• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Chia Sẻ Nước Mĩ Giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

Trang Dimple

New member
Xu
38
Trong thập niên 20 của thế kỉ XX kinh tế mĩ bước vào thời kì phát triển hoàng kim nhưng từ tháng 10-1929 nước Mĩ lâm vào khủng hoảng Trầm trọng. Nếu Đức , Italia, Nhật phải thoát khỏi khủng hoảng bằng việc phát xít hóa bộ máy nhà nước, gây chiến trang chia lại thị trường thế giới thì chính phủ Mĩ lại áp dụng chính sách mới. Vậy ai là người đưa ra chính sách mới và nội dung của nó như thế nào?Biện pháp này có đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng không? Chúng ta tìm hiểu nó trong bài 18:

LỊCH SỬ 8 - Bài 18- NƯỚC MỸ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939).

I Nước Mỹ trong thập niên 20 của thế kỷ XX
* Kinh tế phát triển phồn vinh:
-Là trung tâm công nghiệp , thương mại tài chánh thế giới .


-Sản lượng công nghiệp tăng 69%; chiếm ½ sản lượng công nghiệp thế giới , đứng đầu châu Au về ô tô , dầu lửa ,thép .

-Nắm 60% trữ lượng vàng của thế giới .

+ Nguyên nhân :

-Không bị chiến tranh tàn phá .

-Châu Âu bị chiến tranh tàn phá ,tạo điều kiện cho Mỹ xuất hàng sang Châu Âu.

- Mỹ cải tiến kỹ thuật , tăng cường lao động và bóc lột công nhân .

* Xã hội :

+ Nạn thất nghiệp .

+ Sự phân biệt chủng tộc .

+ Bất công xã hội hình .

+ Đảng Cộng Sản Mỹ thành lập (5-1921)

II .Nước Mỹ trong những năm 1929-1939.

1. Nguyên nhân khủng hỏang kinh tế chưa từng có 1929-1933:

- Do sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành sản xuất.

- Sản xuất tăng quá nhanh không có sự kiểm soát …..

* Tác động : gánh nặng đè lên vai nhân dân lao động , hàng chục triệu người thất nghiệp .

2. Chính sách mới của Tổng Thống Ru- dơ- ven(1932) để đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế .

* Nội dung :

- Giải quyết nạn thất nghiệp

- Phục hồi các ngành kinh tế , tài chánh .

-Ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng , đặt dưới dự kiểm soát của nha nước .

-Nhà nước tư sản đã tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng

-Tổ chức lại sản xuất , cứu trợ người thất nghiệp ,

-Tạo thêm nhiều việc làm mớiổn định xã hội

*Tác dụng :

- Mỹ thoát khỏi khủng hỏang kinh tế .

- Cứu nguy cho tư bản Mỹ .

- Giải quyết phần nào khó khăn cho nhân dân lao động .

- Góp phần duy trì chế độ dân chủ tư sản .
 
Sửa lần cuối:

keobi

New member
Xu
0
1. Nêu tình hình kinh tế - xã hội nổi bật ở nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX?

- Sau Chiên tranh thế gới thứ nhất, trong những năm 20 nước Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở thành trung tâm kinh tế và tài chính số 1 thế giới.
+ Năm 1928, Mĩ chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới.
+ Đứng đầu thế giới về nhiều ngành công nghiệp như xe hơi, dầu mỏ, thép,…
+ Nắm 60% dự trữ vàng của thế giới.
Nguyên nhân của sự phát triển :
+ Là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, không bị chiến tranh tàn phá, lại thu được lợi nhuận nhờ chiến tranh.
+ Nước Mĩ chú trọng cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương phát sản xuất dây chuyền nhằm nâng cao năng suất và tăng cường độ lao động của công nhân…
- Do bị áp bức bóc lột và nạn phân biệt chủng tộc, phong trào công nhân phát triển ở nhiều bang trong nước. Tháng 5-1921, Đảng Cộng sản Mĩ thành lập, đánh dấu sự phát triển của phong trào công nhân Mĩ.

