Chia Sẻ phong trào tây sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước bảo vệ tổ quốc cuối thế kỷ XVIII -Sử 10 - vnkienthuc.com

Trang Dimple

New member
Xu
38
Qua bài 22 chúng ta thấy vào cuối thế kỷ XVIII chế độ phong kiến Đàng Ngoài, Đàng Trong đều bước vào giai đoạn khủng hoảng suy tàn. Một phong trào nông dân bùng lên rầm rộ, mở đầu từ ấp Tây Sơn (Bình Định) và trong quá trình đấu tranh kiên cường của mình đã làm nên 2 sự nghiệp lớn: Thống nhất đất nước và đánh bại giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.

BÀI 23:PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC BẢO VỆ TỔ QUỐC CUỐI THẾ KỶ XVIII


I. PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (CUỐI THẾ KỶ XVIII)


- Giữa thế kỷ XVIII chế độ phong kiến ở cả Đàng Ngoài, khủng hoảng sâu sắc, nên phong trào nông dân bùng nổ và bị đàn áp .


- 1744 Đàng Trong chúa Nguyễn xưng vương, bắt tay xây dựng chính quyền Trung ương, nước ta bị chia làm 2 nước. Chính quyền Đàng Trong khủng hoảng suy yếu, đời sống nhân dân cực khổ. Phong trào nông dân bùng nổ ở Đàng Trong.


- 1771 khởi nghĩa nông dân bùng lên ở Tây Sơn (Bình Định) do Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo .Từ một cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thành phong trào lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong.


- 1886 - 1788 nghĩa quân tiến ra Bắc lật đổ tập đoàn Lê - Trịnh, thống nhất đất nước.


luoc_do_tay_son_khoi_nghia_chong_cac_the_luc_phong_kien_va_chong_quan_xam_luoc_nuoc_ngoai1.__500.jpg



Lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm lược nước ngoài.

luoc_do_khoi_nghia_nong_dan_tay_son_400.jpg



Lược đồ căn cứ địa của nghĩa quân Tây Sơn


II. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN Ở CUỐI THẾ KỶ XVIII


1. Kháng chiến chống quân Xiêm 1785.


- Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm , Vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân thủy bộ tiến sang nước ta.


-Cuối năm 1784 chiếm gần nửa đất Nam Bộ, ra sức cướp phá chuẩn bị tấn công quân Tây Sơn.


- Năm 1785 Nguyễn Huệ đã tổ chức trận đánh phục kích Rạch Gầm - Xoài Mút (trên sông Tiền - Tiền Giang) đánh tan quân Xiêm, Nguyễn Ánh phải chạy sang Xiêm.


Đây là một thắng lợi lớn tiêu diệt gần 4 vạn quân Xiêm, thể hiện tài tổ chức, cầm quân của Nguyễn Huệ , đập tan mưu đồ xâm lược của quân Xiêm, nêu cao ý thức dân tộc của phong trào Tây Sơn.


luoc_do_tran_rach_gam_-_xoai_mut__400.jpg



Lược đồ chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút


2. Kháng chiến chống quân Thanh (1789).


Sau khi đánh thắng quân Xiêm, 1786 Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc tiêu diệt họ Trịnh. Họ Trịnh đổ, ông tôn phò vua Lê và kết duyên với Công chúa Lê Ngọc Hân (con gái Lê Hiển Tông). Sau đó ông về Nam (Phú Xuân).


- Ở ngoài Bắc, Nguyễn Hữu Chỉnh giúp vua Lê Chiêu Thống phản bội Tây Sơn. Sau khi bị quân Tây Sơn đánh vua Lê Chiêu Thống đã cầu cứu quân Thanh. Vua Thanh đã cho 29 vạn quân sang nước ta.


ngoc_hoi_dong_da_picture2_500.jpg



Lược đồ diễn biến trận đánh Ngọc Hồi – Đống Đa (Tết Kỷ Dậu -1789)


- Vua Lê Chiêu Thống cầu viện quân Thanh kéo sang nước ta.


- Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (25 - 11 - 1788.), lấy niên hiệu là Quang Trung chỉ huy quân tiến ra Bắc.


- Trên đường đi đã dừng lại ở Nghệ An, Thanh Hoá để tuyển thêm quân .


