• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Chia Sẻ Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858-1873

Trang Dimple

New member
Xu
38
Năm 1858, ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, quân dân ta đã anh dũng chiến đấu, làm thất bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của địch. Cụ thể diễn biến thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài

Lịch Sử lớp 8 -BÀI 24 - CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TỪ NĂM 1858-1873

I : THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VIỆT NAM

1.Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858-1859:

* Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta :

- Chủ nghĩa tư bản Pháp cần nguyên liệu và thị trường.

- Việt Nam cũng như Đông Nam Á nói chung , có vị trí địa lý quan trọng , giàu tài nguyên, chế độ phong kiến đang suy yếu.

* Lấy cớ :bảo vệ đạo Gia Tô Giáo .

* Diễn biến :

- Ngày 31-8-1858 Pháp kéo đến Đà Nẵng ,với kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh ,buộc Huế phải đầu hàng .

- 1-9-1858 : Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân dân anh dũng chiến đấu chống giặc .

- Pháp chiến bán đảo Sơn Trà , nhân dân bỏ đi hết “Vườn không nhà trống”.

* Vì sao Pháp chọn Đà nẵng là mục tiêu xâm lược nước ta? ,chiếm được Đà Nẵng ( Đà Nẵng cách Huế 100 km về phía Bắc) , sau đó sẽ vượt đèo Hải Vân đánh Huế với kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh , buộc Huế phải đầu hàng .


2.Chiến sự ở Gia Định 1859
* Nguyên nhân khiến thực dân pháp chuyển vào Gia Định :


-Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp ở Đà Nẵng bị thất bại .

-Chiếm vựa lúa Nam Bộ, cắt nguồn lương thực của triều đình Huế .

-Chuẩn bị chiếm Cam pu chia , dò đường sang Trung Quốc .

* Diễn biến tại chiến trường Gia Định .

- 2-1859 Pháp kéo vào Gia Định ;17-2-1859 Pháp tấn công thành Gia Định , quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã .

- Trong đó nhân dân địa phương tự động chống giặc .

- Do phải tham gia chiến trường Trung Quốc vá Châu Âu , quân Pháp để lại 1.000 quân ở Gia Định , quân triều đình vẫn “thủ hiểm” ở Đại Đồn Chí Hòa

. Đêm 23 rạng 24 –2-1861 Pháp tấn công Đại Đồn Chí Hòa , Đại đồn Chí Hòa thất thủ sau đó Pháp chiếm Định Tường – Biên hòa -Vĩnh Long .

*Hiệp ước Nhâm Tuất 5-6-1862.

Nội dung Hiệp Ước :

-Huế thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở Gia Định – Định Tường – Biên Hòa .Pháp trả lại Vĩnh Long khi nào t đ buộc nhân dân ngừng kháng

chiến --Mở 3 cửa biển Đà Nẵng,Ba Lạt,Quảng Yên cho Pháp vào tự do buôn bán .

-Bồi thường cho Pháp 288 vạn lạng bạc .

-Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô và bãi bỏ lệnh cấm đạo .

* Nguyên nhân triều đình Huế ký với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất :nhân nhượng với Pháp để bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ , rảnh tay ở phía nam để đối phó với phong trào nông dân khởi nghĩa ở phía Bắc .

II. Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858-1873

1.Kháng chiến ở Đà Nẵng và 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ:

- Đà Nẵng :nghĩa quân phối hợp với triều đình để chống giặc .

- Khi Pháp đánh Gia Định , nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy Tàu Hy Vọng trên sông Vàm Cỏ Đông ( 10-12-1861)

- Nghĩa quân Trương Định chống Pháp tại Tân Hòa -Gò Công chuyển về Tân Phước .

- Trương Quyền ở Đồng Tháp Mười – Tây Ninh phối hợp với Pu côm bô (Cao Mên ) chống Pháp .

2.Kháng chiến lan rộng ra 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ:

* Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình Huế , Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây là Vĩnh long , An Giang, Hà Tiên không tốn 1 viên đạn ( 6-1867 ) .

* Nhân dân Nam Kỳ quyết tâm chống Pháp :

-Phan Tôn – Phan Liêm ở Bến tre, Vĩnh Long , Sa Đéc .

