• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Trang Dimple

New member
Xu
38
Những nội dung chủ yếu của phần lịch sử việt Nam 1858 -1918 là gì chúng ta cùng ôn tập tổng kết trong bài học Lịch sử 11 bài 25: Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918)

1. Nước Việt Nam giữa thế kỷ XIX- trước cuộc xâm lược của tư bản Pháp .

-Giữa thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam bị khủng hoảng, mâu thuẫn xã hội nảy sinh, yêu cầu

-Lúc đó thực dân Pháp trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản ... nhu cầu xâm chiếm thuộc địa.... nên tư bản Pháp đã xâm lược Việt Nam giàu sức người, sức của.

2. Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến của nhân dân ta .

Các sự kiện chính của tiến trình Pháp xâm lược Việt Nam (1858 – 1884)

1.9.1858 Pháp đánh chiếm bán đảo Sơn Trà, mở màn xâm lược Việt Nam

2.1859 Pháp đánh Gia Định

2.1862 Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì

5.6.1862 Ký hiệp ước Nhâm Tuất

6.1867 Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì

20.11.1873 Pháp đánh thành Hà Nội

18.8.1883 Pháp đánh vào Huế, triều đình đầu hàng ký hiệo ước Hác-măng
Các sự kiện chính của phong trào Yêu nước đầu thế kỉ XX (đến 1918)

1905 -1909 Phong trào Đông Du .

1907 Đông Kinh Nghĩa Thục

1908 Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung kì.

1916 Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế .

1917Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên .

1911 Nguyễn Tất Thành bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước

Nhận xét chung về phong trào chống Pháp ở nửa cuối thế kỷ XIX:

+ Quy mô : khắp miền Trung kỳ và Bắc kỳ, thành phần tham gia bao gồm các sĩ phu, văn thân yêu nước và đông đảo nông dân, rất quyết liệt, tiêu biểu là ba cuộc khởi nghĩa lớn : Ba Đình, Bãi Sậy và Hương Khê

+ Hình thức và phương pháp đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang (phù hợp với truyền thống đấu tranh của dân tộc).

+ Tính chất: là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc .

+ Ý nghĩa: chứng tỏ ý chí đấu tranh giành lại độc lập dân tộc của nhân dân ta rất mãnh liệt, không gì tiêu diệt được .

3.Những biến đổi về kinh tế, xã hội, tư tưởng trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX

+ Nguyên nhân sự chuyển biến : tác động của cuộc khai thác của thực dân Pháp ở Việt Nam và những luồng tư tưởng tiến bộ trên thế giới dội vào; tấm gương tự cường của Nhật.

+ Những biểu hiện cụ thể :

- Về chủ trương đường lối : giành độc lập dân tộc, xây dựng một xã hội tiến bộ (quân chủ lập hiến, dân chủ cộng hòa theo mô hình của Nhật Bản).

- Về biện pháp đấu tranh : phong phú, khởi nghĩa vũ trang; Duy Tân cải cách.

- Về thành phần tham gia : đông đảo, nhiều tầng lớp xã hội ở cả thành thị và nông thôn.
 
Sửa lần cuối:
[h=3]QUÁ TRÌNH DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC[/h]I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong yêu cầu HS nắm được.
[h=5]1. Kiến thức[/h]- Nước Việt Nam có Lịch sử giữ nước lâu đời, trải qua nhiều biến động thăng trầm.

- Trong quá trình tồn tại, phát triển nhân dân ta đã từng bước hợp nhất, đoàn kết xây dựng một quốc gia thống nhất, có tổ chức Nhà nước hoàn chỉnh, có nền kinh tế đa dạng ổn định, có nền văn hoá tươi đẹp giàu bản sắc riêng đặt nền móng vững chắc cho sự vươn lên của các thế hệ nối tiếp.

- Trong quá trình lao động sáng tạo, xây dựng đất nước, nhân dân Việt Nam còn phải liên tục cầm vũ khí chung sức, đồng lòng tiến hành hàng loạt các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập Tổ Quốc.
 

