Chia Sẻ Quốc tế nhất và công xã Pari 1781 -sử 10- vnkienthuc.com

Trang Dimple

New member
Xu
38
Trong tiến trình phát triển của phong trào công nhân Quốc tế ở thế kỷ XIX, sự ra đời của Quốc tế thứ nhất và sự thành lập Công xã Pa-ri là những mối quan trọng đánh dấu bước trưởng thành của giai cấp công nhân để hiểu hoàn cảnh ra đời và những hoạt động của Quốc tế thứ nhất như thế nào? Sự thành lập của công xã Pa-ri và những thành tựu to lớn của Công xã? Ý nghĩa và những bài học của Công xã? Ý nghĩa và những bài học của Công xã ra sao, bài học hôm nay sẽ trả lời những câu hỏi nêu trên.


Sử 10 bài 38 Quốc tế nhất và công xã Pari 1781

I. QUỐC TẾ THỨ NHẤT.

1. Hoàn cảnh ra đời.

- Giữa thế kỷ XIX đội ngũ công nhân thêm đông đảo và tập trung cao.

- Giai cấp tư sản tăng cường áp bức, bóc lột đối với công nhân.

- Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra song trong tình trạng phân tán, , chịu ảnh hưởng của nhiều khuynh hướng phi vô sản,thiếu thống nhất về mặt tư tưởng, mặt khác đặt ra yêu cầu cần phải có một tổ chức cách mạng quốc tế lãnh đạo phong trào công nhân các nước.

- Thực tế đấu tranh, công nhân nhận thấy tình trạng biệt lập của phong trào ở mỗi nước kết quả còn hạn chế, mặt khác đặt ra yêu cầu thành lập một tổ chức quốc tế lãnh đạo đoàn kết phong trào công nhân quốc tế các nước.

Ngày 28 - 9 - 1864 một cuộc mít tinh lớn được tổ chức tại Luân Đôn, 2000 người tham dự gồm đại biểu của các nước Anh, Pháp, Đức và nhiều nước khác trên thế giới. Nhiều nhà hoạt động cách mạng ở nước ngoài đang sống ở Luân Đôn cũng tham dự. C.Mác được mời dự buổi mít tinh và tham gia đoàn chủ tịch. Với niềm vui phấn khởi vô cùng song những người tham dự mít tinh thông qua nghị quyết thành lập Hội liên hiệp lao động quốc tế, tức Quốc tế thứ nhất.

Hội nghị bầu ra Ban Chấp hành Trung ương gồm 32 người. Việc soạn thảo tuyên ngôn và điều lệ được giao cho một tiểu ban trong đó có C.Mác.



- Ngày 28 - 9 - 1864 Quốc tế thứ nhất thành lập tại Luân Đôn với sự tham gia của C.Mác.


2. Hoạt động của Quốc tế thứ nhất.

- Hoạt động của quốc tế thứ nhất chủ yếu được thông qua các kỳ đại hội. (từ 9 - 1864 đến 7 - 1876 tiến hành 5 đại hội)Nhằm truyền bá học thuyết Mác, chống lại tư tưởng lệch lạc trong nội bộ, thông qua những nghị quyết quan trọng.

- Ảnh hưởng của Quốc tế thứ nhất: Công nhân các nước tham gia ngày càng nhiều vào các cuộc đấu tranh chính trị, các tổ chức công đoàn ra đời.

- Vai trò:

+ Truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân quốc tế.

+ Đoàn kết, thống nhất các lực lượng vô sản quốc tế dưới ngọn vờ chủ nghĩa Mác.


QUỐC TẾ I: (tên đầy đủ: Hội Liên hiệp Lao động Quốc tế), tổ chức cách mạng đầu tiên của giai cấp vô sản quốc tế, thành lập 28.9.1864 tại Hội nghị công nhân ở Luân Đôn.

Mục đích chung được ghi trong “Tuyên ngôn” thành lập và “Điều lệ” do Mac soạn thảo là đoàn kết giai cấp công nhân, đấu tranh lật đổ chính quyền tư sản và thiết lập chính quyền của giai cấp vô sản.

