Trang Dimple

New member
Xu
38
Một trong những thành tựu quan trọng của loài người ở thế kỉ XV là tiến hành các cuộc phát kiến địa lí phát hiện ra châu Mĩ và đi vòng quanh thế giới, đã đem lại nguồn của cải lớn về châu Âu, trên cơ sở đó đã dẫn đến quá trình tích lũy tư bản ban đầu và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa qua đó được hình thành cùng với hai giai cấp mới: tư sản và vô sản ra đời. Để hiểu các nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí? Các cuộc phát kiến địa lí đó diễn ra như thế nào? Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí ra sao? Nguyên nhân, nội dung phong trào văn hóa phục hưng? Nguyên nhân, diễn biến cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân?Chúng ta vào tìm hiểu bài học hôm nay để trả lời các câu hỏi nêu trên


Lịch sử 10 bài 11: Tây Âu thời kì trung đại

1. NHỮNG CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ .


* Nguyên nhân:


-Sản xuất phát triển , nhu cầu cần nguyên liệu , thị trường, vàng bạc tăng lên.


-Con đường bộ buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải do người Ả rập độc chiếm.


-Khoa học- kỹ thuật phát triển ( Hải đồ, la bàn , tàu có bánh lái và hệ thống buồm lớn ).

tau_ca_ra_ven_500.jpg

Tàu Caraven


Loại tàu do người Bồ Đào Nha chế tạo năm 1460, có bánh lái, lắp 3 cột buồm lớn. Cánh buồm của tàu hình vuông hoặc tam giác màu trắng. Trên boong tàu có lắp đại bác để chống cướp biển. Đuôi tàu trang bị 1 trục giữ bánh lái, có thể quay quanh bản lề, thay cho bánh lái mái chèo cổ xưa từ thế kỉ XII. Trên tàu có la bàn định hướng, đồng hồ cát bằng thủy tinh để đo thời gian và ước lượng kinh độ => có khả năng vượt đại dương.

*Những cuộc phát kiến địa lý lớn:


- B. Đi a xơ (1487): vòng qua cực nam Châu Phi đến mũi Hảo Vọng.


- Cô lôm bô (1492) đến một số đảo biển Ca ri bê đã phát hiện ra Châu Mỹ .


- Va x- cô đơ Gama (1497) đến bờ Tây nam Ấn Độ .


- Ma gien lan (1519-1522) vòng quanh thế giới .


s-rotas2.jpg


Hải trình của Đi a xơ và Va x- cô đơ Gama



ferdinand_magellan_500.jpg



PERNANDO MAGELLAN (1480 - 1521)


Nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha dẫn đầu chuyến hành trình vòng quanh thế giới đầu tiên bằng đường biển cho Tây Ban Nha. Ông phát hiện ra eo biển Magellan. Ông bị giết chết ở Philippines năm 1521 và chuyến hành trình của được Sebastian del Cano (hoặc Elcano).


hai_trinh_cua_magenlan_500.png



Hải trình của PERNANDO MAGELLAN

2. Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản Châu Âu:


- Sau các cuộc phát kiến địa lý , quý tộc và thương nhân Châu Âu ra sức cướp bóc của cải , tài nguyên các nước Á, Phi, Mỹ La Tinh.


- Giai cấp tư sản tích lũy được số vốn đầu tiên bằng sự cướp bóc thực dân,cướp đất của nông dân, nông dân phải làm thuê cho giai cấp tư sản .

-Xuất hiện hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa: công trường thủ công, các công ty thương mại.

+ Công trường thủ công , trong đó có sự phân công lao động , chuyên môn hóa theo dây chuyền sản xuất , quan hệ chủ thợ. Chủ kiếm nhiều lợi nhuận, thợ bị bóc lột .quan hệ sản xuất TBCN hình thành .


+ Ở nông thôn đồn điền hay trang trại xuất hiện , công nhân nông nghiệp làm công ăn lương.

+ Thương nghiệp xuất hiện công ty thương mại .


- Xã hội Tây Âu có biến đổi :


+ Giai cấp tư sản có thế lực kinh tế song chưa có địa vị kinh tế tương xứng .


