Chia Sẻ Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán- Sử 6 - Bút Nghiên

vàng

New member
Xu
0
Sau khi khởi nghĩa giành được thắng lợi, đánh đuổi được quân Hán về nước, Hai Bà Trưng đã làm gì để ổn định và xây dựng đất nước? Sau khi thất bại, quân Hán lại đưa quân sang xâm lược nước ta lần nữa (42 - 43). Dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng nhân dân ta tiếp tục kháng chiến anh dũng. Vậy cuộc kháng chiến diễn ra như thế nào, kết quả ra sao? Chúng ta đi tìm hiểu bài.

Lịch sử 6 - Bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán


Trưng Trắc lập lại chính quyền, phong chức tước cho những người có công, các Lạc tướng được quyền cai quản các huyện., xá thuế cho dân 2 năm, xóa bỏ chế độ lao dịch và binh pháp cũ.

1. Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành được độc lập?
- Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trung Vương) đóng đô ở Mê Linh.
- Trưng Trắc lập lại chính quyền, phong chức tước cho những người có công, các Lạc tướng được quyền cai quản các huyện., xá thuế cho dân 2 năm, xóa bỏ chế độ lao dịch và binh pháp cũ.
- Xây dựng chính quyền tự chủ .


hai_ba_trung_500.jpg

Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (40-43)


2. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42 – 43) đã diễn ra như thế nào ?
Nhà Hán cử
Mã Viện chỉ huy đạo quân xâm lược gồm hai đạo quân tinh nhuệ , 2.000 xe thuyền các loại và nhiều dân phu.

*Diễn biến:
- 4/42: Quân Hán tấn công Hợp Phố
- Mã Viện chia quân thành 2 đạo: thủy, bộ tràn vào Giao Chỉ :
+Quân bộ men theo bờ biển vào Lục Đầu rồi Lãng Bạc
+Quân thủy từ Hải Môn vào sông Bạch Đằng, ngược lên vùng Lục Đầu ,
+ Hai cánh quân hợp lại ở Lãng Bạc.
- Hai Bà Trưng giao chiến quyết liệt ở Lãng Bạc, ra sức cản địch, giữ làng xóm. Quân ta lui về giữ Cổ Loa và Mê Linh rồi Cấm Khê.
- 3/43 (6/2 Âm lịch), Hai Bà Trưng hi sinh ở Cấm Khê .


*Kết quả:
- Năm 44, Mã Viện rút quân về
Trung Quốc.

* Ý nghĩa:
- Tiêu biểu ý chí quật cường, bất khuất của dân tộc.
- Hai Bà Trưng là vị nữ anh hùng của dân tộc .
- Hàng năm kỷ niệm Hai Bà Trưng vào ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3.


den_tho_hai_ba_trung_tai_me_linh.jpg

Đền thờ Hai Bà Trưng tại Mê Linh

Bài viết trên đã khái quát kiến thức Lịch sử 6 - Bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán Bút nghiên chúc các em học tập tốt Hãy chia sẻ để cùng học tốt nhé.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bài tập 1 trang 53 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6
Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả lời đúng.

1. Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở

A. Cổ Loa. B. Luy Lâu. C. Mê Linh. D. Chu Diên.

2. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng đã diễn ra trong thời gian

A. từ năm 40 đến năm 41. B. từ năm 41 đến năm 42.

C. từ năm 42 đến năm 43. D. từ năm 43 đến năm 44.

3. Chỉ huy quân xâm lược Hán tấn công đàn áp cuộc kháng chiến của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng là

A. Tô Định. B. Mã Viện. C. Đoàn Chí. D. Hàn Vũ.

4. Cuộc chiến đấu của quân ta với hai cánh quân địch hợp lại diễn ra ở

A. Hợp Phố. B. Luy Lâu. C. Mê Linh. D. Lãng Bạc.

5. Hai Bà Trưng hi sinh oanh liệt trên đất Cẩm Khê vào

A. tháng 3 năm 41 (ngày 6 tháng Hai âm lịch).

B. tháng 3 năm 42 (ngày 6 tháng Hai âm lịch),

C. tháng 3 năm 43 (ngày 6 tháng Hai âm lịch).

D. tháng 3 năm 44 (ngày 6 tháng Hai

Trả lời

1. C 2. C 3. B 4. D 5. C
Bài tập 3 trang 54 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6
Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại độc lập cho đất nước?

Trả lời

Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho những người có công, thành lập chính quyền tự chủ.

Các Lạc tướng được giữ quyền cai quản các huyện. Trưng Vương xá thuế hai năm liền cho dân. Luật pháp hà khắc cùng các thứ lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ bị bãi bỏ.

Được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, vua Hán nổi giận, hạ lệnh cho các quận miền Nam Trung Quốc khẩn trương chuẩn bị xe, thuyền, làm thêm đường sá, tích trữ lương thực để sang đàn áp nghĩa quân.

Bài tập 4 trang 54 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6
Trình bày nét chính về diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán dưới sự lãnh đạo cửa Hai Bà Trưng.

