Chia Sẻ Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ -Sử 10 - vnkienthuc.com

Trang Dimple

New member
Xu
38
Cuộc cách mạng tư sản nổ ra trên "vùng đất thấp" và "xứ sở sương mù" dẫu có ý nghĩa trọng đại song chưa đủ củng cố niềm tin cho người đương thời về một thắng lợi hoàn toàn của giai cấp tư sản. Lịch sử phải chờ đợi hơn một thế kỷ sau để chứng kiến bến bờ Đại Tây Dương một cuộc biến động chính trị - xã hội to lớn ở 13 thuộc địa Anh, dẫn đến sự ra đời một quốc gia đầu tiên ở Mĩ. Vì sao nơi đây lại có thể bùng nổ một cuộc chiến tranh giành độc lập? Kết quả của cuộc chiến đã ảnh hưởng như thế nào đối với lịch sử châu Mĩ và thể giới? Chúng ta sẽ nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề này trong bài học hôm nay


Sử Lớp 10-BÀI 30:CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ

1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh.


- Nửa đầu thế kỷ XVIII, 13 thuộc địa Anh được ra đời dọc bờ biển Đại Tây Dương (1,3 triệu người). (di dân từ châu Âu sang châu Mĩ , dồn người In-đi-an về phía Tây, đưa nô lệ da đen từ châu Phi sang khai phá đồn điền)


luoc_do_13_thuoc_dia_cua_anh_o_bac_mi_500.jpg


Lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.


- Giữa thế kỷ XVIII, nền công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa ở đây phát triển.



+ Miền Bắc: Công trường thủ công phát triển nhiều ngành nghề như: rượu, thủy tinh, luyện kim, đóng tàu, dệt... (các mỏ kim loại quý tập trung chỷ yếu ở miền Bắc, Cảng Bô-xtơn sầm uất...)


+ Miền Nam: kinh tế đồn điền phát triển. sản xuất hàng hóa nông nghiệp xuất khẩu: ngô, bông, mía, thuốc lá... (đất đai phì nhiêu; sử dụng rộng rãi, bóc lột tàn bạo nô lệ da đen).


- Sự phát triển kinh tế công, nông nghiệp thúc đẩy sự phát triển của thương nghiệp, giao thông, thông tin, thống nhất thị trường, ngôn ngữ.( yêu cầu bức thiết của 13 thuộc địa là được tự do phát triển sản xuất, buôn bán, mở mang kinh tế về phía Tây, nhưng bị chính quyền Anh quốc ra sức kìm hãm.)


- Sự kìm hãm của chính phủ Anh làm cho mâu thuẫn ở 13 thuộc địa trở nên gay gắt, dẫn đến việc bùng nổ chiến tranh.


2. Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chủng quốc Mĩ.



su_kien_che_bo-xton_500.jpg

Nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công tàu chở chè(trà) của Anh và ném các thùng chè xuống biển để phản đối chế độ thuế của thực dân Anh(12-1773) .

- Sau sự kiện Bô-xtơn, nguy cơ cuộc chiến đến gần. Đại hội lục địa lần thứ nhất được triệu tập (9 - 1774), yêu cầu vua Anh bãi bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp.


- Tháng 4-1775 chiến tranh bùng nổ


- Tháng 5 - 1775 Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập:


+ Quyết định xây dựng quân đội lục địa


+ Cử Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn làm tổng chỉ huy quân đội


+ Thông qua bản Tuyên ngôn độc lập (4 - 7 - 1776), tuyên bố 13 thuộc địa thoát ly khỏi chính quốc ,thành lập Hợp chủng quốc Mĩ.


- Ngày 17 - 10 - 1777 chiến thắng Xa-ra-tô-ga, tạo ra bước ngoặt cuộc chiến.


- Năm 1781 trận I-oóc-tao giáng đòn quyết định, giành thắng lợi cuối cùng.


3. Kết quả và ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập



- Theo hòa ước Véc-xai (9 - 1783), Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.


