• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Chia Sẻ Danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 8

Trang Dimple

New member
Xu
38
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 8! Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài

  1. Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
  2. Bài 2 Cách mạng tư sản Pháp Cuối thế kỉ XVIII
  3. Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
  4. Bài 4 Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác”
  5. Bài 5 - Công Xã Pari
  6. Bài 6 -Các nước Anh Pháp Đức Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  7. Bài 7: phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX"
  8. -Bài 8 -Sự phát triển của kĩ thuật khoa học và văn học nghệ thuật thế kỉ XVIII- XIX
  9. Bài 9-Ấn Độ thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XX
  10. Bài 10 Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  11. bài 11 các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  12. -Bài 12 Nhật bản từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
  13. Bài 13 Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918)
  14. bài 14 Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỷ XVI đến 1917)
  15. Bài 15-Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ Cách mạng (1917 - 1921)
  16. Bài 16 -Liên Xô Xây dựng chủ nghĩa Xã Hội(1921-1941)
  17. Bài 17- Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939
  18. Bài 18- Nước Mĩ Giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
  19. Bài 19 Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
  20. bài 20 Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á ( 1918-1939)
  21. Lịch Sử 8-Bài 21 - Chiến Tranh thế giới thứ 2 ( 1939-1945)
  22. Bài 22- Sự Phát triển của khoa học kĩ thuật và văn hóa thế giới nửa đầu thế kỉ XX
  23. Bài 24 - cuộc kháng chiến chống Pháp Từ Năm 1858-1873
  24. Bài 25 Kháng Chiến chống Pháp Lan Rộng ra toàn quốc ( 1873-1884)
  25. Bài 26 Phong trào kháng chiến chống Pháp những năm cuối thế kỉ XIX
  26. Khởi nghĩa Yên Thế và Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
  27. Bài 28 - Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
  28. Bài 29- Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về Kinh tế Xã Hội
  29. bài 30 Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918.
  30. bài 31 Ôn tập lịch sử Việt Nam từ 1858-1918
Chúc các bạn học tập đạt kết quả cao nhé!
Nhớ like và chia sẻ Kiến thức lịch sử 8 để mình biên soạn thêm nhé.
 
Sửa lần cuối:

Trang Dimple

New member
Xu
38
Hệ thống 1 số câu hỏi Lịch sử 8 cho các bạn tham khảo
Câu 1 Nêu khái niệm của cách mạng tư sản?

Cách mạng là một khái niệm được hiểu dưới nhiều nghĩa khác nhau. Người ta có thể xem “cách mạng” chỉ một sự thay đổi về chất của một đối tượng nào đó. Hoặc cách mạng được hiểu là một bước ngoặt có tính quyết định… Có thể có nhiều cách hiểu, nhưng tựu trung đều thể hiện một sự thay đổi có tính bước ngoặt làm thay đổi đối tượng về chất. “Cách mạng tư sản” là một khái niệm trong khái niệm “cách mạng” nói chung. Nó là một loại cách mạng xã hội (như cách mạng vô sản) làm thay đổi bản chất xã hội, thay đổi chế độ chính trị…, nói chung là thay đổi về hình thái kinh tế - xã hội.

Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm lật đổ chế độ phong kiến, xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa, mở đường cho CNTB phát triển. Nhưng theo định nghĩa hẹp này thì sẽ có một số trường hợp ngoại lệ mà vẫn được coi là cách mạng tư sản. Ví dụ như cải cách nông nô ở Nga hoàn toàn do triều đình phong kiến Sa hoàng tiến hành theo con đường “từ trên xuống” nhưng vẫn là một cuộc cách mạng tư sản. Trường hợp tương tự là Nhật (Minh Trị duy tân), ở Đức và Italia với cuộc thống nhất đất nước, dù có giai cấp tư sản tham gia lãnh đạo nhưng vai trò chủ yếu lại là tầng lớp quý tộc tư sản hoá. Đó là tầng lớp Daimyo ở Nhật, tầng lớp quý tộc Iuncơ ở Đức… Nhưng điểm chung của tất cả các cuộc cách mạng ấy đều nhằm lật đổ chế độ phong kiến, tạo điều kiện cho CNTB phát triển.


Câu 2 Nêu hình thức đấu tranh của cách mạng Hà Lan, cách mạng tư sản Anh, và cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ . Qua đó nhận xét về hình thức đấu tranh của cách mạng tư sản.

-Hình thức đấu tranh của cách mạng Hà Lan là đấu tranh giải phóng dân tộc.

-Hình thức đấu tranh của cách mạng tư sản Anh là nội chiến cách mạng.

-Hình thức đấu tranh của cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là đấu tranh giành độc lập dân tộc
=> Như vậy ta có thể thấy hình thức đấu tranh của cách mạng tư sản rất đa dạng phong phú. Tùy vào điều kiện hoàn cảnh của từng nước mà nó có những hình thức khác nhau.

Câu 3 Ý nghĩa lịch sử của cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII

- Ðây là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, nó đã lật đổ những quan hệ lỗi thời của nền quân chủ chuyên chế phong kiến. Cuộc Cách mạng này đã tuyên bố một chế độ chính trị mới ở Pháp, đã giải phóng nông dân khỏi những ràng buộc phi lý của chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển.
- Trong cuộc cách mạng này, giai cấp tư sản đã đóng vai trò lãnh đạo cách mạng, quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đã tham gia vào tiến trình của cách mạng và đã đưa cách mạng tiến lên, vượt ra ngoài ý muốn của giai cấp tư sản. Chính sự tham gia của quần chúng nhân dân đã làm cho cách mạng Pháp mang tính dân chủ rộng rãi và triệt để cách mạng so với những cuộc cách mạng trước nó. Cách mạng Pháp có một ý nghĩa lịch sử quan trọng không những đối với lịch sử nước Pháp mà cả đối với lịch sử châu Âu lúc bấy giờ. Những tư tưởng dân chủ của cách mạng Pháp ảnh hưởng đến các nước châu Âu và làm cho chế độ phong kiến ở các nước này bị lung lay. "Cách mạng Pháp xứng đáng là một cuộc đại cách mạng. Nó đã làm biết bao nhiêu việc cho giai cấp của nó, tức là giai cấp tư sản, đến nỗi trọn thế kỉ XIX là thế kỉ đem lại văn minh và văn hóa cho toàn thể nhân loại đã diễn tiến dưới dấu hiệu của cách mạng Pháp" (Lê Nin)


Câu 4 Vì sao dưới thời chuyên chính Gia- cô- banh cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao?
Thời chuyên chính Gia-cô- banh là đỉnh cao cao của cách mạng Pháp vì :
Sau khi nắm chính quyền dựa trên nguyện vọng của quần chúng nhân dân và phát huy được tính tích cực của họ, phái Jacobins đã đạt được những thành quả đáng kể trong việc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ những thành quả của cách mạng Pháp.

