Chia Sẻ Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam -Sử 10 - vnkienthuc.com

Trang Dimple

New member
Xu
38
Vào cuối thời nguyên thủy các bộ lạc trên đất nước ta đều bước vào thời sơ kì đồng thau, biết đến thuật luyện kim và nghề nông nghiệp trồng lúa nước. Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước đã tạo tiền đề cho sự chuyển biến của xã hội nguyên thủy sang thời đại mới - thời đại có giai cấp Nhà nước hình thành các quốc gia Cổ đại trên đất nước Việt Nam. Để hiểu được sự hình thành, cơ cấu tổ chức Nhà nước, đời sống văn hóa, xã hội của các quốc gia trên đất nước ta, chúng ta cùng tìm hiểu bài 14.

Lịch sử 10 bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam

1. Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc :

* Thời gian đầu của cư dân văn hóa Đông Sơn (thiên niên kỷ I TCN đến thế kỷ I sau CN):

+ Công cụ bằng đồng thau , bằng sắt , nông nghiệp trồng lúa nước tại châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả, săn bắt, chăn nuôi ,đánh cá, làm nghề thủ công như đúc đồng , làm gốm.

+ Xuất hiện sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.

+ Sự phân hóa xã hội : kẻ giàu, người nghèo .

+ Do nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang –Âu Lạc.

co_cau_to_chuc_nha_nuoc_thoi_hung_vuong_500_01.jpg

Cơ cấu tổ chức nhà nước thời Hùng Vương

* Tổ chức nhà nước Văn Lang- Âu Lạc:

+ Đứng đầu nhà nước Văn Lang là vua Hùng, nhà nước Âu Lạc là vua Thục An Dương Vương .

+ Giúp vua có Lạc Hầu và Lạc Tướng , cả nước chia làm 15 bộ , dưới bộ là các xóm làng do Bồ chính cai quản .

+ Kinh đô của Văn Lang là Bạch Hạc (Việt Trì ) , kinh đô của Âu Lạc là Cổ Loa ( Đông Anh – Hà Nội)

* Nhận xét :

-Nhà nước Văn Lang đơn giản ,sơ khai chưa có luật pháp và quân đội.

-Nhà nước Âu Lạc được mở rộng hơn về mặt lãnh thổ, hoàn chỉnh hơn về bộ máy nhà nước như có quân đội mạnh, có vũ khí tốt, và thành Cổ Loa kiên cố nên đã đánh thắng được cuộc xâm lược của Triệu Đà năm 179 TCN .

* Xã hội có các tầng lớp : vua , quý tộc , dân tự do và nô tỳ ,cuộc sống vật chất và tinh thần khá phong phú.

* Lương thực chính là thóc gạo, khoai săn, thức ăn có cá, thịt, rau, củ .

* Tập quán :ở nhà sàn, nhuộm răng đen, ăn trầu , xâm mình , dùng đồ trang sức ; nữ mặc áo váy, nam đóng khố.

* Tín ngưỡng : thờ thần Mặt Trời, thần Sông thần Núi và tục phồn thực , thờ cúng tổ tiên , các anh hùng dân tộc .

* Tục lệ : cưới xin, ma chay, lễ hội …

luoi_cay_dong_co_l_oa_01.gif

Lưỡi cày đồng Cổ Loa

hoa_vn_tren__cu_tru_nha_san_trn_dong_500.jpg

Nhà cửa thời Văn Lang

tran_gphuc_van_lang.png

Trang phục nam nữ thời Văn Lang

picture2_500_02.jpg

ld_giao_chau_-cham_pa_picture10_500_500_02.jpg


Lược đồ Giao Châu và Cham pa giữa thế kỷ VI đến X


2.Quốc gia cổ Cham pa

* Hình thành ở ven biển miền Trung và Nam Trung Bộ :

-Nhà Hán đặt quận Nhật Nam chia thành 5 huyện (từ Hoành Sơn đến Quảng Nam) ; huyện Tượng Lâm xa nhất (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) .

-Cuối thế kỷ II, Khu Liên lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm giành độc lập từ tay nhà Hán , Khu Liên lên làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp .

-Các vua Lâm Ấp mở rộng lãnh thổ từ sông Gianh(Quảng Bình) đến Bình Thuận và đổi tên nước là Cham pa .

* Kinh tế :

+ Nông nghiệp trồng lúa , sử dụng công cụ sắt , sức kéo của trâu bò, dùng guồng nước.

+ Nghề thủ công như dệt, đồ trang sức, vũ khí bằng kim loại , đóng gạch và xây dựng , khu Thánh địa Mỹ Sơn .

* Chính trị : theo thể chế quân chủ , vua nắm mọi quyền hành về chính trị, kinh tế, tôn giáo , giúp việc có tể tướng và các đại thần , kinh đô ở Sin -ha-pu-ra (Quảng Nam), rồi In- đra-pu-ra (Quảng Nam), dời đến Vi-giay-a (Chà Bàn – Bình Định).

* Văn hóa:

+ Chữ viết bắt nguồn từ chữ Phạn .

+ Theo đạo Hin đu và Phật Giáo .

+ Ở nhà sàn, ăn trầu cau, hỏa táng người chết .

* Xã hội : tầng lớp quý tộc , dân tự do, nông dân lệ thuộc và nô lệ.

Thế Kỷ X-XV phát triển , sau đó suy thoái và là một bộ phận của lãnh thổ, cư dân và văn hóa Việt Nam .


my_son_500_500_01.jpg


Toàn cảnh Thánh Địa Mỹ Sơn của nhiếp ảnh gia Trần Thanh Sang

ch_phn_c__my_son_5_02.jpg


Mỹ Sơn vẫn còn những tấm bia đá mang chữ Phạn cổ.

funanmap_01.jpg


Vương quôc Phù Nam

3. Quốc gia cổ Phù Nam :

hình thành tại châu thổ sông Cửu Long( An giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bình Dương, Tây Ninh,Đồng Nai, tp Hồ Chí Minh)

* Cách ngày nay 1500 đến 2000 năm văn hóa Óc Eo (nguồn là văn hóa Đồng Nai).

* Là một quốc gia phát triển ở Đông Nam Á (thế kỷ III-V), có tiến nói thuộc ngữ hệ Tam Đảo , thể chế quân chủ do vua đứng đầu nắm mọi quyền hành .

* Sản xuất nông nghiệp , làm nghề thủ công , đáng cá và buôn bán .

* Ở nhà sàn, theo đạo Phật và đạo Hin đu .

* Nghệ thuật : ca, múa, nhạc.

* Xã hội phân hóa giàu nghèo, tầng lớp quý tộc, bình dân và nô lệ.

Cuối thế kỷ VI, Phù Nam suy yếu , bị Chân Lạp thôn tính .
 
Sửa lần cuối:
  1. Cơ cấu tổ chức nhà nước Văn Lang - Âu Lạc như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:


  • Do yêu cầu của cuộc chống ngoại xâm cùng với yêu cầu bảo vệ nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước trước nạn lũ lụt thường xuyên đe dọa, đã đẩy mạnh quá trình hình thành nhà nước. Quốc gia Văn Lang ra đời.
  • Tổ chức nhà nước Văn Lang lúc đầu rất đơn giản, sơ khai. Đứng đầu là vua Hùng, giúp vua có các Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước chia làm 15 bộ. Đứng đầu mỗi bộ là Lạc tướng. Dưới bộ là các làng do Bồ chính cai quản.
  • Bộ máy nhà nước thời Âu lạc không có thay đổi lớn so với thời Văn Lang. Tuy nhiên, việc tổ chức quản lí đất nước chặt chẽ hơn, lãnh thổ Âu Lạc được mở rộng hơn trên cơ sở sát nhập Văn Lang và Âu Việt.
  • Trong xã hội Văn Lang - Âu Lạc, có ba tầng lớp là vua quan quý tộc, no tì và dân tự do.

