Chia Sẻ Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV) -Sử 10 - vnkienthuc.com

Trang Dimple

New member
Xu
38
Thế kỷ X đã mở đầu thời đại phong kiến độc lập của dân tộc Việt Nam từ thế kỷ X dến XV trên cơ sở một lãnh thổ thống nhất nhà nước quân chủ chuyên chế phong kiến được thành lập và từng bước phát triển, hoàn thiện đạt đến đỉnh cao. Để hiểu được quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến Việt Nam, chúng ta cùng tìm hiểu bài 17


Lịch Sử 10 -BÀI 17:QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN (TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XV)


I. BƯỚC ĐẦU TIÊN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC ĐỘC LẬP THẾ KỶ X.


- Năm 939 Ngô Quyền xưng vương, thành lập chính quyền mới, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh -Hà Nội).Mở đầu xây dựng nhà nước độc lập tự chủ.


- Năm 968 sau khi dẹp loạn 12 sứ quân Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi,( Đinh Tiên Hoàng ) đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Chuyển kinh đô về Hoa Lư (Ninh Bình).

- Năm 981 Lê Hoàn lên ngôi vua-Lê Đại Hành, đổi niên hiệu là Thiên Phúc ( gọi là Tiền Lê )

- Tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh, Tiền Lê là nhà nước quân chủ sơ khai , chính quyền trung ương có 3 ban: Ban văn; Ban võ; Tăng ban.


-Chia nước thành 10 đạo.


-Tổ chức quân đội theo chế độ ngụ binh ngư nông.


Trong thế kỷ X nhà nước độc lập tự chủ treo thiết chế quân chủ chuyên chế đã được. Còn sơ khai, song đã là nhà nước độc lập tự chủ của nhân dân ta.

450px-tng_l_thi_t_400_01.jpg



Tượng đài vua Lý Công Uẩn - Hà Nội


II. PHÁT TRIỂN VÀ HOÀN CHỈNH NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN Ở ĐẦU THẾ KỶ XI đến XV.


1. Tổ chức bộ máy nhà nước


-Năm 1009 ,Lý Công Uẩn lên làm vua,nhà Lý thành lập-Lý Thái Tổ.


- Năm 1010 Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (thủ đô Hà Nội nay).


- Năm 1045 Lý Thánh Tông đặt quốc hiệu là Đại Việt.


-Mở ra một thời kỳ phát triển mới của dân tộc.


* Bộ máy nhà nước Lý , Trần ,Hồ:


- Đứng đầu nhà nước là vua , vua quyết định mọi việc quan trọng , giúp vua có tể tướng và các đại thần ,bên dưới là sảnh, viện , đài .


-Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế được cải tiến hoàn chỉnh hơn.


- Cả nước chia thành nhiều lộ , trấn do các hoàng tử ( thời Lý )hay an phủ Sứ (thời Trần , Hồ ), đơn vị hành chánh cơ sở là xã .


lnh_th_dai_viet_500_01_1_500.jpg



Lược đồ lãnh thổ Đại Việt thế kỷ XV


l_500.jpg



Sơ đồ bộ máy nhà nước triều Lý


bo_may_nha_nuoc_thoi_tran_500.jpg



Sơ đồ bộ máy nhà nước triều Trần


* Bộ máy nhà nước thời Lê sơ:


- Năm 1428 sau khi chiến thắng nhà Minh ,Lê Lợi lên ngôi hoàng đế khôi phục lại nước Đại Việt ,lập nhà Lê (Lê sơ).


- Những năm 60 của thế kỷ XV, Lê Thánh Tông tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn.


-Vua Lê Thánh Tông bỏ chức tướng quốc ,đại hành khiển ; trực tiếp làm tổng chỉ huy quân đội , cấm các quan lập quân đội riêng .


