• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Chia Sẻ những yếu tố nào thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng? Biểu hiện của sự phát triển đó là gì?

Trang Dimple

New member
Xu
38
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Mĩ trở thành nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới, là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại và đạt được nhiều thành tựu lớn. Vậy những yếu tố nào thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng? Biểu hiện của sự phát triển đó là gì? Các giới cầm quyền Mĩ đã thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại như thế nào? Đó chính là những vấn đề chính mà bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.


Lịch sử 12 Bài 6 - NƯỚC MỸ


I. NƯỚC MỸ TỪ NĂM 1945 ĐẾN 1973:


1. Kinh tế:


- Sau CTTG II, kinh tế Mỹ phát triển mạnh: công nghiệp chiếm 56,5% tổng sản lượng công nghiệp thế giới; nông nghiệp bằng hai lần 5 nước Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Nhật cộng lại; nắm 50% số lượng tàu bè đi lại trên biển, ¾ dự trữ vàng thế giới, chiếm 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới…


- Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mỹ là trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới.


* Nguyên nhân:


- Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào, trình độ kỹ thuật cao, năng động, sáng tạo.


- Lợi dụng chiến tranh để làm giàu từ bán vũ khí.


- Áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng KHKT để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất…


- Trình độ tập trung tư bản và sản xuất cao, cạnh tranh có hiệu quả ở trong và ngoài nước.


- Các chính sách và hoạt động điều tiết của nhà nước có hiệu quả.


2. Khoa học- kỹ thuật:


- Mỹ là nước khởi đầu và đạt nhiều thành tựu cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật hiện đại: đi đầu trong lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự động); vật liệu mới (polyme, vật liệu tổng hợp); năng lượng mới (nguyên tử, nhiệt hạch); sản xuất vũ khí, chinh phục vũ trụ, “cách mạng xanh” trong nông nghiệp…


- Thúc đẩy kinh tế Mỹ phát triển , ảnh hưởng lớn đến thế giới .


apolo_11_500.jpg



Apolo 11


3. Về chính trị – xã hội:


- Cải thiện tình hình xã hội , khắc phục những khó khăn trong nước


- Duy trì và bảo vệ chế độ tư bản.


- Ngăn chặn , đán áp phong trào đấu tranh của công nhân và lực lượng tiến bộ


- Chính trị – xã hội không ổn định,mâu thuẫn giai cấp, xã hội và sắc tộc…


- Đấu tranh giai cấp, xã hội ở Mỹ diễn ra mạnh mẽ: Đảng Cộng sản Mỹ đã có nhiều hoạt động đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.


4. Về đối ngoại:


- Dựa vào sức mạnh quân sự, kinh tế để triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.


* Mục tiêu của :Chiến lược toàn cầu”:


+ Ngăn chặn, và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn CNXH.


+ Đàn áp phong trào GPDT, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới.


+ Khống chế, chi phối các nước đồng minh.


- Khởi xướng cuộc “chiến tranh lạnh”, gây ra hàng loạt cuộc chiến tranh xâm lược, bạo loạn, lật đổ ... trên thế giới (Việt Nam, Cu Ba, Trung Đông…).


- Tháng 2-1972 TT Ních –xơn thăm Trung Quôc, năm 1979 thiết lập quan hệ Mỹ - Trung Quốc; tháng 5-1972 thăm Liên Xô .


- Thưc hiện chiến lược hòa hoãn để chống lại phong trào cách mạng của các dân tộc .


II. NƯỚC MỸ TỪ NĂM 1973 - 1991.


- 1973 – 1982: khủng hoảng và suy thoái kéo dài (năng suất lao động giảm còn 0.43% năm )


- Từ 1983, kinh tế Mỹ phục hồi và phát triển. Tuy vẫn đứng đầu thế giới về kinh tế – tài chính nhưng tỷ trọng kinh tế Mỹ trong nền kinh tế thế giới giảm sút .


- Mỹ ký Hiệp định Pa ri 1973, rút quân khỏi Việt Nam .Tiếp tục triển khai “chiến lược toàn cầu” và theo đuổi chiến tranh lạnh.


- Học thuyết Ri- gân (Reagan) chủ trương tăng cường chạy đua vũ trang.


- Sự đối đầu Xô – Mỹ làm suy giảm vị trí kimh tế và chính trị của Mỹ tạo điều kiện cho Tây Âu và Nhật vươn lên.


- Giữa thập niên 80, xu thế đối thoại và hòa hoãn ngày càng chiếm ưu thế trên thế giới.


- Tháng 12/1989, Mỹ – Xô chính thức tuyên bố kết thúc “chiến tranh lạnh” mở ra thời kỳ mới trên trường quốc tế


III. NƯỚC MỸ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000.


1. Kinh tế, khoa học –kỹ thuật và văn hóa.


- Thập niên 90 , kinh tế suy thoái ngắn nhưng vẫn đứng đầu thế giới .