Hiến Pháp 1793: Hiến pháp xóa bỏ việc phân biệt hai loại công dân tích cực và tiêu cực, qui định quyền phổ thông đầu phiếu cho nam công dân trên 21 tuổi. Theo Hiến pháp, quyền Hành pháp giao cho một Hội Ðồng gồm 24 người do Quốc hội lập pháp cử ra. Hằng năm 1/2 số thành viên của uỷ ban được đổi mới. Hiến pháp 1793 được xem là hiến pháp dân chủ nhất. Nó tuyên bố những nguyên tắc tự do và dân chủ.

- Vấn đề ruộng đất : Quốc ước đã giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất để lôi kéo nhân dân về phía cách mạng. Ngày 3.6.1793, chính quyền cách mạng ban hành đạo luật chia tài sản của bọn lưu vong thành lô nhỏ, bán trả góp kéo dài trong 10 năm để nông dân nghèo có thể mua được. Ngày 10.7.1793, Quốc ước ra sắc lệnh chia đều đất công cho nông dân. Ngày 17.7.1793, Quốc ước ra sắc lệnh thủ tiêu các đặc quyền phong kiến, nông dân được giải phóng khỏi mọi nghĩa vụ phong kiến mà không phải bồi thưòng. Những đạo luật ruộng đất đã có tác dụng tích cực trong nhân dân, biến họ thành lực lượng trung thành với cách mạng.

- Luật giá tối đa: qui định các đạo luật trừng trị bọn đầu cơ tích trữ, hạn chế việc tự do mua bán, trưng thu và định giá lương thực, thực phẩm, tổ chức phân phối công bằng, định giá tối đa đối với mọi nhu yếu phẩm của nông dân. Tháng 9. 1793 Quốc ước thông qua đạo luật giá tối đa về các loại ngũ cốc và bột mì trong toàn quốc. Quốc ước cũng qui định lương tối đa đối với công nhân.

- Thanh toán thù trong giặc ngoài: Những phần tử phản cách mạng lần lượt lên máy chém. Các cuộc bạo động phản cách mạng ở Vendée và những nơi khác đều bị trấn áp một cách kiên quyết. Ngày 23.8.1793, Quốc ước thông qua sắc lệnh "tổng động viên", qui định nghĩa vụ cho từng nhóm tuổi, từng giới. Chiến thuật quân sự mới "vận động theo hàng dọc" được áp dụng. Quân đội cách mạng được tổ chức lại. Nhờ những yếu tố đó, quân đội Pháp đã giành được thắng lợi lớn. Cuối tháng 12.1793, quân địch ở khắp nơi đều bị đánh bật ra ngoài biên giới Pháp.

=> so với cách mạng tư sản Anh, Mĩ cách mạng tư sản Pháp thời Gia-cô-banh phát triển đến đỉnh cao triệt để nhất vì đã giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân

Câu 5 Hình thức đấu tranh của cách mạng tư sản Pháp là gì? Hạn chế của cách mạng Pháp là gì?Nét đặc sắc của cách mạng Pháp là gì?

-Hình thức đấu tranh của cách mạng tư sản pháp là : cao trào cách mạng của quần chúng.
-Hạn chế của cách mạng Pháp là chưa đáp ứng đủ quyền lợi cơ bản của nhân dân, chưa hoàn toàn xóa bỏ chế độ bóc lột.
-Nét đặc sắc của cách mạng tư sản Pháp :Cách mạng Pháp diễn ra theo tiến trình đi lên.Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để và điển hình nhất thời cận đại. Điển hình về sự trưởng thành của cách mạng tư sản, về hệ tư tưởng dân chủ tư sản hoàn thiện, thủ tiêu triệt để chế độ phong kiến.


Câu 6 Vì sao cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh?

Cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh vì

- Giai cấp tư sản Anh đã nắm được quyền, tích lũy được nguổn vốn khổng lồ, có nguồn nhân công, sớm cải tiến kĩ thuật sản xuất.

- Ngành dệt là ngành sản xuất chủ yếu ở Anh nên máy móc được phát minh và cải tiến sớm.

Câu 7 Khi tiến hành cách mạng công nghiệp Pháp và Đức có khó khăn, thuận lợi gì? Sự phát triển của cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức được thể hiện ở những mặt nào?

- Khó Khăn thuận lợi

+ Khó khăn: Kinh tế Pháp lạc hậu. Đức chưa thống nhất.

+ Thuận lợi: thừa hưởng những thành tựu của Anh.

- Sự phát triển của cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức được thể hiện

+ Pháp: bắt đầu từ 1830, các ngành sản xuất tăng lên nhiều đến giữa thế kỉ XIX, kinh tế phát triển đứng thứ 2 sau Anh.

+ Đức: bắt đầu từ 1840, kinh tế phát triển nhanh và đạt được nhiều kết quả.

Câu 8 Hình thức đấu tranh thống nhất Italia ,Đức và Ở Nga là gì? Đó có phải cách mạng tư sản không?

+ Ở Italia quần chúng nổi lên dưới sự lãnh đạo của Ga-ri-bom-đi.

+ Ở Đức thống nhất bằng cuộc chiến tranh do quý tộc Phổ đứng đầu.


+ Nga do phản ứng của nhân dân, Nga Hoàng phải tiến hành cải cách, giải phóng nông nô.

+ Cả 3 cuộc cánh mạng trên đều là cách mạng tư sản vì nó mở đường cho CNTB phát triển
Câu 9. Em hiểu thế nào về khái niệm : Nhà nước kiểu mới? Vì sao nói công xã Pa-ri 1871 là một nhà nước kiểu mới, nhà nước vô sản, do dân và vì dân?

* Nhà nước kiểu mới là bộ máy chính trị do cách mạng vô sản thành lập nhằm bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng, bảo vệ quyền lợi của nhân dân lao động, khác với nhà nước trước đó, vì nó không phải là công cụ áp bức, bóc lột của giai cấp thống trị. Nhà nước kiểu mới đầu tiên trong lịch sử là công xã Pa-ri 1871.

*Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới vì

- Cơ cấu bộ máy chính quyền hoàn toàn khác vơi thời kì trước , cơ quan cao nhất là hội đồng công xã tập trung trong tay quyền lực cả quyền hành pháp và quyền lập pháp.

- Công xã thành lập các ủy ban : Ủy ban quân sự, ủy ban an ninh, ủy ban tài chính, ủy ban giáo dục... đứng đầu mỗi ủy ban là một ủy viên chịu trách nhiệm nhưng trước công xã, trước nhân dân có thể bị bãi miễn.

- Quân đội cảnh sát cũ thay bằng lực lượng an ninh nhân dân.

* Nhà nước vô sản vì

-Cơ quan cao nhất là hội đồng công xã dược bầu cử theo phổ thông đầu phiếu vào nhày 26-3-1871 . Đại biểu trúng cử hầu hết là công nhân và trí thức tiến bộ đại diện cho nhân dân lao động.

- Công nhân tuy không chiếm số đông nhưng là lực lượng lao động trong công xã, vì công nhân là giai cấp cách mạng nhất , nắm được lực lượng vũ trang và gia cấp tư sản.

* Nhà nước của dân do dân và vì dân

- Do dân vì nhân dân được quyền bầu cử và bãi miễn các cơ quan quyền lực của nhà nước. Nhân dân than gia lực lượng vũ trang và để bảo vệ an toàn chính quyền của mình.

