• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Chia Sẻ Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV -Sử 10 - vnkienthuc.com

Trang Dimple

New member
Xu
38
Với niềm tự hào chân chính và ý thức vươn lên, từ thế kỷ X cho đến thế kỷ XV nhân dân ta đã nhiệt tình lao động xây dựng và phát triển mốt số nền kinh tế tự chủ toàn diện. Để hiểu được công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của nhân dân Đại Việt trong thế kỷ X -XV chúng ta cùng tìm hiểu bài 18


CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG CÁC THẾ KỶ X - XV
1. Mở rộng, phát triển nông nghiệp.

* Bối cảnh lịch sử thế kỷ X - XV:


- Thế kỷ X - XV là thời kỳ của triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ.


- Đây là giai đoạn đầu của thế kỷ phong kiến độc lập, đồng thời cũng là thời kỳ đất nước thống nhất.


-Bối cảnh này rất thuận lợi tạo điều kiện để phát triển kinh tế.


- Diện tích đất ngày càng mở rộng nhò:


+ Nhân dân tích cực khai hoang vùng châu thổ sông lớn và ven biển.


+ Các vua Trần khuyến khích các vương hầu quý tộc khai hoang lập điền trang.


+ Vua Lê cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại đặt phép quân điền.


- Thủy lợi được nhà nước quan tâm mở mang.


+ Nhà Lý đã cho xây đắp những con đê đầu tiên.


+ 1248 Nhà Trần cho đắp đê quai vạc dọc các sông lớn từ đầu nguồn đến cửa biển. Đặt cơ quan: Hà đê sứ trông nom đê điều:


- Các nhà nước Lý - Trần - Lê đều quan tâm bảo vệ sức kéo, phát triển của giống cây nông nghiệp.


+ Nhà nước cùng nhân dân góp sức phát triển nông nghiệp.


+ Chính sách của nhà nước đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển , đời sống nhân dân ấm no hạnh phúc, trật tự xã hội ổn định, độc lập được củng cố.

2. Phát triển thủ công nghiệp


* Thủ công nghiệp trong nhân dân:


- Các nghề thủ công cổ truyền như: Đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, dệt ngày càng phát triển chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.


- Các ngành nghề thủ công ra đời nhưThổ Hà, Bát Tràng.


+ Do truyền thống nghề nghiệp vốn có, trong bối cảnh đất nước có điều kiện phát triển mạnh.


+ Do nhu cầu xây dựng cung điện, đền chùa nên nghề sản xuất gạch, chạm khắc đá đều phát triển.


* Thủ công nghiệp nhà nước:


- Nhà nước được thành lập các quan xưởng (Cục bách tác) Tập trung thợ giỏi trong nước sản xuất: tiền, vũ khí, áo mũ cho vua quan, thuyền chiến.


- Sản xuất được một số sản phẩm kỹ thuật cao như: Đại bác, thuyền chiến có lầu.


*Nhận xét: Các ngành nghề thủ công phong phú. Bên cạnh các nghề thủ công cổ truyền đã phát triển những nghề mới yêu cầu kỹ thuật cao: dúc súng, đóng thuyền.


* Mục đích: phục vụ nhu cầu trong nước là chính.Chất lượng sản phẩm tốt.




bosuutamgomsss6_400_01.jpg

Thạp gốm hoa nâu lớn trang trí văn hoa sen, thời Trần, cao 65cm




3. Mở rộng thương nghiệp


* Nội thương:


- Các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên ở khắp nơi, là nơi nhân dân trao đổi sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp.


- Kinh đô Thăng Long trở thành đô thị lớn (36 phố phường) ,trung tâm buôn bán và làm nghề thủ công.


* Ngoại thương


Thời Lý - Trần ngoại thương khá phát triển, nhà nước cho xây dựng nhiều bến cảng để buôn bán với nước ngoài.


- Vùng biên giới Việt Trung cũng hình thành các đặc điểm buôn bán.


- Thời Lê: Ngoại thương bị thu hẹp.


* Nguyên nhân sự phát triển:


+ Nông nghiệp thủ công phát triển thúc đẩy thương nghiệp phát triển.


+ Do thống nhất tiền tệ, đo lường.


+Thương nghiệp mở rộng song chủ yếu phát triển nội thương, còn ngoại thương mới chỉ buôn bán với các nước Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.


