có nhiều bạn cùng chung suy nghĩ với bạn ý.
Mình bắt đầu nha

Ta có x = a ± \[Acos(\omega t+\varphi )\] với a = const
Vị trí cân bằng có tọa độ là a
Tọa độ biên là A-a và A+a
---> do đó mình có hình vẽ như trên (bạn chú ý nhìn trục Ox ý)
Còn vị trí ban đầu ư???
bạn thấy đó pha ban đầu của vật là \[\pi/6\] nên nó ở vị trí như tớ vẽ
Vị trí x = 2 theo chiều dương vẽ ở đâu trên hình tròn??? sao lại vẽ điểm dưới mà không vẽ điểm trên???
cái này bạn coi lại bài giảng của mình nha

Tại sao t = 2,5 T ư???
Vì đây là trong một giây đầu tiên nên t = 1s kể từ thời điểm ban đầu mà T = 0,4s nên t = 2,5 T
Điều này nói nên cái gi???
hi nó nói rằng trong một giây đầu tiên nó đi được 2,5 vòng.
Vậy thì sao??? điều này liên quan gì tới vị trí ta quan tâm (x = 2 theo chiều dương)???
có chứ khi chạy một vòng tròn thì vật qua vị trí x = 2 theo chiều dương 1 lần
vậy 2 vòng là hai lần.
còn nửa vòng còn lại thì nó dừng ở vị trí mình đã vẽ đó (sau 1s ý)
như vậy là vật chưa đến được vị trí x = 2 theo chiều dương lần thứ 3
Vậy phải chọn đáp án A.






 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bài 29: Con lắc đơn có chu kỳ T­[SUB]o [/SUB]khi đang dao đọng với biên độ nhỏ. Cho con lắc dao động trong điện trường đều có phương thẳng đứng hướng xuống. Khi truyền cho con lắc điện tích q[SUB]1[/SUB] thì con lắc dao động với chu kỳ T[SUB]1[/SUB] = 3T­[SUB]o. [/SUB]Khi truyền cho con lắc điện tích q[SUB]2 [/SUB]thì con lắc dao động với chu kỳ T[SUB]2[/SUB] = 1/3 T­[SUB]o[/SUB] . Tính tỉ số q[SUB]1[/SUB]/ q[SUB]2[/SUB] ?
A. -1/9---------- B. 1/9 ----------- C. -9 ------------D. 9
Bài 30: Một con lắc đơn dao động điều hoà trong điện trường đều, có véc tơ cường độ điện trường có phương thẳng đưng, hướng xuống. Khi vật treo chưa tích điện thì chu kỳ dao động là To = 2s khi vật treo lần lượt tích điện ­q[SUB]1 và [/SUB]q[SUB]2[/SUB] thì chu kỳ dao động tương ứng là T[SUB]1[/SUB]=2,4s, T[SUB]2[/SUB] =1,6s. Tỉ số ­q[SUB]1[/SUB]/q[SUB]2[/SUB] là
A.[SUB]­ [/SUB]-44/81.-----------B. -81/44------------C. -24/57.--------------D. -57/24.
 
Bài 31: Khi chiều dài đây treo của con lắc đơn tăng 20% so với chiều dài ban đầu thì chu kì của con lắc dao động điều hòa của con lắc thay đổi như thế nào?
A. Giảm 20%---------B. Giảm 9,54% -----------C. Tăng 44,72%--------- D. Tăng 9,54%
Bài 32: Một đồng hồ đếm giây mỗi ngày đêm chậm 130s. Phải điều chỉnh độ dài của con lắc thế nào so với độ dài hiện tại để đồng hò chạy đúng:
A. Tăng 0.2%--------- B. Tăng 0,3%--------- C. Giảm 0,3%--------- D. Giảm 0,2%
Bài 33: Một con lắc đơn dao động tại điểm A với chu kì 2s. Con lắc được đưa tới địa điểm B thì nó thực hiện được 100 dao động trong thời gian 201s. Gia tốc trọng trường của B so với A? coi nhiệt độ không đổi.
A. Tăng 0,1%--------- B. Giảm 0,1%--------- C. Tăng 1%--------- D. Giảm 1%
Bài 34: Một con lắc đơn dao động điều hoà, nếu tăng chiều dài 25% thì chu kỳ dao động của nó
A. Tăng 11,80% --------- B. Tăng 25% --------- C. Giảm 11,80% --------- D. Giảm 25%
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top