- Vì dân vì

+ Công xã không ngừng chăm lo đời sống nhân dân và đề ra nhiều biện pháp tổ chức nền kinh tế quốc dân. Công xã chuyển giao các xí nghiệp mà chủ bỏ trốn và 1 số xí nghiệp khác cho công nhân quản lý.

+ Nhà nước kiểm soát chế độ tiền lương , bớt lao động ban đêm, nghiêm cấm việc đánh đạp cúp phạt công nhân.

+ Quy định giá bánh mì, lo cho mọi người có việc làm, bắt chủ hiệu cầm đồ trả lại các vật cho người nghèo đã cầm.

+ Hoàn tiền thuê nhà hoãn trả nợ.

+ Chế đọ ngày làm 10 h một tiến bộ lúc bấy giờ , phụ nữ được hưởng quyền công dân.

+ Đề ra hệ thống giáo dục thống nhất, bắt buộc và không phải trả tiền học.

+ Trường học không dạy kinh thánh, giáo viên được hưởng lương gấp đôi.

+ các ủy viên công xã tham gia các buổi sinh hoạt của các tổ chức chính quyền lắng nghe ý kiến của nông dân.

= > Như vậy ta có thể khẳng định công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới của dân do dân và vì dân.


Câu 10 vì sao nói Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ XIX vẫn tiếp tục phát triển? Những sự kiện nào chứng tỏ phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX vẫn tiếp tục phát triển.
* Sau thất bại của Công xã Pa ri, phong trào công nhân vẫn tiếp tục phát triển vì :
- Cùng với sự phát triển công nghiệp tư bản chủ nghĩa , giai cấp công nhân tăng nhanh về số lượng và chất lượng .
- Mác và Ang ghen với uy tín lớn lao vẫn tiếp tục lãnh đạo phong trào công nhân .
- Học thuyết Mác đã thâm nhập vào phong trào công nhân .
- Ý thức giác ngộ của công nhân lên cao
* Những sự kiện chứng tỏ phong trào công nhân thế giới vẫn tiếp tục phát triển trong những năm cuối thế kỷ XIX :
- Bãi công của công nhân khuân vác Luân Đôn buộc chủ tăng lương 1899.
- Công nhân Pháp thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội 1893 .
- 1-5- 1886 hơn 350.000 công nhân đình công , đòi ngày làm 8 giờ ,đặc biệt là biểu tình của 40 vạn công nhân Si ca gô , tuy bị đàn áp, nhưng đã có 50.000 người được quyền làm việc 8 giờ ngày , từ năm 1889 ,ngày 1-5 là ngày Quốc tế lao động
*Nhận xét về phong trào công nhân so với trước Công xã pa ri :phát triển rộng , hoạt động trên phạm vi lớn hơn ở nhiều nước .

Câu 11 Trình bày sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ hai 1889-1914 .

a Sự Thành lập
-Sự ra đời của những tổ chức công nhân và chính đảng của giai cấp công nhân ra đời (như 1875 :Đảng cã hội dân chủ Đức ; 1879 Đảng Công nhân Pháp ; 1883 nhóm Giải phóng lao động Nga hình thành .)
-Đòi hỏi phải thành lập một tổ chức quốc tế mới thay cho Quốc tế thứ nhất, nên ngày 14-7-1889 kỷ niệm 100 năm ngày phá ngục Ba xti , 400 đại biểu công nhân của 22 nước họp Đại hội ở Pa ri tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai
b.Hoạt động từ 1889-1914
-1889- 1895 : dưói sự lãnh đạo của Ang ghen , Quốc tế thứ hai đóng góp vào sự phát triển của công nhân thế giới .
- 1895- 1914 : sau khi Ang ghen mất 1895 đã xa rời đường lối đấu tranh cách mạng , thỏa hiệp với tư sản , không tích cực chống chiến tranh đế quốc , đẩy quần chúng vào những cuộc chiến tranh vì quyền lợi của bọn đế quốc nên Quốc tế thứ hai rã , trừ Đàng Công nhân xã hội dân chủ Nga với lãnh tụ là Lê nin .

Câu 12 Trong hoạt động của Quốc tế thứ hai ? Tại sao người ta chia quá trình hoạt động của Quốc tế thứ hai thành 2 giai đọan: 1889- 1895 và 1895-1914 .Vì sao quốc tế thứ hai tan rã ?

* Chia 2 giai đoạn vì
-1889- 1895 : dưói sự lãnh đạo của Ang ghen , Quốc tế thứ hai đóng góp vào sự phát triển của công nhân thế giới .
- 1895- 1914 : sau khi Ang ghen mất 1895 đã xa rời đường lối đấu tranh cách mạng , thỏa hiệp với tư sản , không tích cực chống chiến tranh đế quốc , đẩy quân chúng vào những cuộc chiến tranh vì quyền lợi của bọn đế quốc nên QTII tan rã .

* Vì sao tan rã ?

Sau khi Enghen mất (8/1895) ,khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa phát triển đã xa dần đấu tranh cách mạng ,thỏa hiệp với tư sản, không tích cực chống chiến tranh đế quốc. Quốc tế thứ hai tan rã (1914), duy chỉ có Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga do Lê Nin lãnh đạo là đấu tranh cho sự nghiệp của giai cấp công nhân.


Câu 13 Tìm hiểu các khái niệm : Chủ nghĩa xét lại, cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới, đảng kiểu mới?

- Chủ nghĩa xét lại : xu hướng phản bội trong phong trào công nhân chịu ảnh hưởng tư tưởng của giai cấp tư sản, núp dưới danh nghĩa xem xét lại chủ nghĩa Mác để xuyên tạc và đi tới chỗ gạt bỏ nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lê Nin và đấu tranh giai cấp.
- Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới: Cách mạng làm nhiệm vụ dân chủ tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo sau khi thắng lợi sẽ chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Đảng kiểu mới đảng cách mạng Mác- xít của giai cấp công nhân. Khác với đảng cải lương của quốc tế 2, đảng đặt cho mình nhiệm vụ chủ yếu là đấu tranh cho cách mạng xã hội chủ nghĩa, chuyên chính vô sản.

Câu 14 Thế kỷ XIX được xem là thế kỷ của sắt , máy móc và động cơ hơi nước ,vì sao?

- Máy móc đầu tiên xuất hiện ở Anh , sau đó là Âu ,Mỹ tạo nên cách mạng công nghiệp, máy móc được sử dụng trong sản xuất .
- Lao động bằng máy móc đã thay thế lao động bằng cơ bắp của con người.
- Đại đa số những tiến bộ về kỹ thuật đều gắn liền với sắt ,máy móc và hơi nước .
- Sắt là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất máy móc nên thế kỷ XIX được gọi là thế kỷ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước. Dầu mỏ và than đá được sử dụng.