4. Tình hình phân hóa xã hội và cuộc đấu tranh của nông dân


Sự phát triển kinh tế trong hoàn cảnh chế độ phong kiến thúc đẩy sự phân hóa xã hội:


+ Ruộng đất ngày càng tập trung vào tay địa chủ, quý tộc, quan lại.


+ Giai cấp thống trị ngày càng ăn chơi, xa xỉ không còn chăm lo đến sản xuất và đời sống nhân dân.


+ Thiên tai, mất mùa đói kém làm đời sống nhân dân cực khổ.


Dẫn đến những cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ:


+ Từ 1344 đến cuối thế kỷ XIV nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra làm chính quyền nhà Trần rơi vào khủng hoảng.
 
Sửa lần cuối:

keobi

New member
Xu
0
Câu 1 : Hãy nêu những biểu hiện nói lên sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý – Trần, Lê?

a) Thủ công nghiệp

  • Trong nhân dân, các nghề thủ công như đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm, sứ, ươm tơ dệt lụa tiếp tục phát triển, chất lượng sản phẩm ngày càng đượ nâng cao. Đồ gốm tráng men ngọc, men xanh độc đáo, in hình người, hình thú, hoa lá...được trao đổi khắp nơi. Gạch trang trí hoa, rồng được bán và phục vụ xây dựng. Các nghề tô tượng, chạm khắc đá, làm đồ vàng bạc, trang sức, làm giấy, nhuộm vải đều phát triển.
  • Nhà nước Đinh, Tiền Lê, Lý – Trần, Lê đều thành lập các xưởng thủ công ( gọi là cục Bách tác ) để rèn đúc vũ khí, tiền, đóng thuyền bè,may mũ áo cho vua quan, góp phần xây dựng các cung điện, chùa chiền, đền đài.
b)Thương nghiệp :

  • Việc giao lưu buôn bán giữa các làng, các vùng ngày càng nhộn nhịp, hàng hóa phong phú. Các chợ làng, chợ huyện được hình thành, Một sứ giả nhà Nguyên sang nước ta đã viết : “Trong xóm làng thường có chợ, cứ hai ngày một phiên, hàng hóa trăm thứ bày la liệt”.
  • Trên vùng biên giới Việt – Trung, từ thời Lý đã hình thành các địa điểm trao đổi hàng hóa. Lái buôn hai nước đem đủ thứ lụa là, vải vóc, ngà voi,giấy, ngọc, vàng...đến trao đổi. Thuyền buôn các nước phương Nam như Gia-va, Xiêm, Ấn Độ cũng thường xuyên qua lại mua bán ở các cửa biển Đông - Bắc. Năm 1149, nhà Lý cho lập trang Vân Đồn ( Quảng Ninh ) làm vùng hải cảng trao đổi hàng hóa với nước ngoài. Lạch Trường ( Thanh Hóa ) cũng là một vùng hải cảng buôn bán.

Câu 2 : Tình hình kinh tế, xã hội của nước Đại Việt cuối thời Trần diễn ra như thế nào ?

* Về kinh tế : ngày càng bị giảm sút.
+ Ruộng đất nằm trong tay bọn vương hầu quý tộc, nhà chùa, địa chủ. Ruộng đất công ở làng xã bị lấn chiếm, khẩu phần ruộng đất của nông dân bị thu hẹp.
+ Thủy lợi không được chăm lo tu sửa, bảo vệ đê điều.
+ Chính sách thuế khóa ngày càng nặng nề.
+ Đời sống nhân dân vô cùng khốn khổ và bị mất mùa, đói kém, bị bóc lột.

* Về xã hội : ngày càng suy thoái.
+ Vua và các vương hầu quý tộc, quan lại lao vào con đường ăn chơi xa xỉ, không quan tâm đến đời sống nhân dân.
+ Nông dân bị bóc lột tàn tệ, đói kém liên tục diễn ra. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân bùng nổ.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Hanamizuki

New member
Xu
0
Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV
(trang 92 sgk Lịch Sử 10): Nhà nước và nhân dân Đại Việt đã làm gì để phát triển nông nghiệp?

