Mỗi ngày một câu chuyện blog

pen

New member
Xu
0
Tôi chỉ mới 12 tuổi, nhưng tôi đã biết buồn và rất sợ cái chết mỗi khi nghĩ đến ông ngoại, người mang trong mình căn bệnh gọi là “khí thủng” do thói quen hút thuốc từ hồi ông còn học trung học. Đó là một bệnh khủng khiếp, nó có thể phá hủy toàn bộ hệ thống hô hấp của người bệnh.

Tình yêu tạo nên lẽ sống

Từ khi bà tôi qua đời, ông rất buồn và thậm chí còn nổi giận với cả cuộc đời. Ông trở nên bẳn tính và đôi khi còn nói những lời khó nghe làm tổn thương đến những người tử tế. Tuy vậy, khi ở bên tôi, dường như tất cả sự dịu dàng trong ông đều được bộc lộ.

dienchu - chim ăn quả, trả lộc trời.jpg

Gần đây, ông bị ốm nặng, phải phẫu thuật cổ họng và dùng máy hô hấp mới thở được. Các bác sĩ cho biết cuộc sống của ông chỉ còn có thể đếm từng ngày, nhưng kỳ diệu thay ông lại hồi phục. Ông không cần dùng máy hô hấp để thở nữa nhưng vẫn chưa thể nói được. Những câu nói của ông chỉ còn là những âm thanh khò khè yếu ớt.

Lúc ông đang nằm viện, tôi và mẹ đã về quê thăm ông. Chúng tôi sợ sẽ không còn dịp nào để gặp ông nữa.

Khi hai mẹ con bước vào phòng ông, tôi thật sự bị sốc vì bệnh tình của ông. Trông ông rất mệt, chẳng thể làm được bất kỳ điều gì dù chỉ là thốt ra vài tiếng càu nhàu. Dù vậy, chẳng biết bằng cách nào đó, ông nhìn tôi và lẩm bẩm được hai tiếng: “Ông... cháu.”

- Ông nói gì ạ?- Tôi thì thầm.

Ông không còn sức để trả lời tôi nữa. Tất cả sức lực còn lại trong người, ông đã dồn hết vào hai tiếng không trọn nghĩa: “Ông... cháu”.

Sáng hôm sau tôi và mẹ phải đi. Tôi mang theo trong lòng nỗi băn khoăn không biết ông đã cố hết sức nói với tôi điều gì. Mãi cho đến một tuần sau khi trở về nhà, tôi mới rõ những gì ông muốn nói.

Một cô y tá làm việc ở bệnh viện nơi ông đang điều trị đã gọi điện thoại cho gia đình tôi. Cô nhắn lại nguyên văn lời ông tôi nhờ nói lại:

“Hãy gọi giúp cho cháu gái của tôi và nói với nó rằng ‘yêu’”.

Thoạt tiên, tôi cảm thấy dường như có cái gì đó nhầm lẫn. Tại sao ông chỉ nói một chữ “yêu” không thôi? Tại sao ông lại không nói “Ông yêu cháu”? Rồi tôi chợt bừng tỉnh và nhớ ra. Vậy là điều mà ông cố nói ra thành lời trong cái ngày tôi và mẹ thăm ông ở bệnh viện là câu “Ông yêu cháu”. Tôi thật sự cảm động. Tôi cảm thấy mình như sắp khóc, và tôi khóc thật.

Trải qua nhiều tuần chịu đau đớn, cuối cùng ông cũng nói lại được. Tôi gọi điện cho ông mỗi tối. Bình thường cứ nói chuyện được khoảng 5 phút thì ông phải ngừng lại bởi ông vẫn chưa khỏe lắm. Nhưng trước khi gác máy, bao giờ ông cũng nói câu “Ông yêu cháu” và “Ông sẽ làm bất cứ điều gì cho cháu”. Những lời này cùng lời bộc bạch cảm động của ông “Cháu là lẽ sống duy nhất của ông” là những lời hay nhất mà tôi từng nhận được trong cuộc đời!

Ông sẽ chẳng thể nào khỏe mạnh lại được như xưa và tôi biết thời gian gần nhau của hai ông cháu không còn nhiều. Tôi cảm thấy vinh dự vì được ông chọn làm người để chia sẻ những cảm xúc của ông. Tình yêu thương mà ông dành cho tôi sâu sắc biết bao! Ba từ “Ông yêu cháu” nghe tưởng chừng đơn giản nhưng thật ra không đơn giản chút nào. Đó là một lẽ sống trong đời.

Tình yêu là phương thuốc nhiệm mầu cho tất cả chúng ta - cả những người trao tặng lẫn những người đón nhận nó.

- Karl Menninger

 
Người chạy cuối cùng

Cuộc đua marathon hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được săn sóc y tế. Người tài xế và tôi sẵn sàng trong xe, phía sau hàng trăm con người, chờ tiếng súng lệnh vang lên.

- Chúng ta sẽ theo sau người chạy cuối cùng nên anh hãy lái xe chầm chậm thôi – Tôi nói với người tài xế, Doug, khi xe bắt đầu lăn bánh về phía trước.

- Hy vọng người cuối cùng sẽ chạy nhanh – Anh pha trò.

Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên dần vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ mặc quần soóc màu xanh da trời và áo thun rộng thùng thình đập vào mắt tôi.

- Doug, nhìn kìa!

Chúng tôi biết mình đã nhận diện được “người cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối lại cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy.

Doug và tôi lặng lẽ nhìn chị từ từ tiến lên – chẳng ai nói lời nào. Chúng tôi cứ nhích lên từng quãng một rồi dừng lại để chờ chị.

Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà tôi tự dưng thở giùm cho chị, rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Tôi nửa muốn chị ngừng lại nửa cầu mong chị tiếp tục.

Cuối cùng, chị là người duy nhất còn trong tầm nhìn. Tôi ngồi ra cả mép ghế, theo dõi – với vẻ sờ sợ, phấn khích chen lẫn tôn kính – người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những dặm cuối cùng.

Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Kìa, một người đàn ông đứng thẳng và tự hào đang chờ. Anh ấy cầm một đầu sợi ruy-băng giấy kếp, đầu kia buộc vào cây cột. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lung tựa như đôi cánh.

Tôi không biết tên người phụ nữ đó, nhưng kể từ ngày hôm ấy chị đã trở thành một phần ký ức cuộc đời tôi – và tôi phụ thuộc nhiều vào phần đời này. Với chị, điều quan trọng không phải là đánh bại những người chạy khác hay giành lấy phần thưởng; mà là cố hoàn thành đoạn đường đua cho dù phải nỗ lực tới đâu. Mỗi lúc gặp phải tình huống quá khó khăn, quá tốn thời gian hoặc tưởng như “không thể làm được”, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Liền sau đó thì mọi việc trở nên thật dễ dàng đối với tôi.

Phần thưởng cao quý nhất cho công sức lao động của một người không phải là những gì người ấy nhận được, mà chính là qua đó anh ta đã tự cảm nhận được mình đã trưởng thành như thế nào.

- John Ruskin

Xem thêm:
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ

Ngày đầu tiên của năm học, vị giáo sư môn hóa của lớp tôi tự giới thiệu mình với sinh viên trong lớp rồi dành thì giờ cho chúng tôi làm quen với nhau. Đương lúc tôi đứng dậy nhìn xung quanh thì nhận thấy có một bàn tay dịu dàng đặt lên vai mình. Tôi xoay người lại, đó là một bà cụ có vóc dáng nhỏ bé, làn da nhăn nheo, đang nhìn tôi với nụ cười làm sáng cả gương mặt bà.

- Xin chào, anh bạn tuấn tú. Tôi tên là Rose. Tôi 87 tuổi. Tôi có thể ôm anh bạn được chứ?

Tôi cười và vui vẻ trả lời:

- Dĩ nhiên là được, thưa bà! – Và bà đã ôm tôi thật chặt.

- Tại sao bà lại vào đại học ở độ tuổi hồn nhiên và trẻ trung như thế này? – Tôi hỏi đùa.

- Tôi đến đây để tìm một người đàn ông nổi tiếng, có tâm hồn để yêu và sẽ bên nhau, có một vài đứa con, và sau đó về hưu rồi đi du lịch vòng quanh thế giới.

- Bà nói nghiêm túc chứ? – Tôi hỏi. Tôi tò mò muốn biết điều gì đã thúc đẩy bà muốn thử thách như thế ở độ tuổi của bà.

- Tôi luôn mơ ước được vào một trường đại học và bây giờ tôi đang thực hiện giấc mơ đó! – Bà nói.

Sau khi giờ học kết thúc, chúng tôi đến tòa nhà hội sinh viên và cùng uống với nhau một ly sữa sô-cô-la. Chúng tôi trở thành bạn của nhau ngay. Trong suốt ba tháng tiếp theo, hằng ngày chúng tôi luôn cùng nhau rời khỏi lớp và trao đổi với nhau về mọi việc. Tôi luôn bị cuốn hút bởi “cỗ máy thời gian” này khi nghe bà chia sẻ sự từng trải và kinh nghiệm cuộc đời của bà với tôi.

Trong suốt năm học, Rose trở thành một nhân vật biểu tượng trong trường đại học và dễ dàng kết bạn với tất cả mọi người. Bà thích ăn mặc lịch sự, có tính cách và hạnh phúc với sự chú ý mà các sinh viên khác tập trung vào mình. Bà luôn sống trong niềm say sưa đó.

Vào cuối năm học, chúng tôi mời Rose đến nói chuyện trong một buổi tiệc chiêu đãi và tôi sẽ không bao giờ quên được những gì bà đã truyền cho chúng tôi. Bà được giới thiệu và bước lên bục giảng đường. Khi bắt đầu bài phát biểu, bà đánh rơi mảnh giấy ghi chú xuống sàn nhà. Hơi ngại ngùng và thoáng bối rối bà cầm micro và nói:

- Xin lỗi quý vị, tôi hơi hồi hộp. Tôi đã bỏ bia và chuyển sang rượu Lent và thứ rượu này đang giết tôi mất! Tôi không bao giờ sắp xếp những gì mình sẽ nói, hãy để cho tôi nói với các bạn một cách giản dị những gì tôi thực sự hiểu.

Khi chúng tôi cười, bà lấy giọng và bắt đầu:

- Chúng ta ngừng vui chơi bởi vì chúng ta đã già; nhưng thật ra chúng ta già bởi vì chúng ta không vui chơi nữa. Chỉ có năm bí quyết để giữ mình trẻ mãi, hạnh phúc và đạt được thành công:

Thứ nhất, các bạn hãy vui cười lên và tìm kiếm sự hài hước trong cuộc sống hàng ngày.

Thứ hai, các bạn hãy xem mỗi ngày là một ngày mới với những điều mới mẻ. Ai sống bằng quá khứ, định kiến của ngày hôm qua sẽ không có cơ hội tin và hiểu con người. Các bạn hãy trải lòng với những người có thể chia sẻ được. Hãy kiên trì, tin vào tâm hồn con người và đừng nhìn vào một lỗi lầm nào đó để phá bỏ tất cả những điều tốt đẹp đã có trước đó và những điều tốt đẹp sẽ đến trong tương lai. Các bạn đừng ngại mạo hiểm để thay đổi cuộc sống.

Thứ ba, các bạn phải có một mơ ước, một khát vọng. Khi các bạn đánh mất những mơ ước đó, các bạn sẽ chết. Đã có quá nhiều người trong chúng ta chết theo kiểu ấy và họ thậm chí cũng không biết đến điều đó!

Thứ tư, có sự khác biệt lớn giữa việc trở nên già hơn và trưởng thành. Nếu bạn 19 tuổi và nằm trên giường suốt một năm trời mà không làm được điều gì hữu ích, bạn sẽ thành 20 tuổi. Nếu tôi 87 tuổi và cứ mãi nằm trên giường suốt một năm và không làm bất cứ điều gì, tôi vẫn sẽ trở thành một bà cụ 88 tuổi. Bất cứ người nào cũng phải lớn lên và già đi. Nhưng điều đó không làm mất đi tài năng và khả năng của bạn. Vấn đề là trưởng thành bằng cách luôn tìm được cơ hội để thay đổi.