Câu 15 Hãy trình bày Những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật và những tiến bộ về khoa tự nhiên và khoa học xã hội và văn học nghệ thuật thế kỉ XVIII- XIX

* Những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật


Thế kỉ XVIII, nhân loại đã đạt được những thành tựu vượt bậc về khoa học, kĩ thuật:
+ Công nghiệp: kĩ thuật luyện kim, sản xuất gang, sắt thép… đặc biệt là sự ra đời của động cơ hơi nước.

+ Giao thông vận tải tiến bộ nhanh chóng.

+ Nông nghiệp: sử dụng phân hoá học, máy kéo, máy gặt, máy đập.
+ Quân sự: nhiều vũ khí mới được sản xuất.
Thành tựu về kĩ thuật đạt được ở các thế kỉ XVIII- XIX đã tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất chuyển từ nền sản xuất công trường thủ công sang nền sản xuất công nghiệp cơ khí.

* Những tiến bộ về khoa tự nhiên và khoa học xã hội và văn học nghệ thuật thế kỉ XVIII- XIX

a. Khoa học tự nhiên :
Những nhà bác học và những phát minh vĩ đại trong thế kỷ XIX về toán học, hóa học, vật lý , Sinh vật
- Niu tơn với định luật vạn vật hấp dẫn.
- Lô mô nô –xốp với định luật bảo toàn vật chất và năng lượng.

- Puốc kin giơ với khám phá sự phát triển của thực vật và mô động vật
- Đác uyn với thuyết tiến hóa và di truyền.

b. Khoa học xã hội
Có các phát minh sau:
- Phoi ơ bách, Hê ghen : chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng
- Ximit, Ri các đô với tác phẩm chính trị kinh tế học tư sản.
- Xanh xi mông , Phu-ri e, ô oen chủ nghĩa xã hội không tưởng.
- Mác, Ăng ghen : chủ nghĩa xã hội khoa học.
Phát minh có ý nghĩa quan trọng là chủ nghĩa xã hội khoa học của Mác và Ang ghen , là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng loài người .
Những phát minh lớn về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Các phát minh đó đặt cơ sở cho những nghiên cứu ứng dụng sau này để thúc đẩy sản xuất và kỹ thuật phát triển .

c. Sự phát triển của văn học nghệ thuật
Văn học và nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII- XIX đạt những thành tựu to lớn phục vụ cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến, giải phóng nhân dân bị áp bức. Với các tên tuổi tiêu biểu như
- Văn học có: Vôn te, Rút xô, lép tôn xtoi….
- Nghệ thuật âm nhạc có Mô da ( Áo), Bét tô ven ( Đức)….; hôi họa có Đa vít, Cuốc bê, Gôi a…

Câu 16 Các phong trào đấu tranh giải phóng dân dộc tiêu biểu của nhân dân Ấn Độ trong giai đoạn thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX là gì?
*Các phong trào đấu tranh giải phóng dân dộc tiêu biểu
-1857-1859:khởi nghĩa của binh lính Xi pay ở Bắc và Trung Ấn
-1875-1885 : cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân Ấn .
-1885: Đảng Quốc Đại của GCTS An đấu tranh giành quyền tự chủ , phát triển kinh tế dân tộc .
-1905 :nhiều cuộc biểu tình chống chính sách “chia để trị” của Anh đối với Ben gan .
-7-1908: công nhân Bom Bay bãi công chính trị , xây dựng chiến lũy chống thực dân Anh, đây là cuộc đấu tranh chính trị của giai cấp vô sản đã biểu dương lực lượng và bênh vực người yêu nước .

* Diễn biến khởi nghĩa Xi pay 1857- 1859 :
- Bất mãn việc thực dân bắt giam những người lính có tư tưởng chống Anh, 60.000 lính Xi pay cùng nhân dân nổi dậy khởi nghĩa .
- Khởi nghĩa lan rộng khắp miền Bắc và một phần miền trung Ấn Độ .
- Nghĩa quân đã lập chính quyền ở ba thành phố lớn , cuộc khởi nghĩa duy trì được 2 năm thì bị đàn áp dã man .
-Ý nghĩa : tiêu biểu cho tinh thần bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh .
*Đảng Quốc Đại: thành lập; mục tiêu đấu tranh ; và quá trình hoạt động :
-Năm 1885 ,Đảng Quốc dân Đại Hội gọi tắt là Đảng Quốc Đại( chính đảng của giai cấp tư sảndân tộc) được thành lập nhằm đấu tranh giành quyền tự chủ, phát triển kinh tế dân tộc .
- Trong quá trình hoạt động , Đảng phân hóa thành 2 phái :
+ Phái “ôn hòa” chủ trương thỏa hiệp , chỉ yêu cầu chính phủ thực dân cải cách .
+ Phái “Cấp Tiến” do Ti- lắc cầm đầu , có thái độ kiên quyết chống Anh .
- Tháng 6-1908 , chính quyền Anh bắt giam Ti lắc và nhiều đồng chí cách mạng khác .
+Hạn chế của phái cấp tiến : không gắn liền đấu tranh giải phóng dân tộc với cuộc đấu tranh chống phong kiến .

Câu 17 Trình bày sự xâm lược và chính sách thống Trị của thực dân Anh ở Ấn Độ.
- Từ đầu thế kỉ XVII Chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu. Các nước phương tây từng bước xâm lược Ấn Độ.
- Giữa Thế kỷ XVIII Anh đặt cai trị Ấn Độ :
- Lợi dụng sự khác biệt về đẳng cấp, tôn giáo và sự tồn tại của nhiều vương quốc để áp dụng chính sách “chia để trị”,”dùng người Ấn trị người Ấn”
- Thực hiện chính sách ngu dân trong lĩnh vực tôn giáo.
- Tận lực vơ vét , bóc lột người dân , biến Ấn Độ thành nơi tiêu thụ hàng hóa .
- Đời sống nhân dân bần cùng và chết đói …

=> Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh là nguyên nhân Sâu Xa làm bùng nổ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.

Câu 18 Trình bày những hiểu biết của em về cách mạng tân hợi 1911
a. Chủ trương :
* Tôn Trung Sơn lãnh đạo cách mạng Tân Hợi lật đổ nền quân chủ Mãn Thanh và thiết lập Trung Hoa dân quốc .
* 8-1905 ông thành lậpTrung Quốc Đồng Minh Hội .
* Học thuyết Tam Dân :”Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc”.
* Nhằm đánh đổ Mãn Thanh , khôi phục Trung Hoa , thành lập Dân Quốc , thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất .

b. Diễn biến Cách mạng Tân Hợi 1911-1912:

- Dưới sự lãnh đạo của Đồng minh Hội ,ngày 10-10-1911 khởi nghĩa vũ trang bùng nổ và thắng lợi ở Vũ Xương .
-Lan rộng sang các tỉnh miền Nam , tiến lên miền Bắc .
- Ngày 29-12-1911 chính phủ lâm thời thành lập ở Nam Kinh , tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân Quốc, cách mạng kết thúc 2-1912

c. Kết quả
- Là cuộc cách mạng tư sản lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế .
- Thành lập chế độ Cộng Hòa , tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Trung Quốc .- Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á
d. Hạn chế :
-Cách mạng tư sản không triệt để
-Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc
-Không tích cực chống phong kiến
-Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân
+Thất bại do: thực lực và thế lực của giai cấp tư sản còn quá yếu , trong khi thế lực bảo thủ phong kiến còn rất mạnh .