-Vua nắm mọi quyền hành , giúp vua có 6 bộ (là Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công ), đứng đầu mỗi bộ có quan Thượng thư , bên cạnh bộ có Hàn Lâm Viện (công văn) ,Quốc sử viện ( biên soạn lịch sử ),Ngự sử đài ( kiểm tra ).


-Vua Lê Thánh Tông chia cả nước ra làm 13 đạo thừa tuyên do 3 ty cai quản là Đô ty ( quân sự ), Hiến ty (xử án ), Thừa ty ( hành chánh ); dưới có phủ , huyện, châu ( miền núi ), xã .


-Khi giáo dục phát triển, những người đỗ đạt làm quan , giáo dục thi cử trở thành nguồn đào tạo quan lại .


Dưới thời Lê bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức độ cao, hoàn chỉnh.


Nhận xét về cuộc cải cách của Lê Thánh Tông :


Đây là cuộc cải cách hành chính lớn toàn diện được tiến hành từ trung ương đến địa phương. Cải cách để tăng cường quyền lực của nhà vua. Quyền lực tập trung trong tay vua, chứng tỏ bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế nhà Lê đạt đến mức độ cao, hoàn thiện.


l_so_500.jpg




Sơ đồ tổ chức chính quyền thời Lê sơ (1428-1527


hanh_chan_thoi_le_s_500_500.jpg



Lược đồ hành chính nước Đại Việt thời Lê sơ 1428-1527


2. Luật pháp và quân đội


* Luật pháp:


- 1042 Vua Lý Thái Tông ban hành Hình thư (bộ luật đầu tiên).


- Thời Trần: Hình luật.


- Thời Lê biên soạn một bộ luật đầy đủ gọi là Quốc triều hình luật( luật Hồng Đức ).


-Luật pháp nhằm bảo vệ quyền hành của giai cấp thống trị, an ninh đất nước và một số quyền lợi chân chính của nhân dân.





* Quân đội: được tổ chức quy củ:


-Cấm binh (bảo vệ kinh thành) và quân chính quy bảo vệ đất nước


-Ngoại binh (lộ binh): tuyển theo chế độ ngụ binh ư nông .


3. Hoạt động đối nội và đối ngoại


* Đối nội:


- Quan tâm đến đời sống nhân dân.


- Chú ý đoàn kết đến các dân tộc ít người.


* Đối ngoại:


-Với nước lớn phương Bắc:


+ Quan hệ hòa hiếu.


+ Đồng thời sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc.


- Với: Chămpa, Lào, Chân Lạp có lúc thân thiện, có lúc xảy ra chiến tranh.
 
Sửa lần cuối:
Câu 1 : Hãy trình bày việc tổ chức bộ máy nhà nước và tổ chức cai quản đất nước Đại Việt dưới thời Lý, Trần?


  • Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi tên nước thành Đại Việt.
  • Tổ chức bộ máy nhà nước :
+ Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành cao nhất về chính trị, luật pháp, quân sự, nghi lễ, đối ngoại.
+ Giúp vua có Tể tướng ( Thái úy ), các đại thần, các chức hành khiển, các cơ quan hành chính, pháp lí như sảnh, viện, đài.


  • Tổ chức cai quản đất nước :

+ Chia đất nước thành nhiều lộ, dưới lộ là phủ, huyện, châu, hương.
+ Quân đội gồm có Cấm binh bảo vệ nhà vua và kinh thành. Lộ binh ở các địa phương. Quân đội được tuyển chọn theo chế độ “ Ngụ binh ư nông”
+ Luật pháp: Thời Lý có bộ Hình thư. Thời Trần có bộ Hình luật riêng.
+ Tuyển chọn quan lại : Ban đầu ở thời Lý – Trần, quan lại chủ yếu được tuyển chọn từ con em các gia đình quý tộc khoặc con cháu quan lại. Về sau, những người thi cử đỗ đạt cũng được làm quan, nắm giữ một số chức quan trọng.