Thứ năm, đừng bao giờ tiếc nuối. Người trưởng thành thường không nuối tiếc về những gì mình đã làm mà sẽ nuối tiếc về những gì mình đã không làm. Chỉ những người sợ chết mới hay nuối tiếc.

Bà kết thúc cuộc nói chuyện của mình bằng cách mạnh dạn hát bài “Cánh Hoa Hồng”. Bà đã cùng chúng tôi hát bài đó và lời hát ấy hiện giờ đã trở nên quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của chúng tôi.

Và rồi, Rose cũng đã hoàn tất chương trình đại học mà bà đã bắt đầu nhiều năm trước đây. Một tuần sau khi tốt nghiệp, Rose đã ra đi một cách thanh thản trong giấc ngủ. Hơn hai ngàn sinh viên của trường đã đến dự đám tang của bà bằng tất cả lòng kính trọng, mến thương đối với người phụ nữ tuyệt vời đã dùng cuộc đời mình làm tấm gương minh chứng rằng không bao giờ qua trễ để thực hiện tất cả những gì mà bạn có thể làm được trong đời.

Ước mơ không phải là cái sẵn có, cũng chẳng phải là cái không thể có. Ước mơ chính là những con đường chưa định hình nhưng rồi con người sẽ hướng tới và vượt qua.


Xem thêm:
 
Mỗi ngày là một món quà

Anh rể tôi kéo cái ngăn dưới cùng của chiếc bàn nơi chị tôi vẫn thường ngồi làm việc và lấy ra một cái gói được bọc bằng giấy lụa. Anh xé lớp giấy bên ngoài và cho tôi xem một chiếc quần nhỏ được gói bên trong. Chiếc quần rất dễ thương: được may bằng lụa mềm có viền ren. Trên đó vẫn còn nguyên miếng nhãn ghi giá, một số tiền không nhỏ.

- Jan đã mua nó khi anh chị đếnNew York lần đầu tiên, cách đây đã 8, 9 năm rồi, nhưng cô ấy chưa bao giờ mặc nó. Cô ấy định để dành chờ một dịp đặc biệt. Giờ thì ngoài dịp này ra, chẳng còn có dịp nào khác nữa.

Anh cầm lấy chiếc quần từ tay tôi, đặt nó lên giường cùng những quần áo khác mà chúng tôi định chôn theo chị tôi. Anh mân mê nó một lúc rồi đóng sầm ngăn kéo và quay về phía tôi nói:

- Đừng bao giờ giữ lại bất cứ điều gì để chờ một dịp đặc biệt. Mỗi ngày tồn tại trên cõi đời chính là một dịp đặc biệt rồi đó.

Những lời của anh cứ văng vẳng mãi bên tôi từ lúc đó đến những ngày kế tiếp, khi tôi giúp anh và đứa cháu thu xếp tang lễ cho chị tôi ổn thỏa. Chị tôi đã ra đi thật bất ngờ!

Trên chuyến bay quay về nhà sau đám tang chị, tôi cứ nghĩ về những lời nói ấy, về tất cả những ước mơ chưa trọn vẹn của chị tôi, về những điều chị đã làm mà không nhận ra rằng nó đặc biệt.

Và tôi nghiệm ra: cuộc sống chất chứa bao hương vị ngọt ngào để ta thưởng thức bất cứ khi nào có thể, chứ không phải để ta đối phó. Thế là tôi quyết định thay đổi!

Tôi bắt đầu đọc nhiều hơn và ít bận tâm đến những điều nhỏ nhặt. Tôi thích thú ngắm nhìn cảnh vật khi ngồi trên boong tàu và không rối lên khi thấy đám cỏ dại trong vườn. Tôi dành nhiều thời gian cho gia đình, bạn bè hơn và hạn chế tham dự những cuộc gặp gỡ chẳng mấy bổ ích.

Tôi không để dành bất cứ điều gì nữa: tôi dùng tất cả những món đồ sứ và đồ pha lê xinh đẹp của mình vào mỗi dịp có ý nghĩa – chẳng hạn như giảm được một ký lô, bồn rửa chén hết bị nghẹt hay bông hoa trà đầu tiên hé nở.

Tôi mặc chiếc áo đẹp đi chợ nếu thấy thích. Khi tôi nghĩ mình trông sang trọng, tôi có thể trả nhiều tiền hơn cho một túi rau nhỏ mà không cau mày. Tôi sẽ không để dành lọ nước hoa thơm nhất của mình cho những dịp đặc biệt nào nữa, cho dù các cô bán hàng hay vài người nào đó xì xào bình phẩm.

Tôi đang bỏ dần những cụm từ “một ngày nào đó” hay “nội trong vài ngày” khỏi ngân hàng từ vựng của tôi. Nếu có điều gì đáng xem, đáng nghe hoặc đáng làm, tôi sẽ làm ngay.

Tôi không chắc chị tôi sẽ làm gì nếu biết rằng ngày hôm sau chị không còn trên cõi đời này nữa, cái ngày hôm sau mà tất cả chúng ta mặc nhiên nghĩ nó sẽ đến. Tôi nghĩ chị hẳn đã gọi điện cho những người trong gia đình và vài bạn bè thân. Có lẽ chị đã hẹn gặp một vài người bạn cũ để xin lỗi và xóa đi những chuyện không vui đã qua. Hoặc chị đã đi ra ngoài dùng một bữa cơm Tàu mà tôi đoán mình sẽ chẳng bao giờ được biết!

Những điều nhỏ nhoi chưa làm được sẽ khiến tôi bực bội nếu tôi biết thời gian của mình chỉ có giới hạn. Bực bội bởi tôi đã trì hoãn đi thăm những người bạn tốt mà tôi định sẽ liên lạc vào một ngày nào đó. Bực bội bởi tôi đã không viết những lá thư nào đó mà tôi đã định viết – nội trong vài ngày.

Tôi sẽ bực mình và nuối tiếc vì tôi đã không thường xuyên nói với chồng và con gái tôi rằng tôi yêu họ biết bao. Tôi đang cố gắng rất nhiều để không trì hoãn, giữ lại hay để dành bất cứ điều gì mang thêm tiếng cười và làm cho cuộc sống của chúng tôi thêm phong phú.

Và mỗi buổi sáng, khi thức dậy, tôi luôn tự nhủ: hôm nay là một ngày đặc biệt. Mỗi ngày, mỗi phút, mỗi hơi thở... đều là một món quà của cuộc sống.
Hôm qua là quá khứ.
Ngày mai là tương lai.
Chỉ có hôm nay là hiện tại, là món quà mà cuộc sống ban tặng cho chúng ta.

- Khuyết danh


Xem thêm:
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Những chiến binh tí hon

Tôi dự định chuyển đội quân nhỏ của mình đến một nơi tốt hơn tuyến lửa này. Là một người mẹ đơn thân 27 tuổi, một nách bốn đứa con thơ, tôi quen với ý nghĩ rằng mình đích thị là một người chỉ huy can trường chăn dắt lũ con của tôi. Thật ra thì đời sống của chúng tôi có khác gì đang trong một trại huấn luyện tân binh đầy khắc nghiệt đâu? Cả năm mẹ con chúng tôi phải chen chúc trong một nơi kín bít bùng - một căn hộ có hai phòng ngủ ở bang New Jersey - với những quy định nghiêm ngặt tự đặt ra về đồ ăn thức uống. Tôi đã không thể lo đủ cho các con mình ngay cả những nhu cầu thiết yếu hàng ngày như những bậc cha mẹ khác, và ngoài mẹ tôi ra, không ai khác trong gia đình tôi chịu ngó ngàng, quan tâm đến cuộc sống của lũ trẻ con tôi cả.

Tất cả đều trút lên đôi vai tôi, một thân trơ trọi nhận lãnh vai trò của người tổng chỉ huy đội quân của mình. Nhiều đêm, tôi thao thức hoạch định những chiến lược để cuộc sống của các con tôi được đầy đủ hơn. Dù chúng chưa bao giờ phàn nàn về sự thiếu thốn và dường như rất yên tâm sống dưới sự đùm bọc thương yêu của tôi, tâm trí tôi vẫn cứ luôn thôi thúc, nhìn trước trông sau, xoay đầu này, trở đầu kia, tìm mọi cách để cải thiện cuộc sống đạm bạc của chúng. Cho nên khi tìm thấy một căn hộ có năm phòng ngủ trong ngôi nhà ba tầng - tầng hai và ba hoàn toàn thuộc về chúng tôi - tôi đã chớp ngay cơ hội này. Vậy là cuối cùng chúng tôi có thể thoải mái hơn. Ngôi nhà này thậm chí có cả một sân sau khá rộng rãi.

Bà chủ nhà hứa sẽ sửa chữa mọi thứ trong vòng một tháng. Tôi đồng ý và trả ngay bằng tiền mặt tiền thuê tháng đầu tiên và luôn cả tiền bảo vệ an ninh, rồi vội vã ra về báo cho ‘lính’ của tôi biết rằng chúng tôi sắp chuyển đi. Lũ nhóc mừng rơn và rất phấn khởi. Đêm đó tất cả chúng tôi nằm co cụm trên giường, tính toán những điều phải làm cho tổ ấm mới.

Sáng hôm sau, tôi thông báo cho người chủ nhà nơi chúng tôi đang ở rồi bắt đầu gói ghém đồ đạc. Chúng tôi chất những thùng đồ một cách nhanh chóng và gọn gàng. Nhìn đội quân của tôi làm việc, lòng tôi cũng thấy ấm áp.

Lũ lượt kéo đến nơi, tôi mới chợt nhận ra sai lầm chết người của mình. Tôi đã không có chìa khóa của căn nhà này. Rồi hết ngày này qua ngày khác, với những cú điện thoại không người nhấc máy và những lần kiếm cách đột nhập vào căn nhà đều thất bại, tôi bắt đầu phát hoảng. Tôi gọi điện thoại cho công ty địa ốc hỏi thăm. Họ cho biết là ngôi nhà này đã có người khác thuê. Tôi đã bị lừa.

Mặt mày méo xệch, tôi đưa mắt nhìn những khuôn mặt háo hức của các con và cố tìm lời để nói với chúng về tin chẳng lành này. Chúng đón nhận một cách bình thản mặc dù bản thân tôi thì chỉ muốn khóc vì thất vọng.

Với tâm trạng não nề của kẻ bại trận, tôi lại đối mặt với những khó khăn còn tồi tệ hơn nữa. Nhà cũ thì không thể quay về. Bao nhiêu tiền tôi có đã dốc sạch cho nơi ở mới này rồi, còn đâu nữa để tính chuyện đi thuê nơi ở khác. Mẹ tôi cũng muốn giúp đỡ, nhưng với điều kiện bọn trẻ không được phép vào căn hộ nhỏ của bà. Quá thất vọng, tôi quay sang nhờ một người bạn giúp đỡ. Chị ấy cũng là một “cựu chiến binh” như tôi: một mình nuôi năm người con và cũng đang vật lộn với cuộc sống không khác gì tôi. Chị ấy cố gắng hết mức để chứng tỏ lòng hiếu khách. Nhưng chín đứa trẻ trong bốn phòng... Thử hình dung xem, tôi chắc các bạn hiểu được hoàn cảnh bi đát của chúng tôi rồi.

Sau ba tuần, tất cả đều không chịu nổi. Chúng tôi phải ra đi. Chẳng còn sự lựa chọn nào khác và tôi cũng chẳng biết làm gì hơn. Chúng tôi phải cuốn gói thôi. Tôi gom hết đồ đạc, nhét những quần áo ấm của mấy mẹ con vào cốp sau chiếc ô tô cũ kỹ màu vàng của mình, và thông báo cho những chiến binh tí hon rằng giờ đây chúng tôi không có nơi nào để trú chân ngoài chiếc xe hơi.

Hai con trai tôi, đứa lên 6 và đứa lên 10, nhìn tôi và chăm chú lắng nghe.

- Tại sao chúng ta không ở nhà bà hả mẹ? _ Đứa lớn nhất hỏi.

Theo sau câu hỏi đó là một lô một lốc các đề nghị của những đứa khác về những nơi mà chúng tôi có thể ở. Với mỗi lời đề nghị, tôi đều phải trả lời về một sự thật khắc nghiệt.

- Mỗi người đều có cuộc sống riêng, các con ạ. Chúng ta phải tự lo cho mình. Chúng ta có thể làm được mà!