2. Hãy cho biết tình hình nước Mĩ trong những năm 1929 – 1939.

- Cuối tháng 10 – 1929, nước Mĩ lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy. Nền kinh tế - tài chính Mĩ bị chấn động dữ dội.
+ Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm 2 lần so với năm 1929, hàng nghìn công ti công nghiệp và thương mại và khoảng 75% dân trại bị phá sản. Hàng chục triệu người thất nghiệp.
+ Các mâu thuẫn xã hội trở nên hết sức gay gắt, các cuộc biểu tình, tuần hành diễn ra sôi nổi trong cả nước.
- Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã đưa ra Chính sách mới. Chính sách mới bao gồm các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng, nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính và đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.
- Cá biện pháp của Chính sách mới cứu nguy cho chủ nghĩ tư bản Mĩ nhưng cũng đã giải quyết phần nào những khó khăn của người lao động, đưa nước Mĩ thoát dần khỏi khủng hoảng và vẫn duy trì được chế độ dân chủ tư sản.
 

Trang Dimple

New member
Xu
38
Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
câu hỏi và bài tập sách giaó khoa

Bài 1 (trang 95 sgk Lịch sử 8): Kinh tế Mĩ đã phát triển như thế nào trong thập niên 20 của thế kỉ XX?

Lời giải:

- Sự phồn vinh của kinh tế Mĩ được thể hiện ở mức tăng trưởng cao của các ngành kinh tế. Chỉ trong vòng 6 năm (1923-1929), sản lượng công nghiệp tăng 69%. Năm 1929, Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 cường quốc công nghiệp là Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại. Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, thép, dầu mỏ… Đặc biệt, sự bùng nổ của ngành sản xuất ô tô đã tác động mạnh đến các ngành công nghiệp khác. Năm 1919, nước Mĩ sản xuất được 7 triệu ô tô, đến năm 1924 đạt 24 triệu chiếc.

- Về tài chính, từ chỗ phải vay nợ châu Âu 6 tỉ đô la trước chiến tranh, Mĩ đã trở thành chủ nợ của thế giới (riêng Anh và Pháp nợ Mĩ 10 tỉ đô la). Năm 1929, Mĩ nắm 60% số vàng dự trữ của thế giới.

- Mặc dù đạt mức tăng trưởng cao, nhưng ngay cả trong thời kì phồn vinh này, nhiều ngành công nghiệp của Mĩ chỉ sử dụng 60-80% công suất. Sự phát triển kinh tế chạy theo lợi nhuận, theo chủ nghĩa tự do thái quá đã đưa đến sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành công nghiệp, giữa công nghiệp với nông nghiệp, và không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng.

Bài 2 (trang 95 sgk Lịch sử 8): Vì sao nước Mĩ thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933?

Lời giải:

Nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 nhờ tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã thực hiện chính sách mới.

Bài 3 (trang 95 sgk Lịch sử 8): Trình bày nội dung chủ yếu của chính sách mới của Ph.Ru-dơ-ven.

Lời giải:

- Các biện pháp nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của nền kinh tế - tài chính.

- Ban hành các đạo luật phục hưng công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng... những quy định chặt chẽ, đật dưới sự kiểm soát của nhà nước.

- Nhà nước tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, sản trở người thất nghiệp, tạo thêm việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.

Trả lời câu hỏi in nghiêng bài 18

Giải bài tập Lịch sử lớp 8 trang 93 SGK: - Theo em, hai bức ảnh (SGK, trang 93) phản ánh điều gì?

Trả lời:

- Bức ảnh "Bãi đỗ xe ở New York năm 1928" cho thấy sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo ô tô, một trong những ngành sản xuất quan trọng tạo nên sự phồn vinh của kinh tế Mĩ thời gian này.

- Bức ảnh "Công nhân xây dựng nhà cao ốc ở Mĩ" cho thấy sự phát triển của ngành xây dựng và sự phồn vinh của nền kinh tế Mĩ.

Giải bài tập Lịch sử lớp 8 trang 94 SGK: - Qua các hình 65, 66, 67 (SGK, trang 94), em có nhận xét gì về những hình ảnh khác nhau của nước Mĩ?

Trả lời:

Ba bức ảnh phản ánh sự phân hóa xã hội, phân hóa giàu nghèo ở Mĩ cực kì sâu sắc, sự phân phối không công bằng trong xã hội Mĩ. Đây là kết quả phát triển tất yếu của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Giải bài tập Lịch sử lớp 8 trang 94 SGK: - Đảng Cộng sản Mĩ được thành lập trong hoàn cảnh nào?