Có vai trò to lớn trong việc tập hợp giai cấp công nhân các nước Châu Âu và Bắc Mĩ, tiến hành đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa xã hội khoa học, chống lại các học thuyết tiểu tư sản cơ hội chủ nghĩa, ủng hộ nhiệt thành cuộc đấu tranh anh dũng của các chiến sĩ Công xã Pari 1871.

Sau thất bại của Công xã Pari, đến 1876, QT I đã họp ở Philađenphia (Philadelphia, Hoa Kì), thông qua nghị quyết tự giải tán để thành lập các chính đảng công nhân ở các nước.



II.CÔNG XÃ PA-RI 1871.


cxpr_500.jpg


Lược đồ Công xã Pa ri .

1. Cuộc cách mạng ngày 18 - 3 - 1871 và sự thành lập Công xã

*Nguyên nhân:

-Mâu thuẫn của xã hội tư bản ngày càng sâu sắc, tạo điều kiện cho công nhân đấu tranh.

-Cuộc chiến tranh Pháp - Phổ ( 19-7-1870),với sự thất bại của Pháp làm cho nhân dân căm ghét chế độ thống trị dẫn đến cuộc khởi nghĩa ngày 4 - 9 - 1870 lật đổ đế chế II.

-Sự phản động của giai cấp tư sản Pháp cướp đoạt thành quả cách mạng của quần chúng, đầu hàng Đức để đàn áp quần chúng.

- Dẫn đến cuộc cách mạng ngày 18 - 3 - 1871.

*Diễn biến:

-Khi quân Phổ tiến vào Pa-ri, "Chính phủ vệ quốc" đã trở thành chính phủ phản quốc, mở cửa cho quân Đức tiến vào nước Pháp. Trong khi đó, nhân dân Pa-ri tổ chức thành các đơn vị Quốc dân quân, tự vũ trang và xây dựng phòng tuyến bảo vệ thủ đô.

-Khoảng 3 giờ sáng ngày 18 - 3 - 1871, Chính phủVệ quốc cho quân đánh chiếm đồi Mông-mác nơi tập trung đại bác của quân quốc dân. Quần chúng nhân dân đã kịp thời kéo đến hỗ trợ, bao vây quân chính phủ.

-Ngày 18 - 3 - 1871 Quốc dân quân chiếm các cơ quan chính phủ và công sở, làm chủ thành phố, thành lập công xã. Lần đầu tiên trên thế giới chính phủ thuộc về giai cấp vô sản.

-Toán quân chính phủ chạy về Véc-xai, chính quyền giai cấp tư sản bị lật đổ



so_do_bo_may_hoi_dong_cong_xa_thang_4_-_1871_500.jpg

Sơ đồ bô máy Hội đồng Công xã (tháng 4-1871)


2. Công xã Pa-ri - Nhà nước kiểu mới.

- Ngày 26 - 3 - 1871 công xã được thành lập, cơ quan cao nhất là Hội đồng Công xã được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Hội đồng gồm nhiều ủy ban là một ủy viên công xã, chịu trách nhiệm trước công nhân và có thể bị bãi miễn.

- Những việc làm của công xã:

+ Quân đội cảnh sát cũ bị giải tán, thay vào đó là các lực lượng vũ trang nhân dân.

+ Nhà thờ tách khỏi trường học.

+ Công xã còn thi hành nhiều chính sách tiến bộ khác: Công nhân được làm chủ những xí nghiệp có chủ bỏ trốn, kiểm soát chế độ tiền lương, giảm lao động ban đêm, cấm cúp phạt công nhân, đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc...

*Nhận xét:

- Công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới do dân và vì dân.

- Công xã dể lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu : về tổ chức lãnh đạo, sự liên minh và đoàn kết giữa các tầng lớp nhân dân trong cuộc đấu tranh chống áp bức.

3.NỘI CHIẾN Ở PHÁP.Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÔNG XÃ PA RI .

*Nội chiến :

* Chie ký hiệp ước cắt dất( An dát và Lo ren ) và bồi thường chiến phí cho Đức , Đức trả lại 10 vạn tù binh để chống lại Công xã (đầu tháng 5/1871).

* Từ 20 -5 đến 28/5 chiến sự diễn ra ác liệt nhiều người ngã xuống “Tuần lễ đẫm máu”.

*Ý nghĩa:

-Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới lật đổ chính quyền tư sản .