Câu 2 : Trình bày chính sách đối nội, đối ngoại của nhà nước phong kiến ? Tác dụng của những chính sách đó ?

- Nội dung :
+ Về đối nội :

  • Các triều đại phong kiến đều có chính sách đoàn kết dân tộc.
  • Ở miền xuôi, các thế lực chống đối, phản loại cũng nhanh chóng được giải quyết một cách êm đẹp. Nhà nước và nhân dân cùng hợp tác chăm lo bảo vệ sản xuất, gia cố đê điều, chống lụt bão.
+ Về đối ngoại

  • Đối với các triều đại phương Bắc, các triều đại phong kiến Đại Việt tuy giữ lệ thần phục, nộp phú cống đều đặn, nhưng luôn giữ vững tư thế của một dân tộc độc lập.
  • Đối với các nước láng giềng phía nam, đặc biệt là Cham-pa, tuy có lúc căng thăng nhưng nhà nước luôn giữ thái độ vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn để giữ vững biên cương.

  • Tác dụng :
+ Tạo được sự đoàn kết dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
+ Giảm bớt sự căng thẳng đối với các nước, nhất là phương Bắc.
+ Tạo nên ý thức về sự gần gũi nhân dân, đoàn kết dân tộc để bảo vệ quyền tự chủ, tự cường của dân tộc.


Câu 3 : Nhận xét chung về sự hoàn thiện của nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê?

- Trong khoảng hơn 70 năm ( 1428 – 1503 ), nhà Lê củng cố bộ máy chính quyền, ổn định tình hình xã hội, ban hành chính sách pháp luật, phát huy vai trò tích cực của giai cấp phong kiến ở thời kì đang lên.
- Nhà Lê chia nước thành 13 đạo. Dưới đạo có lộ, trấn, phủ, huyện, xã làm cho tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn chỉnh hơn, dễ cai quản hơn.
- Triều đình trung ương gồm các bộ do các chức quan thượng thư đứng đầu và một số cơ quan chuyên trách đã giúp triều đình hoạt động nhịp nhàng, đồng bộ hơn.
- Nhà vua bỏ các chức tể tướng, cấm quan lại lập quân đội riêng nhằm đề cao uy quyền tuyệt đối của nhà vua.
- Việc ban hành Bộ luật Hồng Đức nhằm bảo vệ quyền thống trị của nhà nước phong kiến tập quyền, bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến theo tinh thần Nho giáo.
- Đối với nước ngoài, nhà Lê thực hiện chính sách mềm mỏng nhưng kiên quyết trên lập trường toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của đất nước.
 
Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)
(trang 89 sgk Lịch Sử 10): Những thay đổi qua cuộc cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông có ý nghĩa gì?

Trả lời:

  • Góp phần kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương., tăng cường quyền lực của nhà vua, chứng tỏ nhà nước quân chủ chuyên chế dưới thời Vua Lê Thánh Tông đạt mức độ cao và hoàn thiện.
  • Ổn định chính trị để phát triển kinh tế, văn hóa.
(trang 89 sgk Lịch Sử 10): Các điều luật trên nói lên điều gì?

Trả lời:

  • Luật pháp tạo công cụ pháp chế để ổn định xã hội
  • Các điều luật trên bảo vệ quyền hành của giai cấp thống trị, một số quyền lợi chân chính của nhân dân và an ninh đất nước
(trang 90 sgk Lịch Sử 10): Nêu tác dụng của các chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước phong kiến?

Trả lời:

  • Ổn định đời sống trong nước, thu phục lòng dân , đoàn kết nhân dân cả nước, góp phần bảo vệ sự thống trị của nhà nước phong kiến.
  • Giữ gìn được quan hệ với các nước láng giềng nhất là với Trung Quốc.

Câu 2 (trang 90 sgk Sử 10): Vẽ sơ đồ nhà nước thời Lý, Trần và thời Lê Thánh Tông, qua đó đánh giá cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông?