2. Hãy nêu những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc?
Hướng dẫn trả lời:


  • Những nét chính về đời sống vật chất:

+ Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có nền kinh tế nông nghiệp đa dạng, công cụ sản xuất chủ yếu bằng đồng thau và một ít đồ sắt.
+ Nguồn lương thực chính của họ là gạo nếp, gạo tẻ; ngoài ra còn có các loại củ khoai, sắn. Thức ăn gồm các loại rau củ, các sản phẩm của nghề đánh cá, chăn nuôi, săn bắn.
+ Đồ dùng trong gia đình có nhiều loại như nồi, bát, chậu,... bằng gốm và đồng thau.
+ Cư dân Văn Lang - Âu Lạc ở nhà sàn hoặc nhà tranh làm bằng gỗ, tre, nứa, lá..., sinh hoạt rất giản dị, thích ứng với thiên nhiên.

  • Những nét chính về đời sống tinh thần:

+ Cư dân Việt cổ có tục nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình.
+ Tín ngưỡng chủ yếu và phổ biến của họ là sùng bái tự nhiên như thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi... đặc biệt là thờ cúng, sùng kính những người có công với làng nước.
+ Tục cưới xin, ma chay, lễ hội khá phổ biến, nhất là hội mùa.
 
Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
(trang 76 sgk Lịch Sử 10): Hoạt động kinh tế của cư dân Đông Sơn có gì khác so với cư dân Phùng Nguyên?

Trả lời:

Điểm khác biệt là nếu công cụ lao động của cư dân Phùng Nguyên chủ yếu bằng đá thì đến thời Đông Sơn công cụ lao động chủ yếu bằng đồng thau và bắt đầu có công cụ bằng sắt và có nền nông nghiệp trồng lúa nước dùng sức kéo của trâu bò khá phát triển.

(trang 76 sgk Lịch Sử 10): Những cơ sở và điều kiện đưa đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang là gì?

Trả lời:

Kinh tế:

  • Đầu thế kỉ I TCN cư dân văn hóa Đông Sơn đã biết sự dụng công cụ đồng phổ biến và bắt đầu có công cụ sắt.
  • Nông nghiệp dùng cày khá phát triển, kết hợp với săn bắn, chăn nuôi và đánh cá.
  • Có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công.
Xã hội

  • Sự chuyển chuyển biến kinh tế kéo theo sự chuyển biến về xã hội: sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rêt, công xã thị tộc tan rã thay vào đó là công xã nông thôn và gia đình phụ hệ.
  • Sự chuyển biến kinh tế, xã hội đặt ra yêu cầu mới là trị thủy, quản lí xã hội, chống ngoại xâm. Nhà nước Văn Lang ra đời đã đáp ứng những đòi hỏi đó.
(trang 76 sgk Lịch Sử 10): Nêu những nét cơ bản trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc?

Trả lời:

Đời sống vật chất:

  • Ăn: gạo tẻ, gạo nếp, thịt cá, rau củ.
  • Mặc: nữ mặc áo, váy, nam đóng khố.
  • Ở: nhà sàn
Đời sống tinh thần:

  • Sùng bái tự nhiên (thời thần mặt trời, thần Sông, thần Nước,..)
  • Thờ cúng tổ tiên, sùng kính anh hùng, người có công
  • Tục lê cưới xin, ma chay, tổ chức lễ hội
  • Có tập quán nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình, đeo đồ trang sức,..
(trang 78 sgk Lịch Sử 10): Quốc gia cổ Cham-pa được hình thành như thế nào?

Trả lời:

Quốc gia cổ Cham-pa được hình thành trên cơ sở văn hóa Sa Huỳnh gồm khu vực Trung và Nam Trung Bộ. Cuối thế kỉ II, Khu Liên thành lập quốc gia Cổ Lam và đến thế kỉ VI đổi thành Cham-pa.

(trang 78 sgk Lịch Sử 10): Tóm tắt tình hình văn hóa Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X?

Trả lời:

  • Thế kỉ IV có chữ viết từ chữ Phạn của Ấn Độ
  • Cư dân Cham-pa theo Balamon giáo và Phật giáo
  • Ở nhà sàn, ăn trầu cau và hỏa táng người chết.
(trang 79 sgk Lịch Sử 10): Trình bày quá trình hình thành quốc gia cổ Phù Nam?