-Lập nhà nước kiểu mới – nhà nước vô sản.

*Nguyên nhân thất bại:

-Do kém chuẩn bị và thiếu kiên quyết trấn áp phản cách mạng.

-Vô sản Pa ri còn yếu..

-Chủ nghĩa tư bản Pháp còn mạnh

-Thiếu một chính đảng Mác- xít lãnh đạo.

-Chưa liên minh với nông dân

*Bài học kinh nghiệm:

Muốn thắng lợi cần:

+ Phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo.

+ Phải liên minh với nông dân.

+ Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù
 
Sửa lần cuối:
Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 38: Quốc tế thứ nhất và công xã Pa-ri 1871
(trang 192 sgk Lịch Sử 10): Quốc tế thứ nhất ra đời trong hoàn cảnh nào?

Trả lời:

  • Giữa thế kỉ XIX, sự phát triển mạnh mẽ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa làm cho đội ngũ công nhân thêm đông đảo và tập trung cao. Giai cấp tư sản ngày càng tăng cường áp bức bóc lột công nhân làm thuê.
  • Đầu thập niên 60 của thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của công nhân được phục hồi nhưng vẫn trong tình trạng phân tán về tổ chức và thiếu thống nhất về tư tưởng. Thực tế đấu tranh đòi hỏi cần một tổ chức quốc tế lãnh đạo phong trào công nhân các nước.
  • Ngày 28/9/1864, Quốc tế thứ nhất thành lập tại Luân Đôn với sự tham gia của C.Mác.
(trang 194 sgk Lịch Sử 10): Vai trò của Quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân quốc tế như thế nào?

Trả lời:

  • Thông qua các hoạt động của mình, Quốc tế thứ nhất đã truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân quốc tế.
  • Đoàn kết, thống nhất các lực lượng vô sản quốc tế dưới ngọn cờ chủ nghĩa Mac.
(trang 195 sgk Lịch Sử 10): Cuộc cách mạng 18/3/1871 ở Pa-ri bùng nổ trong hoàn cảnh nào?

Trả lời:

  • 19/7/1870, chiến tranh Pháp – Phổ bùng nổ. Ngày 2/9/1870, toàn bộ đội quân Pháp và Na-pô-lê-ông III đầu hàng.
  • 4/9/1870, nhân dân Pa-ri khởi nghĩa lật đổ đến chế II, đòi thiết lập chế độ cộng hòa và tổ chức kháng chiến chống quân Phổ. Chính phủ lâm thời tư sản mang tên chính Chính phủ vệ quốc. Khi quân Phổ tiến về Pa-ri và bao vây thành phố, “Chính phủ vệ quốc” đã trở thành “Chính phủ phản quốc” khi quyết định đầu hàng và mở cửa cho Phổ tiến vào Pháp. Nhưng nhân dân Pa-ri đã tổ chức thành các đơn vị Quốc dân quân, tự vũ trang và xây dựng phóng tuyến bảo vệ thủ đô.
  • 3h sáng này 18/3/1871, Chính phủ cho quân đánh chiếm đồi Mông-mác, nơi tập trung đại bác của Quốc dân quân. Quần chúng nhân dân đã kịp thời kéo đến hỗ trợ Quốc dân quân, bao vây quân chính phủ.
(trang 196 sgk Lịch Sử 10): Trình bày những chính sách thể hiện bản chất nhà nước kiểu mới của Công xã Pa-ri?

Trả lời:

  • Cơ quan cao nhất là Hội đồng Công xã, gồm nhiều ủy ban, đứng đầu mỗi ủy ban là một ủy viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.
  • Quân đội và bộ máy cảnh sát cũ bị giải tán, thay thế vào là lực lượng vũ trang nhân dân.
  • Công xã tách nhà thờ khỏi các hoạt động của trường học, nhà nước, nhà trường không dạy Kinh Thành.
  • Công xã còn thi hành nhiều chính sách tiến bộ khác: công nhân được làm chủ những xí nghiệp mà bọn chủ bỏ trốn, kiểm soát tiền lương của các xí nghiệp, giảm bớt lao động đêm,...
  • Đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc và không mất tiền cho toàn dân, cải thiện điều kiện làm việc cho nữ công nhân
Câu 1 (trang 196 sgk Sử 10): Trình bày sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ nhất vào những năm 60 – 70 của thế kỉ XIX?