- Trương Quyền ở Đồng Tháp Mười – Tây Ninh phối hợp với Pu côm bô (Cao Mên ) chống Pháp .

-Nguyễn Hữu Huân ở Tân An , Mỹ Tho .

-Nguyễn Trung Trực ở Hòn Chông ( Rạch Giá )

* Dùng thơ văn để chiến đấu : như Nguyễn Đình Chiểu,Hồ Huấn Nghiệp,Phan Văn Trị .

* Nhận xét:

-Triều Huế sợ giặc , bạc nhược , ký Hiệp ước cầu hòa , triệt thóai lực lượng kháng chiến .

-Nhân dân cương quyết chống giặc ,sau 1862 ,phong trào nhândân chống Pháp có tính độc lập với Triều đình như Trương Quyền ,Phan Tôn,Phan

Liêm , Nguyễn Hữu Huân ,Nguyễn Trung Trực .
 
Sửa lần cuối:

keobi

New member
Xu
0
1. Nêu nguyên nhân Pháp xâm lược nước ta.

- Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông để mở rộng thị trường, vơ vét nguyên liệu…
- Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên.
- Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng, suy yếu.
- Lấy cớ bảo veejddaoj Gia Tô trước chính sách cấm đạo của triều đình Huế, liên quân Pháp – Tây Ban Nha kéo đến Việt Nam.

2. Pháp đánh Đà Nẵng như thế nào? Nhân dân ta chiến đấu chống Pháp ra sao?

- Ngày 31-8-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn quân trước của biển Đà Nẵng. - - Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc tấn công xâm lược nước ta.
- Sở dĩ Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm mở đầu quá trình xâm lược là vì : Đà Nẵng gần Huế, chiếm được Đà Nẵng sẽ tạo bàn đạp cho quân Pháp đánh thẳng ra Huế, nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.
- Dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Tri Phương, quân dân Đà Nẵng đã anh dũng chiến đấu chống trả quân xâm lược. Vì vậy, sau 5 tháng xâm lược, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bước đầu thất bại.

3. Tại sao thự dân Pháp chuyển hướng tấn công vào Gia Định? Tình hình chiến sự ở Gia Định diễn ra như thế nào?

- Thất bại trong âm mưu đánh chiếm Đà Nẵng, thực dân Pháp chuyển hướng tấn công vào Gia Định, nhằm chiếm vựa lúa lớn nhất của cả nước, triệt đường tiếp tế lương thực của triểu đình Huế, đồng thời tạo bàn đạp để tấn công xâm lược Cam-pu-chia, Lào…
- Ngày 17-2-1859, Pháp tấn công thành Gia Định, quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã. Trong khi đó nhân dân địa phương đã tự động nổi dậy đánh giặc khiến cho chúng khốn đốn.
- Sang năm 1860, khi phần lớn quân Pháp bị điều động sang các chiến trường khác, ở Gia Định chỉ còn lại một lực lượng chưa đến 1000 tên. Trong khi đó quân ta vẫn đóng trong đại đồn Chí Hòa trong tư thế “ thủ hiểm”.
- Ngày 24-2-1861, Pháp chiếm được Đại đồn Chí Hòa, thừa thắng lần lượt chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì và Vĩnh Long.
- Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất, thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở 3 tỉnh Miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn…

4. Nêu nội dung chính của hiệp ước Nhâm Tuất (1863).

- Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (nêu tên 3 tỉnh) và đảo Côn Lôn.
- Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.
- Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha được quyền tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo.
- Bồi thường chiếm phí cho Pháp tương đương với 280 vạn lạng bạc.
- Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long khi nào triều đình buộc được nhân dân ngường kháng chiến.