Trả lời:

Do bị bóc lột, thất nghiệp, bất công xã hội, đặc biệt là nạn nhân phân biệt chủng tộc giữa người da đen và người da trắng... đã dẫn đến phong trào đấu tranh của công nhân, những người lao động Mĩ chống lại nhà tư sản. Cuộc đấu tranh này phát triển ở hầu khắp các bang của Mĩ. Trong bối cảnh đó, tháng 5-1921, Đảng Cộng sản Mĩ được thành lập và trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân.

Giải bài tập Lịch sử lớp 8 trang 95 SGK - Gánh nặng cuộc khủng hoảng ở Mĩ chủ yếu đè lên vai tầng lớp nào?

Trả lời:

Gánh nặng cuộc khủng hoảng ở Mĩ chủ yếu đè lên vai tầng lớp những người lao động (công nhân, nông dân, thương nhân...)

Giải bài tập Lịch sử lớp 8 trang 5SGK: - Nêu nhận xét của em về Chính sách mới qua hình 69 (SGK, trang 95).

Trả lời:

Bức tranh nói lên hình ảnh khổng lồ - tượng trưng cho vai trò của những nước trong việc sản xuất, lưu thông phân phối để đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế nguy kịch.

Bài Tập 1 trang 63 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8
Khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý trả lời đúng

Câu 1. Điểm nổi bật của nền tình hình kinh tế Mĩ trong thập kỉ 20 của thế kỉ XX

A. bị thiệt hại nghiệm trọng vì chiến tranh

B. lâm vào tình trạng khủng hoảng thừa vì cung vượt cầu

C. trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại và tài chính quốc tế.

D. chỉ phát triển mạng các ngành công nghiệp ô tô, dầu lửa và thép.

Câu 2. Nước Mĩ lâm vào khủng hoảng chưa từng thấy từ

A. tháng 10-1928

B. tháng 10-1929

C. tháng 10-1932

D. tháng 10-1933

Câu 3. Cuộc khủng hoảng ở Mĩ bắt đầu trong

A. ngành công nghiệp sản xuất ô tô

B. nhiều lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp

C. ngành tài chính- ngân hàng

D. ngành sản xuất hàng tiêu dùng

Câu 4. Để đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng, chính phủ Mĩ đã

A. thực hiện chính sách giải quyết thất nghiệp

B. thực hiện Chính sách mới, cải cách kinh tế - xã hội

C. phát xít hoá chế độ

D. liên kết chặt chẽ các nước Châu Âu trong việc thực hiện các giải pháp giải quyết tình trạng khủng hoảng.

Câu 5. Trong chính sách nhằm đưa nước Mĩ thoạt khỏi khủng hoảng, đề cao vai trò của

A. Việc kiểm soát, điều tiết của Nhà Nước đối với việc sản xuất và lưu thông hàng hoá.

B. Giai cấp tư sản Mĩ nói chung

C. Các chủ ngân hang và các công ti tài chính

D. Nhân dân lao động Mĩ

Câu 6. Viêc thực hiện chính sách mới đã đưa kết quả to lớn là

A. cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mĩ

B. giải quyêt phần nào những khó khăn của người lao động

C. giúp nước Mĩ duy trì chế độ dân chủ tư sản

D. tất cả các ý trên

Hướng dẫn làm bài:

1. C 2. B 3. C 4. B 5. A 6. D

Bài Tập 2 trang 64 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chứ S (sai) vào [ ] trước các câu sau

1. [ ] Giống như các nước tư bản Châu Âu, nước Mĩ sau hai cuộc chiến tranh thế giới phát triển qua ba giai đoạn là: 1918-1923; 1924-1929; 1929-1939.

2. [ ] Mĩ là nước được hưởng lợi nhiều nhất từ Chiến tranh thế giới thứ nhất, đã vươn lên vị trí cường quốc đứng đầu thế giới.

3. [ ] Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933 ở Mĩ là do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng bùng phát từ Châu Âu.

4. [ ] Chính sách mới của Ru-dơ-ven được ban hành dưới dạng các đạo luật để phục hưng nền kinh tế.

5. [ ] Cùng với sự phát triển cường thịnh của nước Mĩ sau chiến tranh, đời sống nhân dân lao động Mĩ được cải thiện đáng kể, nản phân biệt chủng tộc từng bước bị xoá bỏ.

Hướng dẫn làm bài:

Đúng 2, 4; Sai 1, 3, 5


Bài Tập 3 trang 64 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8
Tình hình kinh tế Mĩ trong thập kỉ 20 của thế kỉ XX phát triển như thế nào? Nguyên nhân của sự phát triển đó.

