Câu 28 Trình bày nguyên nhân ,diễn biến, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng 10 năm 1917?
* Nguyên nhân:
Hai chính quyền song song tồn tại ở Nga sau Cách mạng tháng hai tạo ra cục diện vô cùng phức tạp.
- Chính phủ lâm thời tư sản đại diện cho quyền lợi của tư sản và địa chủ tư sản hóa, tiếp tục theo đuổi chiến tranh đế quốc, đàn áp nhân dân lao động.
- Lê nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga chủ trương tiếp tục làm cách mạng, dùng bạo lực lật đổ Chính phủ lâm thời, chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại, giành chính quyền về tay các xô viết.
* Diễn biến
- Tới đầu tháng 10, không khí cách mạng bao trùm cả nước. Lê nin từ Phần Lan bí mật trở về Pê-tơ-rô-grat để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng.
- Đêm 24/10 (6/11), cuộc khởi nghĩa bùng nổ, quân cách mạng đã làm chủ toàn bộ thành phố. Đêm 25/10 (7/11), Cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu cuối cùng của Chính phủ lâm thời, bị đánh chiếm, các thành viên của Chính phủ bị bắt. Chính phủ âm thời tư sản sụp đổ.
- Tiếp đó khởi nghĩa giành thắng lợi ở Mát-x cơ-va và đến đầu năm 1918, thì giành thắng lợi hoàn toàn trên toàn đất nước.
* Ý nghĩa lịch sử
- Cách mạng tháng 10 đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh nước Nga. Lần đầu tiên những người lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ xã hội mới – chế độ xã hội chủ nghĩa, trên một đất nước rộng lớn.
- Cách mạng tháng 10 đã dẫn đến những thay đổi to lớn trên thế giới, cổ vũ mạnh mẽ và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
Câu 29. Hãy cho biết Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921-1925) ở nước Nga Xô Viết?
- Năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa bình, xây dựng đất nước. Bảy năm chiến tranh và nội chiến (1914-1921) đã tàn phá nặng nề hầu hết mọi lĩnh vực của nền kinh tế Nga- công nghiệp, nông nghiệp và thương mại. Đất nước còn lâm vào nạn đói trầm trọng và sự chống phá điên cuồng của các thế lực phản cách mạng. Trong tình hình ấy, tháng 3/1921 nước Nga Xô viết thực hiện Chính sách kinh tế mới do Lê-nin đề xướng.
- Nội dung chủ yếu của Chính sách kinh tế mới là thây thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng chế độ thu thuế lương thực, thực hiện tự do buôn bản, mở lại các chợ, cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ và khuyến khích tư bản nước ngoài được đầu tư, kinh doanh ở Nga.
- Chính sách kinh tế mới đã thu được kết quả tốt đẹp: nông nghiệp và các ngành kinh tế khác được phục hồi và phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện. Năm 1925, sản xuất công, nông nghiệp đạt mức xấp xỉ trước chiến tranh.
- Tháng 12/1922, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) được thành lập trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng giữa các dân tộc, nhằm củng cố sự liên minh và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước cộng hòa trong công cuộc bảo vệ và phát triển Liên bang Xô viết.
Câu 30. Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1925-1941), Liên Xô đã đạt được những thành tựu như thế nào?
- Sau khi khôi phục kinh tế, Liên Xô vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu so với các nước Tư bản phương Tây. Vì vậy, để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, Liên Xô đã tiến hành công cuộc công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa theo đường lối ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, mà trọng tâm là ngành công nghiệp chế tạo máy móc và cong nghiệp năng lượng. Cùng với nhiệm vụ công nghiệp hóa, nhân dân Liên Xô tiến hành công cuộc tập thể hóa nông nghiệp, thu hút nông dân tham gia các nông trang tập thể.
- Bằng hai kế hoạch 5 năm – kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928-1932) và kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1933-1937) Liên Xô đã giành những thắng lợi to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, trở thành nước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa với sản lượng công nghiệp đứng đầu Châu Âu, đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ), đã tiến hành tập thể hóa nông nghiệp với quy mô sản xuất lớn và được cơ giới hóa.
Câu 31. Hãy cho biết tình hình châu Âu trong những năm 1918-1929?
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tình hình châu Âu có nhiều biến đổi:
- Một số quốc gia mới đã ra đời từ sự tan vỡ của đế quốc Áo-Hung và sự bại trận của Đức.
- Hầu hết các nước châu Âu, kể cả thắng trận và thu trận, đều bị suy sụp về kinh tế (nước Pháp có tới 1,4 triệu người chết, nước Đức với 1,7 triệu người chết và mất toàn bộ thuộc địa…).