5. Trình bày cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1873.

a) Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì.
- Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi dậy phối hợp với quân triều đình chống Pháp.
- Năm 1859, khi Pháp đánh vào Gia Định, phong trào kháng chiến của nhân dân càng sôi nổi. Nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đốt chát tàu Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông ( 10-12-1861).
- Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công làm cho quân Pháp khốn đốn và gây cho chúng nhiều thiệt hại.
b) Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây.
- Sau khi kí Hiệp ước Nhân Tuất, triều đình Huế tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa ở Trung Kì, Bắc Kì, đồng thời ra sức ngăn trở phong trao kháng chiến ở Nam Kì…
- Trước thái độ bạc nhược của triều đình Huế, quân Pháp đã tấn công chiêm được ba tỉnh miền Tây Nam Kì không tốn một viên đạn (6-1867).
- Nhân dân sáu tỉnh Nam Kì nổi dậy chống Pháp ở khắp nơi, dưới nhiều hình thức phong phú:
+ Một bộ phận kiên quyết đấu tranh vũ trang chống Pháp, nhiều trung tâm kháng chiến ra đời : Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh,…với những lãnh tụ nổi tiếng như : Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân,…
+ Một bộ phận dùng văn thơ nên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước : Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông,…

6. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) như thế nào?

- Sau khi chiếm được Nam Kì, âm mưu của thực dân Pháp là xâm lược cả nước ta.
- Lợi dụng việc triều đình Huế nhờ đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp ‘ hải phỉ”, thực dân Pháp cho tên lái buôn Đuy – puy vào gây rối Hà Nội. Lấy cớ giải quyết vụ Đuy –puy, thực dân Pháp ở Nam Kì cử Gác-ni-ê chỉ huy 200 quân kéo ra Bắc.
- Ngày 20-11-1873, quân Pháp nổ súng đánh chiếm thành Hà Nội. Sau ssod chúng nhang chóng đưa quân đi chiếm các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định,…
 

Trang Dimple

New member
Xu
38
Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873 câu hỏi và bài tập sách giáo khoa

Bài 1 (trang 119 sgk Lịch sử 8): Thực dân Pháp thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam như thế nào?

Lời giải:

- Vào ngày 1-9-1858, Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng.

- Quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã đứng lên lập phòng tuyến anh dũng chống trả.

- Sau 5 tháng, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.

- Ngày 17-2-1859, Pháp tấn công thành Gia Định, quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã.

- Ngày 24-2-1861, quân Pháp chiếm được Đồn Chí Hòa rồi đánh chiếm lần lượt các tỉnh miền Đông là Định Tường, Biên Hòa và thành Vĩnh Long.

- Ngày 5-6-1862, triều Đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Đinh, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn

Bài 2 (trang 119 sgk Lịch sử 8): Tinh thần kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta được thể hiện như thế nào?

Lời giải:

- Ngay từ đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp:

+ Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm cỏ (12 - 1864).

+ Khởi nghĩa của Trương Định ờ Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.

- Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi. liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau:

+ Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như: Trương Quyền, Nguyễn Trang Trực, Nguyễn Hữu Huân,...

+ Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông...,

Bài 3 (trang 119 sgk Lịch sử 8): Dựa vào lược đồ (SGK, trang 118) nêu một số địa điểm diễn ra khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Kì.

Lời giải:

Nhiều trung tâm kháng chiến thành lập: Đồng Tháp Mười, Sa Đéc, Trà Vinh, Rạch Giá, Hà Tiên...

Bài Tập 1 trang 84 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý trả lời đúng

Câu 1. Nguyên nhân sâu xa của việc Pháp xâm lược nước ta là

A. Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc, nếu chiếm được thì sẽ dễ bề khống chế Trung Quốc.

B. Việt Nam có vị trí chiếm lược quan trọng, giàu tài nguyên khoáng sản và công nhân rẻ.

C. Triều đình Huế đứng về phía Tây Ban Nha, chống lại những quyền lợi của Pháp ở Đông Dương.

D. Pháp muốn ngăn chặn việc triều đình Huế đứng về phía Trung Quốc, chống lại Pháp.

Câu 2. Khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp lấy cớ là

A. bảo vệ đạo Gia tô.

B. mở rộng thị trường buôn bán

C. “khai hoá văn minh” cho nhân dân An Nam

D. nhà Nguyễn tấn công các tàu buôn của Pháp trên Biển Đông.

Câu 3. Âm mưu của Pháp khi tấn công Đà Nẵng là

A. biến Đà Nẵng thành căn cứ quân sự để từng bước đánh chiến Lào và Cam Phu Chia.

B. chia đất nước ta thanh hai miền để dễ bề mở rộng đánh chiến cả nước.

C. tạo bàn đạp để chuẩn bị tấn công Trung Quốc

D. tạo bàn đạp để đánh Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.

Câu 4. Chỉ huy cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở Dad Nẵng chống lại quân Pháp là