Lời giải:

Sự thành lập:

Trước sự thay đổi của phong trào công nhân các nước và đòi hỏi cấp thiết về sự thành lập một tổ chức quốc tế lãnh đạo phong trào công nhân, ngày 28/9/1864, trong cuộc mít tinh lớn ở Luân Đôn có đại biểu gồm nhiều nước tham gia, Hội Liên hiệp lao động quốc tế (Quốc tế thứ nhất) được thành lập với sự tham gia tích cực của C.Mác.

Hoạt động:

  • Thời gian tồn tại của Quốc tế thứ nhất từ 9/1864 đến 7/1876, Quốc thế thứ nhất là tiến hành 5 đại hội.
  • Hoạt động của Quốc tế thứ nhất chủ yếu thông qua các kì đại hội, nhằm truyền bá học thuyết Mác, chống tư tưởng lệch lạc trong nội bộ; thông qua những nghị quyết có ý nghĩa chính trị và kinh tế quan trọng; tán thành bãi công, thành lập công đoàn, đấu tranh có tổ chức, đòi ngày làm 8 giờ và cải thiện đời sống công nhân
  • Quốc tế thứ nhất còn có nhiều đóng góp cụ thể trong phong trào công nhân, cụ thể là kêu gọi ủng hộ của những người lao động Pa-ri năm 1871.
Câu 2 (trang 196 sgk Sử 10): Chứng minh rằng: Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới. Ý nghĩa lịch sử của Công xã Pa-ri?

Lời giải:

a) Chứng minh

  • Công xã Pa-ri đã đập tan bộ máy nhà nước tư sản cũ, lập nền chuyên chính của giai cấp vô sản. Cơ quan cao nhất là Hội đồng Công xã, gồm nhiều ủy ban, đứng đầu mỗi ủy ban là một ủy viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.
  • Quân đội và bộ máy cảnh sát cũ bị giải tán, thay thế vào là lực lượng vũ trang nhân dân.
  • Công xã tách nhà thờ khỏi các hoạt động của trường học, nhà nước, nhà trường không dạy Kinh Thành.
  • Công xã còn thi hành nhiều chính sách tiến bộ khác: công nhân được làm chủ những xí nghiệp mà bọn chủ bỏ trốn, kiểm soát tiền lương của các xí nghiệp, giảm bớt lao động đêm,...
  • Đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc và không mất tiền cho toàn dân, cải thiện điều kiện làm việc cho nữ công nhân
Như vậy, cơ cấu tổ chức và hoạt động thực tế chứng tỏ Công xã Pa-ri là một nhà nước khác hẳn các kiểu nhà nước của những giai cấp bóc lột trước đó. Đây là một nhà nước kiểu mới – nhà nước vô sản, do dân và vì dân.

b) Ý nghĩa

  • Mặc dù thất bại nhưng Công xã Pa-ri có ý nghĩa và ảnh hưởng to lớn đối với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản toàn thế giới
  • Công xã Pa-ri để lại “một kinh nghiệm lịch sử có ý nghĩa vô cùng to lớn, một bước tiến nhất định của cách mạng vô sản trên thế giới” (Lê-nin)
  • Những chính sách mà Công xã Pa-ri đề ra thể hiện sự sáng tạo hình thức nhà nước kiểu mới dựa trên cơ sở dân chủ vô sản và hoạt động lợi ích của đa số nhân dân lao động.
 
Bài tập 1 trang 151 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Hãy điền mốc thời gian phù hợp với các nội dung lịch sử sau:

1……., Quốc tế thứ nhất thành lập.

2…....., Quốc tế thứ nhất giải tán.

3…....., Chiến tranh Pháp - Phổ bùng nổ.

4…....., cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới bùng nổ.

5…..... ở nước Pháp Chính phủ cách mạng lần đầu tiên được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.

6….....tư sản phản động Pháp phản công, cuộc nội chiến bắt đầu.

7….... diễn ra "tuần lễ đẫm máu" ở thủ đô Pari.

Trả lời:

1. 28 - 9 - 1864, Quốc tế thứ nhất thành lập.

2. 1876, Quốc tế thứ nhất giải tán.