+ Người làm thuê trở thàng giai cấp vô sản.

3. Phong trào Văn hóa Phục hưng :


* Phục hưng tinh hoa của nền văn hóa cổ Hi Lạp – Rô ma và sáng tạo nền văn hóa mới của giai cấp tư sản .


* Đặc điểm :


+ Phê phán giáo hội phong kiến và giáo hội .Đề cao giá trị con người ,đòi quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa học- kỹ thuật .


+Quê hương phong trào Văn hóa Hưng là l –ta- li- a và lan nhanh sang các nước Tây Au :


- Ra bơ le là nhà văn và Bác sĩ.


- Đê các tơ là nhà toán học và triết học .


- Lê ô na đơ Vanh xi là họa sĩ, kỹ sư .


- Sếch – xpia là nhà soạn kịch .


Đây là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lãnh vực văn hóa tư tưởng của giai cấp tư sản chống giai cấp phong kiến đã suy tàn.

_ma_-_do_-_na_ben_cua_so__tranh_cua_le_-_o_-na_do_vanh_-_xi_500.jpg

Ma - đô - na bên cửa sổ ( Tranh của Lê - ô -na đơ Vanh - xi)
4 .Cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân.

a. Cải cách tôn giáo :


* Nguyên nhân:


-Ky tô giáo là chỗ dựa vững chắc của chế độ phong kiến TâyÂu , thống trị và chi phối đời sống tinh thần của xã hội Châu Au.


-Nước Đức là nơi đầu tiên nổ ra phong trào cải cách tôn giáo : Lu thơ (1483-1546) tại Đức ; Can-vanh(1509-1564) tại Thụy Sĩ , sau đó lan nhanh sang Bỉ, Hà Lan, Pháp, Anh.


*Nội dung: cải cách : bãi bỏ thủ tục và lễ nghi phiền toái , được đông đảo nhân dân đi theo .


* Tác dụng : thúc đẩy và châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa nông dân , tôn gióa bị phân hóa thành Tân giáo và Cựu giáo .


Đây là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lãnh vực văn hóa tư tưởng của giai cấp tư sản chống giai cấp phong kiến đã suy tàn.


b . Chiến tranh nông dân Đức.


* Nguyên nhân :


Kinh tế thấp kém , chế độ phong kiến bảo thủ.


Người nông dân bị áp bức bóc lột nặng nề .


Mâu thuẫn giữa nông dân và quí tộc phát triển đến đỉnh cao.


* Diễn biến :


- Lãnh tụ kiệt xuất là Tô -mát Muyn –xe : lên án gay gắt sự hủ bại của giáo hội , lên án chế độ bóc lột phong kiến , kêu gọi nông dân nổi dậy chống áp bức, tuyên truyền và xây dựng một xã hội bình đẳng cho mọi người .


- Bước đầu giành thắng lợi , nhưng cuối cùng bị đàn áp nên thất bại .


* Ý nghĩa: thể hiện tinh thần đấu tranh quyết liệt và khí phách anh hùng của quần chúng bị áp bức.
 
Sửa lần cuối:
  1. Hãy phân tích các quá trình hình thành đội ngũ lao động làm thuê ở Tây Âu?
Hướng dẫn trả lời:

Quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy đòi hỏi phải có lực lượng lao động làm thuê. Sự bần cùng hóa, sự tước đoạt tư liệu sản xuất của người lao động (nông dân, thợ thủ công) đã đáp ứng những đòi hỏi đó.


  • Đối với nông dân: Nông dân vốn đã bị bần cùng hóa do gánh nặng của thuế má, do sự tàn phá của chiến tranh. Đến thời kì hậu trung đại, xuất hiện hiện tượng cướp đoạt ruộng đất, đuổi nông dân ra khỏi vườn tược, nhà cửa, đồng ruộng của họ. Từ thế kỉ XVI, ở Anh có phong trào “Rào đất cướp ruộng”, biến ruộng đất thành đồng cỏ chăn cừu để sản xuất len dạ. Nông dân bị mất ruộng đất, chỉ còn con đường làm thuê, bán sức lao động cho những ông chủ giàu có.