Trả lời

Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán :

  • Về phía quân xâm lược Hán: thời gian - tướng chỉ huy - lực lượng - tấn công Hợp Phố - chia hai đạo thuỷ bộ tấn công vào đất Giao Chỉ - hợp quân ở vùng Lãng Bạc...
  • Về phía quân ta: chiến đấu anh dũng ở Hợp Phố - Hai Bà Trưng kéo quân về Lãng Bạc, cuộc chiến ác liệt - quân ta lùi về cổ Loa. Mê Linh - quân ta lùi về Cẩm Khê - tháng 3 - 43 Hai Bà hi sinh anh dũng - cuộc kháng chiến tiếp tục đến tháng 11 - 43 thì chấm dứt...
Bài tập 5 trang 55 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6
Hãy cho biết ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Giải thích vì sao ở nhiều địa phương trong cả nước có đền thờ Hai Bà Trưng và nhiều trường học, đường phố, quận,... mang tên Hai Bà Trưng.

Trả lời

  • Ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: thể hiện ý chí quật cường, bất khuất của dân tộc ta.
  • Giải thích: Thể hiện lòng kính trọng và biết ơn Hai Bà Trưng và ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc ta.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
TRẮC NGHIỆM BÀI 18: TRƯNG VƯƠNG VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC.

Câu 1: Sau khi lên ngôi, Trưng Vương đóng đô ở đâu?

a> Đóng đô ở Cổ Loa ( Hà Nội).
b> Đóng đô ở Mê Linh ( Ba Vì – Tam Đảo).
c> Đóng đô ở Bạch Hạc ( Phú Thọ).
d> Đóng đô ở Cẩm Khê ( Ba Vì – Hà Tây).

Câu 2: Nhà nước Trưng Vương xây dựng là Nhà nước độc lập vì sao?

a> Trưng Trắc được suy tôn làm vua.
b> Thành lập chính quyền tự chủ.
c> Lạc tướng người Việt cai quản các huyện.
d> Cả ba biểu hiện trên.

Câu 3: Trưng Vương đã làm gì sau khi giành lại độc lập cho đất nước?

a> Yêu cầu nhân dân cống nạp của ngon vật lạ.
b> Tiếp tục thu thuế để có tiền xây dựng đất nước.
c> Miễn thuế hai năm cho dân, bãi bỏ pháp luật hà khắc và lao dịch nặng nề của chính quyền Hán trước đây.
d> Tiếp tục sử dụng pháp luật nhà Hán để thống trị nhân dân.

Câu 4: Sau khi Hai Bà Trưng giành được thắng lợi, vua Hán không tiến hành đàn áp ngay cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng mà chỉ hạ lệnh cho các quận miền Nam Trung Quốc khẩn trương chuẩn bị xe, thuyền làm thêm đường xá, tích trữ lương thực để sang đàn áp nghĩa quân?

a> Vì lúc này nhà Hán phải lo đối phó với các cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc.
b> Vì lúc này nhà Hán thực hiện chính sách bành trướng lãnh thổ về phía Tây và phía Bắc.
c> Sau những tổn thất do cuộc khởi nghĩa năm 40 gây ra, nhà Hán muốn tranh thủ thời gian để chuẩn bị lực lượng.
d> Cả ba câu trên đều đúng.

Câu 5: Vào năm 42, ai đã được vua Hán lựa chọn để chỉ huy đạo quân tấn công chiếm lại nước ta?

a> Vua Hán đã tự chọn Tiêu Tư.
b> Vua Hán đã tự chọn Tô Định.
c> Vua Hán đã tự chọn Mã Viện.
d> Vua Hán đã tự chọn Trần Bá Tiên.

Câu 6: Mã Viện chỉ huy một lực lượng bao nhiêu quân tấn công nước ta vào tháng 4 năm 42?

a> Mười vạn quân, hai nghìn xe thuyền các loại.
b> Hai vạn quân, hai nghìn xe thuyền các loại.
c> Ba vạn quân, hai nghìn xe thuyền các loại.
d> Bốn vạn quân, hai nghìn xe thuyền các loại.

Câu 7: Vì sao Mã Viện được vua Hán chọn làm chỉ huy đạo quân xâm lược nước ta?

a> Mã Viện là tướng lão luyện.
b> Mã Viện là tướng nổi tiếng gian ác, lắm mưu nhiều kế.
c> Mã viện là tướng đã từng chinh chiến ở phương Nam.
d> Cả ba lí do trên.

Câu 8: Vào thời gian nào, Mã Viện đưa quân tấn công vào nước ta? Đầu tiên chúng tấn công ở đâu?

a> Tháng 4 năm 42, quân Hán tấn công Hợp Phố.
b> Tháng 4 năm 42, quân Hán tấn công Giao Chỉ.
c> Tháng 4 năm 42, quân Hán tấn công Quỷ Môn Quan.
d> Tháng 4 năm 42, quân Hán tấn công Lục Đầu.

Câu 9: Hai Bà Trưng kéo quân đến vùng nào để nghênh chiến với quân nhà Hán?

a> Hai Bà Trưng kéo quân đến Hợp Phố để nghênh chiến.
b> Hai Bà Trưng kéo quân đến Lục Đầu để nghênh chiến.
c> Hai Bà Trưng kéo quân đến Lãng Bạc để nghênh chiến.
d> Hai Bà Trưng kéo quân đến Quỷ Môn Quan để nghênh chiến.