Lời giải:

Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý – Trần

1.png

Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông

2.png


Đánh giá cải cách hành chính của Lê Thánh Tông:

  • Đây là cuộc cải cách hành chính toàn diện được tiến hành từ trung ương đến địa phương
  • Cải cách nhằm tăng cường quyền lực của nhà vua
  • Chứng tỏ nhà nước quân chủ chuyên chế dưới thời vua Lê Thánh Tông đạt mức độ cao và hoàn thiện.
Câu 3 (trang 90 sgk Sử 10): Nhận xét chung về sự hoàn thiện của nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê?

Lời giải:

  • Trong khoảng 70 năm, nhà Lê củng cố bộ máy chính quyền, ổn định tình hình xã hội, ban hành chính sách luật pháp, phát huy vai trò tích cực của giai cấp phong kiến ở thời kì đang lên.
  • Nhà Lê chia cả nước thành 13 đạo. Dưới dạo là phủ, huyện, châu , xã làm cho tổ chức bộ máy nhà nước hoàn chỉnh và tăng cường tính chất tập quyền hơn.
  • Nhà vua bỏ các chức tể tướng, cấm quan lại lập quân đội riêng nhằm đề cao uy quyền tuyệt đối của nhà vua
  • Nhà nước ban hành bộ luật Hồng Đức nhằm bảo vệ quyền thống trị của nhà nước phong kiến tập quyền, bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến.
  • Đối với bên ngoài, nhà Lê thi hành chính sách mềm mỏng nhưng kiên quyết góp phần giữ gìn và bảo vệ nền độc lập.
 
Bài tập 1 trang 80 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Kinh đô của nhà nước phong kiến độc lập đầu tiên đặt tại

A. Luy Lâu. C. Cổ Loa.

B. Mê Linh. D. Hoa Lư.

Trả lời: C

2. Triều đại mở đầu cho thời đại phong kiến độc lập của dân tộc Việt Nam là

A. triều Tiền Lý. C. triều Lê.

B. triều Ngô. D. triều Nguyễn

Trả lời: B

3. Người có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước là

A. Lê Hoàn. C. Triệu Quang Phục.

B. Đinh Bộ Lĩnh. D. Trần Quang Khải.

Trả lời: B

4. Nhà Đinh được thành lập vào năm

A. 938. C. 968.

B. 944. D. 981.

Trả lời: C

5. Tên nước ta là Đại Cồ Việt có từ thời vua

A. Lê Đại Hành. C. Lý Thái Tông.

B. Lý Nam Đế. D. Đinh Tiên Hoàng.

Trả lời: D

6. Hoa Lư từng là kinh đô của các triều vua

A. Lê Thái Tổ, Lê Thái Tồng. C. Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành.

B. Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông. D. Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông.