- Tổng thống Clinton(1993-2001) cầm quyền, kinh tế Mỹ phục hồi và phát triển trở lại. Kinh tế Mỹ vẫn đứng đầu thế giới: GNP là 9765 tỷ USD, GNP đầu người là 34.600USD, chiếm 25% giá trị tổng sản phẩm thế giới, chi phối nhiều tổ chức kinh tế – tài chính quốc tế như WTO, INF, G7, WB…


- KH-KT: phát triển mạnh, nắm 1/3 lượng bản quyền phát minh sáng chế của toàn thế giới


2. Chính trị và đối ngoại .


- Thập niên 90, chính quyền B.Clinton thực hiện chiến lược “Cam kết và mở rộng”:



+ Bảo đảm an ninh của Mỹ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.


+ Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mỹ.


+ Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.


- Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc , trật tự hai cực I-an-ta (Yalta) sụp đổ, Mỹ có tham vọng chi phối và lãnh đạo toàn thế giới nhưng chưa thể thực hiện được.


- Với sức mạnh kinh tế , khoa học – kỹ thuật Mỹ thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”, nhưng thế giới không chấp nhận “


- Vụ khủng bố ngày 11-09 -2001 cho thấy bản thân nước Mỹ cũng rất dễ bị tổn thương và chủ nghĩa khủng bố làm cho Mỹ thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại ở thế kỷ XXI.


 
Sửa lần cuối:

Hanamizuki

New member
Xu
0
Giải bài tập SGK Lịch sử 12 bài 6: Nước Mĩ
Câu 1: Hãy phân tích những nhân tố chủ yếu thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng giai đoạn 1945 – 1973?

Những nhân tố chủ yếu thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng giai đoạn 1945 – 1973:

  • Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, khí hậu khá thuận lợi.
  • Có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao, năng động, sáng tạo.
  • Lợi dụng chiến tranh để buôn bán vũ khí, thu lợi nhuận để làm giàu.
  • Là khởi đầu cuộc CM KH-KT hiện đại của thế giới.
  • Các tổ hợp công nghiệp-quân sự, các công ti tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và có hiệu quả ở cả trong và ngoài nước;
  • Các chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước đóng vai trò quan trọng thúc đấy kinh tế Mĩ phát triển.
Câu 2: Hãy nêu những nét chính trong quan hệ đối ngoại của Mĩ giai đoạn 1973 – 1991?

Quan hệ đối ngoại của Mĩ giai đoạn 1973 – 1991 có những nét chính:

  • Sau khi thất bại ở Việt Nam (1975), Mĩ vẫn tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu và theo đuổi “ chiến tranh lạnh”. tăng cường chạy đua vũ trang, can thiệp vào các công việc quốc tế ở hầu hết địa bàn chiến lược và điểm nóng trên thế giới.
  • Tháng 12 năm 1989, Mĩ và Liên Xô đã chính thức tuyên bố “chiến tranh lạnh”.
Câu 3: Nêu mục tiêu cơ bản của chiến lược “Cam kết và mở rộng” dưới thời tổng thổng B. Clintơn?

Có 3 mục tiêu cơ bản của chiến lược Cam kết và mở rộng” dưới thời tổng thổng B. Clintơn:

  • Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
  • Đàn áp phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới.
  • Không chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.
Câu 4: Qua bài học và sách báo, hãy nêu những thành tựu khoa học công nghệ tiêu biểu của nước Mĩ mà em biết?

Những thành tựu khoa học công nghệ tiêu biểu của nước Mĩ mà em biết:

Bóng đèn điện: Phát minh ấn tượng này ra đời trong một phòng thí nghiệm nhỏ của Thomas Edison nằm trên một con phố ở New Jersey - Mỹ vào năm 1879. Có thể nói, đèn điện là một trong những phát minh quan trọng và ấn tượng nhất đối với cả nhân loại. Chính phát minh này của Edison đã mang lại ánh sáng và sự văn minh cho cả thế giới loài người, đồng thời đã khai sinh cho ngành công nghiệp điện của thế giới. Sau hơn một thế kỷ sử dụng đèn điện do Edison phát minh ra, vì lý do tiết kiệm năng lượng người ta mới dần chuyển sang dùng bóng đèn huỳnh quang. Song, không ai có thể phủ nhận: bóng đèn điện là một trong những phát minh tuyệt vời nhất trong lịch sử nhân loại.

Chất bán dẫn: Việc phát minh ra điện có lẽ sẽ mất đi phần nào ý nghĩa của nó đối với cuộc sống nếu như không có chất bán dẫn - công trình của nhóm 3 nhà khoa học Mỹ. Loại vật liệu này ngay từ khi ra đời đã được dùng để chế tạo các thiết bị bên trong các loại máy móc như ti vi, máy tính... và mang lại hiệu quả ứng dụng tuyệt vời. Với công trình chất bán dẫn, nhóm nhà khoa học nói trên đã giành được giải Nobel vào năm 1956 cho phát minh ấn tượng và quan trọng của mình.

