ngan trang
New member
- Xu
- 159
Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh ngăn chặn vì sự nghiệp chi viện giải phóng miền Nam mùa khô 1968 - 1969, Đoàn 559 tổn thất gấp 3 lần năm trước: 1.518 cán bộ, chiến sĩ hy sinh, 3.414 người bị thương, 1.154 ô tô của bộ đội vận tải, 268 ô tô của binh chủng khác, 30 xe húc, 21 xe ben, 5 xe phóng từ, 16 máy đẩy, 56 khẩu pháo bị đánh cháy, đánh hỏng, đâm đổ, tổn thất 7.139 tấn hàng.
Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Bộ Tư lệnh 559 xác định nhiệm vụ chi viện chiến lược mùa khô năm 1969 - 1970 rất lớn, cần phải chuẩn bị cơ bản về mọi mặt: thế trận vận chuyển, tổ chức lực lượng, trang bị vật chất kỹ thuật, chính trị tư tưởng và sức khỏe bộ đội, tạo ra sự sung sức đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài, vượt qua mọi khó khăn ác liệt, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chi viện chiến lược.
Do lực lượng bị hao hụt nghiêm trọng cả về quân số và phương tiện sau nhiều mùa mưa nắng, chiến đấu liên tục, ngày 20 tháng 5 năm 1969, Đảng ủy Bộ Tư lệnh họp, chủ trương:
Mùa mưa 1969 chỉ để lại trên tuyến khoảng 2 vạn quân, chủ yếu là các cán bộ, chiến sĩ còn có sức khỏe của các binh trạm từ nam đường 9 trở vào nhằm tiếp tục vận chuyển bổ sung khối lượng còn thiếu cho chiến trường Trị - Thiên và Quân khu 5; đưa đón và chuyển thương binh ra hậu phương; quản lý và bảo vệ hành lang, khôi phục và làm thêm đường vòng, đường tránh, đường kín, chuẩn bị tại chỗ một bước cho mùa khô 1969 - 1970.
Phần lớn lực lượng khoảng 3 vạn quân sẽ được rút ra miền Bắc để củng cố tổ chức, điều dưỡng phục hồi sức khỏe, bổ sung quân số, trang thiết bị, học tập chính trị và tập huấn quân sự, chiến thuật, kỹ thuật. Lực lượng tập kết chủ yếu là bộ đội vận tải cơ giới. khoảng hai phần ba lực lượng các binh chủng khác, hai phần ba cơ quan Bộ Tư lệnh, các binh trạm, trung đoàn, tiểu đoàn cùng toàn bộ thương binh, bệnh binh, trên 1.000 phương tiện xe, pháo bị hư hỏng.
Chủ trương được Thường trực Quân ủy Trung ương Bộ Quốc phòng phê duyệt. .
Ngày 25 tháng 5 năm 1969, Bộ Tư lệnh 559 phân công cán bộ xuống từng khu vực để quán triệt nhiệm vụ và trực tiếp chỉ huy đôn đốc các đơn vị thực hiện. Tư lệnh và Chính ủy xuống các binh trạm cửa khẩu để chỉ đạo các phó tư lệnh, phó chính ủy, các thủ trưởng cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần xuống các binh trạm nam đường 9. Vấn đề số một của việc thực hiện chủ trương này là phải tuyệt đối giữ bí mật, bất ngờ, chủ động và an toàn.
Bước sang tháng 6, thời tiết chuyển hẳn sang mùa mưa. Trên toàn tuyến, máy bay địch giảm cường độ đánh phá. Địch không nắm được việc ta chuẩn bị rút quân tập kết nên vẫn hoạt động theo quy luật cũ, bỏ lỏng phía bắc đường 9, tập trung đánh phá các binh trạm phía nam, đặc biệt là các binh trạm tiếp giáp các chiến trường Trị - Thiên, Khu 5, Tây Nguyên: Bộ đội ở lại tuyến bước vào cuộc chiến đấu mới chống địch, chống trời vô cùng ác liệt và gian khổ.
Với sức mạnh tổng hợp trên toàn tuyến, trong thời gian 2 tháng, ta đã giao cho các chiến trường được 2.364 tấn (100% kế hoạch), giao cho hành quân được 4.197 tấn (135% kế hoạch), giao cho nội bộ được 805 tấn (80% kế hoạch). Ngoài ra còn giao ngoài kế hoạch cho miền Đông Nam Bộ 20 tấn vũ khí.
Lực lượng giao liên đưa quân vào giao cho chiến trường 9.313 người, chuyển quân ra hậu phương được 48.920 người, trong đó có 6.354 thương binh, 11.028 1 bệnh binh (713 thương binh nặng phải cáng).
Trung tuần tháng 8 là cao điểm của mùa mưa, mưa xối xả suốt ngày này qua ngày khác. Hàng tháng trời mới có một vài ngày hửng nắng. Đường, cầu bị phá vỡ nghiêm trọng, nước các sông suối dâng cao và chảy mạnh như thác đổ. Cầu, ngầm đều bị trôi hết. Vận chuyển cơ giới đường bộ, đường sông, gùi thồ đều không hoạt động được. Bộ đội hành quân phải nằm lại ở các trạm giao liên. Kế hoạch vận chuyển mùa mưa kết thúc. Ta giành được thắng lợi nhưng cũng bị tổn thất đáng kể.
Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Bộ Tư lệnh 559 xác định nhiệm vụ chi viện chiến lược mùa khô năm 1969 - 1970 rất lớn, cần phải chuẩn bị cơ bản về mọi mặt: thế trận vận chuyển, tổ chức lực lượng, trang bị vật chất kỹ thuật, chính trị tư tưởng và sức khỏe bộ đội, tạo ra sự sung sức đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài, vượt qua mọi khó khăn ác liệt, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chi viện chiến lược.
Do lực lượng bị hao hụt nghiêm trọng cả về quân số và phương tiện sau nhiều mùa mưa nắng, chiến đấu liên tục, ngày 20 tháng 5 năm 1969, Đảng ủy Bộ Tư lệnh họp, chủ trương:
Mùa mưa 1969 chỉ để lại trên tuyến khoảng 2 vạn quân, chủ yếu là các cán bộ, chiến sĩ còn có sức khỏe của các binh trạm từ nam đường 9 trở vào nhằm tiếp tục vận chuyển bổ sung khối lượng còn thiếu cho chiến trường Trị - Thiên và Quân khu 5; đưa đón và chuyển thương binh ra hậu phương; quản lý và bảo vệ hành lang, khôi phục và làm thêm đường vòng, đường tránh, đường kín, chuẩn bị tại chỗ một bước cho mùa khô 1969 - 1970.
Phần lớn lực lượng khoảng 3 vạn quân sẽ được rút ra miền Bắc để củng cố tổ chức, điều dưỡng phục hồi sức khỏe, bổ sung quân số, trang thiết bị, học tập chính trị và tập huấn quân sự, chiến thuật, kỹ thuật. Lực lượng tập kết chủ yếu là bộ đội vận tải cơ giới. khoảng hai phần ba lực lượng các binh chủng khác, hai phần ba cơ quan Bộ Tư lệnh, các binh trạm, trung đoàn, tiểu đoàn cùng toàn bộ thương binh, bệnh binh, trên 1.000 phương tiện xe, pháo bị hư hỏng.
Chủ trương được Thường trực Quân ủy Trung ương Bộ Quốc phòng phê duyệt. .
Ngày 25 tháng 5 năm 1969, Bộ Tư lệnh 559 phân công cán bộ xuống từng khu vực để quán triệt nhiệm vụ và trực tiếp chỉ huy đôn đốc các đơn vị thực hiện. Tư lệnh và Chính ủy xuống các binh trạm cửa khẩu để chỉ đạo các phó tư lệnh, phó chính ủy, các thủ trưởng cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần xuống các binh trạm nam đường 9. Vấn đề số một của việc thực hiện chủ trương này là phải tuyệt đối giữ bí mật, bất ngờ, chủ động và an toàn.
Bước sang tháng 6, thời tiết chuyển hẳn sang mùa mưa. Trên toàn tuyến, máy bay địch giảm cường độ đánh phá. Địch không nắm được việc ta chuẩn bị rút quân tập kết nên vẫn hoạt động theo quy luật cũ, bỏ lỏng phía bắc đường 9, tập trung đánh phá các binh trạm phía nam, đặc biệt là các binh trạm tiếp giáp các chiến trường Trị - Thiên, Khu 5, Tây Nguyên: Bộ đội ở lại tuyến bước vào cuộc chiến đấu mới chống địch, chống trời vô cùng ác liệt và gian khổ.
Với sức mạnh tổng hợp trên toàn tuyến, trong thời gian 2 tháng, ta đã giao cho các chiến trường được 2.364 tấn (100% kế hoạch), giao cho hành quân được 4.197 tấn (135% kế hoạch), giao cho nội bộ được 805 tấn (80% kế hoạch). Ngoài ra còn giao ngoài kế hoạch cho miền Đông Nam Bộ 20 tấn vũ khí.
Lực lượng giao liên đưa quân vào giao cho chiến trường 9.313 người, chuyển quân ra hậu phương được 48.920 người, trong đó có 6.354 thương binh, 11.028 1 bệnh binh (713 thương binh nặng phải cáng).
Trung tuần tháng 8 là cao điểm của mùa mưa, mưa xối xả suốt ngày này qua ngày khác. Hàng tháng trời mới có một vài ngày hửng nắng. Đường, cầu bị phá vỡ nghiêm trọng, nước các sông suối dâng cao và chảy mạnh như thác đổ. Cầu, ngầm đều bị trôi hết. Vận chuyển cơ giới đường bộ, đường sông, gùi thồ đều không hoạt động được. Bộ đội hành quân phải nằm lại ở các trạm giao liên. Kế hoạch vận chuyển mùa mưa kết thúc. Ta giành được thắng lợi nhưng cũng bị tổn thất đáng kể.