Trang Dimple

New member
Xu
38

Đổi mới la nhằm khắc phục khó khăn, sai lầm khuyết điểm mắc phải trước đó, vượt qua cuộc khủng hoảng để đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta tiến lên. Đó là chủ trương lớn của Đảng, là vấn đề sống còn của chủ nghĩa xã hội ở nước ta đồng thời là vấn đề phù hợp với xu thế chung của thời đạị, Vậy nội dung đổi mới là gì? Công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu như thế nào? Đó chính là những vấn đề chính mà bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.




Lịch sử 12 Bài 26 Đất nước trên con đường đổi mới đi lên Chủ nghĩa Xã Hội (1986-2000)
I. ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC CỦA ĐẢNaG

1. Hoàn cảnh lịch sử .

a. Chủ quan

- Trong thời gian thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1985), cách mạng XHCN ở nước ta đạt nhiều thành tựu và ưu điểm đáng kể, song cũng gặp không ít khó khăn, khiến đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước kết là về kinh tế – xã hội.

- Nguyên nhân cơ bản: do ta mắc phải “sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện

- Để khắc phục sai lầm, đưa đất nướcvượt qua khủng hoảng, Đảng và nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.

b. Khách quan

- Những thay đổi của tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do tác động của cách mạng khoa học – kỹ thuật.

- Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng của Liên Xô và các nước XHCN khác, nên Đảng và Nhà nước ta phải đổi mới.

2. Nội dung đường lối đổi mới .

- Đường lối đổi mới đề ra lần đầu tiên tại Đại hội VI (12-1986), được điều chỉnh, bổ sung và phát triển tại Đại hội VII (1991), VIII (1996), IX (2001).

- Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu của CNXH, mà làm cho những mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về CNXH, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.

- Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa. Đổi mới kinh tế và chính trị gắn bó mật thiết, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.

* Về kinh tế:

- Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường

- Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành, nghề, nhiều quy mô, trình độ công nghệ.

- Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

* Về chính trị :

- Xây dựng Nhà nước XHCN, Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

- Xây dựng nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.

- Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác.

II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI TỪ 1986 – 2000.qua ba kế hoạch Nhà nước 5 năm.

1. Thực hiện kế hoạch 5 năm (1986 – 1990).

a. Đại hội VI (12-/1986) mở đầu công cuộc đổi mới.

- Đại hội VI (15-18/12/86) đã đánh giá tình hình đất nước , kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng vai trò quản lý của Nhà nước .

- Khẳng định tiếp tục đường lối chung cách mạng XHCN và đường lối xây dựng kinh tế – xã hội chủ nghĩa..

- Nhận thức đặc điểm thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam là thời kỷ lịch sử lâu dài, khó khăn, trải qua nhiều chặng và hiện đang ở chặng đầu tiên.

- Nhiệm vụ, mục tiêu: tập trung sức người, sức của thực hiện Ba chương trình kinh tế về lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Muốn vậy thì nông-lâm-ngư nghiệp phải được đặt đúng vị trí hàng đầu. Nông nghiệp được xem là mặt trận hàng đầu và được ưu tiên về vốn đầu tư, về năng lực, vật tư, lao động kỹ thuật.

b. Kết quả bước đầu của công cuộc đổi mới.

Thành tựu của việc thực hiện mục tiêu của Ba chương trình kinh tế .

* Kinh tế:

- Về lương thực thực phẩm: Đạt 21,4 triệu tấn, từ thiếu ăn, phải nhập lương thực, năm 1989 chúng ta đã đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân.sản lượng lương thực từ 2 triệu tấn (1988) lên 21,4 triệu tấn /1989.

- Hàng hóa trên thị trường nhất là hàng tiêu dùng dồi dào, đa dạng, lưu thông tương đối thuận lợi, trong đó hàng trong nước tăng hơn trước và có tiến bộ về mẫu mã, chất lượng. Các cơ sở sản xuất gắn chặt với nhu cầu thị trường, phần bao cấp của Nhà nước giảm đáng kể.

- Kinh tế đối ngoại mở rộng về quy mô và hình thức. Từ 1986 – 1990, hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần, nhiều mặt hàng có giá trị lớn như gạo (1,5 triệu tấn – 1989), dầu thô…, tiến gần đến mức cân bằng giữa xuất và nhập khẩu.