Câu 10: “ Dưới vùng nước lụt, trên mây mù, khí độc bốc lên ngùn ngụt, ngẩng lên thấy chim diều hâu đang bay đã bị sà rớt xuống nước chết”. Đó là tâm trạng của Mã Viện sau này khi nhớ lại vùng đất nào?

a> Nhớ lại vùng Hợp Phố.
b> Nhớ lại vùng Lãng Bạc.
c> Nhớ lại vùng Lục Đầu.
d> Nhớ lại vùng Quỷ Môn Quan.

Câu 11: Khi Mã Viện truy đuổi ráo riết, Hai Bà Trưng phải rút quân về đâu?

a> Hai Bà Trưng rút quân về Cổ Loa.
b> Hai Bà Trưng rút quân về Mê Linh.
c> Hai Bà Trưng rút quân về Cẩm Khê.
d> Hai Bà Trưng rút quân về Lãng Bạc.

Câu 12: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng chống quân xâm lược nhà Hán bị thất bại vào năm nào?

a> Năm 42.
b> Năm 43.
c> Năm 44.
d> Năm 45.

Câu 13: Chi tiết nào dưới đây nói về tinh thần chiến đấu cũng cảm bất khuất của nghĩa quân Hai Bà Trưng?

a> Giao chiến quyết liệt ở Lãng Bạc.
b> Ra sức cản địch, giữ vững xóm làng, từng tấc đất.
c> Hy sinh oanh liệt trên đất Cẩm Khê.
d> Cả ba chi tiết trên đúng.

Câu 14: Hằng năm, chúng ta kỷ niệm Hai Bà Trưng vào ngày. Tháng nào?

a> Ngày 10 tháng 3 âm lịch.
b> Ngày 10 tháng 3 Dương lịch.
c> Ngày kỷ niệm 8 tháng 3 Âm lịch.
d> Vào dịp kỷ niệm ngày 8 tháng 3 Dương lịch.

Câu 15: Tại sao sau này khi nhớ lại cuộc giao chiến quyết liệt với quân ta ở Lãng Bạc, Mã Viện vẫn không hết kinh hoàng?

a> Vì thời tiết ở đây quá khắc nghiệt.
b> Vì lúc đó Mã Viện quá sợ hãi, mệt mỏi, suýt bỏ mạng.
c> Xuất phát tự nỗi sợ hãi trước tinh thần chiến đấu dũng cảm bất khuất của nhân dân ta, một tướng đã bỏ mạng.
d> Vì lúc đó Mã Viện tưởng không thoát được trước khí thế của quân quân Hai Bà Trưng.

Câu 16: Vì sao Hai Bà Trưng phải tự vẫn?

a> Kẻ thù truy đuổi ráo riết, Hai Bà Trưng tự vẫn để giữ trọn khí tiết của mình.
b> Kẻ thù truy đuổi, không còn con đường nào thoát.
Khi rút về Cẩm Khê, Hai Bà Trưng bị kẻ thù bao vây.
Cả ba câu trên đúng.

Câu 17: Khắp nơi nhân dân ta lập đền thở Hai Bà Trưng và các vị tướng đã nói lên điều gì?

a> Nhân dân ta thương tiếc những người đã hy sinh vì độc lập tự do của đất nước.
b> Nhân dân ta biết ơn những người đã hy sinh vì độc lập tự do của đất nước.
c> Nhân dân ta đã đau buồn trước sự mất mát, hy sinh của Hai Bà Trưng và các vị tướng.
d> Khẳng định tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân ta.

Câu 18: Điền vào chỗ trống những từ thích hợp:

Quân ta lùi về giữ Cổ Loa và Mê Linh, Mã Viện truy đuổi ráo riết, quân ta phải rút về….(a)……Tại đây, quân ta ra sức cản địch, giữ từng xóm làng, tấc đất. Cuối cùng, tháng….(b)…..năm……(c)……. ( ngày 6 tháng Hai âm lịch), Hai Bà Trưng đã hy sinh oanh liệt trên đất…..(d)…….

KÍCH VÀO ĐÂY ĐỂ XEM ĐÁP ÁN

Đáp án: câu 1b, câu 2d, câu 3c, câu 4d, câu 5c, câu 6b, câu 7d, câu 8a, câu 9c, câu 10b, câu 11c, câu 12b, câu 13d, câu 14d, câu 15c, câu 16a, câu 17c, câu 18 (a)Cấm Khê, (b) tháng 3, (c) năm 43, (d) Cấm Khê
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bài tập

Câu 1: Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập ?
Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho những người có công, thành lập chính quyền tự chủ.

Các Lạc tướng được giữ quyền cai quản các huyện. Trưng Vương xá thuế hai năm liền cho dân. Luật pháp hà khắc cùng các thứ lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ bị bãi bỏ.

Được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, vua Hán nổi giận, hạ lệnh cho các quận miền Nam Trung Quốc khẩn trương chuẩn bị xe, thuyền, làm thêm đường sá, tích trữ lương thực để sang đàn áp nghĩa quân.