Trả lời: C

7. Tổ chức nhà nước quân chủ sơ khai thời Đinh - Tiền Lê gồm

A. sáu bộ: bộ Binh, bộ Hình, bộ Công, bộ Hộ, bộ Lễ, bộ Lại.

B. ba ban: Văn ban, Võ ban và Tăng ban.

C. hai ban: Văn ban, Võ ban.

D. Vua, Lạc hầu, Lạc tướng và Bồ chính

Trả lời: B

8. Thăng Long trở thành kinh đô của nước ta từ năm

A. 1009. C. 1054. .

B. 1010. D. 1075.

Trả lời: B

9. Đại Việt trở thành quốc hiệu của nước ta từ năm

A. 1010, thời vua Lý Thái Tổ. C. 1054, thời vua Lý Thánh Tông.

B. 1045, thời vua Lý Thái Tông. D. 1075, thời vua Lý Nhân Tông.

Trả lời: C

10. Nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ XI - XV được xây dựng theo thể chế

A. dân chủ đại nghị. C. cộng hoà.

B. quân chủ chuyên chế. D. quân chủ

Trả lời: B

11. Quân đội Đại Việt trong các thế kỉ XI - XV được tổ chức gồm

A. ba bộ phận: cấm binh, ngoại binh và hương binh.

B. hai bộ phận: quân bảo vệ nhà vua, kinh thành (cấm quân) và quân chính quy bảo vệ đất nước (ngoại binh).

C. bộ binh, tượng binh, kị binh.

D. hai bộ phận: cấm binh, vệ binh.

Trả lời: B

12. Nhà Lê được thành lập sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa

A. Hương Khê. C. Lam Sơn.

B. Bãi Sậy. D. Tây Sơn

Trả lời: C

13. Người tiến hành cuộc cải cách hành chính lớn vào những năm 60 của thế kỉ XV là

A. Lê Thái Tổ. C. Lê Thánh Tông.

B. Lê Nhân Tông. D. Lê Thái Tông.

Trả lời: C

14. Mô hình tổ chức hành chính nào sau đây thuộc thời Lê sơ sau cải cách hành chính?

A. Lộ, phủ, châu, huyện, xã.

B. Lộ, trấn, phủ, châu.

C. Đạo thừa tuyên, phủ, huyện, châu, xã.

D. Đạo, phủ, châu, hương, giáp.

Trả lời: B

15. Dưới triều đại nào sau đây, giáo dục thi cử đặc biệt phát triển?

A. Triều Lý. C. Triều Hồ.

B. Triều Trần. D. Triều Lê.

Trả lời: A

16. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên gọi là

A. Hình thư. C. Quốc triều luật lệ.

B. Hình luật. D. Quốc triều hình luật.

Trả lời: A

17. Nội dung cơ bản của các bộ luật thời Lý, Trần, Lê là

A. bảo vệ lợi ích của mọi tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là dân nghèo.

B. bảo vệ đặc quyền, đặc lợi của giai cấp thống trị.

C. bảo vệ đất đai, lãnh thổ của Tổ quốc.

D. bảo vệ tính mạng và tài sản của nông dân làng xã

Trả lời: B

Bài tập 4 trang 83 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Nêu những thay đổi về mặt hành chính ở nước ta sau cải cách của Lê Thánh Tông.

Trả lời:

Năm 1428 sau khi chiến thắng nhà Minh, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế khôi phục lại nước Đại Việt,lập nhà Lê (Lê sơ).

  • Những năm 60 của thế kỷ XV, Lê Thánh Tông tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn.
  • Vua Lê Thánh Tông bỏ chức tướng quốc, đại hành khiển; trực tiếp làm tổng chỉ huy quân đội, cấm các quan lập quân đội riêng.
  • Vua nắm mọi quyền hành, giúp vua có 6 bộ (là Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), đứng đầu mỗi bộ có quan Thượng thư, bên cạnh bộ có Hàn Lâm Viện (công văn), Quốc sử viện (biên soạn lịch sử), Ngự sử đài (kiểm tra).
  • Vua Lê Thánh Tông chia cả nước ra làm 13 đạo thừa tuyên do 3 ty cai quản là Đô ty (quân sự), Hiến ty (xử án), Thừa ty (hành chánh); dưới có phủ, huyện, châu (miền núi), xã.
  • Khi giáo dục phát triển, những người đỗ đạt làm quan, giáo dục thi cử trở thành nguồn đào tạo quan lại.
Dưới thời Lê bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức độ cao, hoàn chỉnh.

=> Nhận xét: Đây là cuộc cải cách hành chính lớn toàn diện được tiến hành từ trung ương đến địa phương. Cải cách để tăng cường quyền lực của nhà vua. Quyền lực tập trung trong tay vua, chứng tỏ bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế nhà Lê đạt đến mức độ cao, hoàn thiện.