Vệ tinh thông tin: Là phát minh đã góp phần quan trọng vào sự bùng nổ của công nghệ thông tin toàn cầu. Trên thực tế, công trình vệ tinh thông tin đầu tiên được phát triển bởi quân đội Mỹ và vệ tinh thông tin này đã được đưa lên quỹ đạo trái đất từ năm 1958. Ngay sau khi được đưa lên quỹ đạo, vệ tinh thông tin đã gửi về trái đất thông điệp của Tổng thống Mỹ Eisenhover với nội dung: "Nhờ có sự kỳ diệu của thành tựu khoa học, giọng nói của tôi đang đến được với các bạn từ một vệ tinh bay trong vũ trụ". Không lâu sau đó, cùng với các chuyến thám hiểm vũ trụ thành công của con tàu Apollo, vệ tinh ngày càng chứng minh được tính ứng dụng và tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển của nhân loại. Chính nhờ vào phát minh này, mà công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ và trở thành lĩnh vực mang lại lợi nhuận khổng lồ như ngày nay.

Internet: Là phát minh bắt nguồn từ một công trình nghiên cứu của quân đội Mỹ. Internet xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới tại một trung tâm nghiên cứu của quân đội Mỹ vào năm 1960. Ban đầu, các trung tâm nghiên cứu nước này phát triển một loại mạng kết nối các máy tính của 4 trường đại học là Stanford, UC Santa Barbara và Trường đại học Utah. Mạng có tên gọi là ARPAnet và được giới khoa học sử dụng với mục đích chính là để gửi các thư điện tử. Và chính thức được nghiên cứu mở rộng ứng dụng vào năm 1971.

Công nghệ laser: Là một trong những công nghệ mang lại nhiều ứng dụng và mang lại giá trị lên tới hàng tỉ đô la trong lĩnh vực thương mại. Phát minh ra laser là một trong những phát minh quan trọng nhất của giới khoa học Mỹ trong thế kỷ 20. Mặc dù từ năm 1917, Albert Einstein đã từng miêu tả tới một loại tia có tính năng như tia laser ngày nay. Song, phải tới tận năm 1960, các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Hughes - California - Mỹ mới lần đầu tiên tìm ra nó. Ngày nay, tia laser được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực và mang lại hiệu quả tuyệt vời, đặc biệt là trong lĩnh vực y học. Trong các bệnh viện, laser được sử dụng để tiến hành các ca phẫu thuật phức tạp.

Đưa người lên mặt trăng: Người Mỹ luôn tự hào rằng Mỹ là quốc gia đầu tiên đưa được người lên mặt trăng. Cùng với thành công của Liên Xô khi đưa được người bay vào vũ trụ, Mỹ và Liên Xô đã đạt được những thành tựu đầu tiên có tính đột phá trong lịch sử ngành hàng không vũ trụ thế giới.

Bom nguyên tử: Được xem là một trong những phát minh đã gây ra nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử. Song, sự xuất hiện của nguyên tử đã mở đầu cho sự phát triển của ngành công nghiệp năng lượng hạt nhân của cả nhân loại.

Câu 5: Nêu những nét chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến năm 2000?

Chính sách đối ngoại của Mĩ giai đoạn 1945 – 1973

  • Dựa vào sức mạnh quân sự, kinh tế để triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới. Mục tiêu của Chiến lược toàn cầu”:
  • Ngăn chặn, và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn CNXH.
  • Đàn áp phong trào GPDT, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới.
  • Khống chế, chi phối các nước đồng minh.
  • Khởi xướng cuộc “chiến tranh lạnh”, gây ra hàng loạt cuộc chiến tranh xâm lược, bạo loạn, lật đổ ... trên thế giới (Việt Nam, Cu Ba, Trung Đông…).
  • Tháng 2-1972 TT Ních xơn thăm Trung Quôc, năm 1979 thiết lập quan hệ Mỹ - Trung Quốc; tháng 5/1972 thăm Liên Xô.
  • Thưc hiện chiến lược hòa hoãn để chống lại phong trào cách mạng của các dân tộc.
Chính sách đối ngoại của Mĩ giai đoạn 1973 – 1991

  • Sau khi thất bại ở Việt Nam (1975), Mĩ vẫn tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu và theo đuổi “chiến tranh lạnh”. tăng cường chạy đua vũ trang, can thiệp vào các công việc quốc tế ở hầu hết địa bàn chiến lược và điểm nóng trên thế giới.
  • Tháng 12 năm 1989, Mĩ và Liên Xô đã chính thức tuyên bố “chiến tranh lạnh”.
Chính sách đối ngoại của Mĩ giai đoạn 1991 – 2000

  • Thập niên 90, chính quyền B.Clinton thực hiện chiến lược “Cam kết và mở rộng”:
  • Bảo đảm an ninh của Mỹ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.
  • Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mỹ.
  • Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
  • Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực I-an-ta (Yalta) sụp đổ, Mỹ có tham vọng chi phối và lãnh đạo toàn thế giới nhưng chưa thể thực hiện được.
  • Với sức mạnh kinh tế, khoa học - kỹ thuật Mỹ thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”, nhưng thế giới không chấp nhận
  • Vụ khủng bố ngày 11/09/2001 cho thấy bản thân nước Mỹ cũng rất dễ bị tổn thương và chủ nghĩa khủng bố làm cho Mỹ thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại ở thế kỷ XXI.
 