Nhưng nếu như thái độ tự tin và đầy thuyết phục của tôi làm chúng yên tâm thì những lý lẽ đó không thể lừa phỉnh được tôi. Tôi cần phải có thêm sức mạnh. Mà tôi biết trông cậy điều đó ở ai bây giờ?

Đến giờ đi ngủ, tôi tập hợp những chiến binh tí hon của mình lại và tiến về nơi đóng quân - chiếc xe của mẹ con tôi. Đám trẻ ngoan ngoãn vâng lời, nhưng đầu óc tôi lại cứ tập trung vào “tình hình chiến sự ác liệt” trước mắt. Tôi có nên làm thế này với các con mình không? Mà thực ra tôi có thể làm gì khác được trong tình thế hiện nay?

Thật bất ngờ, chính đội quân nhỏ của tôi đã mang cho tôi sức mạnh mà tôi đang cần. Bốn tuần kế tiếp chúng tôi phải sống trong xe hơi, tắm rửa tại nhà mẹ tôi vào buổi sáng và ăn uống tại những quầy thức ăn nhanh. Bọn trẻ dường như thích thú với lề thói kỳ quặc này. Chúng không bỏ học ngày nào, không phàn nàn và cũng chẳng hạch hỏi gì về quyết định của tôi. Chúng tin tưởng hoàn toàn vào sự khôn ngoan của người chỉ huy đến nỗi tôi bắt đầu thấy mình trở nên can đảm. Chúng tôi có thể vượt qua mà! Mỗi đêm chúng tôi dừng xe tại một điểm khác nhau, những khu vực đèn thắp sáng trưng gần các tòa nhà. Khi trời trở lạnh, bọn trẻ rúc vào băng ghế sau đã được hạ xuống để làm giường, chia sẻ nhau hơi ấm của cơ thể và các tấm mền. Tôi ngồi ghế trước, chập chờn trong giấc ngủ để thỉnh thoảng còn kịp tỉnh dậy nổ máy xe để dùng bộ phận sưởi của xe sưởi ấm cho tất cả chúng tôi.

Khi tôi kiếm được đủ tiền để thuê một căn hộ thì không nơi nào chấp nhận bốn đứa trẻ, vì thế chúng tôi đăng ký ở trọ tại khách sạn. Thật tuyệt vời! Chẳng khác gì một kỳ nghỉ phép trong quân đội. Chúng tôi hồi hộp, mừng vui khi có hệ thống sưởi, những chiếc giường và cả sự an toàn. Chúng tôi lén lấy thức ăn của mình ra nấu nướng và học cách chuẩn bị những bữa ăn ngon miệng bằng cái bếp hai lò. Chúng tôi làm lạnh những món bơ sữa trong bồn tắm bởi khách sạn có rất nhiều đá.

Cuối cùng, sau nhiều tháng, người chủ căn nhà đầy hứa hẹn ngày trước gửi một lệnh phiếu trả lại tất cả số tiền của tôi và hết lời xin lỗi. Tôi đã dùng số tiền này tìm thuê một căn hộ khác.

Chuyện đó xảy ra cách nay đã 13 năm. Giờ đây, tôi đang chia sẻ quyền chỉ huy với một người chồng, và bọn trẻ được chúng tôi chăm sóc chu đáo trong một ngôi nhà rộng rãi. Mỗi sáng, khi đi kiểm tra đội quân của mình, giờ đã cao gần bằng tôi, tôi nhớ đến sự tuyệt vọng ngày nào, kẻ thù khủng khiếp mà chúng tôi đã cùng nhau chiến đấu và chiến thắng. Tôi cảm tạ ơn trên đã ban cho tôi những chiến binh tí hon này - đội quân bé nhỏ lì lợm, dũng cảm - những chiến binh chẳng bao giờ biết khiếp sợ trong cuộc hành quân ghê gớm đó. Lòng can đảm của chúng chính là chất liệu làm nên điều vĩ đại nhất của các anh hùng.

Hãy nhìn lại cuộc đời mình trong những giờ phút kiên gan chống chọi với nghịch cảnh, bạn sẽ thấy rằng: những khoảnh khắc bạn sống thực sự là những lúc bạn làm điều gì đó bằng tình yêu.

- Henry Drummond
 
Những mùa phố tháng ba

t3-ND.gif


Bay giữa lưng chừng, những góc mùa nối nhau vấp váp, thẳng thớm, hòa vào phố. Không hề có khoảng khắc chuyển giao. Đôi khi cũng có chút tạp âm, ngổn ngang…
Tháng ba trôi vào phố như một khúc sông hiền, ủ mình qua những mùa vui…

Tháng ba, mùa dầu rụng quả. Phố tí tách vui, phá băng những đợt gió lạnh tanh. Đứng ở góc cao thành phố nhìn quả dầu vung vẩy đôi chiếc lá, phi lao, ngúng nguẩy xoay, khẽ khàng chạm đất. Con bé dãy chung cư đối diện rướn xòe tay hứng. Một quả dầu tròn xoe nằm gọn trong bàn tay nó. Ghét thật, hàng dầu chỉ được trồng ở dãy chung cư đối diện.

Nắng nhẹ len qua những ô cửa kính màu xanh, chao qua gốc lộc vừng lưng chừng con đường. Tháng ba, mùa lộc vừng về phố. Lộc vừng nở đỏ dù chìm dưới những vòm lá rậm, cháy cả góc phố, khoảng trời. Lộc vừng ra hoa là mùa vui tràn về phố, mang lộc đến từng con hẻm. Chuỗi lộc vừng li ti rũ lửng lơ là kết tinh của sự dịu dàng và hiếm hoi. Ghét thật, đứng bên chung cư đối diện sẽ nhìn lộc vừng đỏ hơn. Con bé bên kia diễm phúc hơn mình nhiều.

Cánh cửa chung cư đối diện mở ra, tiếng động ken két vang ra cả một không gian lớn và dày. Con nhỏ “diễm phúc” ấy dắt xe đạp ra phố, mặc áo xanh thanh niên, đội nón tai bèo. Ứ quên, tháng ba là tháng thanh niên. Mình cũng phải xuống phố. Mình đeo huy hiệu Đoàn trên ngực áo phải có trách nhiệm. Mình cũng mặc áo xanh, đi mùa tình nguyện tháng ba cho bằng con bé. Tháng ba, phố xanh màu áo. Từng góc phố thêm xinh và ấm hơn hơi thở khát vọng. Những vòng xe đạp mải miết, chộn rộn hân hoan. Ghét thật, con bé lại đạp xe trước mình.
 
Điều kì diệu của nụ cười

16 tuổi trăng tròn, nó cũng như bao người con gái khác, nó thích một người - 1 hotboy bóng rổ! Nhưng có lẽ điều làm nó cảm thấy buồn tủi nhất không phải là nó xấu mà là chàng trai ấy lại là bạn trai của nhỏ bạn thân nó…


Nó - một con bé ngốc chưa từng có trên khắp thế gian này! Mỗi ngày, nó luôn săm soi cái gương mặt xấu xí đen xì dày cộp của mình và…khóc!

16 tuổi trăng tròn, nó cũng như bao người con gái khác, nó thích một người - 1 hotboy bóng rổ! Nhưng có lẽ điều làm nó cảm thấy buồn tủi nhất không phải là nó xấu mà là chàng trai ấy lại là bạn trai của nhỏ bạn thân nó…

Khi biết tin ấy từ nhỏ bạn, nó buồn lắm nhưng vẫn cố cười cho nhỏ bạn vui. Ngày hôm đó nó không ăn được hạt cơm nào, nó lại nghĩ đến khuôn mặt tồi tàn của mình, rồi lại khóc!

Một ngày…hai ngày…ba ngày, nó đếm từng giây từng phút để cố quên đi anh chàng ấy, nhưng…không được. Trái tim nó sắp vỡ ra, nó cảm thấy rối bời.

- Em Thiên Mai lên trả bài! - Một tiếng gọi vang lên trong tai, nó chợt nhận ra mình đang học Toán. Nó bước lên mà lòng nặng trĩu vì nó chưa học được chữ nào cả, và thế là nó bị điểm 0.

Nó buồn lắm lắm, đường đường là một học sinh giỏi 9 năm liền, thế mà…Ai ai cũng nhìn nó với con mắt chế giễu, châm chọc - “Xấu mà còn học ngu nữa! Hahaha!!!” Giọng nói một đứa bạn vang lên, lớn đến nỗi đủ cho cả thế giới nghe làm nó càng buồn hơn.

Giờ ra chơi, nó ngồi một mình, suy nghĩ những chuyện đã xảy ra với nó. Bỗng, nó cảm thấy như có một bàn tay ấm áp khẽ chạm nhẹ vào vai nó. Nó quay lại, là Trân Trọng - chàng trai học cùng lớp với nó - người nổi tiếng với gương mặt baby, học giỏi kinh khủng, hắn an ủi nó: “Bạn đừng buồn, lần sau cố gắng hơn!” với nụ cười có thể giết chết hàng ngàn con kiến, vài chục ngàn con…“bù chét”…

Nó bất ngờ lắm vì “trước giờ mình đâu có nói chuyện với hắn đâu?”. Có lẽ hắn biết vụ nó thích anh chàng hotboy bóng rổ học cùng lớp (chàng này cũng nổi tiếng vô tâm, lạnh lùng, vô cảm dữ lắm).

Nó chỉ biết cười gượng với hắn. Lại bằng nụ cười “giết chết sinh vật” ấy, hắn nói với nó: “Cố lên! Cố lên! Cố lên! Bạn tốt của tôi!” rồi chạy mất tiêu.

Nó bị sốc “nặng” với lời nói và nụ cười “kinh khủng” ấy, gì mà “Bạn tốt của tôi?”. Rồi tự nghĩ: “Tên này chắc cũng tửng dữ lắm đây!”.

Không hiểu sao nó cảm thấy người nhẹ nhõm hẳn, nó thấy vui hơn và không còn mặc cảm nữa.

Cả ngày hôm đó nó chỉ nghĩ đến hắn, nghĩ đến cuộc trò chuyện ấy, rồi nó nhận ra một điều rất “bự” rằng, trái tim nó - một trái tim không lành lặn đang ấm dần lên và dường như nó đang được một bàn tay ai đó chăm sóc, phải chăng là bàn tay ấy -bàn tay của người có nụ cười “giết chết sinh vật”?

cuoi.jpgd.jpg
 
Nơi ấy có buồn không ?

noiay-ND.gif
Hắn và nhỏ ở gần nhà nhau, chơi thân từ hồi mẫu giáo. Riết rồi hai đứa cặp bài trùng lúc nào cũng kè kè không tách rời nhau. Năm lên cấp ba, nhỏ bắt hắn lấy xe đạp qua chở mình đi học, hắn la lên:


- Thôi đi bà, kỳ lắm!

- Ông này hay, tui không mắc cỡ thì thôi chứ.

- Bà nói đó nghen.

Y lệnh, sáng hắn qua chở nhỏ đi học. Đúng được một bữa, bữa sau nhỏ trốn biệt. Hỏi mãi nhỏ mới nói:

- Mấy đứa nói mình bồ bịch đó.

- Rồi sao?

- Rồi... rồi vậy đó.

- Rồi bà mắc cỡ chứ gì, tui biết mà. Mai tui qua chở bà đi học tiếp, ngán gì tụi nó.

Lời nói hùng hồn của hắn khiến nhỏ phì cười.

- Ông không sợ ế bồ hả?

- Thì bà làm bồ tui nghen.

- Dzô dziên.

Hắn khoái LilKnight, nhỏ thích Thùy Chi. Hắn mê xe như điên, nhỏ yêu các bé thú đến cùng cực. Vậy mà hai đứa chơi thân đến không ngờ. Tuy nhiên, hai đứa cũng có điểm chung duy nhất: ngắm phố đêm. Nói cho sang vậy, chứ thật ra hai đứa đi học thêm ở nhà thầy Thanh vào buổi tối. Cũng lạ, ở một thành phố nhộn nhịp, xô bồ vẫn có một con phố yên tĩnh đến lạ lùng. Một bữa hắn và nhỏ đang đi ngắm phố thì nhỏ chợt nói:

- Trời hôm nay nhiều sao quá hen?

- Bà khùng hả, đêm 30 làm gì có sao.

