Chia Sẻ Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh -Sử 10 - vnkienthuc.com

Trang Dimple

New member
Xu
38
Giai đoạn hậu kì trung đại (thế kỷ XV - XVII), chể độ phong kiến khủng hoảng, suy vong. Giai cấp tư sản tuy mới ra đời nhưng đã hoàn nhanh chóng khẳng định thể lực kinh tế ngày càng lớn mạnh của mình. Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến thể hiện trước hết trên lĩnh vực tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật... là bước dọn đường cho những cuộc cách mạng tư sản sớm không thể tránh khỏi ở Tây Âu. Nhưng vì sao, những những cuộc cách mạng tư sản sớm nổ ra ở "vùng đất thấp" và xứ sở "sương mù"? Ý nghĩa của những sự kiện đó đối với tiến trình của lịch sử nhân loại ra sao? Chúng ta sẽ nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề này trong bài học hôm nay

Sử lớp 10-BÀI 29:CÁCH MẠNG HÀ LAN VÀ CÁCH MẠNG ANH

ha_l_an_1609_01.jpg

L ư ợc đ ồ Hà Lan 1609


1. Cách mạng Hà Lan Hà Lan : Gồm lãnh thổ các nước Hà Lan, Bỉ, Luyxămbua và một số vùng đất này có tên gọi "Nêđéclan" (vùng đất thấp).

- Từ đầu thế kỷ XVI Nêđéclan là một trong những vùng kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất châu Âu.


- Giai cấp tư sản Nêđéclan ra đời, thế lực kinh tế ngày càng lớn mạnh.


- Tháng 8 - 1566 nhân dân miền Bắc Nêđéclan khởi nghĩa, lực lượng phát triển mạnh, làm chủ nhiều nơi.


- Tháng 8-1567, vương triều Tây Ban Nha đem quân sang Ne dec lan , và đán áp dã man .


-Tháng 4-1572 quân khởi nghĩa làm chủ các tỉnh phía Bắc .


- Tháng 1-1579 hội nghị U-trech tuyên bố thống nhất tiền tệ , đo lường và tổ chức quân sự , chính sách đối ngoại .


-Năm 1581 các tỉnh miền bắc thống nhất thành Các tỉnh liên Hiệp hay Hà Lan


- Năm 1609 Hiệp định đình chiến được ký kết, nhưng đến năm 1649 mới được công nhận độc lập.


* Ý nghĩa:


+Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới dưới hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc


+Mở đường cho chủ nghĩa tư bản Hà Lan phát triển.


+Mở ra thời đại mới - bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản.


* Hạn chế: quan hệ sản xuất phong kiến còn tồn tại ở một số nơi, nhân dân không được hưởng quyền lợi về kinh tế , chính trị .


2. Cách mạnh tư sản Anh



kinh_te_anh_truoc_cm_500_01.jpg



Lược đồ kinh tế Anh trước cách mạng


a. Tình hình nước Anh trước cách mạng


* Nguyên nhân gián tiếp :


-Kinh tế: đầu thế kỷ XVII, nền kinh tế nước Anh phát triển nhất châu Âu.


-Xã hội: tư sản, quý tộc mới giàu lên nhanh chóng.


-Chính trị: chế độ phong kiến kìm hãm lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa .


Mâu thuẫn giũa tư sản, quý tộc mới với phong kiến .


Cách mạng bùng nổ


- Sự phát triển của công trường thủ công dần lấn át phường hội. Sản phẩm tăng nhanh về số lượng và chất lượng kích thích hoạt động ngoại thương phát triển nhất là ngành len dạ, buôn bán nô lệ da đen.


- Sự phát triển ngành len dạ kéo theo sự phát triển của nghề nuôi cừu. Do vậy một bộ phận quý tộc Anh chuyển sang kinh doanh hàng hóa theo hướng TBCN, trở thành quí tộc tư sản mới.


- Chế độ phong kiến ( quý tộc , giáo hội Anh cản trở sự làm giàu của tư sản và quý tộc mới , vua Sạc lơ I đặt ra thuế mới , nắm độc quyền thương mại… duy trì đặc quyền phong kiến …)

* Nguyên nhân trực tiếp :


- Tháng 4-1640 Vua Sac lơ I triệu tập quôc hội để tăng thuế nhằm đàn áp cuộc nổi dây của người Xcốt- len.


-Quốc hội không phê duyệt , và công kích chính sách bạo ngược của nhà vua , đòi kiểm soát quân đội , tài chính và giáo hội.


- Sac lơ I dùng vũ lực đàn áp Quốc hội , bị thất bại phải chạy lên phía Bắc Luân Đôn chuẩn bị lực lượng phản công .


luoc_do_cuoc_noi_chien_o_anh_500_02.jpg



Lược đồ cuộc nội chiến ở Anh

b. Diễn biến của cách mạng


+ Năm 1642 - 1648: nội chiến ác liệt (Vua - Quốc hội)


+ Năm 1649: xử tử vua, nước cộng hòa ra đời, cách mạng đạt đến đỉnh cao.