-Kiềm chế được một bước lạm phát, từ 20% (1986) còn 4,4% (1990)

Như vậy đã :

- Hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản li của Nhà nước.

- Đây là chủ trương chiến lược lâu dài của Đảng nhằm phát huy quyền làm chủ kinh tế của nhân dân

- Khơi dậy được tiềm năng và sức sáng tạo của quần chúng để phát triển sản xuất và dịch vụ.

- Tạo thêm việc làm cho người lao động và tăng sản phẩm cho xã hội.

* Chính trị:

- Bộ máy Nhà nước ở trung ương và địa phương được sắp xếp lại , theo hướng phát huy dân chủ nội bộ và quyền làm chủ của nhân dân , tăng cường quyền lực của các cơ quan dân cử .

- Chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới về cơ bản là phù hợp.

* Vẫn còn khó khăn và yếu kém :

- Nền kinh tế còm mất cân đối , lạm phát còn cao, lao động thiếu việc làm ...

- Chế độ tiền lương bất hợp lý .

- Sự nghiệp văn hóa có những mặt tiếp tục xuống cấp, tệ nạn tham nhũng , hối lộ...chưa được khắc phục.


2. Thực hiện kế hoạch 5 năm (1991 – 1995)

a. Đại hội VII (6/1991) : tiếp tục đổi mới.

-Đề ra chủ trương, nhiệm vụ nhằm kế thừa, phát huy những thành tựu; khắc phục các khó khăn, yếu kém và điều chỉnh, bổ sung, phát triển đường lối đổi mới để tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới tiến lên

-Thông qua “ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH” và “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2000”.

* Nhiệm vụ, mục tiêu:

+ Đẩy lùi và kiểm soát được lạm phát. Ổn định, phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội. Ổn định và từng bước cải thiện đời sống của nhân dân. Bắt đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.

+ Phát huy sức mạnh các thành phần kinh tế, đẩy mạnh Ba chương trình kinh tế với nội dung cao hơn và từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế mới theo yêu cầu công nghiệp hóa.

b. Tiến bộ và hạn chế của sự nghiệp đổi mới .

* Kế hoạch 5 năm (1991-1995) đạt nhiều thành tựu và tiến bộ:

- Kinh tế tăng trưởng nhanh, GDP tăng bình quân 8,2%/năm, công nghiệp tăng 13,3%/năm, nông nghiệp là 4,5%/năm.

- Tài chính, tiền tệ: lạm phát giảm còn 12,7% (1995). Tỷ lệ thiếu hụt ngân sách được kiềm chế.

- Trong 5 năm xuất khẩu đạt 17 ti USD, nhập khẩu 21 tỉ USD. Quan hệ mậu dịch mở rộng với hơn 100 nước.

- Vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, bình quân 50%/năm. Cuối 1995, vốn đăng kí cho các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt trên 19 tỉ USD.

- Hoạt động khoa học và công nghệ gắn bó với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội. công tác giáo dục và đào tạo có bước phát triển mới.

- Thu nhập và đời sống nhân dân được cải thiện

- Chính trị xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được củng cố.

- Mở rộng quan hệ đối ngoại, phá thế bao vây, tham gia tích cực vào hoạt động của cộng đồng quốc tế, quan hệ với hơn 160 nước. Ngày 11-7-1995, Việt Nam và Hoa Kì thiết lập quan hệ ngoại giao. Ngày 28-7-1995, Việt Nam gia nhập ASEAN.


images_01_01.jpg


Ngày 28-7-1995, diễn ra lễ kéo cờ VN tại Trung tâm hội nghị quốc tế ở thủ đô Bandar Seri Begawan (Brunei) nhân lễ kết nạp VN là thành viên chính thức thứ 7 của Hiệp hội Các nước Đông Nam Á (ASEAN) Ảnh tư liệu TTXVN

* Khó khăn và hạn chế Kế hoạch 5 năm (1991-1995) :

- Lực lượng sản xuất còn nhỏ bé , cơ sở vật chất- kỹ thuật lạc hậu, trình độ khoa học và công nghệ chuyển biến chậm...

- Tham nhũng , lãng phí , buôn lậu...chưa được ngăn chặn .