Hanamizuki

New member
Xu
0
Bài tập 1 trang 22, 23 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý đúng.

1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ thu được nhiều lợi nhuận từ ngành công nghiệp

A. chế tạo vũ khí. C. khai thác khoáng sản.

B. sản xuất máy bay. D. sản xuất rôbốt

2. Tổng thống đế ra chiến lược toàn cầu của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Rudơven. B. Truman. C. Aixenhao. D. Kennơđi.

3. Mục tiêu quan trọng nhất của Mĩ trong chiến lược toàn cầu là

A. ngăn chặn và tiến tới xoá bỏ CNXH trên phạm vi thế giới

B. đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân quốc tế.

C. khống chế, chi phối các nước tư bản đổng minh.

D. xâm lược các nước ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh.

4. Sau khi CNXH ở Liên Xô và Đông Âu tan rã, Mĩ muốn thiết lập một trật tự thế giới mới dựa trên sự chi phối của

A. Mĩ và Nga. C. Mĩ, Anh, Pháp.

B. Mĩ D. Mĩ, Nga, Trung QuốC.

5. Mĩ đã xoá bỏ cấm vận và bình thường hoá quan hệ với Việt Nam dưới thời của Tổng thống

A. Rigân. B. Busơ (cha). C. Clinton. D. Pho.

Trả lời:

1. Chọn đáp án A

2. Chọn đáp án B

3. Chọn đáp án A

4. Chọn đáp án B

5. Chọn đáp án C

Bài tập 2 trang 23 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Hãy điền chữ Đ vào trước câu đúng hoặc chữ S trước câu sai.

1. Trong khoảng thời gian từ năm 1945 đến năm 1949, thế giới tư bản đã hình thành ba trung tâm kinh tế - tài chính là Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu.

2. Kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ hai nhờ vào việc ứng dụng những thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật.

3. Mĩ là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ, mở ra kỉ nguyên chinh phục không gian của loài người.

4. Hiện nay, Mĩ là quốc gia có thu nhập bình quân tính theo đầu người cao nhất trên thế giới.

5. Chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai xuất phát từ tham vọng làm bá chủ thế giới.

6. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đã có 4 đời Tổng thống Mĩ theo đuổi cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

7. Đến nay, Mĩ đã hoàn thành tất cả những mục tiêu của chiến lược toàn cầu được đề ra từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

8. Cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ khởi xướng chống Liên Xô và các nước XHCN đã đem lại cho nuớc Mĩ nhiều ưu thế về kinh tế, quân sự so với Tây Âu và Nhật Bản.

Trả lời:

S: Trong khoảng thời gian từ năm 1945 đến năm 1949, thế giới tư bản đã hình thành ba trung tâm kinh tế - tài chính là Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu.

Đ: Kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ hai nhờ vào việc úng dụng những thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật.

S: Mĩ là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ, mở ra kỉ nguyên chinh phục không gian của loài người.

S: Hiện nay, Mĩ là quốc gia có thu nhập bình quản tính theo đầu người cao nhất trên thế giới.

Đ: Chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai xuất phát từ tham vọng làm bá chủ thế giới.

Đ: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đã có 4 đời Tổng thống Mĩ theo đuổi cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

S: Đến nay, Mĩ đã hoàn thành tất cả những mục tiêu của chiến lược toàn cầu được đề ra từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

S: Cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ khởi xướng chống Liên Xô và các nước XHCN đã đem lại cho nuớc Mĩ nhiều ưu thế về kinh tế, quân sự so với Tây Âu và Nhật Bản.

Bài tập 4 trang 24, 25 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Trình bày nét chính về sự phát triển kinh tế và khoa học - kĩ thuật của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000.