Trả lời:

Nhân dân tích cực khai hoang

Nhà nước ban hành và thực hiện nhiều chính sách phát triển nông nghiệp:

  • Nhà Tiền Lê, Lý làm lễ cày tịch điền để khuyến khích sản xuất nông nghiệp.
  • Nhà Trần khuyến khích vương hầu, quý tộc khai hoang lập điền trang.
  • Vua Lê cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại đặt phép quân điền.
  • Thủy lợi đều được nhà nước quan tâm
  • Quan tâm bảo vệ sức kéo.
(trang 92 sgk Lịch Sử 10): Sự phát triển nông nghiệp đương thời có ý nghĩa gì đối với xã hội?

Trả lời:

Đời sống nhân dân ấm no,hạnh phúc

Trật tự xã hội ổn định, độc lập được củng cố.

(trang 93 sgk Lịch Sử 10): Sự ra đời của các làng nghề thủ công có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của thủ công nghiệp?

Trả lời:

  • Phát triển tập trung, thu hút được nhiều thợ thủ công giỏi.
  • Hỗ trợ nhau trong sản xuất
  • Tạo ra thương hiệu cho các sản phẩm
  • Thuận lợi cho giao lưu hàng hóa với bên ngoài.
(trang 93 sgk Lịch Sử 10): Em đánh giá như thế nào về thủ công nghiệp nước ta đương thời?

Trả lời:

Thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp dân gian đều phát triển.

Nhiều ngành nghề thủ công phong phú, bên cạnh các nghề cổ truyền còn xuất hiện nhiều ngành mới yêu cầu kĩ thuật cao như đúc súng, đóng thuyền.

(trang 94 sgk Lịch Sử 10): Em nghĩ như thế nào về thương nghiệp của nước ta ở các thế kỉ X – XV?

Trả lời:

  • Nội thương và ngoại thương của nước ta đều phát triển
  • Nội thương: Các chợ làng, chờ huyện, chợ chùa móc lên ở khắp nơi. Kinh đô Thăng Long trở thành đô thị lớn là trung tâm buôn bán và làng nghề thủ công.
  • Ngoại thương: Khá phát triển, tuy nhiên chủ yếu buôn bán với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.
Câu 1 (trang 95 sgk Sử 10): Những nguyên nhân nào tạo nên sự phát tiển nông nghiệp ở các thế kỉ X –XV?

Lời giải:

Từ thế kỉ X – XV, đất nước được độc lập, thống nhất. Trong thời kì này nông nghiệp phát triển mạnh mẽ do những nguyên nhân sau đây:

  • Nhân dân tích cực khai hoang vung châu thổ sông Hồng và ven biển. Diện tích đất ngày càng mở rộng.
  • Các vua Tiền Lê, Lý hàng năm đều làm lễ cày tịch điền để khuyến khích sản xuất.
  • Nhà Trần khuyến khích các vương hầu, quý tộc khai hoang lập điền trang.
  • Vua Lê cấp đất cho quý tộc đặt phép quân điền.
  • Thủy lợi được nhà nước quan tâm mở mang. Sức kéo được chú trọng.
Câu 2 (trang 95 sgk Sử 10): Hãy nêu những biểu hiện nói lên sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý, Trần, Lê?

Lời giải:

Thủ công nghiệp

  • Nhà nước thành lập các quan xưởng, tập trung thợ giỏi sản xuất: tiền, vũ khí, thuyền chiến
  • Các nghề thủ công cổ truyền như: đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, dệt ngày càng phát triển, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.
  • Các làng nghề thủ công ra đời: Thổ Hà, Bát Tràng, Nga Sơn, Chu Đậu...
  • Sản xuất được một số sản phẩm kĩ thuật cao: đại bác, thuyền chiến,...
Thương nghiệp

  • Nội thương: Các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên ở khắp nơi. Kinh đô Thăng Long trở thành đô thị, trung tâm buôn bán và làm nghề truyền thống.
  • Ngoại thương: Khá phát triển, nhiều bến cảng được xây dựng, vùng biên giới Việt – Trung hình thành các địa điểm buôn bán.
Câu 3 (trang 95 sgk Sử 10): Sự phân hóa xã hội ở thế kỉ XIV dẫn đến hậu quả gì?