+ 1653-1658: Crôm -oen lập nền độc tài (một bước tụt lùi)


+ Năm 1688: Quốc hội tiến hành chính biến đưa Vin-hem Ô-ran-giơ lên ngôi vua, sau đó chế độ quân chủ lập hiến được xác lập.




dien_biem_cm_anh_500_01.jpg



Lược đồ diễn biến cách mạng tư sản Anh

c. Ý nghĩa

-Lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển.


-Mở ra thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản.


sac_li_01.jpg



Sac lơ I
 
Sửa lần cuối:
Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh

(trang 144 sgk Lịch Sử 10): Hãy nêu đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội Nê-đec-lan trước cách mạng?
Trả lời:
Tình hình kinh tế: Đầu thế kỉ XVI, Nê-đec-lan là một trong những vùng kinh tế phát triển nhất châu Âu: Nhiều thành phố, hải cảng xuất hiện và trở thành trung tâm thương mại nổi tiếng như U-trếch, Am-xtec-dam,... Nhiều ngân hàng được hành lập có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế.
Tình hình xã hội: Cùng với sự phát triển công thương nghiệp, giai cấp tư sản Nê-dec-lan sớm hình thành, ngày càng có thế lực về kinh tế nhưng bị cản trở bởi ách thống trị của thực dân Tây Ba Nha.
(trang 144 sgk Lịch Sử 10): Trình bày diễn biến chính của cách mạng Hà Lan?
Trả lời:

  • 8/1566, nhân dân miền Bắc Nê-đec-lan khởi nghĩa, lực lượng phát triển mạnh, làm chủ nhiều nơi.
  • 8/1567, Tây Ban Nha đưa quân sang đàn áp khởi nghĩa nhưng không ngăn trở được sự phản kháng của quần chúng.
  • 4/576, quân khởi nghĩa giải phóng nhiều vùng rộng lớn.
  • 4/11/1579, Quân đội Tây Ban Nha tấn công giết 8000 người, phá hủy một trung tâm thương mại.
  • 23/1/1579, Hội nghị U-trech gồm đại biểu các tỉnh miền Bắc họp tuyên bố thành lập “Các tỉnh Liên Hiệp”.
  • 1648, Tây Ban Nha chính thức công nhận nền độc lập của “Các tỉnh Liên Hiệp”
(trang 145 sgk Lịch Sử 10): Hãy nêu đặc điểm tình hình Anh trước cách mạng?
Trả lời:
Kinh tế:

  • Nông nghiệp: Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản vào trong nông nghiệp
  • Thủ công nghiệp: Công trường thủ công chiếm ưu thế so với phường hội
  • Thương nghiệp: Việc buôn bán phát triển nhất là buôn bán len dạ và nô lệ da đen.
Xã hội: Xuất hiện tầng lớp quý tộc mới. Tư sản và quý tộc mới giàu lên nhanh chóng. Đời sống nông dân cực khổ.
Chính trị: Chế độ quân chủ chuyên chế bảo thủ và lạc hậu kìm chế sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
Mâu thuẫn giữa tư sản và quý tộc mới với các thế lực phong kiến phản động trở nên gay gắt.
Câu 1 (trang 145 sgk Sử 10): Hãy nêu tính chất và ý nghĩa của Cách mạng Hà Lan?
Lời giải:
Tính chất: Cách mạng Hà Lan vừa là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, vừa là cuộc cách mạng tư sản, bởi vì nó vừa chống bọn xâm lược Tây Ban Nha vừa mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Ý nghĩa:

  • Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới
  • Lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
  • Mở ra thời đại mới, thời đại bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản.
Câu 2 (trang 145 sgk Sử 10): Trình bày diễn biến và kết quả của Cách mạng tư sản Anh?
Lời giải:
Diến biến chính của cách mạng Anh

  • 1642 –1648: Nội chiến ác liệt (vua - Quốc hội)
  • 1645: Trận Nêdơbi, nhà vua thua.
  • 1449: Xử tử vua, nền cộng hoà ra đời, cách mạng đạt đỉnh cao.
  • 1653: Nền độc tài được thiết lập (một bước tụt lùi)
  • 1688: Quốc hội tiến hành chính biến, sau đó chế độ quân chủ lập hiến được xác lập.
Kết quả của Cách mạng Anh: Lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
 
Bài tập 1 trang 127 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
1. Cuộc cách mạng Nêđéclan bùng nổ vào thời gian nào?
A. Tháng 7 - 1565. C. Tháng 7 - 1566.
B. Tháng 8 - 1565. D. Tháng 8 - 1566.
Trả lời: D
2. Tầng lớp quý tộc mới ở Anh là
A. tầng lớp có nguồn gốc quý tộc phong kiến, cấu kết với tăng lữ bóc lột nhân dân.
B. tầng lớp có quyền chính trị gắn với giai cấp phong kiến quý tộc, nhưng lại có quyền lợi kinh tế gắn liền với giai cấp tư sản.
C. tầng lớp có quan hệ gần gũi với nhân dân.
D. tầng lớp đã thực hiện nhiều chính sách tiến bộ đồi với nhân dân.
Trả lời: B
3. Nội chiến giữa Quốc hội Anh với nhà vua diễn ra
A. từ năm 1640 đến năm 1648. C. từ năm 1642 đến năm 1653.
B. từ năm 1642 đến năm 1648. D. từ năm 1640 đến năm 1688.
Trả lời: B
4. Năm 1649, Cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao vì
A. đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình là lật đổ giai cấp tư sản.
B. vua Sáclơ I bị xử tử, chế độ cộng hoà được thiết lập.
C. ngay sau khi cuộc nội chiến kết thúc, chế độ độc tài được thiết lập.
D. cách mạng đã thiết lập được chế độ quân chủ lập hiến - một chế độ phù hợp với tình hình nước Anh lúc đó.
Trả lời: B
Bài tập 5 trang 129 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Cuộc Cách mạng tư sản Anh đã diễn ra như thế nào?