- Sự phân hóa giàu nghèo tăng nhanh , đời sống nhân dân còn khó khăn.

3. Thực hiện kế hoạch 5 năm (1996 – 2000).

a. Đại hội VIII (6/1996) đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Đại hội VIII tổng kết 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới , đề ra chủ trương ,nhiệm vụ trong thời kỳ mới

- Đại hội khẳng định tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, nhấn mạnh: “Nước ta đã chuyển sang thời kì phát triển mới, thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”

- Nhiệm vụ, mục tiêu:

+ Đẩy mạnh đổi mới toàn diện và đồng bộ, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần….

+ Phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững .

+ Giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội. Cải thiện đời sống nhân dân. Nâng cao tích lũy nội bộ từ nền kinh tế.

b. Chuyển biến tiến bộ và khó khăn , hạn chế của công cuộc đổi mới.

- GDP tăng bình quân 7%/năm, công nghiệp 13,5%/năm, nông nghiệp là 5,7%.

- Nông nghiệp, phát triển liên tục, góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung và giữ vững ổn định kinh tế – xã hội (lương thực bình quân đầu người năm 2000 là 444 kg)

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hường công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Xuất khẩu tăng bình quân 21%/năm . đạt 51,6 tỷ đô la ,với ba mặt hàng chủ lực là gạo (thứ hai thế giới), cà phê (thứ ba thế giới) và thủy sản; nhập khẩu tăng 13,3%/năm; vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,5 lần so với 5 năm trước.

- Doanh nghiệp Việt Nam mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Đến năm 2000 có trên 40 dự án đầu tư vào 12 nước và vùng lãnh thổ.

- Năm 2000, có quan hệ thương mại với hơn 140 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài

- Giáo dục: năm 2000 phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ, tiếp tục phổ cập THCS

- Số người có việc làm tăng 1,2 triệu người/năm.

* Ưu điểm :

-Tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ mặt đất nước và cuộc sống nhân dân.

-Củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ XHCN,

-Nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế.

* Khó khăn và hạn chế:

-Kinh tế phát triển chưa vững chắc, năng suất, chất lượng thấp, giá cao. Hiệu quả sức cạnh tranh thấp.

-Kinh tế Nhà nước chưa tương xứng với vai trò chủ đạo, kinh tế tập thế chưa mạnh.

-Hoạt động khoa học công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới.

-Tỉ lệ thất nghiệp cao, đời sống nhân dân, nhất là nông dân, ở một số vùng còn thấp.

-Đảng và nhân dân ta phải tiếp tục phấn đấu vươn tới đỉnh cao mới theo con đường XHCN vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
 
Sửa lần cuối:
Giải bài tập SGK Lịch sử 12 bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000)
Câu 1: Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới trong hoàn cảnh đất nước và thế giới như thế nào?

Trả lời:

* Tình hình trong nước:

  • Cách mạng Xã hội chủ nghĩa ở nước ta đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực song cũng gặp không ít khó khăn. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế-xã hội.
  • Để đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta đã phải tiến hành đổi mới.
* Thế giới:

  • Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật trở thành xu thế thế giới.
  • Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa cũng đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.
Câu 2: Hãy nêu nội dung đường lối đổi mới kinh tế và chính trị của Đảng?

Trả lời:

Về đổi mới kinh tế: Đảng chủ trương xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường; xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành nghề, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa…

Về đổi mới chính trị: Đảng chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân, vì dân; Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.

Câu 3: Nêu nhiệm vụ và mục tiêu của từng kế hoạch Nhà nước 5 năm: 1986-1990, 1991-1995, 1996-2000?

Trả lời:

  • Trong 5 năm (1986-1990): Cần tập trung sức người, sức của thực hiện bằng được nhiệm vụ, mục tiêu của ba chương trình kinh tế lớn: lương thực, thưc phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu
  • Kế hoạch 5 năm 1991-1995: Đẩy lùi và kiểm soát được lạm phát; ổn định và phát triển , nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội. Ổn định và từng bước cải thiện đời sống của nhân dân; bắt đầu có tích lũy từ nội bộ kinh tế.
  • Kế hoạch 5 năm 1996-2000: Đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần… Phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả nhanh và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội và cải thiện đời sống nhân dân.
Câu 4: Trình bày những thành tựu và yếu kém về kinh tế - xã hội của nước ta trong từng kế hoạch nhà nước 5 năm: 1986-1990, 1991- 1995, 1996-2000?