Đang nói giữa chừng thì hắn nghe cái "bịch", hoảng hồn quay lại thấy nhỏ đã nằm bất động dưới đất. Hắn sợ quá la lên rồi lật đật cõng nhỏ chạy về nhà. May mà nhà hai đứa ở gần đây nếu không thì chết chắc. Hôm sau, hắn lết thết qua thăm thì thấy nhỏ nằm kín trong chăn.

- Bà bị gì vậy?

- Tui... tui... đang giảm cân nên nhịn ăn cho ốm.

- Đẹp giống chị BOA chứ gì?

- Sao ông biết?

Nhỏ tròn xoe mắt vì bất ngờ.

- Tui rành bà quá mà. Suốt ngày than thở sao tui mập thế này, sao tui ú thế kia rồi nhịn ăn đến nỗi bị xỉu giữa đường. Bà đúng là rối loạn tâm sinh lý tuổi dậy thì mà. Hic, chỉ tội tấm thân ngọc ngà của tui thôi.

Hắn liệng luôn một bịch bự tổ chảng lên giường. Nào là bánh, kẹo, sữa, trái cây... Quá tuyệt!

- Cảm ơn.

- Nếu lỡ không có tui thì sao hả?

- Gì cơ?

- Không có gì, ăn đi.

Nhỏ cũng không để ý đến câu nói của hắn và hồn nhiên chén hết tất cả mọi thứ hắn đem đến. Nhỏ thầm nghĩ: "May mà bố mẹ không biết chuyện mình nhịn ăn, đúng là ngốc thật".

o0o

- Tối nay đi chơi không?

- Đi liền, có đi ăn gì hông dzậy?

- Có, bà mập à!

Đúng bảy giờ tối hắn đèo nhỏ trên xe đạp cà tàng đi dạo phố. Hai đứa đi lòng vòng một hồi cũng quay về góc phố quen thuộc. Hắn dừng xe lại, lấy trong túi ra gói quà nhỏ:

- Cho bà.

- Mở nghen. Hối lộ hả?

Nhỏ mở gói quà, lấy ra một sợi dây chuyền có hình trái tim bằng pha lê cực đẹp. Hắn nói nhỏ:

- Tui sắp đi rồi. Ba tui bảo lãnh hai mẹ con qua Úc. Tui qua đó học, rồi thế nào tui cũng về Việt Nam làm việc. Bà chờ tui nghen?

Nhỏ lặng người, không biết nói gì, chỉ lặng lẽ gật đầu. Ngày hắn đi nhỏ cố tình không đi tiễn. Nhỏ không muốn mình khóc trước mặt hắn. "Để coi, bên ấy có gì tốt hơn không mà bỏ tui đi vậy cà” - nhỏ sụt sùi nói trong nước mắt.

o0o

Hắn đi được một tháng rồi, hai đứa ngày nào cũng nhắn tin kể lể mọi chuyện. Hôm nay, nhỏ lang thang trên góc phố quen thuộc. Đi một mình nhỏ mới cảm thấy hết nỗi cô đơn. Phố đẹp và cất giấu quá nhiều thứ khiến nhỏ phải ghen tị. Nhỏ chợt thấy buồn, vì không có ai chọc cười, không có ai để hành hạ và vì nhớ hắn...

o0o

"Tui có gửi thư cho ông đó”. Đọc tin nhắn của nhỏ mà hắn phì cười. Thời đại thông tin toàn cầu, suốt ngày chat chit ầm ầm mà bày đặt viết thư. Nói thế thôi chứ hắn vui lắm vì biết chắc nhỏ rất nhớ mình. Lật đật chạy xuống chờ thư của nhỏ, gần một tuần rồi chứ ít gì. Sao mãi không thấy nhỉ? Lục tung đám thư từ được gửi tới, hắn nhận ra thư của nhỏ trong một đống phong bì nhờ vào màu hồng rực rỡ không lẫn vào đâu được. Hồi hộp mở thư ra, hắn chợt thấy lòng xốn xang. Thư của nhỏ vẻn vẹn có năm chữ: "Nơi ấy... có buồn không?".
 
Niềm tin

niemtin3.jpg
Tôi thích đôi mắt của Nga từ hồi nó còn bé xíu, đôi mắt trong veo như hai hòn ngọc cứ lấp lánh suốt ngày, đẹp lạ đẹp lùng!

Nga ước mơ mai sau làm vận động viên maratông, vì nó chạy nhanh lắm. Mỗi lần nó kể về ước mơ đó, mắt nó đầy rạo rực và những đam mê lấp đầy.

Tai ương gán xuống gia đình Nga buộc nó phải làm đơn thôi học lớp 10 ở trường chúng tôi. Nga bị tai nạn phải cắt bỏ hai chân. Tiền đóng học phí nhanh chóng bay vào những tờ biên lai thu viện phí. Đôi mắt trong veo ngày xưa biến mất, biến đi cùng với cái ước mơ nhỏ nhoi chưa bắt đầu đã kết thúc..

Chiều chiều, Nga ngồi trên xe lăn, mím môi đẩy hai vòng bánh xe và nguyền rủa thân thể tật nguyền nặng trịch của chính mình. Nó dừng trước cổng trường vào giờ ra về, nhìn chúng tôi ùa ra như ông vỡ tổ, những đôi chân rảo bước trên con đường ngập đầy lá rụng. Đôi mắt của nó cũng hóa thành mùa thu từ lúc nào. Tôi đứng lặng người nhìn nó mà nhớ về đôi mắt ngày xưa, mong sao có thể đem ước mơ về lại đôi mắt nó, để hai hạt ngọc kia lại trong veo những hạnh phúc bình yên..

Nga ngồi trên xe lăn phóng cái nhìn ra giữa biển khơi. Rồi nó lại cúi đầu nhìn đôi chân mình không vẹn nguyên, đôi mắt ngấn lệ. Từng giọt lệ xuyên vào tim tôi đau nhói.

Tôi cầm con diều mới mua đi về phía Nga. Mùa này, người ta thả diều nhiều lắm. Tôi muốn Nga cũng có được niềm vui như bao người khác.

- Tôi không thể chạy được - Nga buông một câu nói tuyệt vọng.

- Đừng lo - Tôi cúi người và đưa tấm lưng rắn rỏi của mình về phía nó - Leo lên đây. Tôi sẽ làm đôi chân của Nga.

Nga buông dây diều, tôi ôm chắc cặp đùi của nó mà chạy. Con diều bay lên cao, giọng Nga cười thánh thót, hòa với gió biển ru êm. Mồ hôi của tôi hòa quyện với những giọt nước mắt hạnh phúc của Nga rơi rớt trên vai. Tôi vẫn chạy, cát biển mịn màng in những dấu chân tôi trải dài. Nga quàng cổ tôi và nói:

- Cảm ơn cậu. Tôi mất đôi chân nhưng vẫn còn đôi mắt, cảm ơn cậu đã gieo niềm tin vào đôi mắt khờ dại này. Để tôi biết rằng cuộc sống đâu đã tới tận cùng, cậu nhỉ?

Sóng biển rì rào, diều tôi bay cao, ước mơ lại trở về. Chỉ cần có niềm tin thì có thể làm tất cả, Nga ạ. Hãy cứ giữ đôi mắt đầy nhiệt huyết ấy đi. Tôi tin cậu!


Thẩm Quỳnh
 
Hơn cả một chiến thắng

Sau cái bĩu môi trêu chọc của thằng Tú, sáu người còn lại trong nhóm bọn nó cũng phá lên cười, vỗ tay nhau đôm đốm trước chiến thắng vang dội của chúng nó.

- Mệt rồi phải không, lũ thua cuộc?

Sau cái bĩu môi trêu chọc của thằng Tú, sáu người còn lại trong nhóm bọn nó cũng phá lên cười, vỗ tay nhau đôm đốm trước chiến thắng vang dội của chúng nó. Tôi ghét những trò chơi tập thể này trong mỗi dịp cắm trại của lớp, càng tức tối hơn khi phải chung nhóm với một lũ chậm chạp và vô dụng chưa từng thấy.

Tôi thở dài. Nhỏ Ly vỗ vai và nói một câu an ủi mà tôi phải đã phải nghe suốt từ nãy đến giờ: "Không sao! Lần sau, tụi mình sẽ làm tốt hơn." Để tôi chờ xem cái lần sau ấy khi nào mới đến nhé.

***

Thần may mắn đã mỉm cười với tôi khi đến phút chót, tỷ số đã san bằng, trụ được đến giờ này chỉ còn nhóm của tôi và thằng Tú, mà trò chơi cuối cùng để quyết định nhóm chiến thắng lại là trò giải mã mật thư, tài ruột của tôi. Gương mặt thằng Tú bắt đầu lộ vẻ lo lắng. Suy cho cùng thì chúng nó chỉ được cái nhanh và khéo léo, chứ chỉ số thông minh thì còn lâu mới sánh được với tôi. Thầm nghĩ, tôi cười hả hê trong lòng. Chiến thắng như đang nằm trong lòng bàn tay.

Quả đúng như thế, nhóm chúng tôi đã giải mã gần hết mật thư và đi đúng tuyến đường trong cánh rừng này. Nhóm thằng Tú thì vẫn còn thở hì hục ở đằng sau, và châu đầu vào nhau cố giải mã hết những ký tự khó khăn đối với chúng nó.

- Khánh! Sao thế này? - Giọng nhỏ Ly hoảng hốt ở phía sau làm cả bọn khựng lại một nhịp và đồng loạt quay đầu

***

Nhỏ Khánh tựa lưng vào gốc cây, mắt nhắm lại còn khuôn mặt đỏ lên như gấc, những giọt mồ hôi ứa ra không ngớt. Như một cái gì đó vướng víu cản trở bước chân đang đi đến chiến thắng, tôi gằn giọng:

- Đừng có đóng phim buồn hoài. Mới đi có tý mà đã than mệt! - Tôi biết tính nhỏ Khánh, rất hay õng ẹo kiểu tiểu thư.

Lúc này, tôi đã nhìn thấy bọn thằng Tú ở đằng xa. Vậy là chúng nó đã bắt kịp nhóm chúng tôi. Tức tốc, tôi tiến đến gần nhỏ Khánh, kéo tay nó đi.

- Nhanh lên! Còn một mật thư nữa là giành chiến thắng!

- Không...Tôi không đi được nữa, tôi mệt lắm... - Giọng nhỏ Khánh yếu ớt trong gió.

- Vậy bà ở đây luôn đi! - Dứt lời, tôi ra hiệu cho cả nhóm tiến về phía trước - Đi thôi! Đến nơi sẽ gọi người ra đem bả về.

Cái tát của nhỏ Ly khiến tôi giật bắn người. Ánh mắt của Ly đầy vẻ giận dữ, những người còn lại thì lắc đầu thất vọng.

- Trái tim của An bị lòng háo thắng giẫm nát mất rồi! - Ly mắng tôi - Chúng tôi không cần cái chiến thắng ảo đó đến mức có thể bỏ rơi bạn bè.

Nhóm của tụi thằng Tú vừa đến nơi, thấy chúng tôi đang lục đục, nó chẳng những không cười, mà còn hớt hải chạy đến nhỏ Khánh hỏi thăm đủ thứ.

- Tụi tao bỏ cuộc ở đây. Nhóm chúng mày về trước và giành chiến thắng đi - Tôi nói với thằng Tú.

- Không khéo Khánh bị sốt xuất huyết đấy! - Dường như không nghe tôi nói gì, thằng Tú hớt hải cõng nhỏ Khánh trên lưng và nói với tất cả - Không chơi nữa, không chơi nữa! Tất cả chạy về trại nhanh lên!

Ba tôi là bác sĩ. Tôi thừa biết những triệu chứng kia hoàn toàn không phải là căn bệnh sốt xuất huyết. Nhưng giải thích thế nào, cả bọn cũng không nghe. Tiếng bước chân của mười mấy con người giẫm đạp lên những chiếc lá khô, xào xạc cả khu rừng trong nhịp thở gấp gáp.

- Mày sao thế? - Tôi chạy song song và hỏi nhỏ thằng Tú.

- Em gái tao...Em gái tao cũng vì mắc căn bệnh này mà qua đời - Từng câu nói của thằng Tú vỡ vụn trong tiếng nấc nghẹn ngào. Nhỏ Khánh nằm trên lưng nó, gương mặt bình yên đến lạ.