Trả lời:

  • Trên địa bàn châu thổ sông Cửu Long đã hình thành nền văn hóa cổ từ cuối thời đại đá mới chuyển sang thời đại đồ đống và sắt cách ngày nay khoảng 1500 – 2000 năm.
  • Trên cơ sở nền văn hóa Oc Eo, quốc gia cổ Phù Nam được hình thành vào khoảng thế kỉ I.
Câu 1 (trang 79 sgk Sử 10): Tóm tắt quá trình hình thành quốc gia Văn Lang – Âu Lạc?

Lời giải:

  • Nông nghiệp dùng cày ngày càng phát triển, cùng với nghề nông, cư dân Đông Sơn còn săn bắn, chăn nuôi và đánh cá, làm nghề thủ công. Sự phân công lao động trong xã hội giữa nông nghiệp và thủ công xuất hiện.
  • Sự chuyển biến trong kinh tế tạo tiền đề cho sự chuyển biến xã hội. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng và phổ biến.
  • Sự chuyển biến về kinh tế và xã hội nói trên đòi hỏi cấp thiết phảo có các hoạt động trị thủy, thủy lợi để phục vụ nông nghiệp. Cùng thời gian này yêu cầu chống ngoại xâm được đặt ra. Những điều đó dẫn đến sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.
Câu 2 (trang 79 sgk Sử 10): Hãy trình bày tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X?

Lời giải:

Tình hình kinh tế

  • Nông nghiệp: trồng lúa, ngoài ra còn có các loại cây ăn quả, cây lương thực khác. Sử dụng công cụ sắt và sức kéo trâu bò.
  • Thủ công nghiệp:phát triển nghề dệt, làm trang sức, đóng gạch, kĩ thuật xây tháp đạt trình độ cao.
Về văn hóa:

  • Thế kỉ IV có chữ viết từ chữ Phạn của Ấn Độ
  • Cư dân Cham-pa theo Balamon giáo và Phật giáo
  • Người Chăm có tập tục ở nhà sàn, ăn trầu cau và hỏa táng người chết.
Về xã hội: Xã hội Chăm bao gồm các tầng lớp quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc vào nô lệ. Nông dân chiếm số đông, làm nông nghiệp, đánh cá, thu kiếm lâm sản. Cham pha phát triển trong các thế kỉ X – XV sau đó suy thoái và hội nhập trở thành một bộ phận cư dân và văn hóa Việt Nam.

Câu 3 (trang 79 sgk Sử 10): Hãy nêu những nét chính về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia Phù Nam?

Lời giải:

Tình hình kinh tế:

  • Cư dân Phù Nam sản xuất nông nghiệp, kết hợp với làm nghề thủ công, đánh cá và buôn bán.
  • Ngoại thương đường biển rất phát triển.
Tình hình văn hóa

  • Tập quán phổ biến của cư dân Phù Nam là ở nhà sàn
  • Phật giáo và Ba-la-môn giáo được sùng tín
  • Nghệ thuật ca, múa nhạc phát triển.
Tình hình xã hội: Có sự phân hóa giàu nghèo hình thành các tầng lớp quý tộc, bình dân, nô lệ.

 
Bài tập 1 trang 64 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Thời gian tồn tại của văn hoá Đông Sơn là

A. từ đầu thế kỉ I TCN đến thế kỉ I.

B. từ đầu thiên niên kỉ I TCN đến thế kỉ II.

C. từ đầu thiên niên kỉ I TCN đến thế kỉ I.

D. từ đầu thiên niên kỉ II TCN đến thế kỉ.

Trả lời: C

2. Vào thời gian đầu của văn hoá Đông Sơn, công cụ lao động phổ biến được làm từ

A. đồng thau, bắt đầu có công cụ sắt.

B. gỗ, đá và đồng.

C. đổng đỏ và nhôm.

D. sắt và đồng.

Trả lời: A

3. Công cụ lao động bằng kim loại đã tạo điều kiện cho con người

A. khai phá vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả thành những cánh đồng màu mỡ, phát triển nghề nông trồng lúa nước với sức kéo của trâu bò.