Câu 19 Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á diễn ra như thế nào?

* Nguyên nhân đế quốc phương Tây xâm lược Đ N Á :
-Có vị trí địa lý quan trọng,nằm trên đường giao thông từ Bắc xuống nam , từ Đông sang Tây .
-Giàu tài nguyên: lúa gạo , cây hương liệu , động vật , khóang sản .
-Có nguồn nhân công rẻ và thị trường tiêu thụ rộng lớn .
-Chế độ phong kiến cầm quyền đang suy yếu .
* Các khu vực xâm chiếm của các nước đế quốc :
Cuối thế kỷ XIX bản phương Tây hoàn thành việc xâm lược Đông Nam Á.
- Anh chiếm Mã lai , Miến Điện .
- Pháp chiếm Việt Nam , Lào;,Cam pu chia .
- Hà Lan : chiếm In đô nê xia
- Tây Ban Nha chiếm Phi líp pin .
- Bồ Đào Nha chiếm Đông Ti mo .
- Xiêm thoát khỏi tình trạng thuộc địa .

câu 20 Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Đông Nam á diễn ra như thế nào?
* Nguyên nhân
- Sau khi chiếm các nước Đông Nam Á, thực dân phương Tây đã áp đặt chính sách cai trị hà khắc: vơ vét, đàn áp, chia để trị...

=> Mâu thuẫn giữa các dân tộc Đông Nam Á với thực dân gay gắt dẫn đến bùng nổ các cuộc đấu Tranh.

*Quá trình đấu tranh
Cuộc đấu tranh chống xâm lược ở các nước Đông Nam Á phát triển liên tục, rộng khắp:
+ In-đô-nê-xi-a: Là thuộc địa của Hà Lan, phong trào đấu tranh mạnh mẽ, 5-1920 Đảng cộng sản In-đô-nê-xia thành lập.

+ Phi-líp-pin: Là thuộc địa của Tây Ban Nha rồi Mỹ.

+ Lào: Phong trào vũ trang ở Xa-van-ra-khet, cao nguyên Bô-lô-ven

+ Cam-pu-chia: Khởi nghĩa A-cha Xoa, nhà sư Pu-côm-bô.

+ Việt Nam: Phong trào Cần vương, phong trào nhân dân Yên Thế


(Còn Tiếp)
 

Trang Dimple

New member
Xu
38
Câu 21 Trình bày nguyên nhân, nội dung, kết quả của cuộc duy tân minh trị Nhật Bản 1868?
* Nguyên nhân Minh Trị Duy Tân đất nước :
- Chế độ phong kiến suy thoái .
- Xã hội Nhật mâu thuẫn không đủ sức chống lại sự xâm nhập của Âu -Mỹ .
-Để thoát khỏi nguy cơ bị xâm lược , Minh Trị Duy Tân đất nước .
* Nội dung cuộc Duy Tân :
- Về kinh tế :
+Thống nhất tiền tệ ; xoá bỏ độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến.
+ Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng …
- Về chính trị , xã hội :xóa bỏ chế độ nông nô ; đưa quý tộc tư sản hóa và đạt tư sản lên nắm chính quyền .

- Về giáo dục giáo dục bắt buộc , chú trọng nội dung khoa học kỹ thuật , cử học sinh ưu tú đi du học phương Tây

- Về quân sự : quân đội được tổ chức và huấn luyện tho kiểu phương Tây , công nghiệp đóng tàu chiến , vũ khí được chú trọng

* Tính chất: là cuộc cách mạng tư sản không triệt để .
* Kết quả :
- Nhật từ 1 nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp phát triển
- Thoát khỏi sự xâm lược của các nước phương Tây.
- Nhật Bảntrở thành một nước tư bản công nghiệp và đế quốc hùng mạnh .

Câu 22 Những sự kiện nào chứng tỏ Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc?
*. Sau chiến tranh Trung – Nhật (1894-1895) kinh tế Nhật bản phát triển mau lẹ là do nhờ số tiền bồi thường chiến phí và của cải cướp được ở Triều Tiên và Trung Quốc .

* Nhật Bản không bị biến thành thuộc địa và trở thành một cường quốc công nghiệp
- Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa , tập trung công nghiệp , thương nghiệp và ngân hàng .
- Nhiều công ty độc quyền xuất hiện ( công ty Mít xưi và Mít su bi si làm chủ nhiều ngân hàng, hầm mỏ, xí nghiệp , đường sắt , tàu biển).
- Trên con đường chuyển sang giai đọan đế quốc chủ nghĩa , Nhật xâm lược thuộc địa mạnh mẽ , đến năm 1914 thuộc địa đã mở rộng rất nhiều ,từ dó gọi chủ nghĩa đế quốc Nhật là “chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt”.

* Sự mở rộng thuộc địa của Nhật từ đó gọi chủ nghĩa đế quốc Nhật là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt :
- 1872-1879: chiếm quần đảo Lưu cầu
- 1894-1895 : đại thắng trong chiến tranh Trung – Nhật:, Nhật chiếm Lữ thuận , Đài Loan, Liêu Đông.
- 1904-1905 : Nga bại trong chiến tranh Nga- Nhật:, Nhật chiếm Lữ Thuận , Nam đảo Xa kha lin.
- 1910: chiếm Triều Tiên.
- 1912: chiếm Mãn Châu.
-1914: chiếm Sơn Đông.

Câu 23 Hãy cho biết nguyên nhân của chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918?

* Nguyên nhân sâu xa:
- Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản về kinh tế và chính trị đã dẫn tới mâu thuẫn không thể điều hòa được giữa các nước đế quốc và vấn đề thuộc địa. Những cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên đã nổ ra (nêu ví dụ).
- Các nước đế quốc đã thành lập hai khối quân sự đối lập nhau: khối Liên minh gồm Đức – Áo – Hung (1882) và khối hiệp ước của Anh, Pháp và Nga (1907). Cả hai khối đều tích cực chạy đua vũ trang nhằm thanh toán địch thủ của mình để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới.
- Tranh giành thuộc địa, âm mưu chia lại thị trường thế giới là nguyên nhân sâu xa của chiến tranh thế giới thứ nhất.
* Duyên cớ trực tiếp:
- Thái tử Áo-Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát. Đức-Áo-Hung lập tức chớp lấy cơ hội để gây chiến.

Câu 24 Trình bày diễn biến của Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918?