Bài tập 5 trang 83 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Theo em, sự xuất hiện của các bộ luật thành văn trong các thế kỉ XI - XV có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Các bộ luật thành văn trong các thế kỉ XI - XV quy định khá đầy đủ các tội danh và hình phạt liên quan đến hầu hết các hoạt động xã hội, bảo vệ quyền hành của giai cấp thống trị, một số quyền lợi chân chính của nhân dân và an ninh đất nước.

Luật pháp nhằm bảo vệ quyền hành của giai cấp thống trị, an ninh đất nước và một số quyền lợi chân chính của nhân dân.

Bài tập 6 trang 83 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Chế độ "ngụ binh ư nông" có đặc điểm gì và có tác dụng ra sao?

Trả lời:

Ngụ binh ư nông có nghĩa là Gửi binh ở nông: gửi quân vào nông nghiệp, cho binh lính lao động, sản xuất tại địa phương trong một khoảng thời gian xác định, là chính sách xây dựng lực lượng quân sự thời phong kiến ở Việt Nam, áp dụng từ thời nhà Đinh đến thời Lê sơ.

Tác dụng:

1 - Nhu cầu bảo vệ đất nước và bảo vệ chính quyền cai trị cần một lực lượng quân đội hùng hậu. Tuy nhiên, nhu cầu nhân lực để sản xuất nông nghề cho đời sống cũng rất lớn. Vì vậy chuyện đưa quân về địa phương luân phiên cày cấy giúp lực lương này tự túc được về lương thực, bớt gánh nặng về lương thực nuôi quân cho triều đình.

2 - Ngụ binh ư nông là chuyện liên kết hài hoà giữa chuyện quân sự và nông nghiệp, giữa kinh tế và quân sự, chuyển hóa nhanh từ thời (gian) bình và sang thời (gian) chiến khi cần. Nhờ chính sách này, triều đình có được lực lượng quân đội hùng mạnh, đông đảo trong khi sản xuất nông nghề vẫn được duy trì. Thời Lý có số quân tham chiến chống nhà Tống khoảng 10 vạn người, thời (gian) Trần khi có chiến tranh chống quân Nguyên có hơn 20 vạn quân, sang thời (gian) Lê sơ khi có chiến tranh có thể huy động 26-30 vạn quân.

3 - Chính sách ngụ binh ư nông phản ánh tư duy nông binh bất phân (không phân biệt quân đội và nông dân), đâu có dân là đó có quân, phù hợp với điều kiện xây dựng nền quốc phòng của một nước đất không rộng, người không đông, nên phải huy động tiềm lực cả nước vừa sản xuất, vừa đánh giặc.

Bài tập 7 trang 84 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Chính sách đoàn kết với các dân tộc ít người được thể hiện như thế nào trong hoạt động đối nội của các triều đại phong kiến Việt Nam thế kỉ XI - XV?

Trả lời:

Thực hiện chính sách nhằm đoàn kết dân tộc và xây dựng nhà nước quân chủ vững mạnh của các triều đại Lý, Trần và Lê sơ, như:

  • Luôn coi trọng vấn đề an ninh của đất nước.
  • Quan tâm đến đời sống nhân dân: đắp đê chống lụt, quan tâm đến sản xuất nông nghiệp.
  • Chính sách "nhu viễn" đối với các vùng dân tộc ít người.
Bài tập 8 trang 84 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Hãy chứng minh sự phát triển và ngày càng hoàn chỉnh của nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ XI - XV.

Trả lời:

Đất nước dần dần ổn định. Năm 1009, nhà Lý được thành lập. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (Hà Nội), mở ra một giai đoạn phát triển mới. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông quyết định đổi tên nước là Đại Việt.

Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, trải qua các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê, chính quyền trung ương được tổ chức ngày càng chặt chẽ.