- Trong những năm 1918 – 1923, một cao trào cách mạng đã bùng nổ ở các nước châu Âu, nền thống trị của giai cấp tư sản bị chấn động dữ dội, có nơi khủng hoảng trầm trọng.
- Trong những năm 1924 – 1929, các nước tư bản châu Âu trở lại sự ổn định về chính trị, phục hồi và phát triển kinh tế.
Câu 32. Hãy cho biết cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 -1933) và những hậu quả của nó.
- Tháng 10 -1929, cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ trong thế giới tư bản. Đây là cuộc khủng hoảng thừa do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận trong những năm 1924 – 1929.
- Cuộc khủng hoảng kéo dài đến năm 1933 mới chấm dứt và có sức tàn phá chưa từng thấy, đã đầy lùi mức sản xuất hàng chục năm, hàng triệu công nhân thất nghiệp, hàng trâm nghìn người rơi vào tình trạng đói khổ.
- Để thoát ra khỏi khủng hoảng, một số nước tư bản như Anh, Pháp,… tiến hành những cải cách kinh tế, xã hội…, đặc biệt nghiêm trọng, một số nước khác như Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản đã tiến hành phát xít hóa chế độ thống trị ( thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ, thiết lập chế độ khủng bố công khai ) và phát động chiến tranh để phân chia lại thế giới.
Câu 33. Nêu tình hình kinh tế - xã hội nổi bật ở nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX?
- Sau Chiên tranh thế gới thứ nhất, trong những năm 20 nước Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở thành trung tâm kinh tế và tài chính số 1 thế giới.
+ Năm 1928, Mĩ chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới.
+ Đứng đầu thế giới về nhiều ngành công nghiệp như xe hơi, dầu mỏ, thép,…
+ Nắm 60% dự trữ vàng của thế giới.
Nguyên nhân của sự phát triển :
+ Là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, không bị chiến tranh tàn phá, lại thu được lợi nhuận nhờ chiến tranh.
+ Nước Mĩ chú trọng cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương phát sản xuất dây chuyền nhằm nâng cao năng suất và tăng cường độ lao động của công nhân…
- Do bị áp bức bóc lột và nạn phân biệt chủng tộc, phong trào công nhân phát triển ở nhiều bang trong nước. Tháng 5-1921, Đảng Cộng sản Mĩ thành lập, đánh dấu sự phát triển của phong trào công nhân Mĩ.
Câu 34. Hãy cho biết tình hình nước Mĩ trong những năm 1929 – 1939.
- Cuối tháng 10 – 1929, nước Mĩ lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy. Nền kinh tế - tài chính Mĩ bị chấn động dữ dội.
+ Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm 2 lần so với năm 1929, hàng nghìn công ti công nghiệp và thương mại và khoảng 75% dân trại bị phá sản. Hàng chục triệu người thất nghiệp.
+ Các mâu thuẫn xã hội trở nên hết sức gay gắt, các cuộc biểu tình, tuần hành diễn ra sôi nổi trong cả nước.
- Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã đưa ra Chính sách mới. Chính sách mới bao gồm các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng, nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính và đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.
- Các biện pháp của Chính sách mới cứu nguy cho chủ nghĩ tư bản Mĩ nhưng cũng đã giải quyết phần nào những khó khăn của người lao động, đưa nước Mĩ thoát dần khỏi khủng hoảng và vẫn duy trì được chế độ dân chủ tư sản.
Câu 35 Nêu tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
- Nhật Bản hầu như không tham giai chiến trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhưng đã thu được nhiều nguồn lợi. Trong vài năm trong và sau chiến tranh, nền kinh tế Nhật Bản khá phát triển ( sản lượng công nghiệp tăng 5 lần, nhiều công ti mới xuất hiện…).
- Nhưng sau chiến tranh, kinh tế Nhật Bản ngày càng gặp khó khăn. Nguyên nhân do :
+ Tàn dư của chế độ phong kiến còn tồn tại nặng nề trong nông thôn, khiến cho nông nghiệp vẫn lạc hậu, không có gì thay đổi. Gía gạo tăng cao, đời sống nông dân rất khó khăn. Vì vậy, năm 1918 “ cuộc bạo động lúa gạo” đã nổi ra, lôi cuốn tới 10 triệu người tham gia.
+ Thiên tai đã làm cho thủ đô Tô-ki-ô gần như sụp đổ hoàn toàn, cũng giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế - xã hội Nhật Bản.