Trong phút chốc, tôi thấy mình là kẻ thua cuộc. Thằng Tú có thể chạy thật nhanh về đích, nhưng cái cách nó làm cho nhỏ Khánh, còn hơn cả một chiến thắng.
 
Đủ đầy

Với mình, “đủ đầy” không phải là có một gia đình thật giàu có mà là một gia đình luôn có đầy ắp những tiếng cười.

“Đủ đầy” là khi mọi người sum họp bên nhau trong bữa cơm cuối ngày.


“Đủ đầy” không phải là có thật nhiều bạn, mà là có những người bạn thật - sự - thân. Những người bạn ấy luôn ở bên mình, khi mình thành công hay thất bại, khi mình có những niềm vui hay cần san sẻ những nỗi muộn phiền. Những người bạn dám thẳng thắn góp ý khi mình chưa tốt và không ngừng khích lệ mỗi khi mình gặp thử thách.

“Đủ đầy” không phải là khi được ai đó cho thật nhiều tiền, mà là khi tự tay mình kiếm được đồng tiền ấy — dù là nhỏ nhoi thôi. Như cái lần nhóm bạn mình cùng nhau bán bóng bay vào dịp Tết nguyên đán. Tiền kiếm được không nhiều, lại còn rất mệt nữa. Vậy mà khi cầm những đồng tiền lãi đầu tiên trong tay, đứa nào cũng thấy sao mà mình “giàu” thế. Cảm giác tự hào khi đã kiếm ra đồng tiền từ “mồ hôi nước mắt" làm bọn mình lớn hơn rất nhiều.

“Đủ đầy” không phải là khi mình giàu có hơn người khác, mà là khi mình có thể chia sẻ cùng người khác. Bạn thử ra đường mà xem. Còn rất nhiều mảnh đời bất hạnh, rất nhiều những con người phải lam lũ, cực nhọc. Hãy làm một cái gì đó giúp đỡ họ. Bạn sẽ thấy mình hạnh phúc, vì hạnh phúc chính là ở sự cho đi.

“Đủ đầy” không có nghĩa là bạn phải hơn tất cả bạn bè của mình, mà là khi những cố gắng của bạn được đền đáp xứng đáng. Nếu bạn cố gắng nhiều, sẽ được nhiều thành quả và ngược lại.

Mình rất thích hai từ “đủ đầy” vì nó mang lại cảm giác bình yên và tin cậy. Mình hiểu rằng sự đủ đầy không phải tự dưng mà có. Chỉ do bàn tay mình mang lại thì mới thực sự có ý nghĩa. Mình sẽ cố gắng để mang lại sự “đủ đầy” cho mình.

Còn bạn, bạn có quyết tâm như vậy không?
 
Hạnh phúc quanh ta

Mấy hôm trước, nó mượn được của ông chú cái thẻ nhớ để lưu dữ liệu cho bài thuyết trình sắp tới.

Trời còn tờ mờ sáng, người ta đã nhác thấy nó dắt xe đi học, lạ thật. Cho đến khi nó đi học về, khoe với cả nhà “Hôm nay con có một niềm vui nhỏ xinh."

Số là mấy hôm trước, nó mượn được của ông chú cái thẻ nhớ để lưu dữ liệu cho bài thuyết trình sắp tới, rồi nhân tiện cho bạn mượn luôn. Ai ngờ sau đó ông chú gọi điện đến nhắn rằng: ”Sáng mai đem lên cơ quan cho chú, chú có việc gấp nhé!” Nó tá hỏa, chín giờ tối rồi còn gì, nó đâu thể ra ngoài muộn thế này. Vậy là nó gọi điện nhắn cậu bạn: “Sáng mai, đem thẻ nhớ trả mình nhé, mình đem đến cho chú có việc gấp.” Cậu bạn cũng tỏ ra thông cảm :”Ngay sáu giờ sáng mai, bạn đến trường, mình sẽ trả cho bạn, mình cũng không rõ địa chỉ nhà bạn mà”.

Sáng hôm sau nó tỉnh dậy sớm. Lúc chuẩn bị lên đường, nó trộm nghĩ: "Sớm thế này, chắc là cậu ấy cũng chưa đến đâu, mình không cần vội vàng làm gì.” Nhưng nó vẫn đạp thật nhanh cho mau đến trường. Chỉ năm phút sau là nó đến nơi hẹn, trông qua không thấy bóng cậu bạn, nó tặc lưỡi: “Ai cũng vậy mà, trời lạnh thế này, đâu dại gì ra đường sớm chứ...”

Bỗng một bàn tay vỗ nhẹ vào vai nó. Ngoảnh lại, đúng là cậu ấy rồi, nó thoáng ngạc nhiên. Cậu bạn chia sẻ :”Mình lo bạn không đem đến sớm, khi về lại muộn học, nên đến từ năm rưỡi kìa, thôi nhanh lên nhé”.

Chẳng biết lúc đấy cuống thế nào mà nó quên mất một lời cảm ơn. Nó tự trách mình, đâu dễ gì có một người bạn tốt như vậy, nhất là mấy hôm nay trời trở lạnh, ai cũng chỉ muốn vùi trong chăn ấm.

Bỗng nhiên, xe của nó đứt xích. Nó loay hoay tìm hàng sửa xe, nhưng nó chợt nhận ra trong túi mình không có một đồng nào. Sáng nay đi vội, nào có kịp xin tiền mẹ đâu?

Nó tấp vào một cái nhà nhỏ gần đó, và xin gọi nhờ điện thoại để nhắn chú là có thể đến muộn. Khi cúp máy, lễ phép cảm ơn chủ nhà, nó tính quay đầu xe để tiếp tục đi tìm nơi sửa, chợt bị bàn tay ông chủ nhà giữ lại: ”Hai ngàn.”

Nó giật mình, phân trần rằng nó không có tiền, nên mới xin gọi nhờ điện thoại, rằng để nó đi kẻo muộn rồi trưa nó đem tiền đến trả, nhưng cũng súyt bị giữ xe lại, cùng lời nhiếc: ”Thời buổi này, tao cho không mày cái gì thì tao ăn cám à?”

Nó thẫn thờ, giá trị của một đồng hai ngàn cũng mạnh đến thế sao?

Đi được một lúc thì nó tìm được hàng sửa xe, đó là một ông lão chừng sáu mươi tuổi, tóc đã gần bạc trắng. Nó cất giọng rụt rè đề nghị: ”Ông sửa cho cháu cái xe, hết bao tiền thì cho cháu trưa nay quay lại giả, chứ bây giờ cháu không đem tiền, lại đang sắp muộn học”. Ông lão vội kiếm dụng cụ để sửa chiếc xe đạp, ông vừa sửa vừa nói: ”Thôi, ông không lấy tiền của cháu đâu, ông sẽ sửa nhanh chiếc xe cho cháu đi học.” Nó cảm ơn ông rối rít, rồi nhanh chóng đạp xe trở lại trường, cũng vừa kịp tiếng trống trường đang điểm. Nó thở phào, thầm cảm ơn ông lão tốt bụng.

Vậy là nó lại có thêm một niềm vui nhỏ xinh nữa. Thú vị thật, thì ra xung quanh ta, ngoài những người ích kỉ thì cũng có vô vàn những người tốt bụng, sẵn lòng giúp đỡ người khác. Thế là hôm nay nó sở hữu những hai niềm vui nhỏ xinh rồi, trừ đi sự thất vọng với ông chủ nhà kia thì vẫn còn một, một hạnh phúc không thể diễn tả hết bằng lời. Mà lạ thật, sao nó lại đi cộng trừ lung tung thế nhỉ, ”niềm vui nhỏ xinh” là một kỉ vật vô giá, đâu có thể đem cân đo đong đếm được, trái lại còn phải nâng niu nó ấy chứ! Kỉ niệm học trò bao giờ cũng thú vị và ngọt ngào mà!
 
Để cho cuộc sống tốt đẹp hơn!

THEO ĐUỔI GIẤC MƠ

Ngày mai, cậu bé có một bài tự luận phải nộp. Đề bài cho : “Viết về những điều muốn làm sau này”. Đêm đó, cậu đã thức suốt đêm để viết một bài luận dài bảy trang giấy trình bày ý tưởng về một trang trại nuôi ngựa rộng lớn. Cậu bé miêu tả khá chi tiết, thậm chí còn vẽ cả bản thiết kế cho hơn 200 ha đất, vị trí đặt những khu nhà, chuồng ngựa và đường đua.

Sáng hôm sau, cậu bé đem nộp bản kế hoạch cùng với tất cả lòng nhiệt huyết của mình cho thầy giáo. Hai ngày sau, cậu nhận lại bài viết với điểm F to tướng kèm dòng ghi chú “Gặp thầy sau giờ học”.

Cậu bé với giấc mơ của mình đi đến gặp thầy giáo và hỏi : “Tại sao bài viết của em bị nhận điểm F, thưa thầy ?”

Thầy giáo trả lời : “Bởi vì đó là một giấc mơ không thể thực hiện được đối với một chàng trai nhỏ tuổi như trò. Trò không có tiền. Trò đến từ một gia đình không rõ nguồn gốc, là dân di cư. Việc sở hữu một trại ngựa đòi hỏi cần có số vốn liếng lớn. Trò phải mua đất, phải trả tiền mua ngựa giống… Trò không có cách nào làm được điều đó!”.

Thầy giáo thêm vào : “Nếu trò viết lại bài này thực tế hơn một chút, tôi sẽ chấm điểm lại cho trò”.

Suốt quãng đường về nhà cậu bé suy nghĩ rất nhiều. Tối gặp cha, cậu bé tường thuật lại và hỏi : “Thưa cha, con nên làm gì?”. Người cha ôn tồn bảo : “Này con trai của ta, con nên khơi gợi trí tưởng tượng của mình. Tuy nhiên, cha nghĩ đây là một quyết định quan trọng đối với con”.

Sau một tuần đắn đo suy nghĩ, cậu bé đến gặp thầy giáo với bài viết không sửa đổi chổ nào, cậu dõng dạc : “Thưa thầy, thầy có thể giữ điểm F và em sẽ giữ giấc mơ của mình”.


HÔM NAY THÌ KHÁC

Qua bao đêm trằn trọc thao thức, tôi mới nhận ra rằng chưa bao giờ mình đầu tư đúng mức cho cuộc sống vợ chồng. Nhưng hôm nay, mọi chuyện sẽ phải đổi mới. Với những điều lĩnh hội được từ những quyển sách vàng như : 100 cách để làm mái nhà êm ấm; Làm sao để nàng không dứt ta ra được; Những điều làm cơm lành canh ngọt; Tìm đâu ngọn lửa sưởi ấm tình vợ chồng; vân và vân… Lĩnh hội được vô số điều và tôi quyết định áp dụng một số bí quyết đó để cải thiện cuộc sống.

Lúc tôi bước vào bếp thì bà xã tôi đang rửa chén. Tôi rón rén lại gần và tự tin đặt một nụ hôn lên cổ nàng (bí quyết thứ nhất : Hãy biểu hiện tình yêu bất cứ khi nào có thể). Nàng thét lên một tiếng như sét đánh ngang tai, cái dĩa rời khỏI tay nàng rơi xuống sàn bể tan tành. Nàng quắc mắt : “Học ở đâu cái thói lén lén lút lút sau lưng người ta vậy? Thôi nay đi cho tôi nhờ!”.
“Hôm nay trông em đáng yêu nhỉ” – tôi vớt vát lỗi lầm (bí quyết thứ hai : Một lời khen đáng giá ngàn vàng).

“Cái gì, bữa nay định xin đi nhậu tới khuya hả, không có đâu, quên đi!”

Tôi dặn lòng kiềm chế, người ta chẳng nói từ từ khoai mớI nhừ đấy thôi. Tôi lấy ly nước rồI đi lên phòng khách. Vừa mới giở trang báo ra thì thằng nhóc 6 tuổI của tôi – tên ở nhà là Khổ Qua - bước vào. Thằng Khổ Qua cầm trên tay cái đồng hồ, dì nó tặng nhân dịp vào lớp một. Nó hỏI : Bố ơi, làm sao đồng hồ lại chạy được hả bố?”. Tôi ân cần chỉ tường tận cho nó biết (bí quyết thứ ba : Luôn tận tình với con cái). Tôi lấy bút chì và phác thảo máy của đồng hồ. Rị mọ vẽ cả nữa giờ, đã mấy lần Khổ Qua tìm cách chuồn ra ngoài tôi đều giữ lại. “Đây, con xem. Đồng hồ nó chạy như thế này này”. Lời giảI thích cặn kẽ của tôi cũng chẳng làm bộ mặt bí xị của nó tươi lên chút nào.