  • Bộ máy nhà nước Lý, Trần, Hồ
    • Đứng đầu nhà nước là vua , vua quyết định mọi việc quan trọng, giúp vua có tể tướng và các đại thần, bên dưới là sảnh, viện, đài.
    • Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế được cải tiến hoàn chỉnh hơn.
    • Cả nước chia thành nhiều lộ, trấn do các hoàng tử (thời Lý) hay an phủ Sứ (thời Trần, Hồ), đơn vị hành chánh cơ sở là xã.
  • Bộ máy nhà nước thời Lê sơ:
    • Năm 1428 sau khi chiến thắng nhà Minh, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế khôi phục lại nước Đại Việt,lập nhà Lê (Lê sơ).
    • Những năm 60 của thế kỷ XV, Lê Thánh Tông tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn.
    • Vua Lê Thánh Tông bỏ chức tướng quốc, đại hành khiển; trực tiếp làm tổng chỉ huy quân đội, cấm các quan lập quân đội riêng.
    • Vua nắm mọi quyền hành, giúp vua có 6 bộ (là Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), đứng đầu mỗi bộ có quan Thượng thư, bên cạnh bộ có Hàn Lâm Viện (công văn), Quốc sử viện (biên soạn lịch sử), Ngự sử đài (kiểm tra).
    • Vua Lê Thánh Tông chia cả nước ra làm 13 đạo thừa tuyên do 3 ty cai quản là Đô ty (quân sự), Hiến ty (xử án), Thừa ty (hành chánh); dưới có phủ, huyện, châu (miền núi), xã.
    • Khi giáo dục phát triển, những người đỗ đạt làm quan, giáo dục thi cử trở thành nguồn đào tạo quan lại.
=> Dưới thời Lê bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức độ cao, hoàn chỉnh.
 
Trắc nghiệm Bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến(từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)
Câu 1. Quốc hiệu Đại Cồ Việt được đặt vào năm nào?

A. Năm 939 B. Năm 965

C. Năm 968 D. Năm 980

Câu 2. Trấn là đơn vị hành chính được đặt ra đầu tiên dưới triều đại nào?

A. Tiền Lê B. Lý

C. Trần D. Hồ

Câu 3. Bộ máy nhà nước phong kiến ở nước ta được tổ chức hoàn chỉnh dưới triều vua

A. Lý Thái Tổ

B. Lê Thái Tổ

C. Trần Thánh Tông

D. Lê Thánh Tông

Câu 4. Tổ chức nhà nước quân chủ sơ khai thời Đinh – Tiền Lê gồm

A. Sáu bộ: Binh, Hình, Công, Hộ, Lại, Lễ

B. Hai ban: văn ban và võ ban

C. Ba ban: Văn ban, Võ ban và Tăng ban

D. Vua, Lạc hầu, Lạc tướng và Bồ chính

Câu 5. Nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X – XV được xây dựng theo thể chế

A. Dân chủ B. Cộng hòa

C. Quân chủ D. Quân chủ chuyên chế

Câu 6. Thể chế quân chủ chuyên chế có nghĩa là

A. Vua là người đứng đầu, có quyền lực tối cao, trực tiếp điều hành và giải quyết mọi việc trọng đại của quốc gia

B. Vua và các tướng lĩnh quân sự cùng điều hành quản lí đất nước

C. Quyền lực tập trung trong tay một nhóm quý tộc cao cấp

D. Tầng lớp tăng lữ nắm vai trò quyết định trong các vấn đề chính trị và quân sự

Câu 7. Đại Cồ Việt/ Đại Việt bắt đầu đặt quan hệ với Champa để củng cố các vùng biên giới của đất nước từ

A. Triều Trần – Trần Thái Tông

B. Triều Tiền Lê – Lê Đại Hành

C. Triều Đinh – Đinh Tiên Hoàng

D. Triều Lý – Lý Thái Tổ

Câu 8. Quốc hiệu Đại Việt có từ đời vua

A. Lý Thái Tổ

B. Lý Thái Tông

C. Lý Thánh Tông

D. Lý Nhân Tông

Câu 9. Bộ Luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên gọi là gì?