Câu 2: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42 – 43) đã diễn ra như thế nào ?
Mã Viện là một viên tướng đã từng chinh chiến ở phương Nam, được vua Hán phong làm Phục ba tướng quân, chỉ huy đạo quân xâm lược gồm hai vạn quân tinh nhuệ), hai nghìn xe, thuyền các loại và nhiều dân phu. Tháng 4 năm 42, quân Hán tấn công Hợp Phố. Quân ta ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả rồi rút lui.
Mã Viện chiếm được Hợp Phô, liền chia quân thanh hai đạo thuỷ, bộ tiên vào Giao Chỉ. Đạo quân bộ men theo bờ biển, đẵn cây mở đường mà đi, chúng lẻn qua Quy Môn Quan (Tiên Yên – Quảng Ninh), xuống vùng Lục Đầu. Đạo quân thuỷ từ Hợp Phố vượt biển vào sông Bạch Đằng, rồi ngược lên vùng Lục Đầu. Tại đây, hai cánh quân thuỷ, bộ hợp lại ở Lãng Bạc.

Câu 3: Vì sao Mã Viện lại được chọn làm chỉ huy đạo quân xâm lược ?

Mã Viện được chọn làm chỉ huy đạo quân xâm lược vì : là viên tướng lão luyện, nổi tiếng gian ác, lại lắm mưu nhiều kế, quen chinh chiến ở phương Nam…

Câu 4: Trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán ?

Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán :

– Về phía quân xâm lược Hán : thời gian – tướng chỉ huy – lực lượng – tấn công Hợp Phố – chia hai đạo thủy, bộ tấn công vào đất Giao Chỉ – hợp quân ở vùng Lãng Bạc…
– Về phía quân ta : chiến đấu anh dũng ở Hợp Phố – Hai Bà Trưng kéo quân về Lãng Bạc, cuộc chiến ác liệt – quân ta lùi về cổ Loa. Mê Linh – quân ta lùi về Cấm Khê – tháng 3/ 43 Hai Bà hi sinh anh dũng – cuộc kháng chiến tiếp tục đến tháng 11/43 thì chấm dứt…
Câu 5: Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi đã nói lên điều gì ?
Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ờ khắp nơi:
– Thể hiện ý chí độc lập và tinh thần chiến đấu bất khuất của dân tộc…
– Thể hiện lòng biết ơn và đề cao tinh thần yêu nước, hi sinh bất khuất vì độc lập dân tộc của Hai Bà Trưng.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Chuyện kể về Hai Bà Trưng

Đất Mê Linh là đất bản bộ của các vua Hùng, kéo dài trên hai bờ sông Hồng từ phía trên của đỉnh tam giác châu Việt Trì (Phú Thọ) cho đến gần Hà Nội và trải rộng từ vùng núi Ba Vì (Hà Tây) sang vùng núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc), tương đương với phần lớn các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hà Tây hiện nay.

Sách Đại việt sử ký toàn thư chép: Trưng Trắc “nguyên là họ Lạc, con gái của Lạc tướng huyện Chu Diên (vùng lưu vực sông Đáy và mở sang cả sông Hồng bao gồm khu vực Hà tây, Hà Nội, Hà Nam hiện nay).

Hai Bà Trưng, Trưng Trắc và Trưng Nhị, hai chị em sinh đôi là con gái Lạc tướng Mê Linh, đất bản bộ cũ của vua Hùng. Chồng Bà Trưng Trắc là Thi Sách, con trai lạc tướng Chu Diên. Lãnh thổ Mê Linh và Chu Diên liền cõi, hai gia đình lạc tướng là thông gia, khiến thanh thế của họ càng thêm mạnh, uy danh càng thêm lớn.

Những năm đầu công nguyên, Cổ Loa với vị thế là một kinh đô cổ của đất nước đã sớm trở thành một trung tâm của các cuộc nổi dậy, đấu tranh giành độc lập của nhân dân, trong đố tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.

Chính sách cai trị hà khắc, tàn bạo của nhà Đông Hán càng thôi thúc vợ chồng Trưng Trắc-Thi Sách hiệp mưu tính kế nổi dậy chống nhà Hán. Theo truyền thuyết và sử cũ, Thái Thú Tô Định đã giết chết Thi Sách trước khi cuộc khởi nghĩa nổ ra. Hành vi bạo ngược của Tô Định càng làm cho Bà Trưng Trắc cùng em gái là Trưng Nhị thêm quyết tâm tiến hành cuộc khởi nghĩa đánh đổ chính quyền đô hộ, rửa nợ nước, trả thù nhà, dựng lại cơ nghiệp xưa cho các Vua Hùng

Cửa sông Hát (Hát Môn, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây) là nơi khởi phát công cuộc tụ nghĩa và khởi nghĩa. Thời điểm nổ ra cuộc khởi nghĩa là niên hiệu Kiến Vũ thứ 16 tức năm 40 SCN.

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng lập tức được sự hưởng ứng của các lạc tướng và nhân dân quận Giao Chỉ rồi toàn miền Nam Việt và Âu Lạc cũ. Xuất phát từ Hát Môn, Hai Bà đánh phá đô uý trị của giặc ở Hạ Lôi (Mê Linh) sau đó kéo quân từ Mê Linh xuống Tây Vu đánh chiếm Cổ Loa, từ Cổ Loa, quân của Hai Bà vượt sông Hoàng, sông Đuống đánh chiếm Luy Lâu (nay ở Lũng Khê, Thuận Thành, Bắc Ninh) là châu trị và quận trị của bọn đô hộ nhà Hán

Hoảng sợ trước khí thế ngút trời của nhân dân Âu Lạc, bọn địch không dám chống cự bỏ chạy tháo thân về nước. Thái thú Tô Định cũng lẻn trốn về nước. Chỉ trong vòng hai tháng, nghĩa quân Hai Bà Trưng giải phóng toàn bộ đất nước (65 quận, huyện, thành), giành chủ quyền về tay dân tộc.