  • Đối với thợ thủ công: Ở thành thị, nhiều thợ thủ công do rủi do, do vay nặng lãi, thuế khóa... đã mất tư liệu sản xuất, phải đi làm thuê.


2. Hãy trình bày nguyên nhân dẫn đến Cải cách tôn giáo ở Tây Âu thời trung đại?

Hướng dẫn trả lời:


  • Thời trung đại, Ki-tô giáo là chỗ dựa vững chắc nhất và là hệ tư tưởng của chế độ phong kiến Châu Âu, chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội.
  • Đến thời hậu kì trung đại, Giáo hội trở nên thối nát, phản động, ngăn cản hoạt động của giai cấp tư sản đang lên.
  • Nhu cầu của giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân là cần có một Giáo hội mới với một hệ thống giáo lí mới phù hợp với thời đại mới. Đó là nguyên nhân nổ ra phong trào Cải cách tôn giáo.


3. Nêu những nét cơ bản cải cách tôn giáo của Lu-thơ và Can-vanh. Tác dụng của cuộc cải cách đó?

Hướng dẫn trả lời:

  • Cải cách của Lu-thơ: Lu-thơ là người khởi xướng phong trào Cải cách tôn giáo ở nước Đức. Ông không muốn thủ tiêu tôn giáo mà chỉ dùng biện pháp ôn hòa, quay về với Giáo lí Ki-tô nguyên thủy. Lu-thơ muốn thủ tiêu vai trò của Giáo hội, bãi bỏ những thủ tục và lễ nghi phiền toái. Ông chủ trương cứu vớt con người bằng lòng tin. Cải các của Lu-thơ mang tính nửa vời.
  • Cải cách của Can-vanh: Chủ trương duy trì tín ngưỡng, tôn sùng Thượng đế, quay về với Giáo Ki-tô nguyên thủy. Bên cạnh đó, ông muốn xóa bỏ cơ sở kinh tế của Giáo hội, thủ tiêu địa vị xã hội của tăng lữ. Can-vanh còn tích cực ủng hộ sự làm giàu. Vì vậy, học thuyết của ông được giai cấp tư sản ủng hộ.
  • Tác dụng của Cải cách tôn giáo:
+ Nó tấn công trực tiếp vào Giáo hội Thiên Chúa và vào chế độ phong kiến.
+ Nó châm ngòi cho phong trào đấu tranh nông dân, tiêu biểu là chiến tranh nông dân Đức.
 
Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 10 bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)

Bài tập 1 trang 43, 44, 45, 46 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.


1. Cuối thế kỉ V, đế quốc Rôma bị sụp đổ vì

A. cuộc đấu tranh của nô lệ diễn ra mạnh mẽ dẫn đến sự sụp đổ của đế quốc.

B. hình thức bóc lột chiếm hữu nô lệ không còn phù hợp, dẫn đến một cuộc cải cách lớn làm xuất hiện hàng loạt quốc gia mới.

C. một đế quốc Rôma rộng lớn, khủng hoảng trầm trọng, không thể đương đầu được trước cuộc tấn công của người Giécman từ phương Bắc xuống.

D. đế quốc Ba Tư hùng mạnh tấn công xâm chiếm Rôma.
Trả lời: Chọn C

2. Đế quốc Rôma bị diệt vong vào thời gian nào?