A. Hình Luật

B. Quốc triều hình luật

C. Hình thư

D. Hoàng Việt luật lệ

Câu 10. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta được ban hành dưới triều đại nào?

A. Triều Lý B. Triều Trần

C. Triều Lê sơ D. Triều Nguyễn

Câu 11. Bộ luật nào được biên soạn đầy đủ nhất, có nội dung tiến bộ nhất thời phong kiến ở Việt Nam

A. Hình thư

B. Hình luật

C. Quốc triều hình luật

D. Hoàng Việt luật lệ

Câu 12. Nội dung cơ bản của các bộ luật thời Lý, Trần, Lê là gì?

A. Bảo vệ lợi ích của mọi tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là dân nghèo

B. Bảo vệ đặc quyền, đặc lợi của giai cấp thống trị

C. Bảo vệ đất đai, lãnh thổ của Tổ quốc

D. Bảo vệ tài sản và tính mạng của nông dân làng xã

Câu 13. Trong các thế kỉ XI – XV, quân đội được tổ chức gồm

A. Hai bộ phận: quân bảo vệ vua và quân bảo vệ đất nước

B. Ba bộ phận: quân bảo vệ vua, quân bảo vệ cung thành và quân bảo vệ đất nước

C. Hai bộ phận: quân bảo vệ nhà vua, kinh thành(cấm quân) và quân chính quy bảo vệ đất nước (ngoại binh)

D. Một bộ phận: quân chính quy đảm nhiệm hai nhiệm vụ là bảo vệ kinh thành và bảo vệ đất nước

Câu 14. Trong các thế kỉ X – XV, quân đội được tuyển theo

A. Chế độ “ngụ binh ư nông”

B. Chế độ nghĩa vụ quân sự

C. Chế độ lao dịch

D. Chế độ trưng binh

Câu 15. Người có công dẹp “loạn 12 sứ quân”, thống nhất đất nước là

A. Đinh Bộ Lĩnh

B. Đinh Công Trứ

C. Đinh Điền

D. Ngô Xương Ngập

Câu 16. Năm 939, ông xưng Vương, xây dựng chính quyền mới và đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội). Ông là ai

A. Ngô Quyền

B. Đinh Tiên Hoàng

C. Lê Hoàn

D. Lý Công Uẩn

Câu 17. Năm 968, ông lên ngôi Hoàng đế, lập ra triều Đinh. Ông là

A. Ngô Quyền

B. Đinh Bộ Lĩnh

C. Đinh Liễn

D. Lê Hoàn

Câu 18. Người hạ Chiếu dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (1010) là

A. Ngô Quyền

B. Đinh Tiên Hoàng

C. Lê Hoàn

D. Lý Công Uẩn



Đáp án

3.png
 
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 10!
Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài

  1. Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
  2. bài 2: Xã hội nguyên thủy
  3. bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông
  4. bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma
  5. bài 5: Trung Quốc thời phong kiến
  6. bài 6: Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ
  7. bài 7 Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
  8. bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á
  9. bài 9 Vương Quốc Campuchia và Vương Quốc Lào
  10. bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)
  11. bài 11: Tây Âu thời kì trung đại
  12. Bài 12: Ôn tập lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ và trung đại
  13. bài 13: Việt Nam thời kì nguyên thủy
  14. bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
  15. bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)
  16. bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) (tiếp theo)
  17. bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)
  18. bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV
  19. Lịch sử 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV
  20. bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV
  21. bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII
  22. bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII
  23. bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII
  24. Lịch sử 10 bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII
  25. bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
  26. bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân
  27. bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến
  28. bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
  29. bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
  30. bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
  31. bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu
  32. bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX
  33. bài 34: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
  34. bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa
  35. bài 36 Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân
  36. bài 37: Mác -Ăng ghen và sự ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học
  37. bài 38 Quốc tế nhất và công xã Pari 1781
  38. bài 39: Quốc tế thứ hai
  39. bài 40: Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top