Mùa hè năm Canh tý (40) Bà Trưng Trắc được tướng sĩ tôn lên làm vua, hiệu là Trưng Nữ Vương, đóng đô ở quê nhà là lỵ sở huyện Mê Linh cũ. Bà Trưng Nhị được phong là Bình khôi Công chúa. Các tướng sĩ khác đều được phong thưởng chức tước, tiền bạc, ruộng đất. Dân cả nước được xá thuế hai năm liền.

Mùa hè năm 42 (niên hiệu Kiến Vũ thứ 17), nhà Đông Hán phong Mã Viện làm phục Ba tướng quân, thống lĩnh quân sĩ sang đánh nước ta. Mùa hè năm 43 (niên hiệu Kiến Vũ thứ 18), quân Mã Viện tiến qua Long Biên, Tây Vu đến Lãng Bạc ở phía đông Cổ Loa. Hai Bà Trưng đã tiến quân từ Mê Linh qua Cổ Loa xuống Lãng Bạc đánh quân xâm ược. Mã Viện là viên tướng có dày dặn kinh nghiệm trận mạc, có số quân đông, thiện chiến, có các lực lượng thủy bộ phối hợp, lại rất thành thạo lối đánh tập trung theo kiểu trận địa chiến. Nhưng vì tương quan lực lượng quá chênh lệch và sau một thời gian hồi sức trở lại, Mã Viện đã dần dần giành thế chủ động. Trong khi đó Hai Bà Trưng lực lượng vừa tập hợp, còn quá non trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, không có khả năng cầm cự lâu dài với quân xâm lược Đông Hán ở Lãng Bạc. Quân của Trưng Vương càng ngày càng bộc lộ rõ thế yếu, bị thiệt hại nặng. Có đến hàng nghìn người bị bắt và hy sinh trêm chiến lũy. Nếu cứ tiếp tục duy trì lực lượng ở Lãng Bạc thì quân đội Trưng Vương sẽ không thể giữ nổi căn cứ này và có thể sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn.

Thấy không thể kéo dài thời gian cầm cự với Mã Viện được nữa. Trưng Trắc quyết định rút quân khỏi Lãng Bạc, lui về giữ thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). Thành Cổ Loa kiên cố, thủy bộ liên hoàn đã được Trưng Vương sử dụng, khai thác tất cả lợi thế của nó để hy vọng chặn đứng và tiêu diệt đoàn quân xâm lược đã giành được thế chủ động và đang ào ạt tiến về hướng kinh thành Mê Ling. Lúc này chiến trường trải rộng khắp vùng Từ Sơn, Tiên Du, Đông Anh và nhất là khu vực xung quanh Cổ Loa. Nhiều tướng lĩnh của Trưng Vương đã chiến đấu và hy sinh trong những ngày tháng này như Đồng Bảng ở Gia Lộc (Đại Hùng, Đông Anh) Thủy Hải, Đăng Giang ở Đại Vĩ (Hà Vĩ, Liên Hà, Đông Anh)…

Tòa thành Cổ Loa kiên cố cũng không giúp Trưng Trắc bảo toàn được lực lượng trước sức tấn công ào ạt của Mã Viện, bà phải đem quân về kinh thành Mê Linh ở Hạ Lôi (Mê Linh, Vĩnh Phúc). Nhưng quân Đông Hán rất mạnh, nên Hai Bà Trưng phải lui quân về giữ các thành ở Hạ Lôi, Cự Triền. Mã Viện đem quân thuỷ, bộ đuổi theo. Cuộc cầm cự diễn ra ác liệt cuối cùng Hai Bà bị thương nặng và gieo mình xuống dòng sông Hát tự trẫm chứ không chịu sa vào tay giặc. Các tướng của Hai Bà phần nhiều bị thương phải chạy về bản doanh của mình, có người đã hy sinh.

Cuộc khởi nghĩa bị thất bại. Sau ba năm, đất nước và nhân dân ta lại bị phong kiến phương Bắc đô hộ. Nhưng khởi nghĩa Hai Bà Trưng mở đầu cho truyền thống đấu tranh chống các thế lực phương Bắc đô hộ nước ta. Là tấm gương để các bậc anh hùng hào kiệt dân tộc kế tiếp nhau đứng lên đánh đuổi ngoại xâm giành độc lập chủ quyền dân tộc.

( SƯU TẦM )
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Trưng Trắc và câu chuyện nhường công giết hổ cho chồng

Lớn lên trong cảnh nước mất, nhân dân lầm than, Hai Bà Trưng sớm nuôi lòng diệt thù, phục quốc. Cái chết của Thi Sách là ngọn lửa thổi bùng quyết tâm chống Hán của hai bà.

Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Từ lâu, đoạn kể về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng trong Đại Nam Quốc sử diễn ca trở nên quen thuộc với người dân nước ta. Nó nhắc nhở thế hệ mai sau nhớ về chiến tích anh hùng của hai nữ anh hùng đầu tiên khởi binh chống chế độ Bắc thuộc.
Vợ chồng chung chí hướng
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Hai Bà Trưng là dòng dõi Lạc tướng ở Mê Linh. Cha mất sớm, hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị được mẹ là bà Man Thiện (cháu ngoại Hùng Vương) nuôi dạy cẩn thận, sớm hình thành tinh thần yêu nước và thượng võ.
Thời đó, nhà Hán đô hộ nước ta, cử Tô Định làm thái thú Giao Chỉ - bộ phận trung tâm của nước Âu Lạc cũ. Tô Định vốn nổi tiếng tham lam, tàn bạo, gây nên bao nỗi oán thán, uất hận trong nhân dân.

Hành trình về thời đại Hùng Vương dựng nước của Lê Văn Hảo ghi lại năm đó, Hai Bà Trưng 17, 18 tuổi. Một hôm, hai chị em đang luyện võ chợt nghe tiếng la hét ngoài trang. Trưng Nhị chạy ra xem thì biết Tô Định sai thuộc hạ Ngụy Húc bắt dân cống nạp ngà voi, sừng tê giác và lông chim quý. Vì mất mùa đói kém, dân không săn được để nộp. Hắn liền sai lính đánh đập dã man.

Trưng Nhị thấy vậy lòng đau xót, vội chạy về báo lại cho chị. Trưng Trắc bảo em: “Trong cảnh nước mất nhà tan, giặc Hán gây bao nỗi đau thương, tang tóc cho dân ta. Chị chỉ muốn đập tan ngay mọi nỗi bất bằng, diệt hết loài giặc Hán để cứu lấy muôn dân ra khỏi cảnh lầm than chứ không thể ngồi yên chốn phòng the được”.

Nghe chị nói, Trưng Nhị cũng bày tỏ ý chí cứu giống nòi, mang lại cuộc sống sung sướng cho người dân.

Nói xong, hai chị em cùng đến chỗ Ngụy Húc. Tên này thấy hai chị em xinh đẹp thì buông lời giễu cợt.

Trưng Nhị căm tức, rút mũi tiêu đeo bên mình lao về phía hắn. Ngụy Húc sợ tái xanh mặt, vội cầu xin tha mạng. Trưng Trắc can em, bắt Ngụy Húc về cảnh cáo Tô Định nếu còn gây tội ác sẽ bị trừng trị.

Tuy nhiên, Tô Định không những không bớt tàn bạo mà còn ra lệnh chém đầu Húc để hả cơn giận rồi sai Tích Lâm mang quân đến Phong Châu, bắt dân chúng nộp đủ lễ vật và bắt Hai Bà Trưng về Luy Lâu để trừng phạt.

Tích Lâm e sợ uy thế hai bà nhưng vẫn đánh đập, giết chết dân chúng để giương oai. Một số người liều mình chạy thoát, đến báo với chị em Trưng Trắc.

Nghe tin, hai bà bừng bừng lửa giận, nai nịt gọn gàng, cùng tùy tùng đến thẳng chỗ Tích Lâm, chém đầu gã, đền tội cho dân chúng.

Từ đó, Hai Bà Trưng được mọi người kính trọng, danh tiếng lan xa đến vùng Chu Diên.

Thi Sách, con trai lạc tướng Chu Diên, cũng là người quật cường và giàu lòng yêu nước. Nghe tiếng hai chị em, chàng tìm đến Mê Linh. Hai Bà Trưng vốn biết vài điều về Thi Sách nên đón tiếp niềm nở, mời chàng dự cuộc săn diệt hổ.

Khi đến gần sào huyệt thú dữ, Thi Sách xông vào đánh nhau với nó. Trong lúc con hổ mải vờn nhau với chàng, Trưng Trắc vận dụng tài bắn cung, nhanh tay bắn một mũi tên xuyên qua một mắt hổ.

Thấy nó khựng lại, Thi Sách lập tức bồi thêm hai mũi lao hiểm. Trưng Trắc chạy tới gần thú dữ trước tiên. Bà kín đáo rút mũi tên của mình, nhường chiến công lại cho chàng trai trẻ.

Tin Thi Sách giết được hổ dữ giúp uy tín chàng tăng cao, tiếng tăm càng thêm lừng lẫy. Cùng chung chí hướng chống Hán, chàng kết hôn với Trưng Vương. Cuộc hôn nhân này tập hợp thế lực hai miền đất nước, gia tăng sức mạnh chống ách đô hộ.

Giữa lúc hai nhà mưu toan nghiệp lớn, thái thú Tô Định lừa mời Thi Sách đến dự yến tiệc rồi giết ông.

Bài học về lòng yêu nước
Nợ nước thêm thù nhà khiến lòng căm thù của Trưng Trắc càng mãnh liệt. Bà cùng Trưng Nhị tiến hành chiêu binh. Tương truyền, bên bờ sông Hát, bà đã đọc lời thề quyết chiến:

Một xin rửa sạch nước thù

Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng

Ba kêu oan ức lòng chồng

Bốn xin vỏn vẹn sở công lênh này.

Sau một thời gian chuẩn bị, Hai Bà Trưng chính thức phát động khởi nghĩa chống nhà Đông Hán. Tuy cái chết Thi Sách là ngòi châm cho cuộc khởi nghĩa, Trưng Trắc luôn đặt nợ nước lên trên thù chồng.

Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại trước giờ khởi nghĩa, một người xin chủ tướng cử tang Thi Sách và mặc tang phục. Trưng Trắc nói: "Việc chiến trận phải quyền biến. Nếu ta tự làm tiều tụỵ thì nhuệ khí ắt tan theo. Ta sẽ mặc giáp phục đẹp đẽ uy nghi để dân trông thấy thì phấn khích, mà giặc trông thấy thì kinh hoàng”.

Quả vậy, khí thế của bà khiến người dân càng thêm tin tưởng. Họ nhanh chóng hưởng ứng cuộc khởi nghĩa. Khí thế quân Hai Bà Trưng khiến kẻ địch khiếp sợ. Các viên quan cầm đầu trở tay không kịp, không dám chống cự, bỏ chạy về nước.

Thái thú Tô Định hoảng hốt, cạo tóc, trà trộn vào loạn quân, vứt bỏ ấn tín mà tháo chạy thoát thân.

Hậu Hán thư (Trung Quốc) ghi lại: “Năm Kiến Vũ thứ 16 (40), người con gái ở Giao Chỉ là Trưng Trắc và em gái Trưng Nhị đánh phá quận. Trưng Trắc là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh, là vợ Thi Sách người Chu Diên, rất hùng dũng.

Thái thú Giao Chỉ là Tô Định dùng pháp luật trói buộc, Trưng Trắc phẫn nộ, vì thế mà làm phản. Do vậy, những người Man, người Lý ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Gồm chiếm được 65 thành tự lập làm vua. Thứ sử Giao Chỉ và các thái thú chỉ giữ được thân mình mà thôi”.

Trưng Trắc được suy tôn, xưng là Trưng Nữ Vương. Hai Bà Trưng cai trị lãnh thổ vùng Lĩnh Nam, tiếp tục chuẩn bị chống lại nhà Hán.

Bà Trưng lên ngôi chưa đầy hai năm thì tháng 4 năm 42, Hán Quang Vũ phong Mã Viện làm chỉ huy đoàn quân sang xâm lược nước ta.

Trên đường tiến đến Mê Linh, quân Hán vấp phải sự chống cự quyết liệt từ quân của các nữ tướng nổi danh dưới trướng Hai Bà Trưng như Thánh Thiên, Bát Nàn, Lê Chân.

Sau khi giao chiến với quân do Trưng Vương chỉ huy, Mã Viện hao tổn rất nhiều quân, buộc phải xin thêm chi viện.

Quân Hai Bà Trưng chiến đấu dũng cảm nhưng do chênh lệch lực lượng quá lớn nên dần thất thế, phải rút lui về giữ thành Mê Linh.

Sau nhiều trận đánh quyết liệt, quân hai bà giữ thành đến tháng 5 năm 43 thì thất thủ. Trưng Vương cùng Trưng Nhị về Hát Môn rồi tuẫn tiết giữa dòng sông Hát (về cái chết của hai bà, sử sách không ghi chép thống nhất, có tài liệu ghi Hà Bà Trưng bị tướng giặc sát hại).

Dù chị em Trưng Vương không còn, ở nhiều nơi, nghĩa quân và nhân dân vẫn tiếp tục chống giặc. Phải đến tháng 11 năm 43, sau gần 20 tháng chiến đấu, cuộc kháng chiến chống giặc Hán của dân ta mới tạm chấm dứt. Nước ta lại rơi vào ách đô hộ.

Theo Hành trình về thời đại Hùng Vương dựng nước, dù không giành được thắng lợi cuối cùng, Hai Bà Trưng là ngọn cờ giải phóng dân tộc đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, những nữ anh hùng dân tộc đầu tiên làm rạng rỡ giống nòi Rồng Tiên.

Trong Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sỹ Liên tổng kết cuộc đời, chiến công hai bà như sau: “Họ Trưng giận thái thú nhà Hán bạo ngược, liền vung tay hô một tiếng mà khiến cho quốc thống của nước nhà có cơ hồ được khôi phục, khí khái anh hùng đâu phải chỉ khi sống thì dựng nước xưng vương, mà còn cả ở khi chết còn có thể ngăn chặn tai họa. Phàm gặp những tai ương hạn lụt, cầu đảo không việc gì là không linh ứng. Cả đến Trưng Nhị cũng vậy".

Sử gia nổi tiếng cũng viết: "Ấy là vì đàn bà mà có đức hạnh của kẻ sĩ, cho nên, khí hùng dũng ở trong khoảng trời đất chẳng vì thân đã chết mà kém đi. Bọn đại trượng phu há chẳng nên nuôi lấy khí phách cương trực và chính đại đó hay sao?”.

( SƯU TẦM )
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Em hãy cho biết sau khi giành được độc lập. Hai Bà Trưng đã làm gì?
Trả lời:


- Trưng Trắc lên ngôi vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho những người có công, thành lập chính quyền tự chủ.

- Xã thuế hai năm liền cho dân, bãi bỏ luật pháp hà khắc cùng các thứ lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ.

2. Những việc làm của Hai Bà Trưng có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:


Những việc làm của Hai Bà Trưng sau khi giành độc lập có ý nghĩa khẳng định chủ quyền dân tộc, góp phần nâng cao ý chí đấu tranh bảo vệ dân tộc của nhân dân ta.