A. Năm 467. C. Những năm cuối cùng của thế kỉ V.

B. Năm 476. D. Đầu thế kỉ VI.
Trả lời: Chọn B

3. Đế quốc Rôma sụp đổ gắn liền với sự kết thúc của

A. chế độ nô lệ.

B. chế độ chiếm nô ở khu vực Địa Trung Hải.

C. thời kì phát triển của đế quốc Rôma.

D. cuộc đấu tranh của các nô lệ.
Trả lời: Chọn B

4. Vương quốc nào sau đây không phải do người Giécman lập nên?

A. Vương quốc Phrăng.

B. Vương quốc Ầngglô Xăcxông.

C. Vương quốc Tây Gốt.

D. Vương quốc của người Xlavơ.
Trả lời: Chọn D

5. Trong số các vương quốc sau đây, vương quốc nào có quá trình phong kiến hoá rõ nhất?

A. Vương quốc Phrăng.

B. Vương quốc Văngđan.

C. Vương quốc Tây Gốt.

D. Vương quốc Đông Gốt.
Trả lời: Chọn A

6. Nguồn gốc hình thành các lãnh chúa phong kiến ở Tây Âu là

A. những chủ nô Rôma theo người Giécman chiếm thêm nhiều ruộng đất.

B. tầng lớp tăng lữ nhân lúc xã hội rối ren, chiếm thêm nhiều ruộng đất.

C. những người bình dân giàu có bỏ tiền ra mua ruộng đất.

D. các thủ lĩnh bộ lạc, quý tộc thị tộc Giécman cũ cùng với những tăng lữ nhà thờ Ki tô được phong ruộng đất.
Trả lời: Chọn C

7. Nguồn gốc cơ bản hình thành giai cấp nông nô là

A. nô lệ và nông dân không có ruộng đất.

B. các chủ nô Rôma bị mất ruộng đất.

C. các tù binh chiến tranh.

D. những người Giécman không có chức vị gì trong xã hội.
Trả lời: Chọn A

8. Đơn vị chính trị, kinh tế cơ bản của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu là

A. trang trại của các quý tộc. C. thành thị.

B. xưởng thủ công của lãnh chúa. D. lãnh địa.
Trả lời: Chọn D

9. Quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Tây Âu là quá trình

A. tập trung ruộng đất thành những lãnh địa lớn.

B. chia tách đế quốc Rôma cổ đại thành nhiều vương quốc nhỏ.

c. xác lập quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô thông qua ruộng đất.

D. gồm cả A, B và C.
Trả lời: Chọn D

10. Lãnh địa phong kiến có đặc điểm:

A. là khu đất rộng lớn, gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.

B. trong lãnh địa có lâu đài của lãnh chúa, nhà thờ và làng xóm của nông nô.

C. đất khẩu phần lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu tô, thuế.

D. cả A, B, C đều đúng.
Trả lời: Chọn D

11. Trong lãnh địa, lực lượng sản xuất chính là

A. nông dân. C. thợ thủ công.

B. nông nô. D. nô lệ.
Trả lời: Chọn B

12. So với nô lệ, thân phận của nông nô được tự do hơn, họ có được một số quyền, ngoại trừ:

A. được tự do trong quá trình sản xuất.

B. có gia đình riêng.

C. có chút tài sản riêng như túp lều để ở, nông cụ, gia súc

D. được rời khỏi lãnh địa ra sống ở một nơi khác.
Trả lời: Chọn D

13. Đặc điểm nổi bật vế kinh tế của lãnh địa là:

A. việc sản xuất trong lãnh địa đã có những tiến bộ đáng kể như: biết dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ...

B. nông dân sản xuất ra được mọi thứ cần dùng trong lãnh địa.

C. lãnh địa là một cơo sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc.

D. người ta chỉ mua sắt và muối ở bên ngoài lãnh địa.
Trả lời: Chọn C

14. Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu thời trung đại?

A. Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập.

