Chia Sẻ Trung Quốc thời phong kiến Sử 10 - vnkienthuc.com

Trang Dimple

New member
Xu
38

Trên cơ sở thuộc mô hình các quốc gia cổ đại phương Đông, Trung Quốc vào những thế kỷ cuối công nguyên do sự phát triển của sản xuất, xã hội phân hóa giai cấp nên chế độ phong kiến ở đây đã hình thành sớm. Nhà Tần đã khởi đầu xây dựng chính quyền phong kiến, hoàng đế có quyền tuyệt đối. Kinh tế phong kiến Trung Quốc chủ yếu là nông nghiệp phát triển thăng trầm theo sự hưng thịnh của chính trị. Cuối thời Minh - Thanh đã xuất hiện mầm mống quan hệ sản xuất TBCN nhưng nó không phát triển được. Trên cơ sở những điều kiện kinh tế xã hội mới, kế thừa truyền thống của nền văn hóa cổ đại, nhân dân Trung Quốc đã đạt nhiều thành tựu văn hóa rực rỡ.

Để hiểu được quá trình hình thành phong kiến ra sao? Phát triển qua các triều đại như thế nào? Sự hưng thịnh về kinh tế gắn với chính trị như thế nào? Tại sao có các cuộc khởi nghĩa nông dân vào cuối các thời đại? Những thành tựu văn hóa rực rỡ của Trung Quốc là gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm bắt được những vấn đề trên.


Lịch sử lớp 10 bài 5: Trung Quốc thời phong kiến


trung_quoc_thoi_phong_kien_500_01.jpg






tan_210bc.jpg



Đế chế Tần năm 210 TCN.


1. Trung Quốc thời Tần-Hán:

Thời cổ đại, trên lưu vựcsông Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều quốc gia nhỏ của người Trung Quốc thường gây chiến tranh và thôn tính lẫn nhau


* Thời Tần : 221 TCN -206 TCN :


-Đầu thế kỷ IV TCN , Tần lần lượt tiêu diệt các đối thủ , năm 221 TCN Tần thống nhất Trung Quốc .


-Vua Tần xưng là Tần Thủy Hoàng có quyền hành tuyệt đối , bắt tay vào việc xây dựng chính quyền :


-Chia đất nước thành quận huyện , cử quan Thái thú ( ở quận ) và Huyện lệnh (ở huyện).


Thừa tướng đứng đầu quan văn , Thái úy đứng đầu quan võ .


-Có lực lượng quân sự lớn mạnh để duy trì trật tự xã hội , trấn áp các cuộc nổi dậy , tiến hành chiến tranh xâm lược .


-Nhà Tần tồn tại 15 năm , Lưu Bang lên ngôi lập ra nhà Hán

* Nhà Hán : 206 TCN -220:

-Tiếp tục củng cố bộ máy cai trị , mở rộng hình thức tiến cử .

-Nhà Tần và nhà Hán chiếm vùng thượng lưu sông Hoàng , thôn tính Trường Giang , chiếm phía đông Thiên Sơn , xâm lược Triều Tiên và đất đai của người Việt cổ .


bo_may_nha_nuoc_tan_-han_500.png



Tổ chức Bộ máy nhà nước Tần – Hán


nha_han_500.jpg


Nhà Hán năm 2 CN



dat_set.jpg



Kho Binh Mã bằng đất nung


duong_500.jpg

Bản đồ Trung Quốc thời Nhà Đường

2. Sự phát triển chế độ phong kiến thời Đường :

Sau mấy thế kỷ rối ren , Lý Uyên dẹp tan được phe đối lập , đàn áp khởi nghĩa, lên ngôi hoàng đế lập ra nhà Đường (618- 907) .

Chế độ phong kiến thời Đường đạt đến đỉnh cao :

*Kinh tế phát triển toàn diện :


+ Thực hiện chế độ quân điền , nông dân thực hiện chế độ nghĩa vụ cho nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu .


+ Thủ công nghiệp phát triển , các xưởng thủ công gọi là tác phường như luyện sắt, đóng thuyền….


+ Thương nghiệp thịnh đạt , con đường tơ lụa trên đất liền và trên biển được thiết lập , mở rộng .


con_duong_to_lua_500.jpg



Con đường tơ lụa

* Chính trị : bộ máy cai trị phong kiến hoàn chỉnh : cử người thân tín cai quản địa phương ; cử người trong họ hay công thần giữ chức Tiết độ sứ , trấn ải biên cương ; mở khoa thi chọn người ra làm quan .