Ngay sau đó là em nó, con Chả Giò bước vào ôm theo con búp bê có tên là Hoàn Châu Cách Cách. “Bố chào Chả Giò! Bố chào Cách Cách!” (bí quyết thứ tư : Hãy nói chuyện vớI con cái theo ngôn ngữ và hành động của chúng). Chả Giò nũng nịu : “Hoàn Châu Cách Cách hôm nay không khỏe lắm. Hay là chị ấy bị cúm?”

“Thế sao con không đưa chị ấy đến bác sĩ Khổ Qua-tôi đề nghị- Bác sĩ Khổ Qua hình như có vài phương thuốc mới”.

Con bé tròn xoe mắt nhìn tôi một lúc rồi lầm lũi quay đi. Hình như nó muốn nói một tiếng “khùng” mà không dám nói.

Mặc, tôi vẫn kiên định. Dọn tủ bếp là việc mà bà xã tôi ngán nhất. Tôi xắn tay áo hồ hởi xuống bếp bắt tay vào việc, nhất định nàng sẽ ngạc nhiên mà xem (bí quyết thứ năm : Hãy giúp vợ bạn bằng một hành động cụ thể).

Tôi dọn xong hai phần ba tủ thì nàng bước vào rồi la thất thanh : “Để yên cho tôi nhờ. Bể hết chén dĩa của tôi bây giờ. Bữa nay sao ông dở chứng thế! Anh không thể ngồI yên trên nhà đọc báo hay xem bóng đá như mọi khi hay sao?”.

“Hôm nay thì khác!” tôi nói.

“Khác là khác làm sao? Bữa nay anh có vấn đề gì vậy?” Nàng nhìn tôi từ đầu đến chân, cứ như tôi là người ngoài hành tinh.

“Cô im đi!”-tôi gầm lên-“Tôi nổ lực để làm một người cha, người chồng tốt và đã nhận được những lời cảm ơn như thế đó! Được, giờ nghe đây. Khổ Qua đi làm bài tập ngay! Chả Giò xếp đồ chơi vào giỏ ngay! Còn cô, nín, xuống bếp làm cơm!”.

Một lúc sau, tôi nghe tiếng cười rúc rích của ba mẹ con dướI bếp. Nữa đêm, tôi trằn trọc mãi không tài nào ngủ được vì đã lỡ nặng lờI vớI vợ con. Tôi xoay người, thấy nàng vẫn thức và nhìn tôi âu yếm. Tôi gượng gạo hỏI : “HồI nãy em và sắp nhỏ cười cái gì vậy?”. Nàng nhéo tôi một cái, thủ thỉ : “Anh cứ như mọI khi đi, làm khác mẹ con em buồn cười lắm”.

Đêm đó, trời dường như mau sáng…



SẼ ĐẾN LÚC….

Sẽ đến lúc bạn chợt nhận ra sự khác biệt tinh tế giữa việc giữ một bàn tay và sự ràng buộc một tâm hồn.

Sẽ đến lúc bạn chợt nhận ra tình yêu không còn là điểm tựa và bên nhau không có nghĩa là hạnh phúc.

Sẽ đến lúc bạn chợt nhận ra nụ hôn không phảI là lời cam kết và quà tặng thì khác với lời hứa thật lòng.

Sẽ đến lúc bạn chợt nhận ra không phải mùa nắng nào cũng đẹp.

Và bạn biết chấp nhận sự thất bạI với tư thế ngẩng cao đầu và đôi mắt sáng, với sự cao thượng của tuổi trưởng thành chứ không bi lụy, cố chấp của trẻ thơ.

Có ai đi mà không vấp ngã một đôi lần.

Hãy góp nhặt những mãnh vỡ của mình và bước tiếp từ đây – trên con đường đã chọn của chính ngày hôm nay và không trông chờ vào những gì chưa chắc chắn của ngày mai.
Bạn hãy cho đi đừng tiếc nuối hay níu kéo. Có ai cho đi mà cảm thấy mất bao giờ.

Và hãy giữ lại những điều tốt đẹp nhất, hơn là mỏi mòn đợi chờ ai mang đến.

Và bạn chợt nhận ra mình đã vượt qua



MÓN QUÀ CỦA TÌNH YÊU

_ Cho tôi xem cháu một chút có được không ? - NgườI mẹ trẻ hạnh phúc hỏi.

Khi cái gói nhỏ xinh xắn nằm gọn trong tay mình, người mẹ trẻ vén miếng vảI để xem khuôn mặt bé xíu kia ra sao, bỗng cô há hốc miệng vì kinh ngạc. NgườI bác sĩ vội quay đi và nhìn ra cửa sổ. Đứa bé con cô không có đôi tai.

Thời gian trôi qua, đứa bé ấy lớn lên và vẫn có khả năng nghe bình thường, chỉ có điều cơ thể cậu có một thiếu sót…

Rồi một hôm, đứa bé chạy vội từ trường về nhà, gục đầu vào lòng mẹ mình oà khóc nức nở. Và cậu tự thốt ra bi kịch của mình : “Con là… một con quái vật!”

Người mẹ hiểu rằng cuộc đời con trai mình bắt đầu trải qua những lần cay đắng như thế.

Cậu bé lớn lên càng lúc càng tuấn tú, khỏe mạnh và học giỏi, cứ như thể là tạo hóa muốn bù lại nỗi bất hạnh của cậu. Nhận thấy rằng với khiếm khuyết như vậy cậu khó mà tiến thân hiện tại và sau này, bố mẹ cậu bắt đầu tìm kiếm người nào đó có thể hiến đôi tai để bác sĩ làm phẩu thuật cho cậu.

Đã hai năm đằng đẳng trôi qua mà không có kết quả gì, trong khi cậu lại rất giỏI văn chương và âm nhạc. Rồi đến một hôm, bố cậu bảo :

_ Con chuẩn bị đến bệnh viện làm phẩu thuật. Bố mẹ đã tìm được người đồng ý hiến đôi tai cho con rồi. Nhưng người ta yêu cầu phảI giữ bí mật.

Cuộc phẩu thuật thành công tốt đẹp, và cuộc đời cậu thay đổi từ đó. Cậu như có thêm sức mạnh và lòng tự tin. Tài năng và vinh quang của cậu tiếp nối từ trường phổ thông đến khi cậu tốt nghiệp đạI học. Sau đó, cậu thành đạt trong lãnh vực ngoạI giao và có một mái ấm gia đình hạnh phúc…

_ Con cần phải biết chứ bố! Hễ có dịp là cậu gặng hỏi bố mẹ - Con rất cần biết ai đã làm thay đổi cuộc đời con, để có thể đền đáp tấm lòng cao cả của người ta.

_ Cha nghĩ rằng người ta không bắt buột con phải đền ơn này nọ đâu, cũng như con khó mà có thể đền đáp cho phải lẽ với ngườI ta… Nhưng con vẫn chưa được biết, con ạ.

Ngày tháng trôi qua mau, công việc cuốn cậu từ chuyến công tác này đến công tác khác. Thời gian làm cậu gần như quên bẵng chuyện người đã hiến tặng đôi tai.

Thế rồi cái ngày mà cậu từng mong mõi gặp được người ân nhân cũng đến. Đó là chuỗi ngày tốI tăm nhất trong cuộc đời cậu. Sau một chuyến bay dài, đứng cạnh bố bên quan tài mẹ, cậu thấy ông nhẹ nhàng đưa tay run run nâng mái tóc dài của bà lên : bà không có đôi tai.

_ Trước đây khi con còn bé, mẹ con nói với ba rằng rất thích để tóc dài, và ba biết điều này sau khi bác sĩ làm phẩu thuật cho con. Mẹ con để như vậy cũng đâu có xấu chút nào, đúng không con?

Vẻ đẹp thật sự của con ngườI không nằm ở bề ngoài mà là ngay trong trái tim họ. Tình yêu thật sự không nằm trong những gì được thể hiện và được biết đến, mà chính là ở những điều làm được mà không ai biết đến.

Sưu tầm.
 
Con diều tuổi thơ

Một buổi chiều rỗi, dọc ngang chạy khắp phố mới phát hiện có một chỗ thả diều lí tưởng lắm. Háo hức đến đó. Nhưng, chỉ là để ngắm thôi. Không còn như thời bé, mùa gió lộng là theo anh Hai đi kiếm tre về làm diều.

Giờ, nhìn lên bầu trời, những cánh diều sặc sỡ sắc màu. Với vài chục nghìn, người ta có thể mua một con diều tuyệt đẹp: con bướm, con dơi, con phụng... và tha hồ mà thả lên trời. Hiếm thấy có một con diều nào là người chơi tự làm. Có lẽ làm một con diều tốn nhiều thời gian và công sức. Nhưng, phải có những giờ tỉ mỉ với tre và giấy mới thấy hết giá trị của của thú chơi diều. Sẽ hạnh phúc biết bao khi con diều được thả lên trời là sản phẩm của mình tạo ra, đã được tô vẽ theo sở thích của riêng mình. Và đặc biệt, nó không thể nhầm lẫn với hàng trăm con diều khác cùng vươn mình đón gió trên cao.

Trông thấy lũ trẻ ngóng mặt lên trời nhìn theo cánh diều mà thích quá. Hồi xưa đó, mình cũng từng như chúng, cứ ngóng cổ lên, tay thì giật dây liên hồi. Về nhà, cổ mỏi nhừ, lại nhõng nhẽo mẹ: "Con đau!"

Có đứa bé kéo dây diều, chạy cả trăm thước mà diều chẳng lên, nó bực mình quăng cả cuộn dây xuống đất. Anh nó đưa cuộn dây có con diều bay cao chót vót cho nó và nâng con diều đang nằm bẹt dí trên mặt đường lên. Nó nhoẻn miệng cười. Nó sao giống mình hồi đó quá! Và anh Hai... thật là tốt bụng.

Kỉ niệm khó quên nhất vẫn là con diều bị giật mất. Mình bé con lắm nên toàn bị ăn hiếp. Nhớ có lần anh Hai đi học, không cùng mình thả diều. Nhưng mình vẫn cứ đi ra đồng, một mình một diều. Bọn anh em nhà thằng Cường ú thấy mình " thân cô thế cô", ban đầu chúng giành đất thả diều. Khi chiều, gió lộng, con diều mình bay cao lắm, bay cao nhất trong bọn. Chúng thấy thế, cướp mất dây diều trong tay mình. Mình khóc, giành lại nhưng không được, chúng mạnh quá. Nước mắt nước mũi chạy về nhà. Gặp anh Hai đầu ngõ, mừng không thể tả. Anh hứa sẽ làm cho mình một con diều khác đẹp hơn con diều đã bị mất. Thế rồi....

Mình không chơi diều từ thuở đó. Vì anh Hai đâu còn sống để làm con diều " đẹp nhất trần đời" cho mình. Bọn Cường ú mang con diều trả mình khi anh Hai vừa được chôn xong. Nhưng, mình ghét bọn chúng. Mình đã quăng con diều có đôi mắt mà anh Hai vẽ. Có lẽ bọn chúng cũng buồn, và sợ mình nữa nên đã lầm lũi mang con diều đi. Từ dạo ấy, mình không gặp lại chúng nữa.

Con diều của một bé gái đã bị mắc kẹt trên dây điện. Nó đang la hét om sòm và cố giật con diều xuống nhưng không được. Mình mỉm cười. Vì ngày đó chỉ có diều mắc lên cây chứ làm gì có dây điện để mà mắc. Tội nghiệp con bé! Nó sẽ khóc giống mình hồi đó chứ? Chao ôi! Bỗng dưng mình thấy nhớ đôi mắt trên con diều của anh Hai ngày ấy...
 
Thư gửi em miền cao


Em à!

