ngan trang
New member
- Xu
- 159
Mùa khô 1970-1971 địch đánh phá dữ dội. Các trọng điểm Xiêng Phan trên cửa khẩu đường 12; cua chữ A - Ta Lê - Phu La Nhích; Chà Là trên cửa khẩu đường 20; Chà Lì - Sê Băng Hiếng trên cửa khẩu đường 16; đèo 900 trên cửa khẩu đường 18; Văng Mu, Tha Mé trên đoạn yết hầu vượt đường 9; La Hạp, Bạc, Tăng Cát, Bô Phiên trên đường 128; Động Con Tiên trên đường B45 vào chiến trường Trị - Thiên và bắc Khu 5; dốc Trực trên đường 49A, nối với đường 128 đi về Tây Nguyên và Nam Bộ, bị đánh phá ác liệt nhất. Có trọng điểm bị đánh phá tới 300 quả bom các loại trong một ngày. Một số sở chỉ huy binh trạm và sở chỉ huy Bộ Tư lệnh cũng bị đánh bom.
Trung tuần tháng 1 năm 1971, Tổng Tham mưu trưởng cử đồng chí Phan Hàm vào tuyến 559 truyền đạt dự lệnh cụ thể: Địch sẽ sử dụng lực lượng lớn bộ binh của ngụy miền Nam, quân Hoàng gia Lào và quân Thái Lan được sự yểm trợ của không quân Mỹ mở chiến dịch cắt đứt tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn ở trục đường 9. Địch có thể sử dụng trực thăng để thả quân chốt các điểm cao nam - bắc đường 9 và dùng lực lượng bộ binh cơ giới cùng xe tăng, thiết giáp thọc lên Sê Pôn hợp điểm với cánh quân ngụy Lào, Thái Lan từ Mường Phin sang nhằm chặn đứng tuyến hành lang chiến lược, thực hiện sự kiểm soát lâu dài.
Cùng ngày, Phó Tổng Tham mưu trưởng Lê Trọng Tấn điện cho Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn yêu cầu cử cán bộ đến Trung đoàn 64 bộ binh của Sư đoàn 320 đang trên đường hành quân vào hưởng chiến trường Tây Nguyên, trung đoàn pháo 168 đang trú quân ở bắc Tà Khống để truyền đạt mệnh lệnh của Bộ ở lại tham gia chiến dịch.
Đồng chí Ngô Huy Biên được lệnh đi cùng đồng chí Hà Kỳ Thự - Phó phòng hành quân tìm gặp được Quyền Trung đoàn trưởng trung đoàn 64 Khuất Duy Tiến phổ biến mệnh lệnh của Bộ chuyển hướng sang Bản Đông trực tiếp giúp trung đoàn tiếp nhận thêm vũ khí và bắt liên lạc bằng điện thoại với đồng chí Trịnh Tráng là Tham mưu phó Sư đoàn 308 đang ở Bản Đông.
Nhờ hệ thống thông tin của chiến trường Trường Sơn được xây dựng đồng bộ và tương đối hiện đại, mệnh lệnh của Bộ đã được thực hiện kịp thời. Đồng chí Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng đã đánh giá cao hệ thống thông tin của Bộ Tư lệnh Trường Sơn.
Do được phổ biến sớm về dự kiến của Bộ, từ tháng 10 năm 1970, Bộ Tư lệnh Đoàn 559 đã chủ động điều chỉnh lực lượng, chủ yếu là lực lượng cao xạ và công binh theo hướng phục vụ tác chiến chiến dịch.
Theo chỉ thị của Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tư lệnh 559 đã tổ chức cuộc họp với đại diện các quân binh chủng phòng không, không quân, pháo binh, công binh... các sư đoàn 308, 304, 324 tại cơ quan tham mưu Bộ Tư lệnh Đoàn 559 nhằm thống nhất kế hoạch hiệp đồng tác chiến khi địch đánh ra đường 9. Sau khi nhận được mệnh lệnh chính thức của Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tư lệnh 559 nhanh chóng triển khai thế trận tác chiến tại chỗ.