Trang Dimple

New member
Xu
38
QUÁ TRÌNH DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong yêu cầu HS nắm được.
1. Kiến thức

- Nước Việt Nam có Lịch sử giữ nước lâu đời, trải qua nhiều biến động thăng trầm.

- Trong quá trình tồn tại, phát triển nhân dân ta đã từng bước hợp nhất, đoàn kết xây dựng một quốc gia thống nhất, có tổ chức Nhà nước hoàn chỉnh, có nền kinh tế đa dạng ổn định, có nền văn hoá tươi đẹp giàu bản sắc riêng đặt nền móng vững chắc cho sự vươn lên của các thế hệ nối tiếp.

- Trong quá trình lao động sáng tạo, xây dựng đất nước, nhân dân Việt Nam còn phải liên tục cầm vũ khí chung sức, đồng lòng tiến hành hàng loạt các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập Tổ Quốc.
cái này là của lớp 10 cơ mà.
 

Hanamizuki

New member
Xu
0
Giải bài tập SGK Lịch sử 11 bài 25: Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918)
Câu 1 (trang 156 sgk Sử 11): Hãy nêu những đặc điểm của phong trào yêu nước và giải phóng dân tộc Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Lời giải:

Đặc điểm của phong trào yêu nước và giải phóng dân tộc Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất.

  1. 1858 đến cuối thế kỉ XIX: Phạm trù (tính chất) phong kiến.
  • 1858-1884: Chống xâm lược: Nguyễn Tri Phương, Trương Định, Nguyễn Hữu Huân, Hoàng Diệu...
  • 1885-1896: Cần Vương. Chống bình định: Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng, Phạm Bành, Đinh Công Tráng...
  • 1884 - 1913: Khởi nghĩa Yên Thế.
  1. Đầu thế kỉ XX đến 1918:
  • Xu hướng (tính chất, phạm trù) tư sản:
    • Phan Bội Châu: Xu hướng bạo động, Hội Duy Tân, phong trào Đông du, Việt Nam Quang phục
    • Phan Châu Trinh: Xu hướng cải lương, phong trào Duy Tân; Đông Kinh nghĩa thục: Lương Văn Can...
  • Xu hướng vô sản: phong trào công nhân
  • Phong trào đấu tranh của binh lính người Việt và của đồng bào các dân tộc thiểu số.
  1. Hoàn cảnh thế giới:
  • Từ châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, trào lưu dân chủ tư sản tác động vào Việt Nam.
  • Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, tư tưởng cách mạng vô sản ảnh hưởng vào Việt Nam
  1. Biến đổi kinh tế xã hội ở Việt Nam: Cuộc khai thác thuộc địa lần 1, một bộ phận nông dân phá sản trở thành công nhân, xuất hiện mầm mống đầu tiên của tầng lớp tư sản dân tộc, tầng lớp tiểu tư sản ngày một đông, sĩ phu Nho học có nhiều chuyển biến về tư tưởng chính trị...
  2. Động lực của phong trào được mở rộng so với trước: Không chỉ có nông dân mà có cả tư sản, tiểu tư sản, công nhân.
  3. Lãnh đạo: Sĩ phu có nguồn gốc phong kiến, nhưng chịu ảnh hưởng của trào lưu dân chủ tư sản ở bên ngoài; nông dân, binh lính, công nhân, đồng bào dân tộc thiểu số,...
  4. Hình thức: Bên cạnh đấu tranh vũ trang có từ thời kì trước, đã xuất hiện nhiều hình thức mới như lập hội yêu nước, mở trường học, ra sách báo, biểu tình, diễn thuyết, bình văn, cải cách, duy tân, mê tín bùa chú tín ngưỡng,...
  5. Kết quả: Thất bại.

Câu 3 (trang 156 sgk Sử 11): Sưu tầm tài liệu và trình bày về thời niên thiếu của Hồ Chí Minh?