B. sử dụng hợp lí các loại công cụ lao động vào trong từng công việc cụ thể.

C. lựa chọn cây lúa nước là cây trồng chính.

D. sống định cư trong các bản làng.

Trả lời: A

4. Nhà nước Văn Lang ra đời sớm dựa trên cơ sở

A. các hoạt động trị thuỷ, thuỷ lợi.

B. sự liên kết cộng đồng trong công cuộc chống giặc ngoại xâm.

C. những chuyển biến căn bản trong đời sống kinh tế - xă hội.

D. tất cả các phương án trên.

Trả lời: D

5. Đặc điểm của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc là

A. bộ máy nhà nước đã hoàn chỉnh, do vua Hùng đứng đầu.

B. bộ máy nhà nước khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua Hùng.

C. đơn giản, sơ khai, chưa hoàn chỉnh, nhưng đây là tổ chức nhà nước điều hành một quốc gia, không còn là tổ chức bộ lạc.

D. nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á.

Trả lời: C

6. Các tầng lớp chính trong xã hội Văn Lang - Âu Lạc là

A. vua, quan lại và tăng lữ.

B. vua, quý tộc, dân tự do và nô tì.

C. vua, tăng lữ và nông dân tự canh.

D. vua, địa chủ và nông nô.

Trả lời: B

7. Nguồn thức ăn chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là

A. lúa mì, lúa mạch và các loại rau, củ, đậu.

B. thóc gạo, khoai, sắn và các loại thịt, cá, rau, củ, quả.

C. ngô, khoai, sắn, lúa gạo và đặc biệt là hải sản.

D. tất cả các loại lương thực, thực phẩm kể trên.

Trả lời: B

8. Nét đặc sắc trong tín ngưỡng của người Việt cổ là

A. thờ thần Mặt Trời.

B. thờ thần Sông, thần Núi

C. sùng bái các hiện tượng tự nhiên.

D. thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc và những người có công với làng nước.

Trả lời: D

9. Nền văn hoá tiêu biểu ở khu vực Trung và Nam Trung Bộ, cơ sở hình thành nên nhà nước Champa là

A. văn hoá Phùng Nguyên. C. văn hoá Sa Huỳnh

B. văn hoá Hoa Lộc. D. văn hoá Hoà Bình.

Trả lời: C

10. Dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, nhân dân huyện Tượng Lâm đã giành được quyền tự chủ, lập ra nước Lâm Ấp vào

A. thế kỉ II TCN. C. thế kỉ II.

B. cuối thế kỉ I TCN. D. cuối thế kỉ II

Trả lời: D

11. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Champa là

A. nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.

B. nông nghiệp trồng lúa, sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo của trâu bò.

C. sản xuất thủ công nghiệp, đặc biệt là nguồn nước.

D. chăn nuôi, trồng cây lúa nước.

Trả lời: B

12. Nền văn hoá Óc Eo được phát hiện tại

A. vùng châu thổ sông Cửu Long. C. một số tỉnh Bắc Trung Bộ.

B. vùng châu thổ sông Hồng. D. vùng trung du Bắc Bộ.

Trả lời: A

13. Trên cơ sở của văn hoá Óc Eo, một quốc gia cổ đã được hình thành có tên gọi là

A. Vương quốc Óc Eo C. Vương quốc Phù Nam.

B. Vương quốc Champa. D. Vương quốc Lan Xang

Trả lời: C

14. Quốc gia cổ đại Phù Nam được hình thành vào khoảng

A. thế kỉ II TCN. C. thế kỉ I.

B. thế kỉ I TCN. D. thế kỉ II.

Trả lời: C

15. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Phù Nam là

A. sản xuất nông nghiệp, kết hợp đánh cá, săn bắn và khai thác lâm thổ hải sản, đặc biệt là các loại ngọc trai quý hiếm.

B. sản xuất nông nghiệp, kết hợp với làm nghề thủ công, đánh cá và buôn bán, đặc biệt ngoại thương đường biển rất phát triển.