- Năm 1787 thông qua Hiến pháp,Mỹ là một Cộng hoà liên bang được tổ chức theo “tam quyền phân lập”, Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn làm tổng thống đầu tiên.


oa_xinh_tn.jpg

Gióc- giơ Oa –sinh- tơn (1732-1799) là một chủ nô giàu,có tài quân sự và tổ chức,được cử làm tổng chỉ huy nghĩa quân.Tháng 4-1775, chiến tranh bùng nổ giữa chính quốc và các nước thuộc Bắc Mĩ.Nghĩa quân do Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn chỉ huy.Ngày 4-7-1776,tuyên ngôn độc lập được công bố, xác định quyền của con người và quyền độc lập của các thuộc địa. ), là Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ

Ý nghĩa:
+ Giải phóng Bắc Mĩ khỏi chính quyền Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Bắc Mĩ.



+ Là cuộc cách mạng tư sản ,góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ La-tinh cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XX


1232452721.img.jpg



Năm 1789, George Washington tuyên thệ nhậm chức, trở thành Tổng thống đầu tiên của Mỹ .
 
Sửa lần cuối:
Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
(trang 147 sgk Lịch Sử 10): Hãy trình bày chính sách của Chính phủ Anh đối với sự phát triển kinh tế của 13 thuộc địa?
Trả lời:

  • Cấm Bắc Mĩ sản xuất nhiều loại hàng công nghiệp, cấm mở doanh nghiệp, cấm đem máy móc và thợ lành nghề từ Anh sang, đồng thời ban hành chế độ thuế khóa nặng nề.
  • Các thuộc địa Bắc Mĩ không được tự do buôn bán với các nước khác và cư dân ở đây không được khai hoang những vùng đất ở miền Tây.
  • Ban hành những đạo luật nhằm ngăn cản sự phát triển của kinh tế thuộc địa như: Luật hàng hải theo đó việc vận chuyển hàng hóa từ Bắc Mĩ dang Anh và ngược lại phải do tàu Anh đảm nhiệm, Luật đường,…
(trang 149 sgk Lịch Sử 10): Nước Mĩ được thành lập trong hoàn cảnh nào?
Trả lời:

  • Tháng 5/1775, Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập, quyết định thành lập “Quân đội quốc gia”, bổ nhiệm Oa-sinh-ton làm tổng chỉ huy, đồng thời kêu gọi nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng quân đội. Cuộc đấu tranh giành độc lập không ngường phát triển. Các thuộc địa lần lượt tuyên bố tách khỏi Anh.
  • 4/7/1776, Đại hội thông qua bản Tuyên ngôn độc lập chính thức tuyên bố 1 thuộc địa thoát ly khỏi Anh, thành lập một quốc gia độc lập – Hợp chúng quốc Mĩ.
  • Tuy nhiên, cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân thuộc địa vẫn còn phải tiếp diễn. Sau nhiều thắng lợi quân sự tiêu biểu là Xa-ra-tô-ga (1777) và I-ooc-tao (1781) quân Anh bị đánh bại hoàn toàn. Hợp chúng quốc Mĩ chính thức thành lập.
(trang 149 sgk Lịch Sử 10): Tuyên ngôn độc lập năm 1776 có những điểm tiến bộ và hạn chế gì?
Trả lời:
Tiến bộ

  • Quyền con người và quyền công dân được chính thức công bố.
  • Nguyên tắc về tính chủ quyền được đề cao
Hạn chế
  • Không xóa bỏ chế độ nô lệ
  • Công nhân và nhân dân lao động vẫn bị bóc lột
  • Thực chất chỉ bảo vệ quyền lợi cho người da trắng
(trang 149 sgk Lịch Sử 10): Yếu tố nào giúp nghĩa quân Bắc Mĩ chiến thắng quân Anh?
Trả lời:

  • Sự chỉ huy tài tình của Oa-sinh-tơn
  • Sự ủng hộ của nhân dân
  • Biết dựa vào địa thế hiểm trở ở Bắc Mĩ để phát huy lối đánh du kích
  • Cuộc chiến đấu của nhân dân Bắc Mĩ được các tầng lớp nhân dân tiến bộ Pháp và nhân dân tiến bộ châu Âu nói chung ủng hộ.
Câu 1 (trang 150 sgk Sử 10): Hãy trình bày diễn biến chính cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?
Lời giải:

  • 10/1773: Nhân dân cảng Bô-xton tấn công 3 tàu chở chè của Anh
  • 5/9 đến 16/10/1774: Đại hội lục địa lần 1 tổ chức tại Phi-la-đen-phi-a
  • 4/1775: Chiến tranh giữa các thuộc địa với chính quốc nổ ra
  • Đầu năm 1776, quân khởi nghĩa chiếm Bô-xton
  • 10/5/1776, Đại hội lục địa lần 2 tuyên bố cắt đứt quan hệ với Anh.
  • 4/7/1776 Đại hội lục địa thông qua Tuyên ngôn độc lập
  • 17/10/1777: Quân khởi nghĩa thắng lớn ở Xa-ra-tô-ga
  • 1781: Chiến thắng I-ooc-tao, chiến tranh chấm dứt.
  • 1783: Anh kí hiệp ước Vec-sai công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.
Câu 2 (trang 150 sgk Sử 10): Trình bày kết quả và ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập?
Lời giải:
Kết quả:

  • Theo Hòa ước Vec-sai (9/1783), Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
  • Năm 1787, Hiến pháp được thông qua góp phần củng cố vị trí nhà nước Mĩ.
Ý nghĩa
  • Giải phóng Bắc Mĩ khỏi chính quyền Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Bắc Mĩ.
  • Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh của nhân dân ở Mỹ La tinh.
 