- Đêm 30 Tết (25-1-1789) quân ta tiến công với khí thế từ lời Hiểu dụ của Vua Quang Trung .


Đánh cho để dài tóc


Đánh cho để đen răng


Đánh cho nó chích luân bất phản


Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn


Đánh cho sử tri nam quốc anh hùng chi hữu chủ.


(Thể hiện tinh thần dân tộc cao cả, ý thức quyết tâm bảo vệ độc lập).


Bài hiểu dụ đã cổ vũ, tạo khí thể quyết tâm chiến đấu của nghĩa quân Tây Sơn

-Sau 5 ngày tiến quân thần tốc , mùng 5 Tết 1789 nghĩa quân Tây Sơn chiến thắng vang dội ở Ngọc Hồi - Đống Đa tiến vào Thăng Long đánh bại hoàn toàn quân xâm lược.


- Phong trào nông dân Tây Sơn đã bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc.

*Công lao của phong trào nông dân Tây Sơn và Nguyễn Huệ:


-Tiêu diệt các tập đoàn phong kiến phản động và trong cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống quân Thanh.


-Thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc.


dai_pha_quan_thanh_1789_500.jpg



III. VƯƠNG TRIỀU TÂY SƠN.


-Năm 1778 Nguyễn Nhạc xưng Hoàng đế (hiệu Thái Đức) , Vương triều Tây Sơn thành lập.


- Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế thống trị vùng đất từ Thuận Hóa trở ra Bắc.


- Thành lập chính quyền các cấp, kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất.


- Lập lại sổ hộ khẩu, tổ chức lại giáo dục, thi cử, tổ chức quân đội (dịch chữ Hán, chữ Nôm để làm tài liệu dạy học).


- Đối ngoại hòa hảo với nhà Thanh, quan hệ với Lào và Chân Lạp rất tốt đẹp.


- Năm 1792 Quang Trung qua đời.


- Năm 1802 Nguyễn Ánh tấn công, các vương triều Tây Sơn lần lượt sụp đổ.


 
Sửa lần cuối:
Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII
(trang 117 sgk Lịch Sử 10): Em biết gì thêm về trận Rạch Gầm – Xoài Mút?
Trả lời:

  • Nguyễn Huệ chỉ huy quân bố trí chặn đánh quân xâm lược Xiêm, Nguyễn Huệ chọn khúc sông Rạch Gầm – Xoài Mút làm nơi quyết chiến với kẻ thù, khúc sông này dài khoảng 7 km, rộng khoảng 1 km, hai bên bờ là cây cối um tùm, ở giữa có cù lao Thới Sơn rất phù hợi cho đặt mai phục.
  • Khi quân Xiêm tiến đến gần cửa sông, Nguyễn Huệ cho quân ra đánh, giả vờ thua trận, nhử địch vào trận địa mai phục, địch ỷ quân đông, chủ quan, nên đuổi theo, khi địch lọt vào trận địa mai phục của ta thì quân ta từ 2 bên bờ và cù lao Thới Sơn lao vào đội hình của địch, các thuyền của địch hầu hết đều bị tan vỡ, khoảng 4 vạn quân chết tại trận, số còn lại bỏ vượt qua Chân Lạp chạy về nước. Từ đó quân Xiêm chỉ cần nghe thấy tiếng là “sợ quân Tây Sơn như sợ cọp”.
(trang 119 sgk Lịch Sử 10): Phân tích ý nghĩa đoạn trích trong bài hiểu dụ nói trên của vua Quang Trung?
Trả lời:

  • Nêu mục đích ra Bắc của nghĩa quân Tây Sơn.
  • Tạo khí thế, quyết tâm chiến đấu của nghĩa quân Tây Sơn
  • Thể hiện truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc Việt Nam.
(trang 119 sgk Lịch Sử 10): Hãy cho biết đặc điểm của cuộc kháng chiến chống quân Thanh?
Trả lời:
Vua Lê Chiêu Thống phản bội quyền lợi dân tộc, cầu cứu quân Thanh, Quang Trung lên ngôi Hoàng đế tiến quân ra Bắc chống quân xâm lược bảo vệ độc lập dân tộc.
Quân Tây Sơn tiến quân thần tốc vừa đi vừa tuyển quân chiến đấu quyết liệt và giành thắng lợi vang dội ở Ngọc Hồi – Đống Đa, đánh bại hoàn toàn quân xâm lược.
(trang 120 sgk Lịch Sử 10): Vương triều Quang Trung đã làm được những gì? Đánh giá những việc làm đó?
Trả lời:

  • Xây dựng vương triều theo chế độ quân chủ chuyên chế, thống trị trên vùng đất từ Thuận Hóa ra Bắc.
  • Thành lập chính quyền các cấp, kêu gọi nhân dân sản xuất
  • Lập sổ hộ khẩu, tổ chức lại giáo dục, thi cử, tổ chức quân đội quy củ.
Đánh giá: Bước đầu ổn định đất nước sau nhiều thế kỉ chia cắt.
Câu 1 (trang 120 sgk Sử 10): Đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước?
Lời giải:
Phong trào Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm.

  • Từ năm 1773 đến năm 1777, quân Tây Sơn đánh chiếm Phủ Quy Nhơn, đánh chiếm Phú Xuân và Gia Định. Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ.
  • Từ năm 1784 đến năm 1785, quân Tây Sơn đánh bại quân xâm lược Xiêm với chiến thắng tiêu biểu ở Rạch Gầm – Xoài Mút.
Phong trào Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh
  • Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ cho quân đánh vào Thăng Long. Chúa Trịnh bị dân bắt nộp cho quân Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh bị sụp đổ.
  • Cùng với việc tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, việc quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài đã tạo những điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nước.
Phong trào Tây Sơn đánh tan quân xâm lược nhà Thanh hoàn toàn giải phóng đất nước.
Công lao của quân Tây Sơn vừa thống nhất đất nước vừa gắn với giành độc lập dân tộc.
Câu 2 (trang 120 sgk Sử 10): Hãy trình bày đặc điểm và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Thanh?
Lời giải:
Đặc điểm

  • Vua Lê Chiêu Thống phản bội quyền lợi dân tộc, cầu cứu quân Thanh, Quang Trung lên ngôi Hoàng đế tiến quân ra Bắc chống quân xâm lược bảo vệ độc lập dân tộc.
  • Quân Tây Sơn tiến quân thần tốc vừa đi vừa tuyển quân chiến đấu quyết liệt và giành thắng lợi vang dội ở Ngọc Hồi – Đống Đa, đánh bại hoàn toàn quân xâm lược.
Nguyên nhân thắng lợi
  • Có sự chỉ huy tài tình của Quang Trung
  • Được nhân dân và quân sĩ ủng hộ.
Câu 3 (trang 120 sgk Sử 10): Em biết gì về Nguyễn Huệ - Quang Trung và đánh giá vai trò của ông trong hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh?
Lời giải:
Nguyễn Huệ - Quang Trung (1753 – 1788)

  • Nguyễn Huệ tên thật là Hồ Thơm. Ông là trụ cột của nghĩa quân Tây Sơn, có công lao to lớn trong sự nghiệp thống nhất đất nước giải phóng dân tộc.
  • Năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh, ông lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu Quang Trung.
Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ
  • Có công to lớn trong việc đánh bại các thế lực phong kiến Đàng Trong, Đàng Ngoài để thống nhất đất nước, vừa có công trong việc đánh bại quân xâm lược Xiêm, Thanh để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Quang Trung được coi là anh hùng áo vải của dân tộc.
 
Bài tập 1 trang 106 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
1. Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn?
A. Chế độ phong kiến Đàng Ngoài cũng như Đàng Trong khủng hoảng sâu sắc.
B. Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.
C. Phong trào nông dân bị đàn áp.
D. Đất nước được thống nhất nhưng chính quyền mới lại suy thoái.
Trả lời: D
2. Phong trào Tây Sơn bùng nổ vào
A. năm 1771. C. năm 1789.
B. năm 1775. D. năm 1791.
Trả lời: A
3. Phong trào Tây Sơn mang tính chất
A. kháng chiến chống ngoại xâm. C. chiến tranh giải phóng dân tộc.
B. khởi nghĩa nông dân. D. nội chiến.
Trả lời: B
4. Trận thắng quyết định cuộc kháng chiến chống quân Xiêm giành thắng lợi là
A. Bạch Đằng. C. Rạch Gầm - Xoài Mút.
B. Chi Lăng - Xương Giang. D. Ngọc Hổi - Đống Đa.
Trả lời: C
5. Cuộc kháng chiến chống quân Thanh thắng lợi vào
A. năm 1771. C. năm 1789.
B. năm 1785. D. năm 1791.
Trả lời: C
6. Người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Thanh thắng lợi là
A. Nguyễn Nhạc.
B. Nguyễn Lữ.
C. Nguyễn Huệ
D. ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.
Trả lời: C
7. Trận đánh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quần Thanh là ở
A. sông Như Nguyệt. C. Ngọc Hồi - Đống Đa.
B. Chi Lăng - Xương Giang. D. sông Bạch Đằng.
Trả lời: C
Bài tập 3 trang 108 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Hãy đánh giá đóng góp của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước?
Trả lời:

  • Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong:
    • Năm 1771, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra, năm 1773 đánh chiếm Quy Nhơn.
    • Năm 1777, quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền của chúa Nguyễn.
  • Lật đổ chính quyền Trịnh - Lê:
    • Năm 1786, Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc lật đổ chính quyền chúa Trịnh.
    • Năm 1788, Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc lật đổ chính quyền vua Lê.
  • Như vây chỉ sau 17 năm (1771 - 1788), phong trào Tây Sơn đã lần lượt tiêu diệt 3 tập đoàn phong kiến Nguyễn - Trịnh - Lê, xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài hơn 2 thế kỉ. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.
Bài tập 4 trang 108 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Hãy rút ra đặc điểm và phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789).

  • Đặc điểm: ………………………………………………………………………..
  • Phân tích nguyên nhân thắng lợi:………………………………………………..
Trả lời:
  • Đặc điểm:
    • Diễn ra ngay sau khi Quang Trung - Nguyễn Huệ lên ngôi, nổ ra trong thời gian ngắn chưa đầy 10 ngày, được xem là chiến công đỉnh cao của thiên tài quân sự Nguyễn Huệ, với một lực lượng yếu hơn địch nhiều lần (hơn 10 vạn mà chọi với 29 vạn), và là cuộc hành quân thần tốc, là cuộc chiến tranh của toàn dân chống giặc, trong đó nổi bật vai trò của người nông dân với vị lãnh tụ áo vải của họ. Cuộc kháng chiến này cũng chấm dứt thời kì xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc.
  • Phân tích nguyên nhân thắng lợi:.
    • Uy tín và tài thao lược của Quang Trung; tinh thần yêu nước, chiến đấu dũng cảm của nghĩa quân, của nhân dân được phát huy cao độ, sự đồng tình ủng hộ của quân dân và sĩ phu Bắc Hà.
Bài tập 5 trang 108 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Bộ máy nhà nước dưới thời vua Quang Trung được tổ chức như thế nào?
Trả lời:
Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Quang Trung. Hoàng đế Quang Trung tổ chức bộ máy nhà nước theo mẫu hình của các triều đại trước (Quân chủ chuyên chế) Đứng đầu triều đình là Hoàng đế. Công chúa Ngọc Hân (con vua Lê Hiển Tông) được phong là Bắc Cung Hoàng Hậu. Nguyễn Quang Toản được lập làm Thái tử. Hoàng đế thâu tóm trong tay tất cả các quyền lực nhà nước. Trong triều có hai ban văn, võ với các chức quan như tam công, tam thiếu, đại chủng tề, đại tư đồ, đại tư mã, đại tư không, đại tổng quản, đại đồng lý, đại đo đốc, thái lý,… Dưới các trọng thần văn võ là 6 bộ do các thượng thư đứng đầu, viện hàn lâm, viện ngự sử, viện thái y, viện sàng chính,…
Ở địa phương, đơn vị hành chính như thời Lê, song có tổ chức lại chặt chẽ hơn. Từ Quảng Nam trở ra Bắc được chia làm nhiều trấn. Đứng đầu mỗi trấn là một Trấn thủ do một võ quan nắm giữ, phụ giúp là Hiệp trấn do quan văn phụ trách, tham trấn giúp Trấn thủ quản lý hành chính, tư pháp,…
Các đơn vị hành chính địa phương dưới trấn là phủ, huyên, tổng, xã. ở cấp phủ, huyện có cặp đội quan văn võ, đứng đầu là võ phân xuất và văn phân tri quản lý. Riêng cấp huyện có thêm chức tả, hữu quản lý giúp việc. Ở tổng có tổng trưởng, ở xã có xã trưởng phụ trách quản lý hành chính.
Quang Trung thực hiện chế độ phân phong các con trấn trị các khu vực quan trọng như Quan Thuỳ phụ trách Bắc thành tiết chế, Quan Bàn đốc trấn Thanh Hoá.
Hàng ngũ quan lại bao gồm thân thuộc của nhà vua, các võ tướng Tây Sơn và các cựu thần nhà Lê tự nguyện hợp tác với Tây Sơn. Quang Trung rất trân trọng các nho sỹ này và giao cho các chức vụ quan trọng. Các quan chức đều được hưởng bổng lộc theo chế độ hưởng tô thuế, một vài xã, một số quan chức cao cấp có công thì được cấp thêm ruộng đất tuy không nhiều.
Bài tập 6 trang 109 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Vương triều Quang Trung đã làm gì để phục hồi và phát triển kinh tế? Trong lĩnh vực văn hoá - giáo dục, Nhà nước đã thực hiện những chính sách và biện pháp như thế nào?