Lời giải:

Sự phân hóa xã hội ở thế kỉ XIV dẫn đến hậu quả:

  • Đời sống nhân dân ngày càng khổ cực
  • Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ
  • Chính quyền nhà Trần rơi vào khủng hoảng
 

Hanamizuki

New member
Xu
0
Bài tập 1 trang 84 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Điều kiện thuận lợi cho kinh tế nông nghiệp của nước ta phục hồi và phát triển đầu thế kỉ X là:

A. nhân dân ta giành được nền độc lập, tự chủ.

B. công cuộc khai phá đất hoang, mở rộng ruộng đồng được đẩy mạnh.

C. nhà nước phong kiến có những chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp.

D. tất cả các ý trên.

Trả lời: D

2. Chức quan chăm lo việc đắp đê thời Trần là

A. Hà đê sứ. C. Quốc công tiết chế.

B. Tể tướng. D. Thái uý.

Trả lời: A

3. Ruộng đất công làng xã thời Lê được phân chia theo chế độ

A. điền trang. C. quân điền.

B. lộc điền. D. đồn điền.

Trả lời: C

4. Các xưởng thủ công do Nhà nước tổ chức và quản lí trong các thế kỉ XI - XV gọi là

A. đồn điền. C. quân xưởng.

B. quan xưởng. D. Quốc tử giám.

Trả lời: C

5. Người chế tạo ra súng thần cơ thế kỉ XV là

A. Hồ Quý Ly. C. Hồ Nguyên Trừng.

B. Hồ Hán Thương. D. Nguyễn Trãi.

Trả lời: C

6. Biểu hiện sự phát triển vượt bậc của thủ công nghiệp trong các thế kỉ X - XV là

A. hệ thống chợ làng phát triển

B. sự phong phú của các mặt hàng mĩ nghệ.

C. sự hình thành các làng nghề thủ công truyền thống.

D. sự ra đời của đô thị Thăng Long

Trả lời: C

7. Ở miền Bắc có những làng gốm sứ cổ truyền như:

A. Huê Cầu, Bát Tràng, Vân Nội.

B. Bát Tràng, Chu Đậu, Thổ Hà.

C. Nội Duệ, Đa Ngưu, Đông Hồ.

D. Bát Tràng, Hương Canh, Huê Cầu.

Trả lời: B

8. Đô thị lớn ở nước ta trong các thế kỉ XI - XV là

A. Phố Hiến. C. Thăng Long.

B. Hội An. D. Vân Đồn.

Trả lời: C

9. Việc giao lưu buôn bán trong nước ở các thế kỉ X - XV chủ yếu diễn ra tại

A. cửa sông Bạch Đằng.

B. các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa.

C. các làng nghề thủ công.

D. vùng biên giới Việt - Trung.

Trả lời: B

10. Việc trao đổi hàng hoá với thương nhân nước ngoài trong các thế kỉ X - XV chủ yếu diễn ra tại các vùng cảng như:

A. Vân Đồn, Lạch Trường, Cần Hải, Hội Thống, Thị Nại.

B. Đà Nẵng, Hội An, Hải Phòng, Vân Đồn.

C. Vân Đồn, Hội An, Đà Nẵng, Thị Nại.

D. Vân Đồn, Lạch Trường, Cửa Tùng, Cửa Việt.

Trả lời: A

11. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển của thương nghiệp thế kỉ X - XV là

A. các chính sách khuyến khích thương nghiệp phát triển của nhà nước phong kiến Đại Việt.

B. những hoạt động tích cực của thương nhân nước ngoài tại Thăng Long.

C. sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp trong hoàn cảnh đất nước độc lập, thống nhất.

D. năm 1149, nhà Lý cho xây dựng trang Vân Đồn thành bến cảng để buôn bán và trao đổi hàng hoá với nước ngoài.

Trả lời: C

12. Sang thời Lê, ngoại thương giảm sút là do

A. Nhà nước không chủ trương mở rộng giao lưu với thương nhân nước ngoài.

B. tính chất tự cấp, tự túc của nền kinh tếẽ

C. chính sách trọng nông ức thương của nhà nước phong kiến

D. tất cả các lí do trên.

Trả lời: A

13. Sự phát triển kinh tế đã dẫn đến hệ quả gì về mặt xã hội trong hoàn cảnh chế độ phong kiến?

A. Đẩy nhanh sự phân hoá xã hội.

B. Mâu thuẫn giữa nhà vua và nhân dân ngày càng tăng.

C. Nông dân ngày càng bị bần cùng, phải bán mình làm nô lệ.

D. Đại địa chủ bước dần lên vũ đài chính trị.

Trả lời: A
Bài tập 4 trang 88 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Sự xuất hiện của các làng chuyên làm nghề thủ công nói lên điều gì? Theo em, tại sao trong các làng này, nhân dân vẫn duy trì sản xuất nông nghiệp?