Tối ngày 28 tháng 1 năm 1971, Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh họp quyết định:
- Sáp nhập mặt trận X và Z thành mặt trận Y phụ trách toàn bộ địa bàn Hạ Lào, tác chiến trên các hướng Sa Ra Van, Sê Pôn, Bô Lô Ven, Pắc Xoong, A Tô Pơ, kiên quyết chặn đứng địch nống ra vùng giải phóng hòng uy hiếp tuyến vận tải chiến lược. Cử Phó Tư lệnh Hoàng Kiện làm Chỉ huy trưởng kiêm Chính ủy mặt trận. Hoàng Biền Sơn và Phạm Thanh Sơn làm Chỉ huy phó, Nguyễn Ngọc Sơn làm Phó Chính ủy, Trần Soạn làm Tham mưu trưởng, Hồ Sỹ Lộc làm Chủ nhiệm chính trị.
- Kiện toàn mặt trận R, tác chiến trên hướng Pha Lan, Đồng Hến, Keng Chọc ở Trung Lào, kiên quyết giữ vững đường 23 và Mường Phin. Cử các đồng chí Tô Đình Khản nguyên Phó Tư lệnh Đoàn 968 làm Chỉ huy trưởng, Lê Văn Hiếu làm Chỉ huy phó, Hoàng Căn Nguyên làm Chính ủy.
- Thành lập tiền phương Bộ Tư lệnh Trường Sơn phụ trách hướng phối hợp chiến dịch ở phía tây Trung - Hạ Lào theo chỉ thị của Bộ, cử đại tá Phó Tư lệnh Nguyễn Hòa và đại tá Phó Chính ủy Hoàng Thế Thiện trực tiếp chỉ huy các lực lượng trực thuộc và phối thuộc của Đoàn, phối hợp với các đơn vị bạn tiêu diệt, chặn đứng quân ngụy Lào và quân Thái Lan nếu chúng đánh xuống Mường Phin để phối hợp với quân ngụy Sài Gòn chiếm khu vực Tha Mé - Sê Pôn hòng cắt ngang trung tâm tuyến vận tải chiến lược.
- Phân công Phó Tư lệnh Nguyễn Quang Bích chỉ đạo hoàn thiện thế trận phòng không đánh bại chiến thuật "trực thăng vận" của địch. Phó Tư lệnh Nguyễn Lang đặc trách chỉ huy vận chuyển chiến lược và vận chuyển chiến dịch. Phó Chính ủy Nguyễn Lệnh phụ trách khối chuyên gia giúp bạn phát động các đia phương chiến đấu chống thám báo biệt kích và tham gia phục vụ chiến dịch. Phó Chính ủy Lê Xy đặc trách chỉ đạo công tác Đảng, công tác chính trị. Phó Tư lệnh Nguyễn An trực tiếp chỉ đạo đốc chiến các binh trạm phía nam.
- Giao cho Bộ Tư lệnh khu vực 470 đẩy mạnh thu mua tại chỗ; vận chuyển đảm bảo kịp thời cho Nam Bộ và Tây Nguyên; đồng thời sẵn sàng đối phó với địch đánh ra Phi Hà, Xê Sụ (ngã ba biên giới).
Trung tuần tháng 1 năm 1971, Tổng Tham mưu trưởng cử đồng chí Phan Hàm vào tuyến 559 truyền đạt dự lệnh cụ thể: Địch sẽ sử dụng lực lượng lớn bộ binh của ngụy miền Nam, quân Hoàng gia Lào và quân Thái Lan được sự yểm trợ của không quân Mỹ mở chiến dịch cắt đứt tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn ở trục đường 9. Địch có thể sử dụng trực thăng để thả quân chốt các điểm cao nam - bắc đường 9 và dùng lực lượng bộ binh cơ giới cùng xe tăng, thiết giáp thọc lên Sê Pôn hợp điểm với cánh quân ngụy Lào, Thái Lan từ Mường Phin sang nhằm chặn đứng tuyến hành lang chiến lược, thực hiện sự kiểm soát lâu dài.
Cùng ngày, Phó Tổng Tham mưu trưởng Lê Trọng Tấn điện cho Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn yêu cầu cử cán bộ đến Trung đoàn 64 bộ binh của Sư đoàn 320 đang trên đường hành quân vào hưởng chiến trường Tây Nguyên, trung đoàn pháo 168 đang trú quân ở bắc Tà Khống để truyền đạt mệnh lệnh của Bộ ở lại tham gia chiến dịch.
Đồng chí Ngô Huy Biên được lệnh đi cùng đồng chí Hà Kỳ Thự - Phó phòng hành quân tìm gặp được Quyền Trung đoàn trưởng trung đoàn 64 Khuất Duy Tiến phổ biến mệnh lệnh của Bộ chuyển hướng sang Bản Đông trực tiếp giúp trung đoàn tiếp nhận thêm vũ khí và bắt liên lạc bằng điện thoại với đồng chí Trịnh Tráng là Tham mưu phó Sư đoàn 308 đang ở Bản Đông.