Trả lời:

* Kế hoạch nhà nước 1986-1990

Thành tựu:

  • Về lương thực-thực phẩm, từ chỗ thiếu ăn triền mien, chúng ta đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân.
  • Hàng hóa trên thị trường: Nhất là hàng tiêu dùng, dồi dà, đa dạng và lưu thông tương đối thuận lợi, các cơ sở sản xuất gắn chặt với nhu cầu thị trường.
  • Kinh tế đối ngoại: mở rộng hơn trước về quy mô và hình thức.
  • Kiềm chế được một bước lạm phát.
  • Ở nước ta bước đầu nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước.
  • Bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương được sắp xếp lại.
Hạn chế:

  • Nền kinh tế còn mất cân đối, lạm phát vẫn ở mức cao.
  • Chế độ tiền lương bất hợp lí
  • Sự nghiệp văn hóa có những mặt tiếp tục xuống cấp.
* Kế hoạch nhà nước 1991-1995

Thành tựu:

  • Lạm phát từng bước bị đầy lùi.
  • Vốn đầu tư trực tiếp ở nước ngoài trong 5 năm tăng nhanh.
  • Hoạt động khoa học và công nghệ gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, thích nghi dần với cơ chế thị trường.
  • Thu nhập của các tầng lớp nhân dân được cải thiện.
  • Mở rộng quan hệ đối ngoại.
Hạn chế:

  • Lực lượng sản xuất còn nhỏ bé.
  • Tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra.
  • Sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng miền.
* Kế hoạch 5 năm 1996-2000

Thành tựu:

  • Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  • Các doanh nghiệp trong nước từng bước mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
  • Bộ mặt đất nước có nhiều thay đổi.
  • Đời sống nhân dân được cải thiện.
Hạn chế:

  • Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc.
  • Kinh tế nhà nước chưa được củng cố tương xứng với vai trò chủ đạo.
  • Các hoạt động khoa học và công nghệ chưa đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH.
  • Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn vẫn còn ở mức cao.
Câu 5: Nêu ý nghĩa của những thành tựu về kinh tế và xã hội của nước ta trong 15 năm (1986-2000) thực hiện đường lối đổi mới?

Lời giải:

  • Khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.
  • Góp phần làm thay đổi bộ mặt đất nước.
  • Cải thiện đời sống nhân dân.
  • Tăng niềm tin của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Câu 6: Hãy nêu những khó khăn và yếu kém về kinh tế- xã hội của nước ta sau 15 năm (1986-2000)?

Lời giải:

  • Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc.
  • Kinh tế nhà nước chưa được củng cố tương xứng với vai trò chủ đạo.
  • Các hoạt động khoa học và công nghệ chưa đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH.
  • Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn vẫn còn ở mức cao.
  • Về cơ bản nền kinh tế đất nước còn chậm phát triển hơn so với nhiều nước trong khu vực.
 
Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 26
I. Nhận biết

Câu 1: Công cuộc đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam lần đầu tiên được thông qua tại:

A. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (12-1976).

B. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (03-1982).

C. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12-1986).

D. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1986-1991).

Câu 2: Nội dung đường lối đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là:

A. thay đổi toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới chính trị.

B. thay đổi toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế.

C. thay đổi toàn bộ mục tiêu chiến lược.

D. đổi mới lần lượt trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, …

Câu 3: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thể hiện trong lĩnh vực nào của đường lối đổi mới của Đảng năm 1986?

A. Kinh tế.

B. Chính trị.

C. Văn hóa.

D. Xã hội.

Câu 4: Ba chương trình kinh tế lớn được đề ra trong kế hoạch 5 năm (1986-1990) ở Việt Nam là:

A. lương thực – thực phẩm – hàng may mặc – hàng xuất khẩu.

B. lương thực – thực phẩm – hàng may mặc.

C. lương thực – thực phẩm – hàng tiêu dùng.

D. lương thực, thực phẩm – hàng tiêu dùng – hàng xuất khẩu.

II. Thông hiểu

Câu 5: Nguyên tắc đổi mới của Đảng đề ra trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) là :

A. đổi mới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

B. thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

C. bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

D. không thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, mà làm cho mục tiêu ấy thực hiện hiệu quả hơn.

Câu 6: Mục tiêu của đường lối đổi mới được đề ra trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12-1986) là:

A. khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa Việt Nam vượt qua khủng hoảng.

B. đưa Việt Nam hòa nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.

C. đưa Việt Nam tiến nhanh, tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội.

D. đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp mới (NIC).

Câu 7: Trong những kết quả quan trọng bước đầu của công cuộc đổi mới đất nước, kết quả nào quan trọng nhất?