Trả lời:

  • Về kinh tế:
    • Giai đoạn 1945 - 1973:
      • Sau chiến tranh thế giới thứ II, kinh tế Mỹ phát triển mạnh: công nghiệp chiếm 56,5% tổng sản lượng công nghiệp thế giới; nông nghiệp bằng hai lần 5 nước Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Nhật cộng lại; nắm 50% số lượng tàu bè đi lại trên biển, ¾ dự trữ vàng thế giới, chiếm 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới…
      • Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mỹ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
    • Giai đoạn 1973 - 1991:
      • 1973 - 1982: khủng hoảng và suy thoái kéo dài (năng suất lao động giảm còn 0.43% năm)
      • Từ 1983, kinh tế Mỹ phục hồi và phát triển. Tuy vẫn đứng đầu thế giới về kinh tế – tài chính nhưng tỷ trọng kinh tế Mỹ trong nền kinh tế thế giới giảm sút .
      • Mỹ ký Hiệp định Pa ri 1973, rút quân khỏi Việt Nam .Tiếp tục triển khai “chiến lược toàn cầu” và theo đuổi chiến tranh lạnh.
      • Sự đối đầu Xô - Mỹ làm suy giảm vị trí kimh tế và chính trị của Mỹ tạo điều kiện cho Tây Âu và Nhật vươn lên.
    • Giai đoạn 1991 - 2000: 
      • Thập niên 90 , kinh tế suy thoái ngắn nhưng vẫn đứng đầu thế giới .
      • Tổng thống Clinton(1993-2001) cầm quyền, kinh tế Mỹ phục hồi và phát triển trở lại. Kinh tế Mỹ vẫn đứng đầu thế giới: GNP là 9765 tỷ USD, GNP đầu người là 34.600USD, chiếm 25% giá trị tổng sản phẩm thế giới, chi phối nhiều tổ chức kinh tế – tài chính quốc tế như WTO, INF, G7, WB…
  • Về khoa học - kĩ thuật:
    • Mỹ là nước khởi đầu và đạt nhiều thành tựu cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật hiện đại: đi đầu trong lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự động); vật liệu mới (polyme, vật liệu tổng hợp); năng lượng mới (nguyên tử, nhiệt hạch); sản xuất vũ khí, chinh phục vũ trụ, “cách mạng xanh” trong nông nghiệp…
    • Thập niên 90 phát triển mạnh, nắm 1/3 lượng bản quyền phát minh sáng chế của toàn thế giới.
Bài tập 5 trang 25 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Hãy trình bày cơ sở, mục tiêu, biện pháp và kết quả của chiến lược toàn cầu mà Mĩ thực hiện từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

Trả lời:

a) Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, dựa trên ưu thế về kinh tế và quân sự Mĩ đã thực hiện “Chiến lược toàn cầu” như sau:

  • Mục tiêu:
    • Ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.
    • Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân…
    • Khống chế, nô dịch các nước đồng minh của Mĩ.
  • Chính sách cơ bản: Dựa vào sức mạnh Mĩ (thực lực).
  • Triển khai qua nhiều học thuyết cụ thể :
    • Năm 1947: Học thuyết Truman và chiến lược “ngăn chặn” …bị phá sản.
    • Năm 1953: Học thuyết Aixenhao và chiến lược “trả đũa ồ ạt” (đánh trả ngay)… quân phiệt hóa nước Mĩ, tìm cách “lấp chỗ trống” sau khi Pháp thất bại ở Đông Dương năm 1954, Anh thất bại ở Trung Cận Đông năm 1957.
    • Năm 1961: Học thuyết Kennơđi và chiến lược “Phản ứng linh hoạt”…
    • Năm 1969: Học thuyết Níchxơn và chiến lược “Ngăn đe trên thực tế”… phá sản ở Việt Nam.
    • Năm 1981: Học thuyết Rigân và chiến lược “Đối đầu trực tiếp”, chạy đua vũ trang…
    • Năm 1993: Bill Clintơn triển khai chiến lược “Cam kết và mở rộng”: Mềm dẻo nhưng vẫn thiên vị với Ixraen và vẫn duy trì căn cứ quân sự và quân đội ở Nhật Bản, Hàn Quốc…
    • Từ năm 2001 đến 2008: Buss (con) thi hành chính sách cứng rắn…
b) Nhận xét:

  • Thất bại:
    • Thắng lợi của Cách mạng Trung Quốc 1949.
    • Thắng lợi của Cách mạng Cuba 1959.
    • Thắng lợi của Cách mạng Việt Nam 1975.
    • Thắng lợi của Cách mạng Hồi giáo Iran 1979.
    • Vụ khủng bố 11 – 9 – 2001.
  • Thành công:
    • Góp phần quan trọng làm sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
    • Thắng lợi trong chiến tranh vùng Vịnh chống Irắc (1990 – 1991).
 

Hanamizuki

New member
Xu
0
Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 6 - Nước Mĩ
NHẬN BIẾT

Câu 1. Lĩnh vực mà Mĩ đầu tư nhiều nhất để đưa đất nước phát triển là lĩnh vực nào?

A. Giáo dục và nghiên cứu khoa học

B. Khoa học kỹ thuật

C. Công nghiệp chế tạo các loại vũ khí phục vụ chiến tranh

D. Xuất cảng tư bản đến các nước thuộc địa

Câu 2. Nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của nền kinh tế Mĩ?