C. sản xuất thủ công nghiệp kết hợp với thương nghiệp qua hệ thống sông ngòi nội địa.

D. các nghề thủ công, chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi cừu để lấy lông.

Trả lời: B

16. Các tầng lớp chính trong xã hội Phù Nam là

A. vua, quan, địa chủ và nông dân.

B. thủ lĩnh quân sự, địa chủ, nông dân và nô tì.

C. vua, tăng lữ, nông dân tự canh và nô tì.

D. tầng lớp quý tộc, bình dân và nô lệ

Trả lời: D

17. Đứng đầu trong tổ chức bộ máy nhà nước Champa là

A. vua, giúp việc có tể tướng và các quan đại thần.

B. một thủ lĩnh quân sự.

C. một người cao tuổi có uy tín, được nhân dân bầu ra.

D. một tăng lữ cấp cao.

Trả lời: A

18. Tổ chức hành chính nào sau đây đã từng tồn tại ở Champa?

A. Châu, huyện, làng. C. Phủ, huyện, tổng, xã.

B. Đạo, phủ, huyện. D. Phủ, châu, huyện, tổng, xã.

Trả lời: A

19. Tôn giáo nào tồn tại trong đời sống tinh thần của cả người Chăm và người Việt?

A. Nho giáo. C. Phật giáo.

B. Hồi giáo D. Hindu giáo.

Trả lời: C

20. Trong xã hội Champa có các tầng lớp chủ yếu nào?

A. Vua, quan lại cao cấp, địa chủ và nông dân.

B. Tầng lớp quý tộc, dân tự do và nông dân phụ thuộc và nô lệ.

C. Vua, tướng lĩnh quân sự và tăng lữ.

D. Đại địa chủ, thương nhân, nông dân và nô tì.

Trả lời: B

Bài tập 4 trang 68 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Quốc gia Văn Lang của người Việt được hình thành dựa trên những cơ sở nào?

Trả lời:

Sự chuyển biến trong nền kinh tế đã tạo tiền đề cho sự chuyển biến xã hội. Từ thời Phùng Nguyên đã bắt đầu có hiện tượng phân hoá xã hội giữa giàu và nghèo. Thời Đông Sơn, mức độ phân hoá xã hội ngày càng phổ biến hơn. Tuy nhiên, sự phân hoá giàu, nghèo cũng chưa thật sâu sắc.

Cùng với sự phân hoá xã hội thành các tầng lớp giàu, nghèo và sự giải thể các công xã thị tộc, công xã nông thôn (làng, xóm) và các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ ra đời.

Sự chuyển biến kinh tế - xã hội nói trên đòi hỏi cấp thiết phải có các hoạt động trị thuỷ, thuỷ lợi để phục vụ nông nghiệp. Cùng thời gian này, yêu cầu chống ngoại xâm cũng được đặt ra.

=> Những điều đó đã dẫn đến sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc.

Bài tập 5 trang 69 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Theo em những chuyển biến nào trong nền kinh tế đã dẫn đến những chuyển biến về xã hội của người Việt cổ?

Trả lời:

  • Công cụ sản xuất được cải tiến
  • Thuật luyện kim ra đời góp phần cải tiến một bước lớn trong chế tác công cụ và làm tăng năng suất lao động.
  • Nghề nông trồng lúa nước giúp con người chủ động hơn trong trồng trọt và tích lũy lương thực.
Bài tập 6 trang 69 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Tại sao nói: Tổ chức nhà nước Văn Lang - Âu Lạc còn đơn giản, sơ khai?

Trả lời:

Tổ chức nhà nước Văn Lang - Âu Lạc còn rất đơn giản, sơ khai vì đứng đầu nhà nước Văn Lang là vua Hùng, đứng đầu nhà nước Âu Lạc là vua Thục An Dương Vương. Giúp việc cho vua có các Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước chia làm 15 bộ (đơn vị hành chính lớn), do Lạc tướng đứng đầu. Dưới bộ là các xóm, làng, do Bồ chính (già làng) cai quản.

Bài tập 7 trang 69 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc có những đặc điểm gì?

Trả lời:

Đời sống của cư dân

  • Vật chất:
    • Ăn: gạo tẻ, gạo nếp, thịt cá, rau.
    • Mặc: nữ mặc váy, áo, nam cởi trần đóng khổ
    • Ở: nhà sàn.
  • Tinh thần:
    • Sùng bái thần linh, thờ cúng tổ tiên
    • Tổ chức cưới xin, ma chay, lễ hội
    • Tập quán nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình, dùng đồ trang sức.
Bài tập 8 trang 70 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Điểm giống nhau trong hoạt động kinh tế của cư dân Văn Lang - Âu Lạc so với cư dân Champa là gì?