A. Thực hiện thành công Ba chương trình kinh tế .

B. Kiềm chế được một bước đà lạm phát.

C. Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

D. Bộ máy Nhà nước các cấp ở trung ương và địa phương được sắp xếp lại.

Câu 8: Ý nào dưới đây phản ánh không đúng về chủ trương đổi mới của Đảng về chính trị ?

A. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

B. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện quyền dân chủ nhân dân.

C. Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc.

D. Xây dựng Nhà nước dân quyền xã hội chủ nghĩa.

Câu 9: Nội dung nào không phải là chủ trương của Đảng trong đường lối về kinh tế (năm 1986)?

A. Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều nghành nghề.

B. Xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu.

C. Hình thành cơ chế thị trường.

D. Hạn chế mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới.

III. Vận dụng

Câu 10: Cho dữ liệu sau: Đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không phải thay đổi …, mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp. Đổi mới phải …, từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa. Đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới về kinh tế.

Chọn các dữ liệu cho sẵn để điền vào chỗ trống.

A. mục tiêu của chủ nghĩa xã hội … toàn diện và đồng bộ.

B. mục tiêu của chủ nghĩa xã hội … đồng bộ về kinh tế.

C. mục tiêu của chủ nghĩa xã hội … toàn diện về kinh tế.

D. mục tiêu của chủ nghĩa xã hội … toàn diện về chính trị.

Câu 11: Nguyên nhân quyết định thắng lợi bước đầu của công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay là nhờ vào:

A. sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. truyền thống yêu nước của dân tộc.

C. sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.

D. tình đoàn kết của ba nước Đông Dương.

Câu 12: Nguyên nhân quyết định Đảng ta đề ra đường lối đổi mới năm 1986 là do:

A. cuộc khủng hoảng ở Liên Xô ngày càng trầm trọng.

B. Việt Nam lâm vào khủng hoảng toàn diện về kinh tế - xã hội.

C. tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa.

D. thành công của cuộc cải cách ở Trung Quốc.

Câu 13: Trọng tâm của đường lối đối ngoại được đề ra trong Đại hội Đảng toàn quốc lần VI (12-1986) là:

A. hòa bình, hữu nghị, hợp tác.

B. mở rộng quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa.

C. đẩy mạnh quan hệ với các nước ASEAN.

D. mở rộng quan hệ với Mỹ.

Câu 14: Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao vào thời gian nào?

A. Tháng 5/1995

B. Tháng 6/1995

C. Tháng 7/1995

D. Tháng 8/1995

Câu 15: Việt Nam gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) vào thời gian nào?

A. Tháng 7/1995

B. Tháng 10/1995

C. Tháng 7/1996

D. Tháng 10/1996
 
Bài tập 1 trang 120, 121 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý đúng.

1. Đại hội toàn quốc của Đảng đánh dấu bước chuyển sang thời kì đổi mới là

A. Đại hội IV C. Đại hội Vl

B. Đại hội V. D. Đại hội VII.

2. Đảng và Nhà nước ta đế ra đường lối đổi mới đế

A. khắc phục sai lầm, khuyết điểm.

B. đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, thúc đầy cách mạng tiến lên.

C. vươn lẽn sánh vai cùng các cường quốc.

D. Các ý A và C đúng.

3. Đường lối đổi mới của Đảng diễn ra trong lĩnh vực kinh tế - xã hội là

A. đổi mới toàn diện và đổng bộ, đổi mới kinh tế gắn liến với đổi mới xã hội, trọng tâm là đổi mới về kinh tê

B. đổi mới toàn diện và đồng bộ, đổi mới chính trị gán liến với đổi mới tư tưởng, trọng tâm là đổi mới vế chính trị.

C. đổi mới toàn diện và đồng bộ, đổi mới kinh tế gắn liền với đổi mới chính trị, trọng tâm là đổi mới vế chính trị.

D. đổi mới toàn diện và đồng bộ, đổi mới kinh tế gắn liền với đổi mới chính trị, trọng tâm là đổi mới vế kinh tế

4. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra chủ trương vế kinh tế là

A. tập trung thực hiện ba chương trình kirth tế : lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

B. tập trung thực hiện ba chương trình kinh tế : lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng công nghiệp nặng.