A. Sự vươn lên cạnh tranh của Tây Âu và Nhật Bản

B. Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.

C. Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới.

D. Sự giàu nghèo quá chênh lệch trong các tầng lớp xã hội.

Câu 3: Kế hoạch Mác-san (6/1947) còn được gọi là

A. kế hoạch khôi phục châu Âu.

B. kế hoạch phục hưng kinh tế các nước châu Âu

C. kế hoạch phục hưng châu Âu

D. kế hoạch phục hưng kinh tế châu Âu

Câu 4. Điêm nổi bật của kinh tế Mỹ trong thời gian 20 năm sau CTTG II?

A. Mỹ trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới.

B. Kinh tế Mỹ bước đầu phát triển.

C. Bị kinh tế Nhật cạnh tranh quyết liệt.

D. Kinh tế Mỹ suy thoái.

Câu 5. Khái quát khoa học - kĩ thuật của Mỹ sau CTTG II?

A. Mỹ là nơi khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đạt được nhiều thành tựu.

B. Không phát triển.

C. Chỉ có những phát minh nhỏ.

D. Không chú trọng phát minh khoa học kĩ thuật.

Câu 6. Sau chiến tranh thế giới thứ hai Mỹ thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào?

A. Triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.

B. Hòa bình hợp tác với các nước trên thế giới.

C. Bắt tay với Trung Quốc.

D. Dung dưỡng một số nước.

Câu 7. Nguyên nhân không dẫn tới sự phát triển kinh tế của Mỹ sau CTTG II là gì?

A. Nhân dân Mỹ có lịch sử truyền thống lâu đời.

B. Mỹ là nước giàu tài nguyên lại không bị chiến tranh tàn phá.

C. Áp dụng triệt để thành tựu khoa học - kỹ thuật và nhà nước có chính sách điều tiết hợp lí.

D. Lợi dụng chiến tranh để làm giàu, tiến hành quân sự hóa nền kinh tế.

Câu 8. Sau Chiến tranh lạnh Mỹ có âm mưu gì?

A. Vươn lên chi phối, lãnh đạo toàn thế giới.

B. Chuẩn bị đề ra chiến lược mới.

C. Dùng sức mạnh kinh tế để thao túng các nước khác.

D. Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình.

Câu 9. Tổng thống Mỹ đã đề ra chiến lược toàn cầu đó là

A. Ken-nơ-đi. B. Tru-man. C. Ai-xen-hao. D. Giôn-xơn.

Câu 10. Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào thời gian nào?

A. Ngày 11/7/1994

B. Ngày 1/7/1995

C. Ngày 11/7/1996

D. Ngày 10/7/1997

Câu 11. Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Anh. B. Pháp. C. Mỹ. D. Nhật.

Câu 12. Lý do nào làm đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về khoa học-kỹ thuật?

A. Mỹ là nước khởi đầu cách mạng khoa học-kỹ thuật lần thứ hai

B. Chính sách Mỹ đặc biệt quan tâm phát triển khoa học-kỹ thuật, coi đây là trung tâm chiến lược để phát triển đất nước.

C. Nhiều nhà khoa học lỗi lạc trên thế giới đã sang Mỹ, nhiều phát minh khoa học được nghiên cứu và ứng dụng tại Mỹ.

D. Mỹ chủ yếu là mua bằng phát minh.

Câu 13. Tổng thống Mỹ đầu tiên sang thăm Việt Nam?

A. Kennơđi B. Nichxơn. C. B. Clintơn. D. G. Bush.

Câu 14. Sau CTTG II Mỹ có lợi thế gì về vũ khí?

A. Nắm độc quyền vũ khí nguyên tử.

B. Chế tạo ra được nhiều vũ khí.

C. Có nhiều tàu ngầm.

D. Nhiều hạm đội trên biển.

THÔNG HIỂU

Câu 1. Trong các nguyên nhân đưa nền kinh tế Mĩ phát triển, nguyên nhân nào quyết định nhất?

A. Nhờ áp dụng những thành tựu KHKT của thế giới

B. Nhờ tài nguyên thiên nhiên phong phú

C. Nhờ trình độ tập trung sản xuất, tập trung tư bản cao

D. Nhờ quân sự hóa nền kinh tế

Câu 2. Vì sao Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu?

A. Mĩ có sức mạnh về quân sự.

B. Mĩ có thế lực về kinh tế.

C. Mĩ khống chế các nước đồng minh và các nước xã hội chủ nghĩa.

D. Mĩ tham vọng làm bá chủ thế giới.

Câu 3. Vì sao 1972 Mĩ thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và Liên Xô?

A. Mĩ muốn bình thường hóa mối quan hệ với Trung Quốc và Liên Xô

B. Mĩ muốn hòa hoãn với Trung Quốc và Liên Xô để chống lại phong trào giải phóng dân tộc

C. Mĩ muốn thay đổi chính sách đối ngoại với các nước xã hội chủ nghĩa

D. Mĩ muốn mở rộng các nước đồng minh để chống lại các nước thuộc địa

Câu 4. Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ phát triển trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Không bị chiến tranh tàn phá.