* Giai đoạn thứ nhất (1914-1916)
- Sau sự kiện thái tử Áo-Hung bị một người Xéc-bi ám sát (6/1914), từ ngày 1 đến ngày 3/8, Đức tuyên chiến với Nga và Pháp. Ngày 4/8, Anh tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
- Giai đoạn này, Đức tập trung lực lượng đánh phía tây nhằm nhanh chóng thôn tính nước Pháp. Song nhờ có quân Nga tấn công quân Đức ở phía đông, nên nước Pháp được cứu nguy. Từ năm 1916, chiến tranh chuyển sang thế cầm cự đối với cả 2 phe.
- Thời kì đầu, chiến tranh chỉ diễn ra ở châu Âu, sau đó đã lôi kéo nhiều nước ở các châu lục khác tham gia; nhiều loại vũ khí hiện đại đã được sử dụng, …
* Giai đoạn thứ hai (1917-1918)
- Tháng 2/1917, cách mạng tháng Hai diễn ra ở Nga, buộc Mĩ phải sớm nhảy vào tham chiến và đứng về phe hiệp ước (4/1917), vì thế phe Liên minh liên tiếp bị thất bại.
- Từ cuối năm 1917, phe Hiệp ước liên tiếp mở các cuộc tấn công làm cho đồng minh của Đức lần lượt đàu hàng.
- Ngày 11/11/1918, Đức đầu hàng vô điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe liên minh.

Câu 25 Nêu kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất. Vì sao nói: Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa?

* Kết cục:
- Chiến tranh gây nên nhiều tai họa cho nhân loại: 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, đường sá bị phá hủy, … chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đô la.
- Chiến tranh chỉ đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận, nhất là Mĩ. Bản đồ chính trị thế giới đã bị chia lại: Đức mất hết thuộc địa, Anh, Pháp và Mĩ được mở rộng thêm nhiều thuộc địa của mình.
- Tuy nhiên, vào giai đoạn cuối của chiến tranh, phong trào cách mạng thế giới tiếp tục phát triển, đặc biệt là sự bùng nổ và thắng lợi của cách mạng tháng mười nga 1917.
* Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa:
- Chiến tranh nhằm phân chia lại thị trường, thuộc địa giữa các nước đế quốc.
- Đã gây ra tai họa khủng khiếp cho nhân loại :10 triệu người chết ,20 triệu ngưới bị thương nhiều thành phố làng mạc bị phá hủy ; chiến phí 85 tỷ đô la .

Câu 27 Trình bày hoàn cảnh, diễn biến ,kết quả ,tính chất của cách mạng tháng Hai năm 1917 ?

* Bối cảnh

- Nước Nga là một đế quốc quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng Ni-cô-lai II
- Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước.
- Những mâu thuẫn xã hội trở nên hết sức gay gắt, phong trào phản chiến lan rộng, khắp nơi đòi lật đổ chế độ Nga hoàng.
* Diễn biến

- Mở đầu là cuộc biểu tình ngày 23/2 (8/3 theo dương lịch) của 9 vạn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grat.

- Ba ngày sau tổng bãi công được sự hưởng ứng của công nhân .
- 27-2 do Đảng Bôn sê vích lãnh đạo , công nhân chuyển từ tổng bãi công thành khởi nghĩa vũ trang , binh lính ngả theo Cách mạng, chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ.
* Kết quả :
- Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai đã lật đổ chế độ Nga Hòang .
-Hai chính quyền song song tồn tại : các Xô viết đại biểu công nhân, nông dân, binh lính và chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.
* Tính chất của Cách mạng tháng Hailà cuộc cách mạng dân chủ tư sản , lật đổ chế độ Nga Hòang.
 

Trang Dimple

New member
Xu
38
Câu 28 Trình bày nguyên nhân ,diễn biến, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng 10 năm 1917?


* Nguyên nhân:
Hai chính quyền song song tồn tại ở Nga sau Cách mạng tháng hai tạo ra cục diện vô cùng phức tạp.
- Chính phủ lâm thời tư sản đại diện cho quyền lợi của tư sản và địa chủ tư sản hóa, tiếp tục theo đuổi chiến tranh đế quốc, đàn áp nhân dân lao động.
- Lê nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga chủ trương tiếp tục làm cách mạng, dùng bạo lực lật đổ Chính phủ lâm thời, chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại, giành chính quyền về tay các xô viết.
* Diễn biến
- Tới đầu tháng 10, không khí cách mạng bao trùm cả nước. Lê nin từ Phần Lan bí mật trở về Pê-tơ-rô-grat để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng.
- Đêm 24/10 (6/11), cuộc khởi nghĩa bùng nổ, quân cách mạng đã làm chủ toàn bộ thành phố. Đêm 25/10 (7/11), Cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu cuối cùng của Chính phủ lâm thời, bị đánh chiếm, các thành viên của Chính phủ bị bắt. Chính phủ âm thời tư sản sụp đổ.
- Tiếp đó khởi nghĩa giành thắng lợi ở Mát-x cơ-va và đến đầu năm 1918, thì giành thắng lợi hoàn toàn trên toàn đất nước.

* Ý nghĩa lịch sử

- Cách mạng tháng 10 đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh nước Nga. Lần đầu tiên những người lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ xã hội mới – chế độ xã hội chủ nghĩa, trên một đất nước rộng lớn.
- Cách mạng tháng 10 đã dẫn đến những thay đổi to lớn trên thế giới, cổ vũ mạnh mẽ và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

Câu 29. Hãy cho biết Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921-1925) ở nước Nga Xô Viết?

- Năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa bình, xây dựng đất nước. Bảy năm chiến tranh và nội chiến (1914-1921) đã tàn phá nặng nề hầu hết mọi lĩnh vực của nền kinh tế Nga- công nghiệp, nông nghiệp và thương mại. Đất nước còn lâm vào nạn đói trầm trọng và sự chống phá điên cuồng của các thế lực phản cách mạng. Trong tình hình ấy, tháng 3/1921 nước Nga Xô viết thực hiện Chính sách kinh tế mới do Lê-nin đề xướng.

- Nội dung chủ yếu của Chính sách kinh tế mới là thây thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng chế độ thu thuế lương thực, thực hiện tự do buôn bản, mở lại các chợ, cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ và khuyến khích tư bản nước ngoài được đầu tư, kinh doanh ở Nga.

- Chính sách kinh tế mới đã thu được kết quả tốt đẹp: nông nghiệp và các ngành kinh tế khác được phục hồi và phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện. Năm 1925, sản xuất công, nông nghiệp đạt mức xấp xỉ trước chiến tranh.
- Tháng 12/1922, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) được thành lập trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng giữa các dân tộc, nhằm củng cố sự liên minh và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước cộng hòa trong công cuộc bảo vệ và phát triển Liên bang Xô viết.

Câu 30. Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1925-1941), Liên Xô đã đạt được những thành tựu như thế nào?

- Sau khi khôi phục kinh tế, Liên Xô vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu so với các nước Tư bản phương Tây. Vì vậy, để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, Liên Xô đã tiến hành công cuộc công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa theo đường lối ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, mà trọng tâm là ngành công nghiệp chế tạo máy móc và cong nghiệp năng lượng. Cùng với nhiệm vụ công nghiệp hóa, nhân dân Liên Xô tiến hành công cuộc tập thể hóa nông nghiệp, thu hút nông dân tham gia các nông trang tập thể.