C. tập trung thực hiện bốn chương trình kinh tế : lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu

D. tập trung thực hiện bốn chương trình kinh tế : lương thực, thực phẩm, hàng tiêudùng và hàng công nghiệp nặng.

5. Thành tựu vế lương thực - thực phẩm của nước ta đầu thập kỉ 90 là

A. đáp ứng nhu cáu trong nước, có dự trử và xuất khẩu, góp phẩn ổn định đời sống nhân dân.

B. trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.

C. đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, không phải nhập từ bẽn ngoài.

D. trở thành nước xuất khẩu gạo đứng đầu Đỏng Nam Á.

6. Đại hội Đảng toàn quốc đã thông qua "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội" và "Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000" là

A. Đại hội V. C. Đại hội VII

B. Đại hội VI. D. Đại hội VIII.

7. Nguyên nhân cơ bản nhất của những thắng lợi mà Nhà nước và nhản dân ta đạt được trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 2000) là

A. Đảng kịp thời điều chỉnh đường lối qua từng kì đại hội sát với thực tiễn.

B. Đảng chủ trương đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ.

C. đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, những bước đi phù hợp, nên nhanh chóng đi vào cuộc sống, khơi dậy được tiềm năng và sức sáng tạo của nhân dân.

D. nước ta mở rộng được quan hệ đối ngoại, phá thế bao vây, cô lập của các lực lượng thù địch, tạo điếu kiện cho kinh tế phát triển.

8. Thành tựu vế giáo dục của Việt Nam sau 15 năm đổi mới (1986 - 2000) là

A. thanh toán được nạn mù chù.

B. thanh toán được nạn mù chữ và thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học.

C. thanh toán được nạn mù chữ, thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học; một số tỉnh, thành phố bắt đầu phổ cập giáo dục Trung học cơ sở.

D. phổ cập giáo dục Trung học cơ sở ; một số tỉnh, tlịành phố bắt đẩu phố cập giáo dục Trung học phổ thông.

Trả lời:
1-C
2-A
3-A
4-A
5-C
6-C
7-C


Bài tập 4 trang 122 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Đường lối đổi mới của được Đảng được đề ra trong hoàn cảnh nào ? Nội dung đường lối đổi mới.

Trả lời:

1. Hoàn cảnh:

a. Chủ quan

  • Trong thời gian thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1985), cách mạng XHCN ở nước ta đạt nhiều thành tựu và ưu điểm đáng kể, song cũng gặp không ít khó khăn, khiến đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước kết là về kinh tế – xã hội.
  • Nguyên nhân cơ bản: do ta mắc phải “sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”
  • Để khắc phục sai lầm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, Đảng và nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.
b. Khách quan

  • Những thay đổi của tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do tác động của cách mạng khoa học - kỹ thuật.
  • Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng của Liên Xô và các nước XHCN khác, nên Đảng và Nhà nước ta phải đổi mới.
2. Nội dung đường lối đổi mới

  • Đường lối đổi mới đề ra lần đầu tiên tại Đại hội VI (12-1986), được điều chỉnh, bổ sung và phát triển tại Đại hội VII (1991), VIII (1996), IX (2001).
  • Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu của CNXH, mà làm cho những mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về CNXH, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.
  • Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa. Đổi mới kinh tế và chính trị gắn bó mật thiết, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.
* Về kinh tế

  • Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường
  • Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành, nghề, nhiều quy mô, trình độ công nghệ.
  • Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
* Về chính trị

  • Xây dựng Nhà nước XHCN, Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
  • Xây dựng nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
  • Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác.
Bài tập 5 trang 123 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN là gì?