Lời giải:

* 1890-Lớn lên trong nghèo khó

Sinh ra trong một gia đình nhà nho ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Lớn lên trong tình thương yêu của người cha Nguyễn Sinh Sắc, mẹ Hoàng Thị Loan, chị gái Nguyễn Thị Thanh và anh trai Nguyễn Sinh Khiêm. Sinh ra trong thời kỳ đất nước lâm nguy, Nguyễn Sinh Cung thấu hiểu phần nào nỗi đau dân tộc, những mất mát mà quê hương phải gánh chịu do chiến tranh gây ra.

* 1895- Theo cha mẹ vào Huế

Nguyễn Sinh Cung cùng cha mẹ và anh trai vào Huế lần đầu tiên. Sau khi mẹ mất (1901), ông về Nghệ An ở với bà ngoại một thời gian ngắn rồi theo cha về quê nội, từ đây ông bắt đầu dùng tên Nguyễn Tất Thành.

* 1906- Quay lại Huế lần thứ hai

Nguyễn Sinh Cung theo cha vào Huế lần thứ hai và học ở trường tiểu học Pháp-Việt Đông Ba. Tại đây, Người trải qua các niên khoá 1906-1907 lớp nhì và 1907-1908 lớp nhất trong kỳ thi primaire. Năm 1908, Nguyễn Tất Thành là một trong 10 học trò giỏi nhất của trường Pháp - Việt Đông Ba được thi vượt cấp vào hệ Thành chung trường Quốc Học.

* 1910- Rời Huế vào Phan Thiết

Đầu năm 1910, Nguyễn Tất Thành đến Phan Thiết. Người dạy chữ hán và chữ quốc ngữ cho học sinh lớp ba tại trường tư thục Dục Thanh. Tại đây chàng trai trẻ có cơ hội được gặp các tiền bối nhà nho yêu nước Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. Tuy khâm phục trước tài đức của hai vị tiền bối, song Nguyễn Tất Thành không tán thành trước cách làm của ai cả. Điều này thôi thúc người cần làm điều gì đó cho đất nước quê hương.

* 1911- Bước ngoặt lịch sử

Trước tháng 2/1911, Nguyễn Tất Thành nghỉ dạy và vào Sài Gòn. Tại đây, Người theo học trường Bá Nghệ là trường đào tạo công nhân hàng hải và công nhân chuyên nghiệp cho xưởng Ba Son, vừa đi bán báo ở khu vực thương cảng để kiếm sống và đồng thời tìm hiểu đời sống công nhân. Sau 3 tháng học tập, chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành quyết định tìm một công việc trên một con tàu viễn dương để được ra nước ngoài học hỏi tinh hoa của phương Tây và để trở về giúp nhân dân Việt Nam.
 

Hanamizuki

New member
Xu
0
Bài tập 1 trang 122 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời mà em cho là đúng.