Hà Nội chiều nay mưa thật lớn! Cơn mưa cuối hạ sao thấy lòng bâng khuâng. Một nỗi nhớ! Nhớ gì?
Vậy là tròn hai tháng chia tay với nói rừng Tây Bắc thanh bình và tĩnh lặng, trở về với sự ồn ào náo nhiệt của Thủ đô, hai tháng chị đã bắt đầu lại nhịp sống của mình nhưng những kỉ niệm về Viễn Sơn, về những cơn mưa rừng xối xả , về tình cảm của đồng bào miền cao, về em, về lớp học"Chim non"vẫn còn đấy, nó cứ trở về da diết cháy bỏng mỗi chiều mưa!

Em à!

Hà Nội chiều nay mưa thật lớn! Cơn mưa cuối hạ sao thấy lòng bâng khuâng. Một nỗi nhớ! Nhớ gì?

Vậy là tròn hai tháng chia tay với nói rừng Tây Bắc thanh bình và tĩnh lặng, trở về với sự ồn ào náo nhiệt của Thủ đô, hai tháng chị đã bắt đầu lại nhịp sống của mình nhưng những kỉ niệm về Viễn Sơn, về những cơn mưa rừng xối xả , về tình cảm của đồng bào miền cao, về em, về lớp học"Chim non"vẫn còn đấy, nó cứ trở về da diết cháy bỏng mỗi chiều mưa!

Nhớ! Nhớ lắm! Nhớ trường , nhớ lớp nhớ mỗi giờ lªn lớp, nhí từng chó "Chim non " bé bỏng. Mọi thứ như vừa mới đâu đây mà đã vụt mất.

Em hiểu không cái cảm giác vui sướng và hồi hộp khi được phân công chủ nhiệm lớp 3A, chị đã có một đêm gần như không ngủ, hình dung tưởng tượng ra khung cảnh lớp học trong buổi gặp mặt đầu tiên. Sẽ là vui hay buồn? Sẽ là đông hay thưa thớt?...Rồi những xúc cảm của một "cô giáo" lần đầu tiên đứng trên bục giảng...Tất cả cứ chập chờn trong giấc ngủ.

Và buổi gặp mặt đầu tiªn thật vui và đáng nhớ phải không nào? Không chút ngượng ngùng rắt rè mà thật tự nhiên thật thân thiện. Không biết vì màu áo xanh chị mặc hay vì nụ cười ấm áp em trao mà chị thấy tự tin hơn . Những suy nghĩ miên man đêm qua biến đâu mất , đối diện với chị lúc này là đôi mắt sáng long lanh không khỏi tò mò về thầy cô giáo mới của mình"Anh chị thật lạ, áo xanh mũ tai bèo chẳng giống cô giáo của em " Anh Văn Chung dí dỏm" Uh "! Thế thì thầy cô mới là anh chị của em - Lại nhoẻn một nụ cười thân thiện đang yêu!

Ấn tượng với em bởi giọng hát ngọt ngào , bởi điệu múa Dao mềm mại , bởi nụ cười ,bởi ánh mắt buồn và nhiều hơn nữa đã là những ước mơ thật gần gũi, giản dị mà cũng thật lớn lao. Yêu lắm những ước mơ xanh đố hãy cùng chắp cánh cho nó bay thật xa em nhé …!.

Một lớp học miền cao không đông lắm nhưng thật đặc biệt , đặc biệt như chính ngày đầu tiên nhận lớp vậy. Thầy cô đặc biệt và các em cũng đặc biệt. Em không chỉ học lớp 3 mà em cßn học lớp 1,2. Nhớ đầu tiên em thập thò ngoài cửa lớp , bi bô đánh vần đúng chữ chị ghi trên bảng "Sinh viên Tình nguyện". Đôi mắt nhìn vào sâu thẳm chiếc bàn cuối lớp , em thèm được đọc được viết , được nghe các anh chị giảng bài hay kể chuyện.... Em lại cười thật xinh khi được nhận vào lớp học cũng các anh chị lớn hơn em 2 tuổi ... Em không chỉ là dân tộc Kinh, em còn là dân tộc Tày , dân tộc Dao... Em nói tiếng Kinh không giỏi. Em khác anh chị nhưng Em muốn có cái chữ để bố mẹ đỡ khổ , để đọc truyện cho bà nghe và để được học lịch sử Việt Nam. Em muốn được là "Chim non" tự do bay giữa trời , được đi mọi miền đất nước ! Ước mơ thật là ước mơ nhưng đã là sáng bừng lên giữa núi rừng ấm áp ân tình ấy một lớp học"Chim non" với mong ước mỗi chó chim non luôn sát cánh bên nhau lớn khôn để tung cánh bay đến mọi miền đất nước..!

Ngày ngày lên lớp cùng em học vẽ, cùng em làm Toán , học Tiếng Việt , dạy em hát dạy em đọc thơ...thấy mình như thành cô giáo thật rồi ấy !Từ lời nói đến hành động cũng cẩn trọng hơn, nhưng cũng đâu thiếu tinh thần nghịch em nhỉ?...

Bối rối cực ấy khi mà chị sửa mãi em vẫn "Con thưa cô". Khó khăn là lúc phải phân mình vừa đọc chính tả cho các em lớp 1,2 vừa dạy Toán cho em...Hi "Lớp đông khi khi cũng vất vả..."Vui thật khi thấy Vẹt Tượng nghịch ngợm , hay nói là thế mà làm lớp trưởng thật ra dáng và gương mẫu khiến cả lớp ai cũng ngoan theo...Thoải mái nhất khi nghe Hoạ Mi va Sơn Ca hát những giai điệu du dương của nói rừng. Anh Chung Chích Choè hóm hỉnh hay kể chuyện và luôn làm giảm nhiệt khi lớp căng thẳng. Chị Hải Âu nắn nót từng nét chữ mềm mại , dạy em cách tô màu phối cảnh thật hài hoà ...nhẹ nhàng mà tình cảm..

Ngày lên lớp vui là thế ! Những buổi ở nhà sao thấy nhớ ghê!Nhớ Sơn ca hay buồn, nhớ hoạ mi hay cười , nhớ sáo sậu luôn đến lớp sớm trực nhật sạch sẽ , nhớ chim sâu chăm chỉ viết bài cho kịp anh chị, nhớ vẹt uốn tùng nết chữ cho em bé chim ri thật ân cần …Kỉ niệm về vùng nói xa x«i nơi có lớp học đó Chim non yêu thương của chị, chị sẽ không bao giờ quên..Dù mai này chẳng thể làm cô giáo, chị vẫn mong ước một ngày sẽ lại được đứng trên bục giảng, để dậy lũ học trò của chị cách làm Toán, cách viết đúng chính tả, cách hát một bài hát thật hay về đất nước mình. Cứ bay đi, Chim non nhé để đến với vùng đất của ước mơ_nơi sẽ dành riêng cho các em, lũ học trò yêu th­ương của chị!

Hoàng Lan Yến_Đội SVTN Kinh Tế Quốc Dân.
( Nguồn HHT online)
 
Cuộc sống - nếu như - cảm ơn


Cuộc sống luôn dành cho ta
Những niềm vui,
... và cả những nỗi buồn.
Những nụ cười,
... và cả những giọt nước mắt.
Góc cạnh - vô thường


Những cuộc vui,
... và cả những khoảng lặng.
Những người bạn,
... và cả cảm giác đơn độc.
Những thành công,
... và cả những thất bại.
...
Nhiều lắm!


Nếu như cuộc sống chỉ có niềm vui mà không có nỗi buồn thì sẽ nhàm chán lắm. Khi đó, em sẽ không biết đau, mà nếu em không đau, thì làm sao em hiểu được nỗi đau của người khác thế nào?

Nếu như cuộc sống chỉ có nụ cười mà không có những giọt nước mắt thì sẽ vô vị lắm nhỉ. Nếu em chỉ nhìn thấy mỗi nụ cười, em sẽ nghĩ rằng mọi người đều rất vui vẻ và thân thiện với nhau. Như thế, em sẽ không biết rằng, đôi khi người ta đau quá mà không khóc được, người ta sẽ cười. Và cũng có khi, người ta khóc vì quá vui mừng. Hmm... có cả những khi người ta giả lảng với nhau nữa chứ...

Nếu như cuộc sống chỉ có những cuộc vui mà không có những khoảng lặng, thì mãi mãi em sẽ không bao giờ trưởng thành. Bởi vì em sẽ bị cuốn theo những cuộc vui ấy, em sẽ không có những khoảnh khắc để suy nghĩ. Cho dù em đã sai, thì cuộc sống vẫn cho em những khoảng lặng, để em tìm ra con đường tốt nhất để sống tốt cơ mà. Cuộc sống, cần lắm những khoảng lặng.

Nếu như chỉ vui vẻ với những người bạn, em sẽ chẳng bao giờ biết rằng cảm giác đơn độc nó đáng sợ đến thế nào? Và sẽ có lúc, vô tình em sẽ tạo ra cảm giác đơn độc cho bạn bè của em. Em rất mừng vì em nhiều lúc chạm đến cảm giác đơn độc.

Nếu cuộc sống chỉ có những thành công, em sẽ không biết được rằng thất bại đôi lúc còn đáng trân trọng hơn cả thành công. Nếu em chỉ thành công, em sẽ không có những kinh nghiệm để làm cho cái kết quả đó tốt hơn nữa. Và hơn hết, em hiểu rằng thất bại mang lại cho em nghị lực và quyết tâm hơn những thành công phù du...

Cuộc sống cho em nhiều, đôi lúc em thấy thế là không đủ... Nhưng giờ em đã biết yêu những gì em đang có, và em hài lòng với những gì mà cuộc sống đã, đang và sẽ cho em.

Em vẫn sẽ cảm ơn lắm những người đã mang lại cho em nỗi buồn, những người đã để em biết cảm giác đơn độc như thế nào, những người đã bỏ rơi và quay lưng lại với em khi em sai lầm, khi em khó khăn... Họ đã giúp em trưởng thành hơn, biết nghĩ hơn. Họ giúp em biết tin tưởng vào mình hơn, giúp em biết tự sống bằng chính sự nỗ lực của mình chứ không thể dựa vào người khác, dù chỉ một chút thôi.

Và hơn tất cả là cảm ơn những người luôn luôn tốt với em, những người luôn luôn động viên em, những người luôn tin tưởng vào khả năng của em... Họ giúp em thêm nghị lực, thêm sức mạnh và niềm tin để vững vàng trong cuộc sống. Em sẽ đền đáp tất cả những người đó.

Ta có cuộc sống của ta,
cũng như mọi người có cuộc sống của mọi người.
Ta đang đi trên con đường đã chọn,
cũng như mọi người đang đi trên con đường của mọi nguời.
Ta có những đam mê của ta,
cũng như mọi người có khát khao của mọi người.
Ai hiểu ta?
Ai ở cạnh ta?
Ai nhớ ta đã từng xuất hiện trong cuộc đời họ?
Thoảng hoặc lướt qua,
hoặc vô tình có những ấn tượng...
Ta đang đi...
Giữa phù du cuộc đời (!)
Trên con đường xác định
... trong cuộc sống của ta... (!)


Stầm.
 
AT - Một mùa đông nữa lại về, lòng tôi chợt nhớ đến anh, chỉ một năm trước thôi anh còn đi bên cạnh tôi, cùng nhau đón mừng ngày Noel nơi góc quán quen thuộc. Thế mà giờ lại chia xa không biết bao giờ sẽ gặp lại nhau.

Ngồi trên phòng trọ nhìn xuống đường phố vào ban đêm, dòng người tấp nập, xe cộ đông đúc nhưng sao có cảm giác trống vắng quá. Ánh đèn đường làm nhòa đi ánh mắt nhìn của tôi nhưng không thể nào phai nhòa ký ức năm nào.

Lúc đó, tôi là một cô bé học lớp 12 cứng đầu, còn anh là một con người không hề quen biết. Nếu không có kỳ thi học kỳ I thì tôi và anh đã như hai đường thẳng song song. Tháng mười hai để lại cho đời học sinh biết bao nỗi buồn lo nhưng cũng háo hức, lo vì thi, háo hức vì lễ Noel đã đến gần.