B. Được yên ổn sản xuất và buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến.

C. Tập trung sản xuất và tư bản cao.

D. Tiến hành chiến tranh xâm lược và nô dịch các nước

Câu 5. Đặc điểm nào sau đây không phản ánh đúng tình hình nước Mĩ 20 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ 2?

A. Nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng.

B. Trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất của thế giới.

C. Kinh tế Mĩ vượt xa Tây Âu và Nhật Bản.

D. Kinh tế Mĩ chịu sự cạnh tranh của Tây Âu và Nhật Bản

Câu 6. "Chiêu bài" Mĩ sử dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác được đề ra trong «Chiến lược cam kết và mở rộng» là

A. tự do tín ngưỡng.

B. ủng hộ độc lập dân tộc.

C. thúc đẩy dân chủ.

D. chống chủ nghĩa khủng bố.

VẬN DỤNG

Câu 1. Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ so với kinh tế Tây Âu và Nhật Bản là gì?

A. Kinh tế Mĩ phát triển nhanh và luôn giữ vững địa vị hàng đầu

B. Kinh tế Mĩ bị các nước tư bản Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh gay gắt

C. Kinh tế Mĩ phát triển nhanh, nhưng thường xuyên xảy ra nhiều cuộc suy thoái

D. Kinh tế Mĩ phát triển đi đôi với phát triển quân sự

Câu 2. Xác định thành tựu quan trọng nhất của cách mạng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp ở Mĩ?

A. Sử dụng cơ khí hóa, hóa học hóa trong nông nghiệp.

B. Sử dụng máy móc thiết bị hiện đại trong nông nghiệp.

C. Ứng dụng công nghệ sinh học trong lai tạo giống

D. Thực hiện cuộc “cách mạng xanh trong nông nghiệp”

Câu 3. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước Mĩ dựa vào tiềm lực kinh tế-tài chính và lực lượng quân sự to lớn, giới cầm quyền Mĩ theo đuổi

A. mưu đồ thống trị toàn thế giới.

B. xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.

C. mưu đồ thống trị toàn thế giới và xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.

D. mưu đồ thống trị toàn thế giới và nô dịch các quốc gia-dân tộc trên hành tinh

Câu 4. Chiến lược toàn cầu của Mĩ với 3 mục tiêu chủ yếu, theo em mục tiêu nào có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam?

A. Ngăn chặn và tiến tới tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.

B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.

C. Đàn áp phong trào công nhân và cộng sản quốc tế.

D. Khống chế các nước tư bản đồng minh.

Câu 5. Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời Tổng thống Mĩ (từ Truman đến Nich xơn) là

A. chuẩn bị tiến hành «Chiến tranh tổng lực».

B. ủng hộ «Chiến lược toàn cầu».

C. xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ.

D. theo đuổi «Chủ nghĩa lấp chỗ trống»

Câu 6. Sự kiện nào chứng tỏ tâm điểm đối đầu giữa 2 cực Xô-Mĩ ở châu Âu?

A. Sự hình thành hai nhà nước trên lãnh thổ Đức với hai chế độ chính trị khác nhau.

B. Sự ra đời của “kế hoạch Mácsan”, Mĩ viện trợ cho các nước Tây Âu khôi phục kinh tế.

C. Sự ra đời của “Hội đồng tương trợ kinh tế” thúc đẩy sự phát triển kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa.

D. Sự ra đời của “Tổ chức Hiệp ước Vascsava” giữ gìn hòa bình, an ninh châu Âu và thế giới.

VẬN DỤNG CAO

Câu 1. Xác định yếu tố nào thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại của nước Mĩ khi bước sang thế kỉ XXI?

A. Chủ nghĩa khủng bố.

B. Chủ nghĩa li khai.

C. Sự suy thoái về kinh tế

D. xung đột sắc tộc, tôn giáo.

Câu 2. Lí giải nguyên nhân vì sao từ những năm 80 trở đi, mối quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô chuyển sang đối thoại và hòa hoãn?

A. Cô lập phong trào giải phóng dân tộc.

B. Địa vị kinh tế, chính trị của Mĩ và Liên Xô suy giảm.

C. Kinh tế của Tây Âu và Nhật Bản vươn lên.

D. Mĩ chấm dứt các cuộc chạy đua vũ trang.

Câu 3. Từ sự thất bại của Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mĩ phải chấp nhận

A. rút quân về nước và tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.

B. bình thường hóa với Việt Nam và thay đổi chính sách đối ngoại.

C. thừa nhận Việt Nam là nước thống nhất và cam kết hàn gắn vết thương chiến tranh.

D. kí với Việt Nam Hiệp định Pari và rút quân về nước.

Câu 4. Nhận xét về chính sách đối ngoại của Mĩ qua các đời Tổng thống từ năm 1945 đến năm 2000?