B. Vua không có quyền can thiệp vào một số lãnh địa của lãnh chúa lớn

C. Thực chất, vua chỉ là một lãnh chúa lớn.

D. Vua chỉ là vị tổng tư lệnh tối cao về quân sự.
Trả lời: Chọn D

15. Từ thế kỉ XI, ở Tây Âu đã xuất hiện

A. những tiến đề của nền kinh tế hàng hoá tiền tệ.

B. những công trường thủ công.

C. những đô thị chuyên làm nghề buôn bán.

D. những lãnh địa lớn trên cơ sở hợp nhất nhiều lãnh địa nhỏ.
Trả lời: Chọn A

16. Quá trình chuyên môn hoá diễn ra khá mạnh mẽ trong

A. nông nghiệp. C. lãnh địa.

B. thủ công nghiệp. D. thương nghiệp
Trả lời: Chọn B

17. Để thoát khỏi lãnh địa, một số thợ thủ công đã

A. bỏ trốn khỏi lãnh địa.

B. tập hợp lực lượng chống lại lãnh chúa.

C. dùng tiến chuộc lại thân phận của mình.

D. ý A và C đúng.

Trả lời: Chọn D

18. Thành thị xuất hiện ở Tây Âu vào

A. thế kỉ X. C. thế kỉ XIV.

B. thế kỉ XI. D. đầu thế kỉ XV.
Trả lời: Chọn B

19. Thành thị Tày Âu chủ yếu được hình thành tại

A. những nơi đông dân cư.

B. những nơi có đông người qua lại.

C. những lãnh địa của lãnh chúa có tư tưởng tiến bộ.

D. những nơi trước kia đã từng là thành thị cổ đại.
Trả lời: Chọn B

20. Cư dân chủ yếu của thành thị Tây Âu là

A. thợ thủ công, thương nhân.

B. thợ thủ công, nông dân.

C. lãnh chúa, quý tộc.

D. lãnh chúa, thợ thủ công.
Trả lời: Chọn A

21. Phường hội là tổ chức của

A. thợ thủ công. C. nông dân tự do.

B. thương nhân. D. tất cả đều đúng.
Trả lời: Chọn B

22. Các phường hội đặt ra phường quy nhằm nhiều mục đích, ngoại trừ

A. giữ độc quyến trong sản xuất.

B. bảo vệ quyến lợi cho những người cùng ngành nghề

C. đấu tranh chống sự áp bức, sách nhiễu của các lãnh chúa

D. đấu tranh vì quyền lợi chính trị của phường hội
Trả lời: Chọn D

23. Vai trò quan trọng nhất của thành thị đối với sự phát triển của các nước Tây Âu thời trung đại là:

A. góp phần phá vỡ nén kinh tế tự nhiên của các lãnh địa.

B. thúc đẩy nền kinh tế công - thương nghiệp phát triển

C. mang không khí tự do, dân chủ, mở mang tri thức cho mọi người.

D. góp phần xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thống nhất quốc gia dân tộc.
Trả lời: Chọn A

Bài tập 2 trang 46 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Hãy điền chữ Đ vào ô □ trước ý đúng hoặc chữ S vào ô □ trước ý sai.

□ Khi tràn vào lãnh thổ Rôma, người Giécman đã đạt đến một trình độ kinh tế, văn hoá hơn hẳn so với người Rôma.

□ Đế quốc Rôma sụp đổ cũng là lúc chế độ chiếm nô kết thúc và chế độ phong kiến bắt đầu ở Tây Âu.

□ Ki tô giáo là hệ tư tưởng chính thống của các vương quốc phong kiến Tây Âu.

□ Lãnh địa là đơn vị kinh tế - chính trị cơ bản của chế độ phong kiến tập quyển ở Tây Âu.

□ Mỗi lãnh địa là một vương quốc riêng, đứng đẩu là nhà vua.

□ Trong giai đoạn phong kiến phân quyền, vua thực chất chỉ là một lãnh chúa lớn.

□ Thành thị trung đại xuất hiện trong lòng các lãnh địa phong kiến.

□ Phường hội và thương hội là tổ chức của những người thợ thủ công và thương nhân làm cùng một nghề hoặc buôn bán cùng một loại hàng.

□ Thành thị góp phần quan trọng trong việc xây dựng chế độ phong kiến tập quyền ở châu Âu.

□ Từ thời trung đại, ở Tây Âu đã hình thành các trường đại học lớn như Bôlônhơ (Italia), Oxphớt (Anh), Xoócbon (Pháp),...
Trả lời:

Đ

Khi tràn vào lãnh thổ Rôma, người Giécman đã đạt đến một trình độ kinh tế, văn hoá hơn hẳn so với người Rôma.
Đ

Đế quốc Rôma sụp đổ cũng là lúc chế độ chiếm nô kết thúc và chế độ phong kiến bắt đầu ở Tây Âu.
Đ

Ki tô giáo là hệ tư tưởng chính thống của các vương quốc phong kiến Tây Âu.
S

Lãnh địa là đơn vị kinh tế - chính trị cơ bản của chế độ phong kiến tập quyển ở Tây Âu.
S