  • Về kinh tế: ………………………………………………..
  • Về văn hoá - giáo dục :………………………………………………..
Trả lời:
  • Về kinh tế:
    • Ban chiếu kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất, lập lại sổ hộ => những người phiêu tán phải về quê làm ăn, giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang.
    • Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế, nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
    • Mở cửa ải, thông thương chợ búa. -> Hàng hoá không ngưng đọng, lợi cho tiêu dùng của dân.
  • Về văn hoá - giáo dục:
    • Tổ chức lại giáo dục, thi cử
    • Ban bố "Chiếu lập học", các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học; dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
Bài tập 7 trang 109 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Nguyễn Huệ (Quang Trung) có vai trò như thế nào trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm và Thanh?
Trả lời:

  • Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
  • Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm.
  • Trong 17 năm hoạt động sôi nổi, liên tục, khởi nghĩa Tây Sơn đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ, lập nên những công lao hiển hách:
    • Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn - Trịnh - Lê.
    • Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.
    • Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
  • Trong đó, không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước của nhân dân, ý chí quyết chiến quyết thắng của quân sĩ. Trong cuộc đấu tranh chống các tập đoàn Nguyễn - Trịnh - Lê, các thủ lĩnh Tây Sơn đã có những hoạt động phù hợp với mong muốn của dân nghèo, có những đường lối chiến lược, chiến thuật đấu tranh đúng đắn tập hợp được các tầng lớp xã hội. Trong cuộc kháng chiến chống Xiêm, chống Thanh, Quang Trung đã phát huy lòng dũng cảm của quân lính, nắm vững thời cơ, lợi dụng được nhược điểm của giặc. Từ đó, ông đã chủ động mở những trận quyết chiến nhanh chóng, bất ngờ khiến cho quân địch không kịp đối phó.
  • Quang Trung là lãnh tụ nông dân kiệt xuất, là nhà quân sự, chính trị thiên tài. Là anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta trong thế kỉ XVI, góp phần, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước sau hơn 200 năm chia cắt.
 
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 10!
Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài

  1. Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
  2. bài 2: Xã hội nguyên thủy
  3. bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông
  4. bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma
  5. bài 5: Trung Quốc thời phong kiến
  6. bài 6: Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ
  7. bài 7 Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
  8. bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á
  9. bài 9 Vương Quốc Campuchia và Vương Quốc Lào
  10. bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)
  11. bài 11: Tây Âu thời kì trung đại
  12. Bài 12: Ôn tập lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ và trung đại
  13. bài 13: Việt Nam thời kì nguyên thủy
  14. bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
  15. bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)
  16. bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) (tiếp theo)
  17. bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)
  18. bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV
  19. Lịch sử 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV
  20. bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV
  21. bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII
  22. bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII
  23. bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII
  24. Lịch sử 10 bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII
  25. bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
  26. bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân
  27. bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến
  28. bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
  29. bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
  30. bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
  31. bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu
  32. bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX
  33. bài 34: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
  34. bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa
  35. bài 36 Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân
  36. bài 37: Mác -Ăng ghen và sự ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học
  37. bài 38 Quốc tế nhất và công xã Pari 1781
  38. bài 39: Quốc tế thứ hai
  39. bài 40: Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top