* Tiếp tục chính sách xâm lược : chiếm Nội Mông , Tây vực , xâm lược Triều Tiên , củng cố chế độ đô hộ ở An Nam . ép Tây Tạng phải thần phục ,


Nhà Đường trở thành một đế quốc phong kiến phát triển nhất .
* Đến cuối thời Đường , mâu thuẫn xã hội gay gắt , năm 874, khởi nghĩa Hoàng Sào nổ ra , nhà Đường bị lật đổ , Trung Quốc lại hỗn loạn , nhưng Triệu Khuông Dẫn tiêu diệt các thế lực phong kiến khác lập ra nhà Tống năm 960.Đến cuối thế kỷ XIII cả hai nước Kim và Nam Tống bị Mông Cổ tiêu diệt .


3. Trung Quốc Thời Minh ,Thanh :

-Đầu thế kỷ XIII , trên thảo nguyên Mông Cổ ,một nhà nước phong kiến chuyên chế quân sự do Thành Cát Tư Hãn làm vua .

-Năm 1271 Khu bi Lai (Hốt Tất Liệt ) diệt nhà Tống , lên ngôi Hoàng đế , lập triều Nguyên (1271-1368): thực hiện chính sách áp bức, chia rẽ các dân tộc , nhân dân Trung Quốc đứng lên lật đổ nhà Nguyên.
-Năm 1368 Chu Nguyên Chương lên ngôi Hoàng đế ở Nam Kinh lập ra nhà Minh (1368-1644):


+Khôi phục và phát triển kinh tế , mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện ( có những công trường thủ công lớn ở Giang Tây –đồ gốm Cảnh Đức ; xưởng dệt ; nhà buôn lớn ; thành thị nhiều như Bắc Kinh, Nam kinh .

+Năm 1380 bỏ chức Thừa tướng , Thái úy thay vào đó là các Thượng Thư phụ trách các bộ ( 6 bộ : Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), hoàn chỉnh bộ máy quan lại.

+ Hoàng đế tập trung mọi quyền hành, trực tiếp nắm quân đội .
+ Cuối thời Minh mâu thuẫn xã hội gay gắt. Nông dân khởi nghĩa ( Lý Tự Thành làm cho triều Minh sụp đổ .


* Giũa lúc đó một bộ tộc ở phương Bắc Trung Quốc là Mãn Thanh kéo vào đánh bại Lý Tự Thành lập ra nhà Thanh (1644-1911).

+ Nhà Thanh thi hành chính sách áp bức dân tộc , người Trung Quốc phải theo phong tục của người Mãn .
+ Do chính sách áp bức bóc lột của nhà Thanh nông dân lại khởi nghĩa , lợi dung nhà Thanh suy yếu , bọn tư bản phương Tây dòm ngó , xâm lược Trung Quốc .



thanh_500.png


Bản đồ Trung Quốc thời nhà Thanh


4.Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến : đạt nhiều thành tựu rực rỡ :

+ Tư tưởng Nho giáo giữ vai trò quan trọng, là công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nươc phong kiến tập quyền .

+ Phật giáo thịnh hành nhất vào thời Đường , Bắc Tống cho xây nhiều chùa , tạc tượng in kinh …

+ Bộ Sử ký của Tư Mã Thiên rất nổi tiếng , thời Đường có cơ quan chép sử là Sử quán ..
+ Thơ Đường đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật Lý Bạch, Đỗ Phủ ,Bạch Cư Dị .


+ Tiểu thuyết phát triển dưới thời Minh ,Thanh, nhiều tác phẩm nổi tiếng như :


- Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung.


- Thủy Hử của Thị Nại Am.


- Tây Du Ký của Ngô Thừa An.


- Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần .


+ Toán học: Cửu chương toán thuật (Hán ) tính diện tích và khối lượng khác nhau .


+ Thiên văn học: Nông lịch phục vụ cho sản xuất; địa động nghi để đo động đất .


+ Y dược đạt nhiều thành tựu quan trọng: thày thuốc Hoa Đà (Hán) dùng phẫu thuật để chữa bệnh ; sách thuốc Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân .


+ Kỹ thuật : giấy, kỹ thuật in , la bàn , thuốc súng .


+ Kiến trúc đặc sắc : Vạn lý trường thành , Tử cấm Thành ,Tượng phật bằng ngọc thạch … còn được lưu giữ đến ngày nay .


gugong.gif



Cố Cung - Tử Cấm Thành Bắc Kinh (Cung điện nhà Minh và nhà Thanh).
 
Sửa lần cuối:
Vài nét về Con đường tơ lụa :

Theo những tài liệu còn lưu lại, Trương Khiên, người Trung Quốc là người đầu tiên đặt những viên gạch xây nên nền móng của con đường thương mại này. Vào thời nhà Hán (206 TCN-220), ông phải mang những văn kiện ngoại giao từ Trung Quốc đi về phía Tây. Chính chuyến Tây du này đã hình thành nên một con đường thương mại phồn thịnh bậc nhất thời bấy giờ.

Hình thành từ thế kỷ 2 TCN nhưng lúc đầu Con đường tơ lụa này được thành lập với ý định quân sự nhiều hơn mục tiêu thương mại. Muốn tìm được những đồng minh nhằm khống chế bộ lạc Hung Nô, năm 138 TCN, vua Hán Vũ Đế đã cử Trương Khiên đi về phía Tây với chiếu chỉ ngoại giao trong tay, nhưng không may Trương Khiên đã bị chính bộ lạc Hung Nô bắt và giam giữ. Sau 10 năm bị bắt giữ, Trương Khiên trốn khỏi trại và vẫn tiếp tục nhiệm vụ, ông hành trình về Trung Á, Tây Vực.

Tiếp kiến biết bao vị thủ lĩnh ở khu vực này nhưng chẳng ai chịu giúp nhà Hán cả. Năm 126 TCN, Trương Khiên trở về nước. Tuy thất bại nhưng với những kiến thức và thông tin thu được, ông đã viết cuốn sách Triều dã kim tài trong đó đề cập đến những vùng đất ông đã đặt chân tới, vị trí địa lý, phong tục tập quán, sản vật, hàng hóa và đặc biệt là tiềm năng giao thương. Triều dã kim tàiđã kích thích mạnh các thương gia Trung Hoa. Sau đó Con đường tơ lụa dần được hình thành, người Trung Hoa mang vải lụa, gấm vóc, sa, nhiễu... đến Ba Tư và La Mã đồng thời những doanh nhân các vùng khác cũng tìm đường đến với Trung Hoa.

Thời kỳ đầu, những bậc đế vương và những nhà quý tộc của La Mã thích lụa Trung Hoa đến mức họ cho cân lụa lên và đổi chỗ lụa đó bằng vàng với cân nặng tương đương. Chuyện cũng nói rằng Nữ hoàng Ai Cập Cleopatre lúc đó chỉ diện váy lụa Trung Quốc mà thôi. Chính trị thời đó cũng có ảnh hưởng lớn đến Con đường tơ lụa. Khi nhà Hán suy vong vào thế kỷ thứ 3, Con đường tơ lụa cũng bị đình lại. Chỉ khi nhà Tống hưng thịnh, Con đường tơ lụa mới phát triển trở lại. Cũng vào thời Tống, do thấy được giá trị của con đường giao thương Đông - Tây này, các vị hoàng đế đã ban hành hàng loạt những chiếu chỉ nhằm khuyến khích thương mại và cũng từ đó, những nhà truyền giáo đã bắt đầu tìm đến với phương Đông. Con đường tơ lụa dưới triều Tống đã trở thành một điểm nhấn rõ nét trong lịch sử thương mại thế giới.

Đến thế kỷ 10, nhà Tống bị lật đổ, Con đường tơ lụa cũng bị suy thoái dần. Tuy nhiên với sự hùng mạnh của đế quốc Nguyên Mông, công việc buôn bán sau đó lại thịnh vượng. Dưới triều Nguyên, một người Ý nổi tiếng là Marco Polo (1254-1324) đã lưu lạc đến Trung Quốc và làm quan ở đây 20 năm, sau đó ông trở về nước bằng Con đường tơ lụa. Ông cũng là người có đóng góp cho sự phát triển của mối giao thương Đông - Tây khi viết nên cuốn sách Marco Polo du ký (tiếng Ý: Il Milione) kể về toàn bộ quá trình lưu lạc đến phương Đông của mình trong đó có đề cập đến những chuyến hàng đầy ắp sản vật trên Con đường tơ lụa. Nhưng đến thời nhà Minh, Con đường tơ lụa đã bị vương triều này khống chế và bắt mọi người phải nộp thuế rất cao khiến cho những thương gia phải tìm đến những con đường vận chuyển bằng đường biển.