3. 19-7-1870, Chiến tranh Pháp - Phổ bùng nổ.

4. 18-3-1871 , cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới bùng nổ.

5. 26 - 3 – 1871, ở nước Pháp Chính phủ cách mạng lần đầu tiên được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.

6. 2-4-1871, tư sản phản động Pháp phản công, cuộc nội chiến bắt đầu.

7. 21-5 đến 28-5-1871, diễn ra "tuần lễ đẫm máu" ở thủ đô Pari.

Bài tập 2 trang 151 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Hãy điền tiếp nội dung lịch sử phù hợp vào chỗ trống (...) trong các câu sau đây :

1. Quốc tế thứ nhất ban đầu có tên là……….

2. Công xã Pari là nhà nước……….

3. Cuộc họp đại biểu lẩn đầu tiên của Quốc tế thứ nhất tại ……….

4. Cơ quan cao nhất của Công xã Pari là ……….

5. Sau khi cuộc Chiến tranh Pháp - Phổ bùng nổ, Chính phủ lâm thời tư sản đã được thành lập mang tên là……….

6. Rạng sáng 18-3-1871, chính phủ cho quân đánh chiếm nơi tập trung đại bác của…………..tại đồi……….

7. Đứng đầu chính phủ tư sản phản động Pháp đàn áp Công xã Pari là ……….

8. Cuộc Cách mạng ngày 18-3-1871 là cuộc ……….

9. Theo lịch sử Pháp, từ ngày 21-5 đến ngày 28-5-1871 được gọi là……….

Trả lời:

1. Quốc tế thứ nhất ban đầu có tên là Hội Liên hiệp lao động quốc tế

2. Công xã Pari là nhà nước kiểu mới

3. Cuộc họp đại biểu lần đầu tiên của Quốc tế thứ nhất tại Gionever

4. Cơ quan cao nhất của Công xã Pari là Hội đồng công xã

5. Sau khi cuộc Chiến tranh Pháp - Phổ bùng nổ, Chính phủ lâm thời tư sản đã được thành lập mang tên là Chính phủ Vệ quốc

6. Rạng sáng 18-3-1871, chính phủ cho quân đánh chiếm nơi tập trung đại bác của Quốc dân quân tại đồi Mông - mác

7. Đứng đầu chính phủ tư sản phản động Pháp đàn áp Công xã Pari là Chi-e

8. Cuộc Cách mạng ngày 18-3-1871 là cuộc vô sản

9. Theo lịch sử Pháp, từ ngày 21-5 đến ngày 28-5-1871 được gọi là “Tuần lễ đẫm máu”

Bài tập 3 trang 152 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Em hãy trình bày ngắn gọn diễn biến và kết quả cuộc Cách mạng ngày 18-3-1871.

Trả lời:

  • Diễn biến:
    • Khi quân Phổ tiến vào Pa-ri, "Chính phủ vệ quốc" đã trở thành chính phủ phản quốc, mở cửa cho quân Đức tiến vào nước Pháp. Trong khi đó, nhân dân Pa-ri tổ chức thành các đơn vị Quốc dân quân, tự vũ trang và xây dựng phòng tuyến bảo vệ thủ đô.
    • Khoảng 3 giờ sáng ngày 18 - 3 - 1871, Chính phủ Vệ quốc cho quân đánh chiếm đồi Mông-mác nơi tập trung đại bác của quân quốc dân. Quần chúng nhân dân đã kịp thời kéo đến hỗ trợ, bao vây quân chính phủ.
    • Ngày 18 - 3 - 1871 Quốc dân quân chiếm các cơ quan chính phủ và công sở, làm chủ thành phố, thành lập công xã. Lần đầu tiên trên thế giới chính phủ thuộc về giai cấp vô sản.
  • Kết quả:
    • Ngày 18-3-1871, lần đầu tiên trong lịch sử, chính quyền của giai cấp tư sản bị lật đổ. Uỷ ban trung ương Quốc dân quân đảm nhận chức năng của chính quyền mới, trở thành chính phủ lâm thời.

Bài tập 4 trang 152 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Tổ chức bộ máy và chính sách của Công xã Pari thể hiện Công xã phục vụ quyền lợi của ai?