1. Những âm mưu và thủ đoạn bước đầu của tư bản Pháp khi xâm lược Việt Nam là

A. "nhòm ngó" nước ta trong thời gian dài.

B. tìm cách bám sâu vào Việt Nam thông qua Hội truyền giáo nước ngoài của Pháp,

C. dùng nhiều thủ đoạn để thiết lập những cơ sở chính trị đầu tiên trên đất nước ta.

D. tạo cơ sở dọn đường cho cuộc chiến tranh xâm lược.

E. tất cả các ý trên đều đúng.

Trả lời: D

2. Thời gian thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta là

A. cuối thế kỉ XVIII. B. giữa thế kỉ XIX.

c. cuối thế kỉ XIX. D. đầu thế kỉ XX

Trả lời: B

3. Nguyên nhân chủ yếu khiến cho Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp là:

A. Quân và dân Việt Nam không kiên quyết chống Pháp xâm lược.

B. Vua quan nhà Nguyễn thiếu ý chí quyết tâm và không có đường lối lãnh đạo đúng đắn, kịp thời.

C. Các cuộc chống trả của nhân dân ta diễn ra không đồng loạt.

D. Quân dân ta không có trang bị vũ khí hiện đại.

Trả lời: B

4. Thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác, bóc lột có quy mô và hệ thống trên toàn cõi Đông Dưong

A. sau khi kí Hiệp ước 1862.

B. từ năm 1897, sau khi đàn áp xong khởi nghĩa Hương Khê và giảng hoà với nghĩa quân Yên Thế.

C. sau khi kí Hiệp ước 1874.

D. sau khi kí Hiệp ước 1883.

Trả lời: B

5. Tính chất xã hội Việt Nam sau khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ lên đất nước ta là

A. xã hội thuộc địa. B. xã hội phong kiến nửa thuộc địa.

C. xã hội thuộc địa nửa phong kiến. D. xã hội nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

Trả lời: D

6. Biện pháp của thực dân Pháp để thu lợi nhuận tối đa ở Việt Nam là

A. đặt thêm nhiều thứ thuế mới, nặng hơn các thứ thuế của triều đinh nhà Nguyền trước kia.

B. ra sức kìm hãm không cho kinh tế Việt Nam phát triển

C. cột chặt nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.

D. tiếp tục vơ vét tối đa tài nguyên khoáng sản của Việt Nam.

E. tất cả các ý trên đều đúng.

Trả lời: E

Bài tập 2 trang 123 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
Vào giữa thế kỉ XIX, trong lúc xã hội Việt Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện, sâu sắc và đứng trước nguy cơ xâm lược của tư bản phương Tây, vua Tự Đức lại chủ truơng "đóng cửa" và "cấm đạo". Theo em, việc làm đó có ảnh huởng đến sự phát triển của đất nước không? Vì sao?

Trả lời:

Khi thực thi chính sách này, các ông vua triều Nguyễn những tưởng có thể ngăn chặn âm mưu xâm lược của chủ nghĩa thực dân thông qua công cuộc truyền giáo trên vương quốc của mình. Nhưng chính sách cấm đạo của triều Nguyễn còn tạo ra những “phản ứng nghịch”, đưa tới những hệ lụy vô cùng tai hại trên nhiều lĩnh vực, trong đó nghiêm trọng nhất là trên lĩnh vực chính trị, đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền độc lập tự chủ của đất nước và khối đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX. Chính sách cấm đạo của triều Nguyễn đã vô tình đẩy một bộ phận người Thiên Chúa giáo yêu nước về phía giặc

Vì chính sách cấm đạo của triều Nguyễn đã tạo ra một cái cớ để thực dân Pháp xâm lược đất nước ta.


Bài tập 3 trang 123 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
Những nhận xét dưới đây đúng hay sai?

1. Về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm1884:

Từ năm 1858, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đã kiên quyết kháng chiến, mặc dù càng về sau càng khó khăn do Pháp đàn áp và triều đình phong kiến cản trở, nhưng cuộc đấu tranh vẫn được tiếp tục một cách bến bỉ, dẻo dai và ngày càng mạnh mẽ

Trả lời: Đúng

2. Về phong trào chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX:

Phong trào chống Pháp của nhân dân ta vẫn đặt trong phạm trù phong kiến, nhưng tính chất này sẽ ngày một phai nhạt, nhất là khi nền kinh tế - xã hội Việt Nam xuất hiện những nhân tố mới.

Trả lời: Đúng

Bài tập 7 trang 126 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
Bằng những sự kiện lịch sử đã học, hãy chứng minh: phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX (đến hết Chiến tranh thế giói thứ nhất) diễn ra liên tục, sôi nổi và rộng khắp.