Với việc giao thương qua đường biển phát triển (hình thành Con đường tơ lụa trên biển). Từ thế kỷ thứ 7, Quảng Châu đã được xem là nơi khởi đầu của "Con đường tơ lụa trên biển". Trước tiên là các thương gia Ả Rập và sau đó là Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan lần lượt kéo đến buôn bán. Quảng Châu tràn ngập hàng hoá của nước ngoài và bản địa, Con đường tơ lụa trên bộ dần dần biến mất. Hồi chuông cáo chung của Con đường tơ lụa vang lên cũng là lúc người Ba Tư dần học được cách làm tơ lụa của người Trung Hoa và việc trung chuyển tơ lụa từ đó giảm hẳn do người Ba Tư tự làm và bán trực tiếp cho La Mã chứ không nhập khẩu từ Trung Hoa nữa.

(Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Như một con đường huyền thoại nối liền Trung Hoa rộng lớn với vùng Tây Á kỳ bí, Con đường tơ lụa gắn liền với hàng ngàn câu chuyện truyền thuyết xa xưa. Không đơn thuần chỉ là huyết mạch thông thương buôn bán của những "thương nhân lạc đà", Con đường tơ lụa còn là một hành trình văn hóa, tôn giáo đa dạng, hấp dẫn.
Trường An (nay là Tây An) là nơi các thương gia Trung Hoa tập kết hàng hóa, tơ lụa để chuẩn bị cho những chuyến buôn bán lớn qua Con đường tơ lụa. Lạc đà là phương tiện vận chuyển chủ yếu trên con đường thương mại này.
Con đường tơ lụa được coi là một trong những con đường thương mại lớn nhất thế giới thời cổ đại, cũng như cây cầu nối giữa hai nền văn minh (Đông-Tây).
Nhà địa lý học danh tiếng người Đức Ferdinand von Richthofen chính là người khai sinh ra cái tên bằng tiếng Đức Seidenstraße (Con đường tơ lụa) khi ông xuất bản hàng loạt những cuốn sách và những bài nghiên cứu vào giữa thế kỷ 19 về con đường thương mại cổ đại này. Tuy nhiên lịch sử của Con đường tơ lụa có từ trước đó rất lâu. Theo những tài liệu còn lưu lại, Trương Khiên (張騫) người Trung Quốc là người đầu tiên đặt những viên gạch xây nên nền móng của con đường thương mại này. Vào thời nhà Hán (206 TCN-220), ông phải mang những văn kiện ngoại giao từ Trung Quốc đi về phía Tây. Chính chuyến Tây du này đã hình thành nên một con đường thương mại phồn thịnh bậc nhất thời bấy giờ.


Hình thành từ thế kỷ 2 TCN nhưng lúc đầu Con đường tơ lụa này được thành lập với ý định quân sự nhiều hơn mục tiêu thương mại. Muốn tìm được những đồng minh nhằm khống chế bộ lạc Hung Nô (匈奴), năm 138 TCN, vua Hán Vũ Đế (武帝) đã cử Trương Khiên đi về phía Tây với chiếu chỉ ngoại giao trong tay, nhưng không may Trương Khiên đã bị chính bộ lạc Hung Nô bắt và giam giữ. Sau 10 năm bị bắt giữ, Trương Khiên trốn khỏi trại và vẫn tiếp tục nhiệm vụ, ông hành trình về Trung Á, Tây Vực. Tiếp kiến biết bao vị thủ lĩnh ở khu vực này nhưng chẳng ai chịu giúp nhà Hán cả. Năm 126 TCN, Trương Khiên trở về nước. Tuy thất bại nhưng với những kiến thức và thông tin thu được, ông đã viết cuốn sách Triều dã kim tài trong đó đề cập đến những vùng đất ông đã đặt chân tới, vị trí địa lý, phong tục tập quán, sản vật, hàng hóa và đặc biệt là tiềm năng giao thương. Triều dã kim tài đã kích thích mạnh các thương gia Trung Hoa. Sau đó Con đường tơ lụa dần được hình thành, người Trung Hoa mang vải lụa, gấm vóc, sa, nhiễu... đến Ba Tư và La Mã đồng thời những doanh nhân các vùng khác cũng tìm đường đến với Trung Hoa.