Bài tập 1 trang 131 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
1. Trước khi Côlômbô phát hiện ra châu Mĩ, đây vốn là vùng đất
A. chưa có người cư trú.
B. có người da đen cư trú.
C. có những tộc người da trắng cư trú từ rất lâu đời.
D. của thổ dân da đỏ.
Trả lời: D
2. Mười ba thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ nằm ở khu vực
A. ven bờ Đại Tây Dương. C. ven bờ Ấn Độ Dương
B. ven bờ Thái Bình Dương. D. ven bờ Bắc Băng Dương.
Trả lời: A
3. Đặc điểm kinh tế của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ nửa đầu thế kỉ XVIII là
A. miền Nam phát triển kinh tế công nghiệp, miến Bắc phát triển kinh tế thương nghiệp.
B. miền Nam phát triển kinh tế đồn điền, miền Bắc phát triển kinh tế công thương nghiệp.
C. cả hai miến Nam - Bắc đều có các đồn điền trang trại lớn, sử dụng lao động nô lệ da đen.
Trả lời: B
4. Tháng 7 - 1776, diễn ra sự kiện lịch sử:
A. Đại hội lục địa lần thứ nhất được tổ chức.
B. Đại hội lục địa lần thứ hai được tổ chức
C. Các đại biểu dự Đại hội lục địa lần thứ hai thông qua Tuyên ngôn Độc lập
D. Nghĩa quân thắng lớn tại Xaratôga.
Trả lời: C
5. Ngày 4 - 7 là ngày Quốc khánh của nước Mĩ vì
A. đó là ngày bùng nổ cuộc chiến tranh của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
B. đó là ngày Đại hội lục địa thông qua Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh Hợp chúng quốc Mĩ.
C. đó là ngày cuộc chiến tranh giành độc lập thắng lợi.
D. đó là ngày nghĩa quân giành được thắng lợi quân sự quyết định buộc thực dân Anh công nhận độc lập ở Bắc Mĩ.
Trả lời: B
6. Tác giả của bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh Hợp chúng quốc Mĩ là
A. Gioócgiơ Oasinhtơn. C. Giép Phécxơn.
B. Môngtexkiơ. D. Lincôn.
Trả lời: C
Bài tập 3 trang 132 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Hãy điền tiếp nội dung lịch sử phù hợp vào chỗ trống (...) trong các câu sau.
1. Ngòi nổ của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là sự kiện………………….
2. Lãnh đạo cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ…………….
3. Tháng 7 -1776, Đại hội thông qua …………….
4. Bước ngoặt của cuộc chiến tranh là sự kiện ở…………….
5. Thắng lợi quyết định chấm dứt chiến tranh là ở …………….
6. Tác giả của bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra Hợp chúng quốc Mĩ là…………….
7. Hoà ước giữa Anh và 13 thuộc địa được kí kết tại…………….
8. Hiến pháp nước Mĩ thòng qua năm …………….
9. Theo Hiến pháp, Mĩ là một nước cộng hoà liên bang, tổ chức theo nguyên tắc…………….
10. Cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ mang tính chất…………….
Trả lời:
1. Ngòi nổ của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là sự kiện “chè Bô-xtơn”
2. Lãnh đạo cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn
3. Tháng 7 -1776, Đại hội thông qua bản Tuyên ngôn độc lập
4. Bước ngoặt của cuộc chiến tranh là sự kiện ở chiến thắng Xa-ra-tô-ga (17 - 10 - 1777 )
5. Thắng lợi quyết định chấm dứt chiến tranh là ở trận I-oóc-tao (1781)
6. Tác giả của bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra Hợp chúng quốc Mĩ là Thomas Jefferson
7. Hoà ước giữa Anh và 13 thuộc địa được kí kết tại Véc-xai (Pháp)
8. Hiến pháp nước Mĩ thông qua năm 1787
9. Theo Hiến pháp, Mĩ là một nước cộng hoà liên bang, tổ chức theo nguyên tắc tam quyền phân lập”
10. Cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ mang tính chất là một cuộc cách mạng tư sản
Bài tập 4 trang 132 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Nêu nhận xét của em về bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ, ngày 14 - 7 -1776.
Trả lời:
Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ là văn bản chính trị tuyên bố ly khai khỏi Vương quốc Anh của 13 bang thuộc địa Bắc Mỹ. Tuyên ngôn được đọc ngày 4/7/1776, nội dung chính của bản tuyên ngôn dựa trên tư tưởng John Locke, một triết gia người Anh. Theo ông, con người có ba quyền cơ bản không thể bị tước đoạt là quyền được sống, được tự do và được sở hữu. Quyền sở hữu được Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đề cập tới trong bản tuyên ngôn là "quyền được mưu cầu hạnh phúc".
Tuyên ngôn khẳng định, quyền tự do bình đẳng của con người, chủ quyền thuộc về nhân dân, quyền lực của nhà vua cùng chế độ đẳng cấp trong xã hội phong kiến bị bãi bỏ, xác nhận quyền sở hữu tài sản tư nhân, quyền tự do dân chủ, vv. Các nội dung cơ bản của tuyên ngôn thấm nhuần tư tưởng cách mạng của các nhà triết học "Khai sáng" Pháp thế kỉ 18, phản ánh ý chí và nguyện vọng của cộng đồng nhân dân Pháp hồi đó và là bước cụ thể hoá các ý tưởng của khẩu hiệu "Tự do, Bình đẳng, Bác ái".
Đây là một bản tuyên ngôn tiến bộ, đã đề cao quyền con người. Có ý nghĩa rất lớn đối với lịch sử trọng đại. Là đòn đánh vào thực dân Anh đang áp bức với 13 thuộc địa. Song hạn chế là chỉ phục vụ cho giai cấp tư sản, nhân dân hầu như không được hưởng quyền.
Bài tập 5 trang 133 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Có thể coi cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là cuộc chiến tranh chính nghĩa không? Vì sao?
Trả lời:
Có thể coi cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa ở Bắc Mĩ là cuộc chiến tranh chính nghĩa vì đây là cuộc chiến đấu của nhân dân 13 bang thuộc địa trong suốt 6 năm để thoát khỏi ách thống trị của đế quốc Anh, kết quả là 13 bang đã thành lập một quốc gia mới. "Ðây là một cuộc chiến tranh giành độc lập, nhưng cuộc chiến tranh này không chỉ giải quyết nhiệm vụ giải phóng dân tộc mà còn giải quyết những nhiệm vụ kinh tế và xã hội của một cuộc cách mạng tư sản, nó chống lại chế độ phong kiến do bọn thực dân Anh thiết lập và chống lại những biểu hiện khác của chủ nghĩa thực dân đang ngăn trở sự phát triển của công, thương nghiệp tư bản chủ nghĩa. Nó giải phóng Mỹ khỏi chủ nghĩa thưc dân Anh, đưa tư sản và chủ nô lên nắm chính quyền, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa Mỹ phát triển mạnh. " em lại sự tiến bộ cho dân tộc, mở ra con đường phát triển tư bản chủ nghĩa trong nền kinh tế. Ðồng thời, phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Bắc Mỹ đã kích thích và ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh của nhân dân các nước khác.
Bài tập 6 trang 133 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Vì sao nói: Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đổng thời là cuộc cách mạng tư sản?
Trả lời:
Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đổng thời là cuộc cách mạng tư sản