A. Nguyễn Trung Trực

B. Nguyễn Tri Phương

C. Phan Thanh Giản

D. Trương Định

Câu 5. Thất bại trong âm mưu đánh chiếm Đà Nẵng, quân Pháp chuyển hướng tấn công

A. Huế

B. Hà Nội

C. Hải Phòng

D. Nam Định

Câu 6. Trước thái độ chống Pháp một cách yếu ớt của nhân dân triều đình tại Gia Định, nhân dân địa phương đã

A. sơ tán khỏi Gia Định’

B. tự động nổi dậy đánh giặc

C. tham ra cùng quân triều đình đánh giặc

D. nổi dậy chống cả quân Pháp và quân triều đình

Câu 7. Tháng 7-18560, quân Pháp taih Gia Định ở trong tình thế

A. chỉ có khoảng gần 1000 tên mà phải dàn mỏng trên một phòng tuyến dài hơn 10km.

B. chỉ có khoảng 100 tên, phải cố thủ trong thành Gia Định

C. bị quân dân ta tấn công liên tiếp và phải rút chạy ra biển

D. bị bao vây, tiêu diệt chỉ còn lại khoảng 100 tên và phải cố thủ trên các tàu chiến.

Câu 8. Nguyên nhân chính khiến triều đình Huế vội kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất là

A. lo sợ phong trào kháng chiến của nhân dân lên cao sẽ ảnh hưởng đến uy tín của triều đình

B. Pháp hứa sẽ định chiến và trao trả lại các tỉnh đã chiếm được cho triều đình Huế.

C. muốn cứu vãn quyền lợi của giai cấp thống trị.

D. muốn hạn chế sự hi sinh, mất mát cho nhân dân.

Câu 9. cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ba tỉnh Miền Đông Nam Kì khi Pháp đánh chiếm Gia Định là

A. khởi nghĩa Trung Trực, khởi nghĩa Nguyễn Hữu Huân.

B. khởi nghĩa Trung Trực, khởi nghĩa Trương Định.

C. khởi nghĩa Phan Tôn, Phan Liêm.

D. khởi nghĩa Hồ Xuân Nghiệp, Phan Văn Trị.

jjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjj-png.3033


Bài Tập 2 trang 86 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô [ ] trước các câu sau

1. [ ] Trước khi chiếm được Đại đồn Chí Hoà, quân Pháp đã đánh chiếm các tỉnh Đinh Tường, Biên Hoà và Vĩnh Long.

2. [ ] Ngay khi thức dân Pháp xâm lược Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh đã nổi lên phối hợp chăt chẽ với triều đình chống Giặc.

3. [ ] Trương Định là người không tuân theo lệnh Triều đình hạ vũ khí mà cương quyết đứng về phía nhân dân chiến đấu chống Pháp.

4. [ ] Giữa năm 1867, thực dân Pháp đã chiếm được các tỉnh Vinh Long, An Giang, Hà Tiên mà không tốn một viên đạn.

5. [ ] Trong cuộc kháng chiến của nhân dân sáu tỉnh Nam Kì chống Pháp, có người đã dùng văn thơ để chiến đấu như Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Hữu Huân, Phan Văn Trị…

Hướng dẫn làm bài:

Đúng 2, 3, 4, 5; Sai 1

Bài Tập 5 trang 87 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8
Em hãy nêu nội dung cơ bản của hiệp ước Nhâm Tuất (1862)

Hướng dẫn làm bài

Nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862):

  • Thừa nhận quân Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.
  • Mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán.
  • Bãi bỏ lệnh cấm đạo, cho Pháp tự do truyền đạo.
  • Bồi thường chiến phí cho Pháp tương đương 280 vạn lạng bạc.
  • Pháp trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình nếu dân chúng thôi chống Pháp.
  • Lí do triều đình Huế kí hiệp ước:
    • Bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ.
    • Rảnh tay ở phía nam để đối phó với phong trào nông dân ở phía bắc.
Bài Tập 6 trang 87 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8
Tại Gia Định, quân đội triều đình Huế đã mắc sai lầm gì? Sai lầm đó đã dẫn đến hậu quả ra sao?