- Phong trào bãi công diễn ra sôi nổi ; tháng 7-1922, Đảng Cộng sản Nhật Bản thành lập và trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân.
- Năm 1927, Nhật Bản lại lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính, chấm dứt sự phục hồi ngắn ngủi của nền kinh tế nước này.
Câu 36 Hãy cho biết tình hình Nhật Bản trong những năm 1929-1939?
- Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933 đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế Nhật Bản ( sản lượng công nghiệp giảm tới 1/3…).
- Giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương quân sự hóa đất nước, phát động chiến tranh xâm lược để thoát khỏi khủng hoảng ( Bản “ Tấu thỉnh” của Thủ tướng Ta-na-ca năm 1927 với kế hoạch xâm chiếm Trung Quốc, châu Á và toàn thế giới.
+ Tháng 9-1931, Nhật Bản tấn công vùng Đông Bắc Trung Quốc, dẫn tới việc hình thành lò lửa chiến tranh đầu tiên thế giới.
+ Trong thập niên 30, ở Nhật Bản đã diễn ra quá trình thiết lập chế độ phát xít với việc sử dung triệt để bộ máy quân sự và cảnh sát của chế độ quân chủ chuyên chế Nhật Bản.
- Giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân, kể cả binh sĩ, đã tiến hành cuộc chiến tranh mạnh mẽ, góp phần làm chậm lại quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản
Câu 37 Trình bày những nét chung về phong trào dộc lập dân tộc ở châu Á trong những năm 1919 – 1939.
- Từ sau cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và Chiến tranh thế giới nhứ nhất, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á đã bước sang thời kì phát triển mới. Phong trào diễn ra mạnh mẽ và lan rộng ở nhiều khu vực của lục địa châu Á rộng lớn, tiêu biểu là phong trào đấu tranh ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và In-đô-nê-xi-a. Đó là :
+ Phong trào Ngũ tú năm 1919 ở Trung Quốc.
+ Cuộc cách mạng nhân dân ở Mông Cổ đưa tới việc thành lập Nhà nước Cộng hào Nhân dân Mông Cổ.
+ Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại do M. Gan-đi đứng đầu.
+ Thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng ở Thổ Nhĩ Kì (1919 – 1922) đưa tới việc thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kì…
- Trong cao trào đấu tranh giải phóng, giai cấp công nhân đã tích cực tham gia và nhiều đảng cộng sản đã được thành lập như ở Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a và Việt Nam,…
Câu 38 Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 -1939 diễn ra như thế nào ?
- Phong trào Ngũ tứ bùng nổ ngày 4-5-1919, khởi đầu là cuộc biểu tình của 3000 học sinh yêu nước ở Bắc Kinh chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc. Phong trào nhanh chóng lan rộng ra cả nước, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Lực lượng chủ yếu của phong trào chuyển từ sinh viên sang giai cấp công nhân. Phong trào Ngũ tứ đã mở đầu cao trào chống đế quốc, chống phong kiến. Từ đó, chủ nghĩa Mac-Lê-nin được truyền bá sâu rộng ở Trung Quốc được thành lập.
- Trong 10 năm ( 1926 – 1937 ), tình hình chính trị ở Trung Quốc diễn ra nhiều biến động. Trong những năm 1926 – 1927 là cuộc Chiến tranh Bắc phạt của các lực lượng cách mạng nhằm đánh đổ các tập đoàn quân phiệt đang chia nhau thốn g trị nhiều vùng miền ở Bắc Trung Quốc. Sau đó, trong những năm 1927 – 1937 diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng – Tưởng Giới Thạch và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
- Tháng 7 – 1937, Nhật Bản phát động cuộc tấn công xâm lược nhằm thôn tính toàn bộ Trung Quốc. Trước nguy cơ đó, Đảng cộng sản Trung Quốc và Quốc dân đảng đã đình chỉ nội chiến, cùng hợp tác chống Nhật. Cách mạng Trung Quốc chuyển sang thời kì mới : Quốc – Cộng hợp tác, kháng chiến chống Nhật.
Câu 39. Hãy cho biết tình hình chung của các nước Đông Nam Á những năm 1918 – 1939.
- Đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á ( trừ xiêm, nay là Thái Lan ) đều là thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Sau thất bại của phong trào dưới ngọn cờ “ phò vua cứu nước”, tầng lớp trí thức mới ở các nước này chủ trương đấu tranh giành độc lập theo con đường dân chủ tư sản.