Trả lời:

  • Sự xuất hiện của các làng chuyên làm nghề thủ công có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển thủ công nghiệp thể hiện thủ công nghiệp phát triển quy củ, ổn định và nâng cao trình độ kỹ thuật. Đời sống được cải thiện hơn.
  • Trong các làng nghề thủ công nhân dân vẫn duy trì sản xuất nông nghiệp vì tính chất tự nhiên, tự cung tự cấp của kinh tế thời kỳ này. Khi nông nhàn, người nông dân thường làm những công việc dệt vải, làm nón, đan lát... Sản xuất sản phẩm chủ yếu để giải quyết nhu cầu gia đình, một số khác phục vụ thị trường địa phương.
=> Sự kết hợp giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp

Bài tập 5 trang 88 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Ở địa phương nơi em sống có những nghề thủ công nào? Thử đánh giá vai trò của nghề thủ công đó đối với sự phát triển kinh tế của địa phương.

Trả lời:

  • Ở địa phương nơi em sống có nghề thủ công làm gốm (Thổ Hà)
  • Vai trò của nghề thủ công đó đối với sự phát triển kinh tế của địa phương
    • Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo
    • Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, đa dạng hóa kinh tế nông thôn thúc đẩy quá trình đô thị hóa
    • Góp phần bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc
 

Hanamizuki

New member
Xu
0
Trắc nghiệm Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV
Câu 1. Ý nào không phản ánh đúng điều kiện để nền kinh tế nước ta phát triển vượt bậc trong các thế kỉ X – XV?

A. Đất nước độc lập, thống nhất

B. Lãnh thổ trải rộng tè Bắc vào Nam

C. Nhà nước quan tâm, chăm lo phát triển sản xuất

D. Nhân dân cả nước phấn khởi, ra sức khai phá mở rộng ruộng đồng, phát triển sản xuất

Câu 2. Việc đắp đê từ đầu nguồn đến cửa biển dọc các con sông lớn (đê quai vạc) được thực hiện bắt đầu từ triều đại nào?

A. Nhà Lý

B. Nhà Tiền Lê

C. Nhà Trần

D. Nhà Lê sơ

Câu 3. “Hà đê sứ”là chức quan của nhà Trần đặt ra để

A. Quan sát nhân dân đắp đê

B. Trông coi việc sửa chữa, đắp đê

C. Hằng năm báo cáo tình hình lũ lụt, thiên tai cho nhà vua biết

D. Mở kho phát lương thực cho nhân dân khi gặp lũ lụt, thiên tai

Câu 4. “Phép quân điền”– chính sách phân chia ruộng đất công ở các làng xã được thực hiện dưới triều đại nào?

A. Nhà Lý

B. Nhà Tiền Lê

C. Nhà Trần

D. Nhà Lê sơ

Câu 5. Trong các thế kỉ X – XV, triều đại nào có những chính sách cụ thể để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp?

A. Đinh – Tiền Lê

B. Lý – Trần

C. Lê sơ

D. Lý, Trần, Lê sơ

Câu 6. Biểu hiện phát triển vượt bậc của thủ công nghiệp nước ta trong các thế kỉ X – XV là

A. Sự ra đời của đô thị Thăng Long

B. Hệ thống chợ làng phát triển

C. Sự phong phú của các mặt hàng mỹ nghệ

D. Sự hình thành các làng nghề thủ công truyền thống

Câu 7. Thế kỉ X – XV, ở miền Bắc đã hình thành các làng nghề thủ công truyền thống như

A. Bát Tràng, Thổ Hà, Chu Đậu, Huê Cầu

B. Bát Tràng, Đông Hồ, Chu Đậu

C. Bát Tràng, Hương Canh, Huê Cầu

D. Thổ Hà, Vạn Phúc

Câu 8. Nghề nào không phải là nghề thủ công cổ truyền của nước Đại Việt?

A. Nghề đúc đồng

B. Nghề rèn sắt

C. Nghề làm đồ gốm, ươm tơ, dệt lụa

D. Nghề khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ

Câu 9. Các xưởng thủ công do nhà nước, tổ chức và quản lí trong các thế kỉ XI – XV được gọi là

A. Đồn điền

B. Quan xưởng

C. Quân xưởng

D. Quốc tử giám

Câu 10. Ý nào không phản ánh chính xác mục đích của việc các triều đại phong kiến nước ta đều thành lập xưởng thủ công nhà nước (quan xưởng), tập trung các thợ giỏi trong nước?