Trả lời:

  • Điểm giống:
    • Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng sức kéo của trâu bò. Ngoài ra, cư dân còn chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công, đánh cá.
    • Có tập quán ở nhà sàn, có đời sống văn hoá phong phú gắn với sản xuất nông nghiệp.
  • Điểm khác:
    • Ở cư dân Văn Lang - Âu Lạc thì nghề đúc đồng, làm gốm phát triển mạnh, trong khi đó cư dân Cham-pa lại phát triển nghề khái thác lâm thổ sản, xây dựng đền tháp và ở cư dân Phù Nam thì nghề đánh cá và buôn bán bằng đường biển lại phát triển mạnh.
    • Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có tín ngưỡng phổ biến là sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc và những người có công với làng, nước. Trong khi đó ở quốc gia Cham-pa và Phù Nam do ra đời muộn hơn nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Hinđu và đạo Phật.
 
Trắc nghiệm bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam

1. Thời gian xuất hiện của nền văn hóa Đông Sơn là

A. Đầu thiên niên kỉ II TCN
B. Giữa thiên niên kỉ I TCN
C. Đầu thiên niên kỉ I TCN
D. Thế kỉ I TCN

2. Chất liệu để chế tác công cụ lãnh đạo phổ biến của cư dân Đông Sơn là

A. Đồng thau, bắt đầu có sắt
B. Đồng đỏ và đồng thau
C. Đồng đỏ và sắt
D. Đồng và sắt

3. Công cụ lãnh đạo bằng kim loại xuất hiện đã tạo điều kiện cho người Việt cổ

A. Khai thác vùng đồng bằng châu thổ ven sông thành những cánh đồng màu mỡ để phát triển nghề nông trồng lúa nước
B. Khai phá, biến vùng đất đai khô rắn ở miền núi những vùng cây lâu năm có giá trị kinh tế cao
C. Lựa chọn cây lúa nước là cây trồng chính
D. Sống định cư lâu dài trong các làng bản

4. Ý nào không phản ánh đúng hoạt động kinh tế chính trị của cư dân Đông Sơn?

A. Nghề nông trồng lúa nước
B. Săn bắn, chăn nuôi, đánh cá
C. Buôn bán
D. Nghề thủ công

5. Hoạt động kinh tế chính của cư dân Đông Sơn có gì khác so với cư dân Phùng Nguyên

A. Nông nghiệp trồng lúa nước
B. Phát triển một số nghề thủ công
C. Có hoạt động buôn bán, trao đổi giữa các vùng
D. Xuất hiện phân công lãnh đạo giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp

6. Nghề thủ công nổi tiếng của cư dân Đông Sơn là

A. Đúc đồng
B. Đục đá, khảm trai
C. Làm đồ gốm
D. Chế tác đồ thủy tinh, dệt vải

7. Ý nào phản ánh không đúng những biến đổi trong xã hội thời Đông Sơn

A. Sự giải thể của công xã thị tộc
B. Sự ra đời của công xã nông thôn (làng, xóm)
C. Xuất hiện gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ
D. Mâu thuẫn xã hội nảy sinh

8. Ý nào nhận xét đúng về tình hình xã hội thời Đông Sơn so với thời Phùng Nguyên?

A. Đã có sự phân hóa xã hội giữa giàu và nghèo
B. Mức độ phân hóa xã hội ngày càng phổ biến hơn
C. Sự phân hóa xã hội chưa thật sâu sắc
D. Sự phân hóa xã hội phổ biến hơn chưa thật sâu sắc

9. Nền văn hóa là tiền đề cho sự ra đời của quốc gia Văn Lang là

A. Văn hóa Hòa Bình
B. Văn hóa Đông Sơn
C. Văn hóa Hoa Lộc
D. Văn hóa Sa Huỳnh

10. Ý nào không phản ánh đúng cơ sở dân đến sự ra đời sớm của Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc

A. Yêu cầu phát triển việc buôn bán với các tộc người khác
B. Yêu cầu của hoạt động thị thủy và thủy lợi để phục vụ nông nghiệp
C. Yêu cầu của công cuộc chống giặc ngoài xâm
D. Những chuyển biến căn bản trong đời sống kinh tế - xã hội

11. Tổ chức nhà nước thời Văn Lang – Âu Lạc là

A. Vua – Lạc Hầu, Lạc tướng – Lạc dân
B. Vua – vương công, quý tộc – bồ chính
C. Vua - Lạc hầu, Lạc tướng – bồ chính
D. Vua Hùng – Lạc hầu, Lạc tướng – tù trưởng

12. Người đứng đầu các bộ nước Văn Lang – Âu Lạc là

A. Lạc hầu
B. Lạc tướng
C. Quan lang
D. Bồ chính

13. Người đứng đầu các bộ của nước Văn Lang – Âu Lạc là

A. Quan lại
B. Lạc hầu
C. Lạc tướng
D. Bồ chính

14. Đặc điểm của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc là

A. Bộ máy nhà nước khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua.
B. Bộ máy nhà nước phức tạp với nhiều bộ phận, đứng đầu là vua.
C. Còn đơn giản sơ khai, chưa hoàn chỉnh, nhưng là tổ chức nhà nước điều hành một quốc gia, không còn là tổ chức bộ lạc.
D. Nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á.

15. Nhà nước Âu Lạc là

A. Sự kế tục nhưng mở rộng hơn về lãnh thổ và hoàn chỉnh hơn về tổ chức so với nước Văn Lang
B. Một nhà nước riêng biệt, không có điểm gì chung so với nhà nước Văn Lang
C. Sự thu hẹp của nhà nước Văn Lang
D. Một nhà nước của tộc người không phải là người Việt

16. Các tầng lớp chính trong xã hội Văn Lang - Âu Lạc là

A. Vua – quan lại – lạc dân
B. Vua – quý tộc – lạc dân
C. Vua, quý tộc – dân tự do – nô tì
D. Quý tộc – dân tự do

17. Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là

A. Lúa mạch, lúa mì
B. Gạo nếp, gạo tẻ
C. Ngô, khoai, sắn
D. Lúa

18. Tín ngưỡng phổ biến của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là

A. Thờ nhân thần
B. Thờ đa thần
C. Thờ thần tự nhiên
D. Thờ linh vật

19. Nét đặc sắc trong tín ngưỡng của người Việt cổ là

A. Có các nghi thức cầu mùa, cầu cho mưa thuận gió hòa
B. Cúng bái các hiện tượng tự nhiên
C. Tục phồn thực
D. Thờ cúng tổ tiên, sung kính các anh hung dân tộc và những người có công với làng nước

20. Trên đất nước ta, quốc gia Lâm Ấp - Champa được hình thành ở khu vực

A. Miền Trung
B. Miền Trung và Nam Trung Bộ
C. Tỉnh Quảng Nam
D. Tỉnh Bình Thuận

đáp án.png
 
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 10!
Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài

  1. Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
  2. bài 2: Xã hội nguyên thủy
  3. bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông
  4. bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma
  5. bài 5: Trung Quốc thời phong kiến
  6. bài 6: Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ
  7. bài 7 Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
  8. bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á
  9. bài 9 Vương Quốc Campuchia và Vương Quốc Lào
  10. bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)
  11. bài 11: Tây Âu thời kì trung đại
  12. Bài 12: Ôn tập lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ và trung đại
  13. bài 13: Việt Nam thời kì nguyên thủy
  14. bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
  15. bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)
  16. bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) (tiếp theo)
  17. bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)
  18. bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV
  19. Lịch sử 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV
  20. bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV
  21. bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII
  22. bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII
  23. bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII
  24. Lịch sử 10 bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII
  25. bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
  26. bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân
  27. bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến
  28. bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
  29. bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
  30. bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
  31. bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu
  32. bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX
  33. bài 34: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
  34. bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa
  35. bài 36 Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân
  36. bài 37: Mác -Ăng ghen và sự ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học
  37. bài 38 Quốc tế nhất và công xã Pari 1781
  38. bài 39: Quốc tế thứ hai
  39. bài 40: Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top