Trả lời:

- Cuối thế kỷ XIX, mặc dù triều đình phong kiến nhà Nguyễn ký các Hiệp ước Hácmăng (Harmand) năm 1883 và Patơnốt (Patenôtre) năm 1884, đầu hàng thực dân Pháp, song phong trào chống thực dân Pháp xâm lược vẫn diễn ra. Phong trào Cần Vương (1885-1896), một phong trào đấu tranh vũ trang do Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phát động, đã mở cuộc tiến công trại lính Pháp ở cạnh kinh thành Huế (1885). Việc không thành, Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị), hạ chiếu Cần Vương. Mặc dù sau đó Hàm Nghi bị bắt, nhưng phong trào Cần Vương vẫn phát triển, nhất là ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa: Ba Đình của Phạm Bành và Đinh Công Tráng (1881-1887), Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật (1883-1892) và Hương Khê của Phan Đình Phùng (1885-1895). Cùng thời gian này còn nổ ra cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, kéo dài đến năm 1913.

Thất bại của phong trào Cần Vương chứng tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trong việc giải quyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc do lịch sử đặt ra.

- Đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu chủ trương dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài, chủ yếu là Nhật Bản, để đánh Pháp giành độc lập dân tộc, thiết lập một nhà nước theo mô hình quân chủ lập hiến của Nhật. Ông lập ra Hội Duy tân (1904), tổ chức phong trào Đông Du (1906-1908).Chủ trương dựa vào đế quốc Nhật để chống đế quốc Pháp không thành, ông về Xiêm nằm chờ thời. Giữa lúc đó Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và thắng lợi (1911). Ông về Trung Quốc lập ra Việt Nam Quang phục Hội (1912) với ý định tập hợp lực lượng rồi kéo quân về nước võ trang bạo động đánh Pháp, giải phóng dân tộc, nhưng rồi cũng không thành công.

Phan Châu Trinh chủ trương dùng những cải cách văn hóa, mở mang dân trí, nâng cao dân khí, phát triển kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa trong khuôn khổ hợp pháp, làm cho dân giàu, nước mạnh, buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập cho nước Việt Nam. ở Bắc Kỳ, có việc mở trường học, giảng dạy và học tập theo những nội dung và phương pháp mới, tiêu biểu là trường Đông Kinh nghĩa thục Hà Nội. ở Trung Kỳ, có cuộc vận động Duy tân, hô hào thay đổi phong tục, nếp sống, kết hợp với phong trào đấu tranh chống thuế (1908).

Do những hạn chế về lịch sử, về giai cấp, nên Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, cũng như các sĩ phu cấp tiến lãnh đạo phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX không thể tìm được một phương hướng giải quyết chính xác cho cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc, nên chỉ sau một thời kỳ phát triển đã bị kẻ thù dập tắt.

=> Phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX (đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất) diễn ra liên tục, sôi nổi và rộng khắp.
 

Trang Dimple

New member
Xu
38
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 11! Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài

  1. Lịch sử 11 bài 1 :Nhật Bản
  2. lịch sử 11 Bài 2 Ấn Độ
  3. Lịch Sử 11 -Bài 3: Trung Quốc
  4. Lịch Sử 11 -Bài 4 :Các nước Đông Nam Á (cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX)
  5. Lịch Sử 11- bài 5- Châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh (Thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)
  6. Lịch sử 11 - Bài 6 Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 -1918
  7. Lịch Sử 11- Bài 7 : Những thành tựu văn hóa thời cận đại
  8. Lịch Sử lớp 11 - Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại
  9. Lịch Sử 11 -Bài 10 Liên Xô Xây dựng chủ nghĩa Xã Hội (1921 - 1941)
  10. Lịch sử 11 bài 11 Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
  11. Lịch sử 11 Bài 12 : Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới(1918-1939)
  12. Lịch sử 11 bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
  13. Lịch sử 11 bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
  14. Lịch sử 11 bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918-1939)
  15. Lịch sử 11 bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
  16. Lịch sử 11- Bài 17 Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
  17. Lịch sử 11 bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)
  18. Lịch sử 11 bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884 - Nhà Nguyễn đầu hàng
  19. Lịch sử 11 bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX
  20. Lịch sử 11 bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp
  21. Lịch sử 11 bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
  22. Lịch sử 11 bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
  23. Lịch sử 11 bài 25: Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918)
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top