Thời kỳ đầu, những bậc đế vương và những nhà quý tộc của La Mã thích lụa Trung Hoa đến mức họ cho cân lụa lên và đổi chỗ lụa đó bằng vàng với cân nặng tương đương. Chuyện cũng nói rằng Nữ hoàng Ai Cập Cleopatre lúc đó chỉ diện váy lụa Trung Quốc mà thôi. Chính trị thời đó cũng có ảnh hưởng lớn đến Con đường tơ lụa. Khi nhà Hán suy vong vào thế kỷ thứ 3, Con đường tơ lụa cũng bị đình lại. Chỉ khi nhà Tống hưng thịnh, Con đường tơ lụa mới phát triển trở lại. Cũng vào thời Tống, do thấy được giá trị của con đường giao thương Đông - Tây này, các vị hoàng đế đã ban hành hàng loạt những chiếu chỉ nhằm khuyến khích thương mại và cũng từ đó, những nhà truyền giáo đã bắt đầu tìm đến với phương Đông. Con đường tơ lụa dưới triều Tống đã trở thành một điểm nhấn rõ nét trong lịch sử thương mại thế giới.

Đến thế kỷ 10, nhà Tống bị lật đổ, Con đường tơ lụa cũng bị suy thoái dần. Tuy nhiên với sự hùng mạnh của đế quốc Nguyên Mông, công việc buôn bán sau đó lại thịnh vượng. Dưới triều Nguyên, một người Ý nổi tiếng là Marco Polo (1254-1324) đã lưu lạc đến Trung Quốc và làm quan ở đây 20 năm, sau đó ông trở về nước bằng Con đường tơ lụa. Ông cũng là người có đóng góp cho sự phát triển của mối giao thương Đông - Tây khi viết nên cuốn sách Marco Polo du ký (tiếng Ý: Il Milione) kể về toàn bộ quá trình lưu lạc đến phương Đông của mình trong đó có đề cập đến những chuyến hàng đầy ắp sản vật trên Con đường tơ lụa. Nhưng đến thời nhà Minh, Con đường tơ lụa đã bị vương triều này khống chế và bắt mọi người phải nộp thuế rất cao khiến cho những thương gia phải tìm đến những con đường vận chuyển bằng đường biển. Với việc giao thương qua đường biển phát triển (hình thành Con đường tơ lụa trên biển). Từ thế kỷ thứ 7, Quảng Châu đã được xem là nơi khởi đầu của "Con đường tơ lụa trên biển". Trước tiên là các thương gia Ả Rập và sau đó là Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan lần lượt kéo đến buôn bán. Quảng Châu tràn ngập hàng hoá của nước ngoài và bản địa, Con đường tơ lụa trên bộ dần dần biến mất. Hồi chuông cáo chung của Con đường tơ lụa vang lên cũng là lúc người Ba Tư dần học được cách làm tơ lụa của người Trung Hoa và việc trung chuyển tơ lụa từ đó giảm hẳn do người Ba Tư tự làm và bán trực tiếp cho La Mã chứ không nhập khẩu từ Trung Hoa nữa.