  • Sự phát triển của nền kinh tế Mĩ: ………….
  • Nguyên nhân phát triển : ……………………
Hướng dẫn làm bài:

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất trong khi các nước tham chiến và cả châu Âu gánh chịu hậu quả của cuộc chiến thì Mỹ lại giàu lên một cách nhanh chóng. Kinh tế Mỹ bước vào thời kỳ phồn vinh trong suốt những năm 20 của thế kỷ XX.

Nguyên nhân đó là:

  • Đất nước Mỹ cách xa chiến trường, được 2 đại dương lớn bao bọc nên chiến tranh không lan tới.
  • Mỹ lợi dụng chiến tranh để kiếm lời. 114 tỷ USD mà Mỹ có được là nhờ nguồn lợi từ việc buôn bán vũ khí.
  • Trong khi các nước đang mải mê chiến trận thì Mỹ tranh thủ để sản xuất công nghiệp, phát triển kinh tế...
  • Ngoài ra còn những lý do như: Mỹ áp dụng những tiến bộ của khoa học vào sản xuất, tham gia chiến trận muộn (1917 mới tham chiến), lại được lợi lộc từ hệ thống V-O.....
  • Do vậy, Mỹ bước vào thời kỳ phồn vinh trong thập kỷ 20 của thế kỷ XX. (Chỉ là sự phồn vinh tạm thời, vì cũng phải nói thêm rằng, chính sự phồn vinh đó đã dẫn đến việc sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận, cung vượt quá xa cầu....đó cũng chính là nguyên nhân đưa Mỹ bước vào thời kỳ đại khủng hoảng kinh tế những năm 1929-1933
 

Trang Dimple

New member
Xu
38
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 8! Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài

  1. Lịch sử 8 - Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
  2. Lịch sử 8 Bài 2 Cách mạng tư sản Pháp Cuối thế kỉ XVIII
  3. Lịch sử 8 Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
  4. Lịch sử 8 Bài 4 Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác”
  5. Lịch sử 8 - Bài 5 - Công Xã Pari
  6. Lịch Sử 8 -Bài 6 -Các nước Anh Pháp Đức Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  7. Lịch Sử 8-Bài 7: phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX"
  8. Lịch Sử 8-Bài 8 -Sự phát triển của kĩ thuật khoa học và văn học nghệ thuật thế kỉ XVIII- XIX
  9. Lịch Sử 8-Bài 9-Ấn Độ thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XX
  10. Lịch sử 8 Bài 10 Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  11. Lịch sử 8 bài 11 các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  12. Lịch Sử 8 -Bài 12 Nhật bản từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
  13. Lịch Sử 8 -Bài 13 Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918)
  14. Lịch sử 8 - bài 14 Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỷ XVI đến 1917)
  15. Lịch Sử 8 -Bài 15-Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ Cách mạng (1917 - 1921)
  16. Lịch Sử 8-Bài 16 -Liên Xô Xây dựng chủ nghĩa Xã Hội(1921-1941)
  17. Lịch Sử 8 -Bài 17- Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939
  18. Lịch sử 8 - Bài 18- Nước Mĩ Giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
  19. Lịch Sử 8 -Bài 19 Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
  20. Lịch sử lớp 8 bài 20 Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á ( 1918-1939)
  21. Lịch Sử 8-Bài 21 - Chiến Tranh thế giới thứ 2 ( 1939-1945)
  22. Lịch Sử 8 -Bài 22- Sự Phát triển của khoa học kĩ thuật và văn hóa thế giới nửa đầu thế kỉ XX
  23. Lịch Sử lớp 8 -Bài 24 - cuộc kháng chiến chống Pháp Từ Năm 1858-1873
  24. Lịch Sử 8- Bài 25 Kháng Chiến chống Pháp Lan Rộng ra toàn quốc ( 1873-1884)
  25. Lịch Sử lớp 8 -Bài 26 Phong trào kháng chiến chống Pháp những năm cuối thế kỉ XIX
  26. Lịch Sử 8-Bài 27 Khởi nghĩa Yên Thế và Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
  27. Lịch Sử 8 - Bài 28 - Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
  28. Lịch Sử 8-Bài 29- Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về Kinh tế Xã Hội
  29. Lịch sử lớp 8 - bài 30 Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918.
  30. Lịch Sử 8 - bài 31 Ôn tập lịch sử Việt Nam từ 1858-1918
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top