  • Giai cấp lãnh đạo: Tư sản
  • Mục tiêu: Lật đổ chế độ thực dân, giành độc lập dân tộc
  • Lực lượng CM: Quần chúng cách mạng
  • Hình thức: chiến tranh giành độc lập
  • Kết quả, ý nghĩa: Giành độc lập, xác lập liên bang
  • Xu hướng phát triển: phát triển theo con đường TBCN
->Là 1 cuộc CMTS có tính nhân dân khá rõ.
Bài tập 7 trang 133 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Qua nội dung hai bài vừa học, em hãy trình bày sự hiểu biết của mình về các khái niệm lịch sử dưới đây:

  • Cách mạng tư sản là:
  • Chế độ quân chủ lập hiến là:
  • Tầng lớp "quý tộc mới" là:
Trả lời:
  • Cách mạng tư sản là: cuộc cách mạng của giai cấp tư sản.Giai cấp tư sản tiến hành cách mạng là để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển không chịu ảnh hưởng từ chế độ phong kiến.
  • Chế độ quân chủ lập hiến là: là chế độ nhà nước vừa có vua vừa có quốc hội, nhưng vua không nắm quyền hành, mọi quyền lực đều nằm trong tay của quốc hội. (vua "trị vì" mà không "cai trị")
  • Tầng lớp "quý tộc mới" là: tầng lớp quý tộc phong kiến đã tư sản hoá, kinh doanh tư bản chủ nghĩa, xuất hiện ở châu âu vào TK XVI, mạnh nhất ở anh, là lực lượng quan trọng lãnh đạo cách mạng tư sản Anh TK XVII.
 
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 10!
Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài

  1. Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
  2. bài 2: Xã hội nguyên thủy
  3. bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông
  4. bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma
  5. bài 5: Trung Quốc thời phong kiến
  6. bài 6: Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ
  7. bài 7 Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
  8. bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á
  9. bài 9 Vương Quốc Campuchia và Vương Quốc Lào
  10. bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)
  11. bài 11: Tây Âu thời kì trung đại
  12. Bài 12: Ôn tập lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ và trung đại
  13. bài 13: Việt Nam thời kì nguyên thủy
  14. bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
  15. bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)
  16. bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) (tiếp theo)
  17. bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)
  18. bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV
  19. Lịch sử 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV
  20. bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV
  21. bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII
  22. bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII
  23. bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII
  24. Lịch sử 10 bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII
  25. bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
  26. bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân
  27. bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến
  28. bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
  29. bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
  30. bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
  31. bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu
  32. bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX
  33. bài 34: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
  34. bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa
  35. bài 36 Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân
  36. bài 37: Mác -Ăng ghen và sự ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học
  37. bài 38 Quốc tế nhất và công xã Pari 1781
  38. bài 39: Quốc tế thứ hai
  39. bài 40: Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top