Mỗi lãnh địa là một vương quốc riêng, đứng đẩu là nhà vua.
Đ

Trong giai đoạn phong kiến phân quyền, vua thực chất chỉ là một lãnh chúa lớn.
Đ

Thành thị trung đại xuất hiện trong lòng các lãnh địa phong kiến.
Đ

Phường hội và thương hội là tổ chức của những người thợ thủ công và thương nhân làm cùng một nghề hoặc buôn bán cùng một loại hàng.
Đ

Thành thị góp phần quan trọng trong việc xây dựng chế độ phong kiến tập quyền ở châu Âu.
Đ

Từ thời trung đại, ở Tây Âu đã hình thành các trường đại học lớn như Bôlônhơ (Italia), Oxphớt (Anh), Xoócbon (Pháp),...

Bài tập 3 trang 46 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Quá trình phong kiến hoá là gì ? Quá trình phong kiến hoá diễn ra như thế nào ở Tây Âu buổi đầu thời trung đại?

Trả lời:

  • Quá trình phong kiến hoá là: Khi lực lượng sản xuất của phương thức sản xuất trước đó (Chiếm hữu nô lệ) phát triển và quan hệ sản xuất đó không phù hợp nữa, theo sự phát triển tất yếu của lịch sử thì phải có một phương thức sản xuất mới ra đời thay thế PTSX cũ ko còn phù hợp nữa.
  • Diễn biến quá trình phong kiến hoá ở Tây Âu buổi đầu thời trung đại:
    • Trong quá trình chinh phục vua Phrăng đã đem những vùng đất rộng lớn phong cho những người than cận của mình lập thành những lãnh địa. Đồng thời phong cho họ các tước hiệu quý tộc. Các lãnh địa và các tước hiệu đều được truyền cho con cháu. Như vậy, chính sách phân phong ruộng đất của vương quốc Phrăng đã tạo nên một giai cấp mới là giai cấp lãnh chúa phong kiến, đòng thời cũng là giai cấp quý tộc
    • Xuất hiện đồng thời với giai cấp lãnh chúa phong kiến là giai cấp nông nô. Trừ một bộ phận nhỏ là do nô lệ biến thành, còn phần lớn nông nô vốn là nông dân tự do có ruộng đất riêng. Nhưng do việc chiếm đoạt ruộng đất của lãnh chúa phong kiến, họ không còn ruộng đất và phải lệ thuộc vào cac lãnh chúa, nộp địa tô cùng với nhiều nghĩa vụ khác.
Bài tập 4 trang 47 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Lãnh địa phong kiến ở Tây Âu có đặc điểm như thế nào? Tại sao nói lãnh địa phong kiến là cơ sở cho sự tồn tại của chế độ phong kiến phân quyền ở các quốc gia trong khu vực?

Trả lời:

  • Đặc điểm của lãnh địa phong kiến Tây Âu:
    • Lãnh địa phong kiến là sở hữu của lãnh chúa, gồm đất lãnh chúa và đất khẩu phần.
    • Kinh tế khép kín, tự cung, tự cấp.
    • Một đơn vị chính trị độc lập, mỗi lãnh chúa là một ông “vua con”.
    • Lãnh chúa sống xa hoa, nhàn rỗi.
    • Nông nô là lao động chính (phải phục dịch, cống nạp).
  • Giải thích:
    • Đến giữa thế kỉ IX, phần lớn đất đai đã được các quý tộc và nhà thờ chia nhau chiếm đoạt xong, những vùng đất đai rộng lớn đó nhanh chóng bị họ biến thành khu đất đai rộng lớn của mình gọi là lãnh địa phong kiến.
    • Lãnh địa chính là đơn vị hành chính kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu. Trong giai đoạn phong kiến phân quyền, vua thực chất chỉ là một lãnh chúa lớn.
Bài tập 5 trang 47 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Hãy nêu những đặc điểm nổi bật của thènh thị trung đại. Thành thị trung đại có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế, chính trị, xã hội Tây Âu thời kì này?

Trả lời:

  • Đặc điểm của thành thị trung đại: Trong thành thị cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân. Họ tập hợp thành phường hội, thương hội và đặt ra những quy chế riêng
  • Vai trò của thành thị trung đại:
    • Kinh tế: Phá vỡ kinh tế tự nhiên, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển.
    • Chính trị: Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền.
    • Xã hội: Mang lại bầu không khí tự do, mở mang tri thức.
 
Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 11: Tây Âu thời kì trung đại
(trang 62 sgk Lịch Sử 10): Hãy cho biết nguyên nhân của các cuộc phát kiến địa lí?

Trả lời:

Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đã làm cho nhu cầu hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng.

Từ thế kỉ XV, con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người A-Rập độc chiếm, cần phải tìm đường thương mại giữa phương Đông và châu Âu.

Lúc này, khoa học – kĩ thuật có những bước tiến quan trong như kĩ thuật đóng tàu, la bàn, hải đồ...

(trang 62 sgk Lịch Sử 10): Hãy chỉ trên lược đồ những cuộc phát kiến lớn về địa lí?

Trả lời:

Năm 1487, B. Đi-a-xơ đã đi vòng cực nam của lục địa Phi. Điểm đó được ông đặt tên là mũi Bão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.

8/1492, C. Cô-lôm-bô dẫn đoàn thủy thủ Tây Ban Nha đi về hướng Tây. Ông đã đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê nhưng tưởng là miền “Đông Ấn Độ”. Ông là người đầu tiên phát iệ ta châu Mĩ.

7/1497, Va-xcô đơ Ga-ma chỉ huy đoàn thuyền Bồ Đào Nha hướng về phương Đông. 5/1498, ông đến được Ca-cut-ta Ấn Độ.

1519 – 1522, Ma-gien-lan là gười đã thực hiện chuyến đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển

(trang 63 sgk Lịch Sử 10): Những biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở châu Âu là gì?

Trả lời:

Trong thủ công nghiệp, các công trường thủ công mọc lên thay thế phường hội, hình thành quan hệ chủ - thợ.

Trong nông nghiệp, các đồn điền trang trại được hình thành, người lao động biến thành công nhân nông nghiệp.

Trong thương nghiệp, các công ti thương mại thay thế các thương hội.

Từ những thay đổi trên, xã hội Tây Âu có sự biến đổi, hình thành hai giai cấp mới: giai cấp tư sản và giai cấp công nhân.

(trang 63 sgk Lịch Sử 10): Vì sao có sự xuất hiện của phong trào Văn hóa Phục Hưng?

Trả lời:

Bước vào thời hậu kì trung đại, bộ măt Tây Âu có nhiều thay đổi:

  • Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành ngay trong lòng xã hội phong kiến.
  • Những tiến bộ của khoa học, kĩ thuật giúp con người thoát khỏi tình trạng lạc hậu, nhận thức được bản chất của thế giới.
  • Giai cấp tư sản mới ra đời tuy có thế lực vè kinh tế song chưa có địa vị xã hội tương ứng.
  • Giáo lí Ki-tô mang nặng những quan điểm lỗi thời của xã hội phong kiến kìm hãm sự phát triển của giai cấp tư sản.
Đây là những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời và phát triển của phong trào Văn hóa Phục hưng.

(trang 65 sgk Lịch Sử 10): Hãy trình bày những nét chính của Chiến tranh nông dân Đức?

Trả lời:

Nguyên nhân:

  • Chế độ phong bảo thủ cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản.
  • Nông dân bị áp bức, bóc lột nặng nề nên đã tiếp thu tư tưởng của cải cách tôn giáo, tiếp thu tư tưởng của Lu-thơ.
Diễn biến, kết quả

  • Từ mùa xuân 1524, cuộc đấu tranh đã có tính chất quyết liệt, mở đầu cho cuộc chiến tranh nông dân thực sự. Lãnh tụ kiệt xuất cả phong trào là To-mat Muyn-xe.
  • Phong trào nông dân Đức đã giành thắng lợi bước đầu, chiếm được 1/3 lãnh thổ Đức. Tuy nhiên sau đó bị giới quý tộc và tăng lữ đàn áp nên chịu tổn thất nặng nề.
Ý nghĩa:

  • Là một sự kiện lịch sử lớn lao, nó biểu hiện thinh thần đấu tranh quyết liệt và khí phách anh hùng của nông dân Đức đấu tranh chống lại giáo hội phong kiến.
  • Báo hiệu sự khủng hoảng, suy vong của chế độ phong kiến.
Câu 1 (trang 65 sgk Sử 10): Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí là gì?