A. Hình thức thực hiện khác nhau, nhưng có cùng tham vọng muốn làm bá chủ thế giới.

B. Tiến hành chạy đua vũ trang và chống lại các nước xã hội chủ nghĩa.

C. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và khống chế các nước đồng minh.

D. Tiến hành chiến tranh xâm lược và chống lại chủ nghĩa khủng bố.

Câu 5. Sự kiện nào chứng minh cuộc chiến đấu chống Mĩ xâm lược được nhân dân Mĩ đồng tình ủng hộ?

A. Cuộc đấu tranh thu hút 25 triệu người tham gia, lan rộng khắp 125 thành phố.

B. Từ 1969-1973, những cuộc đấu tranh của người da màu diễn ra mạnh mẽ

C. Chị Raymôngđiêng nằm trên đương ray xe lửa chặn đoàn tàu chở vũ khí sang Việt Nam

D. Phong trào chống chiến tranh của nhân dân Mĩ diễn ra sôi nổi làm cho nước Mĩ chia rẽ.

Câu 6. Mục tiêu của chiến lược “Cam kết và mở rộng” của Tổng thống B. Clintơn có gì giống với chiến lược toàn cầu?

A. Bảo đảm an ninh của Mỹ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.

B. Muốn vươn lên lãnh đạo thế giới, tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu

C. Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.

D. Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mỹ.
 

Trang Dimple

New member
Xu
38
Lịch sử 12 Bài 6 - NƯỚC MỸ
- Cách mạng xanh: Những cải tiến trong nông nghiệp, được tiến hành từ giữa những năm 60 đến đầu những năm 70 ở Mĩ, Ấn Độ, Pakixtan,… đưa đến sự tiến bộ trong việc tăng sản lượng ngũ cốc, lúa,… giải quyết sự thiếu thốn về lương thực.

- Chủ nghĩa Mác Cáctin: Đường lối chống cộng cực đoan do Thượng nghị sỹ Mĩ Mắc Cáctin nêu ra trong những năm 50 của thế kỉ XX. Theo đó, Chính phủ Mĩ sẽ tiến hành một chiến dịch “săn đuổi”, trừng trị những người bị tình nghi có cảm tình với cộng sản, hoặc có tư tưởng tiến bộ bênh vực người lao động, người da đen,… để loại khỏi cơ quan chính quyền liên bang.

- Chiến lược toàn cầu: Đường lối đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX nhằm thực hiện tham vọng, âm mưu thống trị toàn thế giới, thể hiện thông qua 3 mục tiêu cơ bản: ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt hệ thống XHCN trên thế giới; đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhận; bắt các nước tư bản và đế quốc khác phải phụ thuộc vào Mĩ.

- Chiến lược “cam kết và mở rộng”: Đường lối đối ngoại của Mĩ dưới thời tổng thống B. Clintơn (1991 – 2000) với 3 mục tiêu: đảm bảo an ninh của Mĩ luôn hùng mạnh để sẵn sàng chiến đấu; tăng cường, khôi phục tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ; dùng khẩu hiệu “dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ các nước.
 

Trang Dimple

New member
Xu
38
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 12! Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài


  1. Lịch sử 12 Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)
  2. Lịch sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 2000). Liên Bang Nga (1991 – 2000)
  3. Lịch sử 12 Bài 3: Các nước Đông Bắc Á
  4. Lịch sử 12 bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
  5. Lịch sử 12 bài 5: Các nước Châu Phi và Mĩ La Tinh
  6. Lịch sử 12 bài 6: Nước Mĩ
  7. Lịch sử 12 bài 7: Tây Âu
  8. Lịch sử 12 bài 8 Nhật Bản
  9. Lịch sử lớp 12 bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
  10. Lịch sử 12 bài 10: Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX
  11. Lịch sử lớp 12 bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000
  12. Lịch sử 12 bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
  13. Lịch sử 12 bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930
  14. Lịch sử 12 bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935
  15. Lịch sử 12 bài 15: Phong trào dân chủ 1936-1939
  16. Lịch sử 12 bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945) - Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời
  17. Lịch sử 12 bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946
  18. Lịch sử 12 bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)
  19. Lịch sử 12 bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953)
  20. Lịch sử 12 bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)
  21. Lịch sử 12 bài 21: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)
  22. Lịch sử 12 bài 22: Nhân dân hai miền chiến đấu chống đế quốc Mĩ, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)
  23. Lịch sử 12 bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)
  24. Lịch sử lớp 12: Bài 24 - Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của kháng chiến chống Mĩ cứu nước năm 1975
  25. Lịch sử 12 Bài 25 Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976-1986)
  26. Lịch sử 12 Bài 26 Đất nước trên con đường đổi mới đi lên Chủ nghĩa Xã Hội (1986-2000)
  27. Lịch sử 12 bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top