Vài nét về con đường tơ lụa

bandoconduongtolua.jpg


Vài nét về con đường tơ lụa Con đường tơ lụa trên biển

Một giai thoại trong lịch sử thường được nhắc lại trong những khảo cứu về con đường tơ lụa trên biển vào thời kỳ "Chu ấn thuyền" là Tướng quân Tokugawa - người thống nhất sơn hà vào quyền lực Mạc Phủ trong 300 năm (từ thế kỷ 14 - 17) - rất say mê bát uống trà "An Nam" làm bằng gốm nung màu vàng nhạt có hoa văn cánh sen trang nhã màu hồng tía hay màu xanh cobalt đời Trần. Từ đó, các lãnh chúa phiên bang đều ưa chuộng, trở thành một phong cách trong nghệ thuật uống trà của người Nhật Bản ở Kinh Đô (Kyoto). Ngoài mục đích bảo vệ quyền lợi kinh tế của Mạc Phủ, những thương thuyền Nhật Bản sang nước ta đã thu mua hàng vạn ấm chén uống trà bằng sứ gốm được gọi là "An Nam Yaki" hay "An Nam Somesuke", thậm chí đã có một số lò sứ gốm ở gần Kyoto đã "nhái" lại theo kiểu "An Nam" để tung ra thị trường, một loại hàng giả nổi tiếng thời ấy. Điều đó cho thấy nghề sứ gốm của nước ta thời bấy giờ đã phát triển vài thế kỷ trước Nhật Bản. Mặt khác, nhiều tư liệu mới phát hiện đã chứng minh trước khi thế lực của các công ty tàu biển Đông Ấn - Hoà Lan khuynh loát vùng biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương vào thế kỷ 16 bằng phương tiện chuyên chở cỡ lớn (và súng đạn) xuất hiện các bến cảng dọc theo bờ biển của nước Việt Nam thời trung đại (khoảng thế kỷ thứ 11 đến 17), trong suốt 500-600 năm... đã có mối quan hệ trao đổi và trung chuyển hàng hoá giữa các thương thuyền khắp nơi kéo đến vì thế nghề sứ gốm ở Bát Tràng, Thanh Hoá với màu men lam hồi hay men ngọc, Bình Định với men nâu đậm hay men xanh bóng đã có điều kiện phát triển khá rực rỡ, cao nhất là thế kỷ 13 - 15, trở thành một trong những mặt hàng chủ lực lan rộng đến cả Nhật Bản, Indonesia, Malaysia và nhiều nước trong vùng vịnh Ba Tư, trong đó có những sản phẩm sứ gốm của dân tộc Chăm.



thuyenbuom01.jpg


Thương thuyền Shuinsen của Nhật bản

thuyenbuom02.jpg


Tàu buôn hàng của Trung quốc trên con đường tơ lụa (theoHỒNG LÊ THỌ)
 
Sửa lần cuối:
Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 10 bài 5: Trung Quốc thời phong kiến

Bài tập 1 trang 21, 22, 23 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.


1. Nước nào đã có công thống nhất Trung Quốc?

A. Tần. C. Sở.

B. Hán. D. Triệu.
Trả lời: Chọn A

2. Trung Quốc được thống nhất vào thời gian nào?

A. Năm 221 TCN. C. Năm 122TCN.

B. Năm 212 TCN. D. Năm 206 TCN.
Trả lời: Chọn A

3. Người khởi đầu xây dựng bộ máy nhà nước phóng kiến tập quyền ở Trung Quốc là

A. Tần Thủy Hoàng. C. Tần Tam Thế.

B. Tần Nhị Thế. D. Lưu Bang.
Trả lời: Chọn A

4. Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa làm nhà Tần suy sụp là:

A. Trần Thắng, Ngô Quảng. C. Hạng Vũ.

B. Lưu Bang. D. Lã Bất Vi.
Trả lời: Chọn A

5. Quan hệ sản xuất chính được thiết lập dưới thời Tần – Hán là

A. quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã.

B. quan hệ bóc lột của chủ nô đối với nô lệ.

C. quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô.

D. quan hệ bóc lột của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh.
Trả lời: Chọn D

6. Chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập khi

A. quan hệ vua - tôi được xác lập.

B. quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã được xác lập.

C. quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh được xác lập.

D. vua Tần xưng là Hoàng đế.
Trả lời: Chọn C

7. Đặc điểm nổi bật nhất của thời Tần, Hán ở Trung Quốc là

A. trong xã hội, hình thành hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân lĩnh canh.

B. chế độ phong kiến Trung Quốc hình thành và bước đầu được củng cố.

C. đây là chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

D. hai triều đại này đều thực hiện chính sách bành trướng, mở rộng lãnh thổ.
Trả lời: Chọn B

8. Triều đại nào ở Trung Quốc tiến hành xâm lược Việt Nam đầu tiên và đã thất bại?

A. Tần. C. Đường.

B. Hán. D. Tống.
Trả lời: Chọn C

9. Chế độ ruộng đất nổi tiếng dưới thời Đường là

A. chế độ tô, dung, điệu. C. chế độ quân điền.

B. chế độ tỉnh điền. D. chế độ lộc điền.
Trả lời: Chọn C

10. Ý nào dưới đây đánh giá đúng nhất vế nhà Đường trong lịch sử chế độ phong kiến Trung Quốc?