Lời giải:

Đem lại hiểu biết mới về Trái Đất, về những con đường mới, dân tộc mới.

Thị trường thế giới được mở rộng.

Thúc đẩy nhanh chóng sự tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.

Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

Câu 2 (trang 65 sgk Sử 10): Tại sao vào thời hậu kì trung đại, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Tây Âu?

Lời giải:

Hậu kì trung đại quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở Tây Âu vì:

  • Sau các cuộc phát kiến địa lí, kinh tế châu Âu phát triển nhanh, tầng lớp quý tộc, thương nhân Tây Âu ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên của các nước châu Mĩ, châu Phi và châu Á. Giai cấp tư sản đã tích lũy được số vốn ban đầu.
  • Giai cấp tư sản còn tước đoạt ruộng đất của nông dân biến thành các đồn điền, nông dân mất ruộng đất hình thành đội ngũ công nhân làm thuê.
→ Từ đó hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa

Câu 3 (trang 65 sgk Sử 10): Hãy nêu tính chất của phong trào Văn hóa Phục hưng?

Lời giải:

Văn hóa Phục hưng mang tính chất tư sản: lên án nghiêm khắc Giáo hội Kitô, tấn công vào trật tự xã hội phong kiến, đề cao giá trị con người tự do cá nhân, đề cao tinh thần dân tộc.

Đây là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến lỗi thời.

Câu 4 (trang 65 sgk Sử 10): Trình bày đặc điểm và ý nghĩa của phong trào Cải cách tôn giáo?

Lời giải:

Đặc điểm:

  • Không thủ tiêu tôn giáo, dùng biện phá ôn hòa đề quay về giáo lí Ki-tô nguyên thủy.
  • Đòi thủ tiêu vai trò của Giáo hội, Giáo hoàng, đòi bãi bỏ các thủ tục và nghi lễ phiền toái.
Ý nghĩa

  • Là cuộc đấu tranh công khai trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến đã suy tàn.
  • Cổ vũ và mở đường cho nền văn hóa châu Âu phát triển cao hơn.
Câu 5 (trang 65 sgk Sử 10): Ý nghĩa của cuộc Chiến tranh nông dân Đức?

Lời giải:

  • Là cuộc chiến tranh nông dân vĩ đại nhất châu Âu, nó phản ánh lòng căm thù của quần chúng bị áp bức.
  • Là một sự kiện lịch sử lớn lao, nó biểu hiện thinh thần đấu tranh quyết liệt và khí phách anh hùng của nông dân Đức đấu tranh chống lại Giáo hội, phong kiến.
  • Báo hiệu sự khủng hoảng, suy vong của chế độ phong kiến.
 
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 10!
Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài

  1. Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
  2. bài 2: Xã hội nguyên thủy
  3. bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông
  4. bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma
  5. bài 5: Trung Quốc thời phong kiến
  6. bài 6: Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ
  7. bài 7 Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
  8. bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á
  9. bài 9 Vương Quốc Campuchia và Vương Quốc Lào
  10. bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)
  11. bài 11: Tây Âu thời kì trung đại
  12. Bài 12: Ôn tập lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ và trung đại
  13. bài 13: Việt Nam thời kì nguyên thủy
  14. bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
  15. bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)
  16. bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) (tiếp theo)
  17. bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)
  18. bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV
  19. Lịch sử 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV
  20. bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV
  21. bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII
  22. bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII
  23. bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII
  24. Lịch sử 10 bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII
  25. bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
  26. bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân
  27. bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến
  28. bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
  29. bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
  30. bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
  31. bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu
  32. bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX
  33. bài 34: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
  34. bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa
  35. bài 36 Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân
  36. bài 37: Mác -Ăng ghen và sự ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học
  37. bài 38 Quốc tế nhất và công xã Pari 1781
  38. bài 39: Quốc tế thứ hai
  39. bài 40: Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top