  • Giai đoạn 1:
  • Giai đoạn 2:
Trả lời:
  • Giai đoạn 1 (1642 - 1648)
    • Năm 1640, Quốc hội (được thành lập từ thế kỉ XIII) - gồm phần lớn là quý tộc mới, được triệu tập. Các đại biểu đã tố cáo chính sách cai trị độc đoán của vua Sác-lơ I và đề ra một số yêu cầu : vua không được tự tiện đặt thuế mới, không được bắt người mà không đưa ra tòa án xét xử.
    • Nhân dân ủng hộ Quốc hội, lên án nhà vua. Sác-lơ I chạy lên phía bắc Luân Đôn, chuẩn bị lực lượng chống lại Quốc hội và nhân dân.
    • Tháng 8 - 1642, cuộc nội chiến bùng nổ. Quân đội của Quốc hội, do Ô-li-vơ Crôm-oen (1599 - 1658) chỉ huy. đánh bại quân đội nhà vua. Giai đoạn 1 của cuộc nội chiến chấm dứt vào năm 1648.
  • Giai đoạn 2 (1649 - 1688)
    • Trước sức ép của quân đội và nhân dân, Crôm-oen đưa vua ra xét xử.
    • Ngày 30 - 1 - 1649. Sác-lơ I bị xử tử trước sự chứng kiến của đông đảo quần chúng. Nước Anh trở thành nước cộng hòa. Mọi quyền hành thuộc về quý tộc mới và tư sản. Nông dân, binh lính không được hưởng một chút quyền lợi gì. Vì vậy, họ tiếp tục nổi dậy đấu tranh. Crôm- oen thiết lập chế độ đôc tài quân sự.
    • Sự bất mãn của quần chúng ngày càng tăng. Vì vậy, quý tộc mới và tư sản khôi phục lại chế độ quân chủ nhưng vẫn giữ những thành quả của cách mạng. Tháng 12-1688, Quốc hội tiến hành một cuộc đảo chính, phế truất vua Giêm II) lên làm vua. Chế độ quân chủ lập hiến ra đời. Nhà vua không nắm thực quyền, mọi quyền lực quốc gia thuộc về tư sản và quý tộc mới.
Bài tập 6 trang 130 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Theo em, "quý tộc mới" có vai trò như thế nào trong Cách mạng tư sản Anh?
Trả lời:
Quý tộc mới đã cùng với tư sản lật đổ giai cấp phong kiến đưa nước Anh phát triển theo con đường TBCN. Quý tộc mới vừa lãnh đạo cách mạng vừa hạn chế cách mạng cho phù hợp với lợi ích giai cấp mình. Nó chi phối tiến trình, kết quả, tính chất của cách mạng. Cũng chính vì vậy mà cách mạng mang tính không triệt để.
=> Quý tộc mới đóng vai trò quan trọng trong việc đem lại chiến thắng của cuôc cách mạng tư sản anh, nếu không có họ làm động lực hỗ trợ giai cấp tư sản, thì cuộc CMTS sẽ không hẳn sẽ thành công, mà có thể bị giai cấp phong kiến đè bẹp
 
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 10!
Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài

  1. Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
  2. bài 2: Xã hội nguyên thủy
  3. bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông
  4. bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma
  5. bài 5: Trung Quốc thời phong kiến
  6. bài 6: Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ
  7. bài 7 Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
  8. bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á
  9. bài 9 Vương Quốc Campuchia và Vương Quốc Lào
  10. bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)
  11. bài 11: Tây Âu thời kì trung đại
  12. Bài 12: Ôn tập lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ và trung đại
  13. bài 13: Việt Nam thời kì nguyên thủy
  14. bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
  15. bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)
  16. bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) (tiếp theo)
  17. bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)
  18. bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV
  19. Lịch sử 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV
  20. bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV
  21. bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII
  22. bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII
  23. bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII
  24. Lịch sử 10 bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII
  25. bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
  26. bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân
  27. bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến
  28. bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
  29. bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
  30. bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
  31. bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu
  32. bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX
  33. bài 34: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
  34. bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa
  35. bài 36 Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân
  36. bài 37: Mác -Ăng ghen và sự ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học
  37. bài 38 Quốc tế nhất và công xã Pari 1781
  38. bài 39: Quốc tế thứ hai
  39. bài 40: Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top