Tôi cũng thế, ngày đầu tiên đến trường thi những cơn gió lạnh làm cho da thịt tái đi, nhưng tôi vẫn chịu đựng, chẳng bao giờ tôi mặc áo ấm đến trường cả, lý do chỉ vì chữ “ngại”, đã mặc áo dài nên ngại mặc áo ấm bên ngoài, vì mặc như thế kỳ lắm! Tôi đang tập trung dò bài để chuẩn bị bước vào phòng thi, chẳng hiểu vì thấy tôi không bình thường hay tội nghiệp mà anh đã đến hỏi thăm: “Lạnh lắm hả nhỏ?”.

Tôi đáp nhanh: “Mắc chi đến...” câu trả lời chợt im bặt khi tôi bất chợt chạm phải ánh mắt ấm áp của anh, chính ánh mắt ấy đã làm tôi bớt giá lạnh, suốt thời gian thi tôi và anh đã gắn bó với nhau như hai người bạn thân. Anh cũng giống tôi là không chịu mặc áo ấm, chính sự giống nhau ấy mà hai đứa ngày càng thân hơn.

Kỳ thi đã qua lâu rồi nhưng câu chuyện giữa tôi và anh cứ dài đằng đẵng. Đến lễ Noel anh đã tặng tôi một tấm thiệp kèm theo một cánh hoa hồng, lúc đó tôi biết tình cảm anh dành cho tôi nhưng lớp 12 là năm học cuối cấp nên tôi muốn dành tất cả cho việc học.

Tuy vậy mỗi chiều thứ bảy chúng tôi đều cùng đi chơi, cùng chia sẻ những buồn vui. Bất chợt một buổi chiều cuối năm, ánh mắt anh buồn lạ và anh đã hỏi tôi: “Em có yêu anh không?”. Lòng tôi bối rối lắm nhưng tôi đã nói: “Em không biết”. Tại sao chỉ một chữ “Có” mà tôi không thốt ra được, để bây giờ ngồi đây hối tiếc chuyện ngày qua.

Ngày ra trường, tôi đậu đại học ở một trường gần nhà. Còn anh đã theo gia đình đến một đất nước xa xôi sinh sống. Lúc giã từ anh đặt vào tay tôi một cành hồng đỏ thắm, tôi biết anh muốn nói gì nhưng thời gian trôi thì lòng người thay đổi, tôi muốn anh ra đi mà trong lòng không còn gì vương vấn. Những giọt lệ tôi cố kìm nén đã bật ra khi dáng anh khuất dần. Tôi biết từ đây tôi mất anh mãi mãi.

Trời đã dần khuya, dòng người trên phố đã thưa dần. Bỗng một chiếc phi cơ bay ngang bầu trời đen thẫm, tôi chợt ước sao anh trở về bên tôi như ngày xưa và hỏi: “Em có lạnh lắm không?”. Tôi biết đó chỉ là ảo vọng mà thôi. Chiếc máy bay xa xăm ấy làm sao chở được niềm mơ ước nhỏ nhoi của tôi về được. Phải không anh?
 
Thời gian cứ thấm thoát trôi đi, theo cách của nó, đều đặn, từng khắc, từng khắc... mới đây thôi nhìn lại đã thoáng đến một năm mới, chợt giật mình vì những ngày đời người thật chóng qua như hoa cỏ. Em à…ngày hôm qua vẫn là ngày mai anh sẽ sống với nó.

Chẳng ai có thể nhìn được thời gian thế nào, đến hay đi, làm sao níu kéo được. Thời gian với những ai có lòng kiên trì, nó làm tan biến những giây phút mong chờ khắc khoải. Với ai biết chờ đợi, nó dừng lại với những giây phút bối rối bởi những cái nắm tay, những giây phút nghẹn ngào, những giọt nước mắt hay giây phút thẹn thùng lần đầu được biết vị ngọt của nụ hôn. Ngay cả với những nỗi đau, nó cũng là phương thuốc tốt nhất dùng để chữa lành mọi vết thương.

Mọi thứ sẽ trôi qua, nhưng có những điều sẽ không bao giờ biến mất. Làm sao có thể quên được những ánh mắt chứa chan lòng thân ái của một tấm lòng biết đau trước những nỗi đau của người khác. Làm sao có thể mất đi những san sẻ, quan tâm bạn dành cho người mình yêu mến... Bởi chỉ có tình yêu là điều duy nhất có thể chiến thắng được thời gian - dù chiếc đồng hồ của bạn hằng ngày vẫn gõ từng nhịp đều đều, vẫn nhảy từng vòng nhưng những gì bạn làm cho người khác bởi lòng yêu thương sẽ không bao giờ biến mất. Nó giống như một vòng tròn lặp lại, một ngày nào đó tình yêu sẽ xuất hiện trước mặt bạn với nguyên hình hài của nó.

Tất cả những gì đã trôi qua là những gì người ta có để sống cho ngày mai. Thời gian sẽ là bạn tốt với những ai biết trân trọng những khoảnh khắc của nó, trân trọng những giây phút bên nhau, những giây phút được nhìn thấy nhau, ngay cả những cái bắt tay hay những cái ôm ấm lòng... Bởi ai biết đâu được những giây phút mà bạn có bây giờ bên cạnh một ai đó là những giây phút cuối cùng bạn có thể ở cùng người ấy!

Cảm ơn tất cả những gì đã đến trong thời gian qua.

Cảm ơn những nỗi đau. Cảm ơn những niềm hạnh phúc.

Cảm ơn những người bạn đã ở với tôi trong những thời khắc buồn bực nhất.

Cảm ơn những sự giúp đỡ, những lời hỏi thăm những lời động viên ân cần…

Cảm ơn em đã đến với tất cả những gì chân thành nhất mà anh có thể cảm nhận được, cảm ơn những gì em làm, sự tin tưởng, niềm tin, hy vọng và sự chờ đợi…

Mọi điều đã đến và đã xảy ra là những gì mà thời gian có thể mang lại. Cảm ơn thời gian qua vì những gì nó mang đến...

Hướng đến một ngày mới, một năm mới với những khát khao cháy bỏng, với một niềm tin về những giấc mơ sắp và sẽ trở thành hiện thực. Em ở đó như giấc mơ mà anh đang mong chờ nhất…

Năm mới đến với nhiều niềm hy vọng thật mới, là thời điểm tuyệt vời để bắt đầu mọi sự thật mới mẻ. Tiếp nối của những ngày hôm qua, là cột mốc dần ngắn lại với sự chờ đợi, với nỗi nhớ và những nỗi niềm da diết…

Năm mới đến với một niềm tin thật mới mẻ về một tương lai tốt đẹp hơn. Năm mới là cơ hội để tận dụng từng thời khắc, làm những gì chưa làm hết, thực hiện những gì mà lòng mình ao ước. Ta sẽ sống từng phút như thể nó là những giây phút chót để một năm mới đến thật sự có ý nghĩa, giá trị trên đời sống mỗi người.
Ảnh minh họa: Blog tác giả

Nhân một năm mới đến chúc cho mọi người có một năm mới tràn đầy niềm vui, hạnh phúc bình an vui thỏa trong tâm hồn.

Và em à…những thời khắc sắp đến là những thời gian tuyệt đẹp mà anh và em chắc chắn sẽ có. Anh tin ở điều đó…

Vì một ngày mới là những gì tuyệt vời mà Thượng Đế dành tặng cho mỗi người!


* Gửi từ Blog tiengduongcamchoem
 
Chậm lại một nhịp để không thấy mình cô đơn!

Cuộc sống gấp gáp của hiện tại dường như đang cuốn chúng ta đi, chúng ta học cách nhìn xa, nhìn rộng...để không bỏ nhịp vòng quay của cuộc sống. Tất bật với công việc thường ngày, với những lo toan cơm-áo-gạo-tiền. Cuộc sống cứ thế trôi đi với những vòng quay không thay đổi ngày này qua ngày khác. Không còn đủ thời gian về với gia đình( chợt nhớ là lâu lắm rồi cả nhà chưa có một bữa cơm có đủ tất cả mọi người). Và hình như ta đang dần quên mất rằng xung quanh mình....rất gần thôi...những điều thật giản dị....lại là những điều quan trọng với mỗi người.....Ta chợt nhận ra....cần chậm lại....chậm lại.....để không thấy mình cô đơn...

Một tháng nữa lại sắp sửa qua nhanh. Bước chân của thu đã thấp thoáng bênthềm. Những ngày hè nắng cháy da vui có buồn có đã nhạt nhoà dần và lùi vào trí nhớ. Mới nhận ra quỹ thời gian của ta trong một năm đang co dần. Cuộc sống vẫn mải mê chảy trôi theo một quy luật ngàn đời vẫn thế.

Chạy đua với thời gian, cuộc sống dường như hối hả, mau lẹ hơn. Có phải ta đã đủ lớn để nhận ra những việc cần làm, và cuộc đời - bắt ta phải giải quyết cả núi công việc có tên và không tên một khi đã bước vào guồng quay của nó. So với cái thời vụng dại, ta thấy mình già dặn và chín chắn hơn nhiều khi nhìn thấy quỹ thời gian đang trôi chảy dần. Muốn níu giữ thời gian nhưng thật khó. Ta không thể dừng lại để ngẫm nghĩ đúng sai, để cân nhắc điều gì có thể đến nếu như làm việc này việc khác. Nếu vậy, sẽ không có sự ưu ái nào dành cho chúng ta cả.

Chạy đua cùng với nó, thành những con người năng động trong cuộc sống hôm nay, hẳn là không dưới một lần ta vẫn có cảm giác ngậm ngùi, một sự chạnh lòng nho nhỏ nếu không muốn nói là sự day dứt...

Có bao giờ bạn nghĩ đến ánh mắt buồn và trũng sâu của mẹ khi chờ đứa con yêu về quây quần, tíu tít bên mâm cơm gia đình. Có khi nào bạn dành khoảng thời gian, dù là ngắn ngủi ngồi trò chuyện với mẹ về những chuyện riêng tư, những mối quan hệ hằng ngày. Thói quen ấy dường như ta đang mất dần có thể vì bận rộn hay một sự ngại ngùng, không hợp thời với cuộc sống hôm nay.

Hằng ngày, ta vẫn dành một khoảng thời gian ngắn để gửi mail, tin nhắn cho bạn bè. Điều đó là rất cần thiết nhưng rõ ràng lạm dụng quá những phương tiện như thế để mong cầu một tình cảm mãi ấm nóng, vẹn nguyên thì thật không dễ. Vẫn giọng nói quen thuộc, vẫn những dòng comment trả về nhưng sẽ có sợ dây vô hình làm nhạt nhoà tình cảm. Dẫu không nhiều nhưng nếu ta dành lấy một khoảng thời gian dành tặng bạn bè, hâm nóng những chân thành và sự cảm thông, chỉ một cái bắt tay, một ánh mắt nhìn hay nụ cười gửi vội ta sẽ thấy ấm áp và gần gũi hơn.

Trải mình với sự hối hả của cuộc sống này, có lúc nào bạn thấy mình cô đơn?

Vì bận rộn hay thói quen cuộc cuộc bận rộn tạo ra mà đôi khi ta vô tâm, không để ý đến một ai đó, đang cần lắm cánh tay ta chìa ra giúp đỡ.... Một người ôm con, đứng vẫy xe ở đường. Khuôn mặt cầu cứu và hy vọng, nhưng những người đi đường đã lãnh cảm qua mà không hề suy nghĩ, vô tình và nhẫn tâm. Có ai biết rằng, người phụ nữ và đứa trẻ ấy đang cần lắm tình đồng loại, và lòng trắc ẩn của những người dưng. Những bước chân hờ hững đi qua chắc chắn không phải ai cũng “máu lạnh” nhưng rõ ràng có sự vô tâm và thờ ơ. Không thể nói rằng họ quá bận rộn và không có thời gian để dừng lại và lắng nghe. Có lẽ, chỉ là một thói quen, thói quen đáng sợ trong cuộc sống hôm nay.
Cuộc sống cần sự bận rộn, năng động và nhiệt huyết. Nhưng trong sự hối hả ấy, ta biết chậm lại một nhịp (chậm lại chứ không phải trì hoãn), cuộc sống này sẽ trở nên ý nghĩa thật nhiều. Một sự thoải mái và thanh thoát cõi lòng luôn ngự trị.
Chậm lại một nhịp, tại sao không?

Internet.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top