Nhờ hệ thống thông tin của chiến trường Trường Sơn được xây dựng đồng bộ và tương đối hiện đại, mệnh lệnh của Bộ đã được thực hiện kịp thời. Đồng chí Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng đã đánh giá cao hệ thống thông tin của Bộ Tư lệnh Trường Sơn.
Do được phổ biến sớm về dự kiến của Bộ, từ tháng 10 năm 1970, Bộ Tư lệnh Đoàn 559 đã chủ động điều chỉnh lực lượng, chủ yếu là lực lượng cao xạ và công binh theo hướng phục vụ tác chiến chiến dịch.
Theo chỉ thị của Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tư lệnh 559 đã tổ chức cuộc họp với đại diện các quân binh chủng phòng không, không quân, pháo binh, công binh... các sư đoàn 308, 304, 324 tại cơ quan tham mưu Bộ Tư lệnh Đoàn 559 nhằm thống nhất kế hoạch hiệp đồng tác chiến khi địch đánh ra đường 9. Sau khi nhận được mệnh lệnh chính thức của Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tư lệnh 559 nhanh chóng triển khai thế trận tác chiến tại chỗ.
Tối ngày 28 tháng 1 năm 1971, Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh họp quyết định:
- Sáp nhập mặt trận X và Z thành mặt trận Y phụ trách toàn bộ địa bàn Hạ Lào, tác chiến trên các hướng Sa Ra Van, Sê Pôn, Bô Lô Ven, Pắc Xoong, A Tô Pơ, kiên quyết chặn đứng địch nống ra vùng giải phóng hòng uy hiếp tuyến vận tải chiến lược. Cử Phó Tư lệnh Hoàng Kiện làm Chỉ huy trưởng kiêm Chính ủy mặt trận. Hoàng Biền Sơn và Phạm Thanh Sơn làm Chỉ huy phó, Nguyễn Ngọc Sơn làm Phó Chính ủy, Trần Soạn làm Tham mưu trưởng, Hồ Sỹ Lộc làm Chủ nhiệm chính trị.
- Kiện toàn mặt trận R, tác chiến trên hướng Pha Lan, Đồng Hến, Keng Chọc ở Trung Lào, kiên quyết giữ vững đường 23 và Mường Phin. Cử các đồng chí Tô Đình Khản nguyên Phó Tư lệnh Đoàn 968 làm Chỉ huy trưởng, Lê Văn Hiếu làm Chỉ huy phó, Hoàng Căn Nguyên làm Chính ủy.
- Thành lập tiền phương Bộ Tư lệnh Trường Sơn phụ trách hướng phối hợp chiến dịch ở phía tây Trung - Hạ Lào theo chỉ thị của Bộ, cử đại tá Phó Tư lệnh Nguyễn Hòa và đại tá Phó Chính ủy Hoàng Thế Thiện trực tiếp chỉ huy các lực lượng trực thuộc và phối thuộc của Đoàn, phối hợp với các đơn vị bạn tiêu diệt, chặn đứng quân ngụy Lào và quân Thái Lan nếu chúng đánh xuống Mường Phin để phối hợp với quân ngụy Sài Gòn chiếm khu vực Tha Mé - Sê Pôn hòng cắt ngang trung tâm tuyến vận tải chiến lược.
- Phân công Phó Tư lệnh Nguyễn Quang Bích chỉ đạo hoàn thiện thế trận phòng không đánh bại chiến thuật "trực thăng vận" của địch. Phó Tư lệnh Nguyễn Lang đặc trách chỉ huy vận chuyển chiến lược và vận chuyển chiến dịch. Phó Chính ủy Nguyễn Lệnh phụ trách khối chuyên gia giúp bạn phát động các đia phương chiến đấu chống thám báo biệt kích và tham gia phục vụ chiến dịch. Phó Chính ủy Lê Xy đặc trách chỉ đạo công tác Đảng, công tác chính trị. Phó Tư lệnh Nguyễn An trực tiếp chỉ đạo đốc chiến các binh trạm phía nam.
- Giao cho Bộ Tư lệnh khu vực 470 đẩy mạnh thu mua tại chỗ; vận chuyển đảm bảo kịp thời cho Nam Bộ và Tây Nguyên; đồng thời sẵn sàng đối phó với địch đánh ra Phi Hà, Xê Sụ (ngã ba biên giới).