- Từ những năm 20, do sự da tăng số lượng, phát triển và trưởng thành của gai cấp công nhân do chính sách khai thác thuộc địa của các nước đế quốc và những ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, giai cấp vô sản tường bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào đấu tranh. Đây chính là nét mới so với thời kì trước của phong trào cách mạng ở Đông Nam Á trong những năm 1919 – 1939.
- Trong thời kì này, Đảng Cộng sản đã ra đời ở nhiều nước Đông Nam Á, như : In-đô-nê-xi-a ( 1920) ; Việt Nam, Mã Lai và Xiêm (1930). Dưới sự lãnh đạo cảu cá đảng cộng sản, nhiều cuộc đấu tranh diễn ra như cuộc khởi nghĩa ở Gia-va, Xu-ma-tơ ( 1926-1927) ở In-đô-nê-xi-a, phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh ( 1930-1931) tại Việt Nam.
- Phong trào dân chủ tư sản ở Đông Nam Á cũng có những bước tiến bộ rõ rệt. Nếu như trước đây mới chỉ xuất hiện những nhóm lẻ tẻ thì đến giai đoạn này đã ra đời những chính đảng có tổ chức và ảnh hưởng lớn trong xã hội như Đảng Dân tộc ỏ In-đô-nê-xi-a, phong trào Tha-kin ở Miến Điện,…
Câu 40 .Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918 -1939 ) diễn ra như thế nào?
- Ở Đông Dương, cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp được tiến hành dưới nhiều hình thức, dưới sự tham gia của cá tầng lớp nhân dân. Đó là cuộc khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam kéo dài hơn 30 năm ở Lào ; Phong trào yêu nước theo xu hướng dân chủ tư sản do nhà sư A-cha Hem Chiêu đứng đầu ( 1930 – 1935) ở Cam-pu-chia.
- Tại khu vực hải đảo, đã diễn ra nhiều phong trào chống thực dân, lôi cuốn hàng triệu người tham gia, tiêu biểu là cuộc khở nghĩa ở hải đảo Gia-va và Xu-ma-tơ-ra (In-đô-nê-xi-a) trong những năm 1926 – 1927 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a. Sau khi cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, quần chúng đã ngả theo phong trào dân tộc tư sản do Xu-các-nô – lãnh tụ của Đảng Dân tộc, đứng đầu.
- Từ năm 1940, khi phát xít Nhật tấn công đánh chiếm Đông Nam Á, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước trong khu vực đã tập trung vào kẻ thù hung hãn nhất này.
Câu 40. Hãy cho biết những thành tựu của khoa học – kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX và cả mặt trái của nó?
- Sau cuộc cách mạng công nghiệp, bước vào thế kỉ XX, nhân loại tiếp tục đạt được những thành tựu rực rỡ về khoa học kĩ thuật.
- Các ngành khoa học cơ bản như Hóa học, Sinh học, các khoa học về Trái Đất,… đều đạt được những tiến bộ phi thường, nhất là về Vật lí học với sự ra đời của lý thuyết nguyên thủy hiện đại, đặc biệt là lý thuyết tương đối có ảnh hưởng lớn của nhà bác học Đức An-be Anh-xtanh.
- Nhiều phát minh khoa học cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã được sử dụng như điện tín, điện thoại, ra đa, hàng không, điện ảnh…Nhờ đó, cuộc sống vật chất và tinh thần của con người đã được nâng cao rõ rệt.
- Mặt trái của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật : sử dụng những thành tựu khoa học-kĩ thuật để sản xuất những vũ khí giết người hàng loạt.
Câu 41 Nền văn hóa Xô Viết hình thành và phát triển như thế nào?
- Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã mở đường cho việc xây dựng một nền văn hóa mới, đó là nền văn hóa Xô viết, dựa trên cơ sở những tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và thừa kế những tinh hoa của di sản văn hóa nhân loại.
- Nền văn hóa Xô viết đã đạt được những thành tựu văn hóa to lớn và rực rỡ:
+ Xóa bỏ tình trạng mù chữ và nạn thất học, sáng tạo chữ viết cho các dân tộc trước đây chưa có chữ viết.
+ Phát triển hệ thống giáo dục quốc dân với chế độ giáo dục phổ cập bắt buộc 7 năm, trở thành một đất nước mà đa số người dân có trình độ văn hóa cao cùng một đội ngũ trí thức có năng lực sáng tạo.
+ Nền khoa học - kỹ thuật Xô viết đã chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của khoa học – kĩ thuật thế giới. Nền văn hóa – nghệ thuật Xô viết đã cống hiến xuất sắc vào kho tàng văn hóa – nghệ thuật nhân loại.