- Bằng hai kế hoạch 5 năm – kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928-1932) và kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1933-1937) Liên Xô đã giành những thắng lợi to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, trở thành nước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa với sản lượng công nghiệp đứng đầu Châu Âu, đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ), đã tiến hành tập thể hóa nông nghiệp với quy mô sản xuất lớn và được cơ giới hóa.

Câu 31. Hãy cho biết tình hình châu Âu trong những năm 1918-1929?

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tình hình châu Âu có nhiều biến đổi:
- Một số quốc gia mới đã ra đời từ sự tan vỡ của đế quốc Áo-Hung và sự bại trận của Đức.
- Hầu hết các nước châu Âu, kể cả thắng trận và thu trận, đều bị suy sụp về kinh tế (nước Pháp có tới 1,4 triệu người chết, nước Đức với 1,7 triệu người chết và mất toàn bộ thuộc địa…).
- Trong những năm 1918 – 1923, một cao trào cách mạng đã bùng nổ ở các nước châu Âu, nền thống trị của giai cấp tư sản bị chấn động dữ dội, có nơi khủng hoảng trầm trọng.
- Trong những năm 1924 – 1929, các nước tư bản châu Âu trở lại sự ổn định về chính trị, phục hồi và phát triển kinh tế.

Câu 32. Hãy cho biết cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 -1933) và những hậu quả của nó.
- Tháng 10 -1929, cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ trong thế giới tư bản. Đây là cuộc khủng hoảng thừa do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận trong những năm 1924 – 1929.
- Cuộc khủng hoảng kéo dài đến năm 1933 mới chấm dứt và có sức tàn phá chưa từng thấy, đã đầy lùi mức sản xuất hàng chục năm, hàng triệu công nhân thất nghiệp, hàng trâm nghìn người rơi vào tình trạng đói khổ.
- Để thoát ra khỏi khủng hoảng, một số nước tư bản như Anh, Pháp,… tiến hành những cải cách kinh tế, xã hội…, đặc biệt nghiêm trọng, một số nước khác như Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản đã tiến hành phát xít hóa chế độ thống trị ( thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ, thiết lập chế độ khủng bố công khai ) và phát động chiến tranh để phân chia lại thế giới.

Câu 33. Nêu tình hình kinh tế - xã hội nổi bật ở nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX?

- Sau Chiên tranh thế gới thứ nhất, trong những năm 20 nước Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở thành trung tâm kinh tế và tài chính số 1 thế giới.

+ Năm 1928, Mĩ chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới.

+ Đứng đầu thế giới về nhiều ngành công nghiệp như xe hơi, dầu mỏ, thép,…

+ Nắm 60% dự trữ vàng của thế giới.

Nguyên nhân của sự phát triển :

+ Là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, không bị chiến tranh tàn phá, lại thu được lợi nhuận nhờ chiến tranh.

+ Nước Mĩ chú trọng cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương phát sản xuất dây chuyền nhằm nâng cao năng suất và tăng cường độ lao động của công nhân…
- Do bị áp bức bóc lột và nạn phân biệt chủng tộc, phong trào công nhân phát triển ở nhiều bang trong nước. Tháng 5-1921, Đảng Cộng sản Mĩ thành lập, đánh dấu sự phát triển của phong trào công nhân Mĩ.

Câu 34. Hãy cho biết tình hình nước Mĩ trong những năm 1929 – 1939.

- Cuối tháng 10 – 1929, nước Mĩ lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy. Nền kinh tế - tài chính Mĩ bị chấn động dữ dội.

+ Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm 2 lần so với năm 1929, hàng nghìn công ti công nghiệp và thương mại và khoảng 75% dân trại bị phá sản. Hàng chục triệu người thất nghiệp.

+ Các mâu thuẫn xã hội trở nên hết sức gay gắt, các cuộc biểu tình, tuần hành diễn ra sôi nổi trong cả nước.

- Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã đưa ra Chính sách mới. Chính sách mới bao gồm các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng, nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính và đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.
- Các biện pháp của Chính sách mới cứu nguy cho chủ nghĩ tư bản Mĩ nhưng cũng đã giải quyết phần nào những khó khăn của người lao động, đưa nước Mĩ thoát dần khỏi khủng hoảng và vẫn duy trì được chế độ dân chủ tư sản.

Câu 35 Nêu tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

- Nhật Bản hầu như không tham giai chiến trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhưng đã thu được nhiều nguồn lợi. Trong vài năm trong và sau chiến tranh, nền kinh tế Nhật Bản khá phát triển ( sản lượng công nghiệp tăng 5 lần, nhiều công ti mới xuất hiện…).

- Nhưng sau chiến tranh, kinh tế Nhật Bản ngày càng gặp khó khăn. Nguyên nhân do :
+ Tàn dư của chế độ phong kiến còn tồn tại nặng nề trong nông thôn, khiến cho nông nghiệp vẫn lạc hậu, không có gì thay đổi. Gía gạo tăng cao, đời sống nông dân rất khó khăn. Vì vậy, năm 1918 “ cuộc bạo động lúa gạo” đã nổi ra, lôi cuốn tới 10 triệu người tham gia.

+ Thiên tai đã làm cho thủ đô Tô-ki-ô gần như sụp đổ hoàn toàn, cũng giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế - xã hội Nhật Bản.

- Phong trào bãi công diễn ra sôi nổi ; tháng 7-1922, Đảng Cộng sản Nhật Bản thành lập và trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân.
- Năm 1927, Nhật Bản lại lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính, chấm dứt sự phục hồi ngắn ngủi của nền kinh tế nước này.

Câu 36 Hãy cho biết tình hình Nhật Bản trong những năm 1929-1939?

- Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933 đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế Nhật Bản ( sản lượng công nghiệp giảm tới 1/3…).

- Giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương quân sự hóa đất nước, phát động chiến tranh xâm lược để thoát khỏi khủng hoảng ( Bản “ Tấu thỉnh” của Thủ tướng Ta-na-ca năm 1927 với kế hoạch xâm chiếm Trung Quốc, châu Á và toàn thế giới.
+ Tháng 9-1931, Nhật Bản tấn công vùng Đông Bắc Trung Quốc, dẫn tới việc hình thành lò lửa chiến tranh đầu tiên thế giới.

+ Trong thập niên 30, ở Nhật Bản đã diễn ra quá trình thiết lập chế độ phát xít với việc sử dung triệt để bộ máy quân sự và cảnh sát của chế độ quân chủ chuyên chế Nhật Bản.

- Giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân, kể cả binh sĩ, đã tiến hành cuộc chiến tranh mạnh mẽ, góp phần làm chậm lại quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản

Câu 37 Trình bày những nét chung về phong trào dộc lập dân tộc ở châu Á trong những năm 1919 – 1939.

- Từ sau cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và Chiến tranh thế giới nhứ nhất, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á đã bước sang thời kì phát triển mới. Phong trào diễn ra mạnh mẽ và lan rộng ở nhiều khu vực của lục địa châu Á rộng lớn, tiêu biểu là phong trào đấu tranh ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và In-đô-nê-xi-a. Đó là :

+ Phong trào Ngũ tú năm 1919 ở Trung Quốc.