Trả lời:

Công xã ra sắc lệnh giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ, thành lập lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh của nhân dân. Công xã đã ban bố và thi hành các sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân. Công xã Pa-ri trở thành một Nhà nước kiểu mới.

Bài tập 5 trang 152 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Tại sao nói: Công xã Pari là nhà nước kiểu mới?

Trả lời:

Công xã pari là một nhà nước kiểu mới vì công xã Pari là một nhà nước của dân, do dân đầu tiên trên thế giới công xã Pari đã thực hiện các chính sách tiến bộ như giải tán các lượng cảnh sát, quân đội mà thay vào đó là lực lượng vũ trang nhân dân. cùng một số chính sách khác như: tách nhà thờ khỏi trường học, nhân dân được làm chủ những cơ sở sản xuất,... ủy ban được bầu ra và có thể bị nhân dân bãi bỏ bất cứ lúc nào công xã pari thực sự là một nước của giai cấp vô sản.

Lần đầu tiên trong lịch sử, giai cấp vô sản lên đứng đầu, không có sự áp bức bóc lột của bọn tư sản hay thông trị. Đó là niềm mong ước mà bấy lâu nay vô sản luôn ấp ủ. chính vì vậy mà nó có một ý nghĩa cực kì quan trọng.

Bài tập 6 trang 153 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Em hãy điền tiếp sự kiện lịch sử vào chỗ trống (...) dưới đây về cuộc chiến đấu của các chiến sĩ Công xã Pari với quân Vécxai.

  • Từ đầu tháng 4 đến tháng 5-1871, ………………………….
  • Từ ngày 20-5 đến ngày 28-5-1871,………………………….
  • Nghĩa địa Cha Lasedơ là nơi………………………….
Trả lời:

  • Từ đầu tháng 4 đến tháng 5-1871, quân Véc-xai bắt đầu tiến công Pa-ri. Đến đầu tháng 5, phần lớn các pháo đài ở phía tây và phía nam bị quân Véc-xai chiếm lại.
  • Từ ngày 20-5 đến ngày 28-5-1871, quân chính phủ Véc-xai bắt đầu tổng tấn công vào thành phố. Từ đó diễn ra cuộc chiến ác liệt giành giật từng ngôi nhà, góc phố lịch sử gọi là “Tuần lễ đẫm máu"
  • Nghĩa địa Cha Lasedơ là nơi diễn ra trận chiến đấu cuối cùng của các chiến sĩ Công xã ngày 27 - 5.
Bài tập 7 trang 153 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Công xã Pari tồn tại trong bao nhiêu ngày? Nêu ý nghĩa lịch sử của Công xã Pari.

Trả lời:

  • Thời gian tồn tại: Trong 72 ngày
  • Ý nghĩa lịch sử:
    • Công xã là hình ảnh của một chế độ mới, xã hội mới là sự cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới trong sự nghiệp đấu tranh cho một tương lai tôt đẹp hơn.
    • Công xã đã để lại nhiều bài học quí báo: Cách mạng vô sản muốn thắng lợi phải có Đảng cách mạng chân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông; phải kiên quyết chấn áp kẻ thù, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.
 
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 10!
Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài

  1. Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
  2. bài 2: Xã hội nguyên thủy
  3. bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông
  4. bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma
  5. bài 5: Trung Quốc thời phong kiến
  6. bài 6: Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ
  7. bài 7 Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
  8. bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á
  9. bài 9 Vương Quốc Campuchia và Vương Quốc Lào
  10. bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)
  11. bài 11: Tây Âu thời kì trung đại
  12. Bài 12: Ôn tập lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ và trung đại
  13. bài 13: Việt Nam thời kì nguyên thủy
  14. bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
  15. bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)
  16. bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) (tiếp theo)
  17. bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)
  18. bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV
  19. Lịch sử 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV
  20. bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV
  21. bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII
  22. bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII
  23. bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII
  24. Lịch sử 10 bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII
  25. bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
  26. bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân
  27. bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến
  28. bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
  29. bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
  30. bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
  31. bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu
  32. bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX
  33. bài 34: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
  34. bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa
  35. bài 36 Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân
  36. bài 37: Mác -Ăng ghen và sự ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học
  37. bài 38 Quốc tế nhất và công xã Pari 1781
  38. bài 39: Quốc tế thứ hai
  39. bài 40: Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top