Trả lời:

* Cơ hội:

  • Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế trong khu vực
  • Tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực.
  • Tiếp thu những thành tựu về khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất của thế giới để phát triển kinh tế.
  • Có điều kiện tiếp thu, học hỏi trình độ quản lí của các nước trong khu vực.
  • Có điều kiện thuận lợi để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học – kĩ thuật, y tế, thể thao với các nước trong khu vực.
* Thách thức:

  • Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế nước ta có nguy cơ tụt hậu với các nước trong khu vực.
  • Sự cạnh tranh quyết liệt giữa nước ta với các nước trong khu vực.
  • Hội nhập dễ bị “hòa tan”, đánh mất bản sắc và truyền thống của dân tộc.


Bài tập 7 trang 124 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Nêu những khó khăn, yếu kém của nước ta sau 15 năm (1986 - 2000) thực hiện đường lối đổi mới.

Trả lời:

  • Kinh tế phát triển chưa vững chắc, năng suất, chất lượng thấp, giá cao. Hiệu quả sức cạnh tranh thấp.
  • Kinh tế Nhà nước chưa tương xứng với vai trò chủ đạo, kinh tế tập thế chưa mạnh.
  • Hoạt động khoa học công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới.
  • Tỉ lệ thất nghiệp cao, đời sống nhân dân, nhất là nông dân, ở một số vùng còn thấp.
  • Đảng và nhân dân ta phải tiếp tục phấn đấu vươn tới đỉnh cao mới theo con đường XHCN vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
 
Lịch sử 12 Bài 26 Đất nước trên con đường đổi mới đi lên Chủ nghĩa Xã Hội (1986-2000)
Một số khái niệm, thuật ngữ lịch sử cơ bản
- Đổi mới: đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam được ĐH lần thứ VI (12/1986) của Đảng thông qua. Việc đổi mới do Đảng đề xướng và lãnh đạo, tiến hành trên mọi mặt, nhằm xác định con đường đi lên CNXH đúng đắn có hiệu qu, trước mắt giữ vững ổn định tình hình chính trị và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống toàn diện của nhân dân, bảo vệ độc lập và đi theo con đường xã hội chủ nghĩa được lựa chọn.
- Kinh tế hàng hóa: nền kinh tế sản xuất ra các sản phẩm chủ yếu để tiêu thụ ở thị trường. Xuất hiện từ rất sớm khi thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp.
- Kinh tế thị trường: nền kinh tế sản xuất hàng hóa phục vụ cho thị trường tự do hay có điều tiết (dưới chế độ xã hội chủ nghĩa)
 
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 12! Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài


  1. Lịch sử 12 Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)
  2. Lịch sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 2000). Liên Bang Nga (1991 – 2000)
  3. Lịch sử 12 Bài 3: Các nước Đông Bắc Á
  4. Lịch sử 12 bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
  5. Lịch sử 12 bài 5: Các nước Châu Phi và Mĩ La Tinh
  6. Lịch sử 12 bài 6: Nước Mĩ
  7. Lịch sử 12 bài 7: Tây Âu
  8. Lịch sử 12 bài 8 Nhật Bản
  9. Lịch sử lớp 12 bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
  10. Lịch sử 12 bài 10: Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX
  11. Lịch sử lớp 12 bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000
  12. Lịch sử 12 bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
  13. Lịch sử 12 bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930
  14. Lịch sử 12 bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935
  15. Lịch sử 12 bài 15: Phong trào dân chủ 1936-1939
  16. Lịch sử 12 bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945) - Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời
  17. Lịch sử 12 bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946
  18. Lịch sử 12 bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)
  19. Lịch sử 12 bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953)
  20. Lịch sử 12 bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)
  21. Lịch sử 12 bài 21: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)
  22. Lịch sử 12 bài 22: Nhân dân hai miền chiến đấu chống đế quốc Mĩ, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)
  23. Lịch sử 12 bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)
  24. Lịch sử lớp 12: Bài 24 - Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của kháng chiến chống Mĩ cứu nước năm 1975
  25. Lịch sử 12 Bài 25 Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976-1986)
  26. Lịch sử 12 Bài 26 Đất nước trên con đường đổi mới đi lên Chủ nghĩa Xã Hội (1986-2000)
  27. Lịch sử 12 bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000
Cùng trèo lên đỉnh núi cao vời vợi
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top