3. Được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, vua Hán có thái độ như thế nào?
Trả lời:


Được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, vua Hán nổi giận, hạ lệnh cho các quận miền Nam Trung Quốc khẩn trương chuẩn bị xe, thuyền, làm thêm đường sá, tích trữ lương thực để sang đàn áp nghĩa quân

4. Vì sao vua Hán không tiến hành đàn áp ngay cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng mà chỉ hạ lệnh cho các quận Miền Nam Trung Quốc khẩn trương chuẩn bị?
Trả lời:


Vì lúc này ở Trung Quốc, nhà Hán phải lo đối phó với cuộc đấu tranh của nông dân và thực hiện cuộc bành trướng lãnh thổ về phía Tây và phía Bắc. Sau những tổn thất cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40, nhà Hán muốn tranh thủ thêm thời gian để chuẩn bị lực lượng.

5. Năm 42, ai được vua Hán lựa chọn để chỉ huy đạo quân tấn công chiếm lại nước ta?
Trả lời:


Năm 42, Mã Việt được vua Hán chọn làm chỉ huy đạo quân xâm lược nước ta

6. Vì sao Mã Viện lại được chọn làm chỉ huy đạo quân xâm lược?
Trả lời:


Mã viện được chọn làm chỉ huy đạo quân xâm lược vì Mã Viện là viên tướng lão luyện, nổi tiếng gian ác, lại lắm mưu nhiều kế, quen chinh chiến ở phương Nam nên có nhiều kinh nghiệm

7. Nhà Hán đã sử dụng lực lượng như thế nào để tấn công nước ta ? Em có nhận xét gì về lực lượng lần này so với các lần trước?
Trả lời:


- Nhà Hán đã sử dụng một lực lượng gồm hai vạn quân tinh nhuệ, hai nghìn xe thuyền các loại và nhiều dân phu tấn công nước ta.

- Nhà Hán đã chuẩn bị chu đáo, đầy đủ về mọi mặt: Vũ khí, lực lượng quân xâm lược rất đông, tướng chỉ huy giỏi, nổi tiếng gian ác, lại lắm mưu nhiều kế, quen chinh chiến ở phương Nam nên có nhiều kinh nghiệm. Đây là một thách thức rất lớn đối với quân và dân ta

8. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42-43) đã diễn ra như thế nào?
Trả lời:


- Tháng 4 năm 42, vua Hán sai tướng Mã Viện chỉ huy 2 vạn quân tinh nhuệ gồm 200 xe, thuyền cùng nhiều phu chiến chia thành hai đạo quân tiến vào nước ta.

- Được tin cấp báo, Hai Bà Trưng cùng tướng lĩnh kéo quân đến vùng Lãng Bạc đón đánh địch. Tại đây, cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt.

- Quân ta chiến đấu dũng cảm nhưng không chống nổi quân của Mã Viện. Trưng Vương quyết định lui về Cẩm Khê (Ba Vì - Hà Tây) ra sức cản địch. Sau một năm cầm cự, quân ta yếu thế, tan vỡ dần. Hai Bà Trưng hy sinh anh dũng trên đất Cẩm Khê. Cuộc kháng chiến chấm dứt.

9. Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán do Hai Bà Trưng lãnh đạo?
Trả lời:


Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán do Hai Bà Trưng lãnh đạo đã:

- Thể hiện ý chí quật cường, bất khuất của dân tộc

- Nêu cao tinh thần đấu tranh anh dũng, lòng yêu nước quyết tâm giành độc lập của nhân dân ta.

10. Miêu tả vài nét về đền thờ Hai Bà Trưng ở huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc)?
Trả lời:


- Ảnh trong SGK chụp đền thờ Hai Bà Trưng tại làng Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc. Ban đầu được dựng bằng tre lá. Đến thời nhà Đinh (968-979), đền được xây lại bằng gạch. Băn 1889, đền được trùng tu lớn và đổi hướng như ngày nay.

- Đền được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc, xung quanh là tường gạch. Khu sân gạch rộng 900 mét vuông. Cửa đền nhìn ra hướng tây là tam quan.

- Những cột gạch trát vữa, soi chỉ, các đầu hồi bít đốc, các mái cong cổ truyền và phần gỗ trong đền hợp thành một thể thống nhất đầy sức sáng tạo.

- Trong đền còn lưu giữ được nhiều cổ vật quý. Trong đó đặc biệt là 30 đạo sắc phong của các triều đại phong kiến Việt Nam. Sắc sớm nhất từ thời Lê Cảnh Hưng (1787-1788) đến thời Khải Định (1916-1925). Các sắc phong cho Hai Bà cũng chỉ cho nhân dân Hạ Lôi nói riêng, toàn dân ta nói chung phải chăm sóc, giữ gìn đền thờ Hai Bà Trưng.

11. Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi nói lên điều gì?
Trả lời:


Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi là thể hiện lòng thành kính và nhớ ơn của người dân đối với những người có công với nước, đó chính là đạo lí "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam

12. Hàng năm chúng ta kỉ niệm Hai Bà Trưng vào ngày nào?
Trả lời:


Hàng năm chúng ta kỉ niệm Hai Bà Trưng vào ngày 6 và ngày 8 tháng hai âm lịch và dịp kỉ niệm ngày 8 tháng 3.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top