Hướng dẫn làm bài:

a, Sai lầm của Triều đình :

Ngày 17-2-1859 quân Pháp tấn công thành Gia Định → Triều đình mắc nhiều sai lầm đáng tiếc.

  • Không kiên quyết chống giặc
  • Không tận dụng thời cơ khi lực lượng địch yếu hơn để phản công.
  • Chủ trương cố thủ hơn là tấn công.
b, Hậu quả:

  • Sau khi cũng cố lực lượng, đêm 23 rạng 24-2-1861 quân Pháp mở cuộc tấn công quy mô lớn vào đại đồn Chí Hòa → đại đồn Chí Hòa thất thủ, các tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long lần lượt rơi vào tay giặc.
  • Triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862) nhượg cho pháp nhiều quyền lợi.
  • Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình từ ngày 20 đến 24-6-1867 quân Pháp đã chiếm luôn các tỉnh An Giang, Hà Tiên mà không tốn một viên đạn.
 

Trang Dimple

New member
Xu
38
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 8! Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài

  1. Lịch sử 8 - Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
  2. Lịch sử 8 Bài 2 Cách mạng tư sản Pháp Cuối thế kỉ XVIII
  3. Lịch sử 8 Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
  4. Lịch sử 8 Bài 4 Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác”
  5. Lịch sử 8 - Bài 5 - Công Xã Pari
  6. Lịch Sử 8 -Bài 6 -Các nước Anh Pháp Đức Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  7. Lịch Sử 8-Bài 7: phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX"
  8. Lịch Sử 8-Bài 8 -Sự phát triển của kĩ thuật khoa học và văn học nghệ thuật thế kỉ XVIII- XIX
  9. Lịch Sử 8-Bài 9-Ấn Độ thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XX
  10. Lịch sử 8 Bài 10 Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  11. Lịch sử 8 bài 11 các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  12. Lịch Sử 8 -Bài 12 Nhật bản từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
  13. Lịch Sử 8 -Bài 13 Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918)
  14. Lịch sử 8 - bài 14 Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỷ XVI đến 1917)
  15. Lịch Sử 8 -Bài 15-Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ Cách mạng (1917 - 1921)
  16. Lịch Sử 8-Bài 16 -Liên Xô Xây dựng chủ nghĩa Xã Hội(1921-1941)
  17. Lịch Sử 8 -Bài 17- Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939
  18. Lịch sử 8 - Bài 18- Nước Mĩ Giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
  19. Lịch Sử 8 -Bài 19 Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
  20. Lịch sử lớp 8 bài 20 Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á ( 1918-1939)
  21. Lịch Sử 8-Bài 21 - Chiến Tranh thế giới thứ 2 ( 1939-1945)
  22. Lịch Sử 8 -Bài 22- Sự Phát triển của khoa học kĩ thuật và văn hóa thế giới nửa đầu thế kỉ XX
  23. Lịch Sử lớp 8 -Bài 24 - cuộc kháng chiến chống Pháp Từ Năm 1858-1873
  24. Lịch Sử 8- Bài 25 Kháng Chiến chống Pháp Lan Rộng ra toàn quốc ( 1873-1884)
  25. Lịch Sử lớp 8 -Bài 26 Phong trào kháng chiến chống Pháp những năm cuối thế kỉ XIX
  26. Lịch Sử 8-Bài 27 Khởi nghĩa Yên Thế và Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
  27. Lịch Sử 8 - Bài 28 - Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
  28. Lịch Sử 8-Bài 29- Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về Kinh tế Xã Hội
  29. Lịch sử lớp 8 - bài 30 Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918.
  30. Lịch Sử 8 - bài 31 Ôn tập lịch sử Việt Nam từ 1858-1918
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top