+ Cuộc cách mạng nhân dân ở Mông Cổ đưa tới việc thành lập Nhà nước Cộng hào Nhân dân Mông Cổ.

+ Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại do M. Gan-đi đứng đầu.

+ Thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng ở Thổ Nhĩ Kì (1919 – 1922) đưa tới việc thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kì…

- Trong cao trào đấu tranh giải phóng, giai cấp công nhân đã tích cực tham gia và nhiều đảng cộng sản đã được thành lập như ở Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a và Việt Nam,…

Câu 38 Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 -1939 diễn ra như thế nào ?

- Phong trào Ngũ tứ bùng nổ ngày 4-5-1919, khởi đầu là cuộc biểu tình của 3000 học sinh yêu nước ở Bắc Kinh chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc. Phong trào nhanh chóng lan rộng ra cả nước, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Lực lượng chủ yếu của phong trào chuyển từ sinh viên sang giai cấp công nhân. Phong trào Ngũ tứ đã mở đầu cao trào chống đế quốc, chống phong kiến. Từ đó, chủ nghĩa Mac-Lê-nin được truyền bá sâu rộng ở Trung Quốc được thành lập.

- Trong 10 năm ( 1926 – 1937 ), tình hình chính trị ở Trung Quốc diễn ra nhiều biến động. Trong những năm 1926 – 1927 là cuộc Chiến tranh Bắc phạt của các lực lượng cách mạng nhằm đánh đổ các tập đoàn quân phiệt đang chia nhau thốn g trị nhiều vùng miền ở Bắc Trung Quốc. Sau đó, trong những năm 1927 – 1937 diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng – Tưởng Giới Thạch và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

- Tháng 7 – 1937, Nhật Bản phát động cuộc tấn công xâm lược nhằm thôn tính toàn bộ Trung Quốc. Trước nguy cơ đó, Đảng cộng sản Trung Quốc và Quốc dân đảng đã đình chỉ nội chiến, cùng hợp tác chống Nhật. Cách mạng Trung Quốc chuyển sang thời kì mới : Quốc – Cộng hợp tác, kháng chiến chống Nhật.

Câu 39. Hãy cho biết tình hình chung của các nước Đông Nam Á những năm 1918 – 1939.

- Đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á ( trừ xiêm, nay là Thái Lan ) đều là thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Sau thất bại của phong trào dưới ngọn cờ “ phò vua cứu nước”, tầng lớp trí thức mới ở các nước này chủ trương đấu tranh giành độc lập theo con đường dân chủ tư sản.

- Từ những năm 20, do sự da tăng số lượng, phát triển và trưởng thành của gai cấp công nhân do chính sách khai thác thuộc địa của các nước đế quốc và những ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, giai cấp vô sản tường bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào đấu tranh. Đây chính là nét mới so với thời kì trước của phong trào cách mạng ở Đông Nam Á trong những năm 1919 – 1939.
- Trong thời kì này, Đảng Cộng sản đã ra đời ở nhiều nước Đông Nam Á, như : In-đô-nê-xi-a ( 1920) ; Việt Nam, Mã Lai và Xiêm (1930). Dưới sự lãnh đạo cảu cá đảng cộng sản, nhiều cuộc đấu tranh diễn ra như cuộc khởi nghĩa ở Gia-va, Xu-ma-tơ ( 1926-1927) ở In-đô-nê-xi-a, phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh ( 1930-1931) tại Việt Nam.

- Phong trào dân chủ tư sản ở Đông Nam Á cũng có những bước tiến bộ rõ rệt. Nếu như trước đây mới chỉ xuất hiện những nhóm lẻ tẻ thì đến giai đoạn này đã ra đời những chính đảng có tổ chức và ảnh hưởng lớn trong xã hội như Đảng Dân tộc ỏ In-đô-nê-xi-a, phong trào Tha-kin ở Miến Điện,…

Câu 40 .Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918 -1939 ) diễn ra như thế nào?

- Ở Đông Dương, cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp được tiến hành dưới nhiều hình thức, dưới sự tham gia của cá tầng lớp nhân dân. Đó là cuộc khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam kéo dài hơn 30 năm ở Lào ; Phong trào yêu nước theo xu hướng dân chủ tư sản do nhà sư A-cha Hem Chiêu đứng đầu ( 1930 – 1935) ở Cam-pu-chia.


- Tại khu vực hải đảo, đã diễn ra nhiều phong trào chống thực dân, lôi cuốn hàng triệu người tham gia, tiêu biểu là cuộc khở nghĩa ở hải đảo Gia-va và Xu-ma-tơ-ra (In-đô-nê-xi-a) trong những năm 1926 – 1927 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a. Sau khi cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, quần chúng đã ngả theo phong trào dân tộc tư sản do Xu-các-nô – lãnh tụ của Đảng Dân tộc, đứng đầu.


- Từ năm 1940, khi phát xít Nhật tấn công đánh chiếm Đông Nam Á, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước trong khu vực đã tập trung vào kẻ thù hung hãn nhất này.

Câu 40. Hãy cho biết những thành tựu của khoa học – kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX và cả mặt trái của nó?

- Sau cuộc cách mạng công nghiệp, bước vào thế kỉ XX, nhân loại tiếp tục đạt được những thành tựu rực rỡ về khoa học kĩ thuật.

- Các ngành khoa học cơ bản như Hóa học, Sinh học, các khoa học về Trái Đất,… đều đạt được những tiến bộ phi thường, nhất là về Vật lí học với sự ra đời của lý thuyết nguyên thủy hiện đại, đặc biệt là lý thuyết tương đối có ảnh hưởng lớn của nhà bác học Đức An-be Anh-xtanh.

- Nhiều phát minh khoa học cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã được sử dụng như điện tín, điện thoại, ra đa, hàng không, điện ảnh…Nhờ đó, cuộc sống vật chất và tinh thần của con người đã được nâng cao rõ rệt.

- Mặt trái của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật : sử dụng những thành tựu khoa học-kĩ thuật để sản xuất những vũ khí giết người hàng loạt.

Câu 41 Nền văn hóa Xô Viết hình thành và phát triển như thế nào?

- Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã mở đường cho việc xây dựng một nền văn hóa mới, đó là nền văn hóa Xô viết, dựa trên cơ sở những tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và thừa kế những tinh hoa của di sản văn hóa nhân loại.

- Nền văn hóa Xô viết đã đạt được những thành tựu văn hóa to lớn và rực rỡ:


+ Xóa bỏ tình trạng mù chữ và nạn thất học, sáng tạo chữ viết cho các dân tộc trước đây chưa có chữ viết.

+ Phát triển hệ thống giáo dục quốc dân với chế độ giáo dục phổ cập bắt buộc 7 năm, trở thành một đất nước mà đa số người dân có trình độ văn hóa cao cùng một đội ngũ trí thức có năng lực sáng tạo.

+ Nền khoa học - kỹ thuật Xô viết đã chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của khoa học – kĩ thuật thế giới. Nền văn hóa – nghệ thuật Xô viết đã cống hiến xuất sắc vào kho tàng văn hóa – nghệ thuật nhân loại.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top