A. Chuyên lo việc đúc tiền

B. Rèn đúc vũ khí và đóng các loại thuyền chiến phục vụ quân đội

C. May mũ áo cho nhà vua, quan lại và quý tộc, xây dựng các cung điện, dinh thự

D. Vừa sản xuất, vừa buôn bán

Câu 11. Nguyên nhân quan trọng nhất dần đến sự của thủ công nghiệp nước ta trong các thế kỉ X – XV làCâu 11. Nguyên nhân quan trọng nhất dần đến sự của thủ công nghiệp nước ta trong các thế kỉ X – XV là

A. Đất nước độc lập, thống nhất và phát triển của nông nghiệp

B. Nhà nước đã có nhiều chính sách để phát triển các làng nghề

C. Nhân dân đã tiếp thu thêm nhiều nghề mới từ bên ngoài

D. Nhu cầu trong nước ngày càng tăng

Câu 12. Trung tâm chính trị văn hóa và đô thị lớn nhất của nước Đại Việt trong các thế kỉ X – XV là

A. Phố Hiến (Hưng Yên)

B. Thanh Hà (Phú Xuân – Huế)

C. Hội An (Quảng Nam)

D. Thăng Long

Câu 13. Trong các thế kỉ X – XV, việc buôn bán trong nước diễn ra chủ yếu ở

A. Các bến cảng: Vân Đồn, Lạch Trường

B. Các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa

C. Các làng nghề thủ công,

D. Vùng biên giới Việt – Trung

Câu 14. Trang Vân Đồn (Quảng Ninh) – bến cảng phục vụ cho thuyền buôn nước ngoài vào nước ta trao đổi hàng hóa, được xây dựng dưới triều đại nào?

A. Nhà Lý

B. Nhà Tiền Lê

C. Nhà Lê sơ

D. Nhà Trần

Câu 15. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển của thương nghiệp thế kỉ X – XV là

A. Các chính sách khuyến khích thương nghiệp của nhà nước phong kiến

B. Do hoạt động tích cực của thương nhân nước ngoài

C. Sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp trong hoàn cảnh đất nước độc lập, thống nhất

D. Năm 1149, nhà Lý cho xây dựng trang Vân Đồn (Quảng Ninh) làm bến cảng để buôn bán và trao đổi hàng hóa với nước ngoài

Câu 16. “Đời vua Thái Tổ, Thái Tông, thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn”là Câu ca dân gian nói về thời

A. Tiền Lê

B. Lý – Trần

C. Hồ

D. Lê sơ

Câu 17. Trong xã hội phong kiến, sự phát triển về kinh tế đưa đến hệ quả gì về mặt xã hội?

A. Đẩy nhanh sự phân hóa xã hội

B. Nông dân ngày càng bị bần cùng hóa

C. Đại địa chủ bước lên vũ đài chính trị

D. Mâu thuẫn giữa vua với nhân dân ngày càng tăng



Đáp án

4.png
 

Trang Dimple

New member
Xu
38
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 10!
Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài

  1. Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
  2. bài 2: Xã hội nguyên thủy
  3. bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông
  4. bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma
  5. bài 5: Trung Quốc thời phong kiến
  6. bài 6: Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ
  7. bài 7 Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
  8. bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á
  9. bài 9 Vương Quốc Campuchia và Vương Quốc Lào
  10. bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)
  11. bài 11: Tây Âu thời kì trung đại
  12. Bài 12: Ôn tập lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ và trung đại
  13. bài 13: Việt Nam thời kì nguyên thủy
  14. bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
  15. bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)
  16. bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) (tiếp theo)
  17. bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)
  18. bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV
  19. Lịch sử 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV
  20. bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV
  21. bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII
  22. bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII
  23. bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII
  24. Lịch sử 10 bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII
  25. bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
  26. bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân
  27. bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến
  28. bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
  29. bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
  30. bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
  31. bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu
  32. bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX
  33. bài 34: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
  34. bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa
  35. bài 36 Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân
  36. bài 37: Mác -Ăng ghen và sự ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học
  37. bài 38 Quốc tế nhất và công xã Pari 1781
  38. bài 39: Quốc tế thứ hai
  39. bài 40: Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top