A. Dưới thời Đường, nền kinh tế phát triển tương đối toàn diện.

B. Dưới thời Đường, chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đạt đến đỉnh cao.

C. Bộ máy cai trị dưới thời Đường đạt đến sự hoàn chỉnh.

D. Văn hoá dưới thời Đường phát triển, đạt nhiều thành tựu rực rỡ.
Trả lời: Chọn B

11. Ai sáng lập ra nhà Minh ở Trung Quốc?

A. Trần Thắng, Ngô Quảng. C. Chu Nguyên Chương.

B.Triệu Khuông Dẫn. D. Hoàng Sào.
Trả lời: Chọn C

12. Nhà Minh được thành lập trên cơ sở đánh bại sự thống trị của triều đại ngoại tộc nào?

A. Mông Cổ. C. Thanh.

B. Nguyên. D. Kim.
Trả lời: Chọn B

13. Đặc điểm nổi bật nhất của Trung Quốc dưới thời Minh là

A. xuất hiện nhiều xưởng thủ công lớn.

B. thành thị mọc lên rất nhiều và rất phồn thịnh.

C. xây dựng hoàn chỉnh bộ máy quân chủ chuyên chế tập quyền.

D. kinh tế hàng hoá phát triển, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện
Trả lời: Chọn D

14. Cuộc nổi dậy làm cho nhà Minh sụp đổ do ai lãnh đạo?

A. Trần Thắng, Ngô Quảng. C. Lý Tự Thành.

B. Chu Nguyên Chương. D. Triệu Khuông Dẫn.
Trả lời: Chọn C

15. Giống như triều Nguyên, triều Thanh là

A. triều đại ngoại tộc.

B. triều đại phong kiến dân tộc.

C. triều đại đánh dấu sự phát triển đến đỉnh cao của chế độ phong kiến Trung Quốc.

D. triều đại được thành lập sau phong trào khởi nghĩa nông dân rộng lớn.
Trả lời: Chọn A

16. Chính sách thống trị của nhà Thanh đã gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất đối với Trung Quốc là:

A. chính sách thống trị ngoại tộc làm cho chế độ phong kiến Trung Quốc ngày càng trì trệ.

B. chính sách áp bức dân tộc làm cho các mâu thuẫn xã hội ngày càng tăng.

C. chính sách "bế quan toả cảng" gây nên nhiều cuộc xung đột kịch liệt với thương nhân châu Âu.

D. làm cho chế độ phong kiến ngày càng suy sụp, tạo điều kiện cho tư bản phương Tây nhòm ngó, xâm lược Trung Quốc.
Trả lời: Chọn D

17. Người đầu tiên khởi xướng Nho giáo là

A. Khổng Tử. C. Tuân Tử.

B. Mạnh Tử. D. Tất cả đều đúng.
Trả lời: Chọn A

18. Cơ sở lí luận, tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc là

A. Nho giáo. C. Đạo giáo.

B. Phật giáo. D. Thiên Chúa giáo.
Trả lời: Chọn A

19. Loại hình văn học nổi bật nhất dưới thời Đường là

A. thơ. C. tiểu thuyết.

B. kinh kịch. D. sử thi.
Trả lời: Chọn A

20. Nhà thơ tiêu biểu nhất của Trung Quốc thời phong kiến là

A. Lý Bạch. C. Bạch Cư Dị.

B. Đỗ Phủ D. Tất cả đều đúng.
Trả lời: Chọn D

21. Bốn phát minh kĩ thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc là

A. phương pháp luyện sắt, làm men gốm, la bàn, thuốc súng.

B. phương pháp luyện sắt, đúc súng, thuốc súng, làm men gốm.

C. giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.

D. giấy, kĩ thuật in, phương pháp luyện sắt, thuốc súng.
Trả lời: Chọn C

Bài tập 2 trang 23 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Chế độ phong kiến Trung Quốc hình thành và xác lập như thế nào dưới thời Tần - Hán?

Trả lời:

  • Về kinh tế - xã hội: Trên lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang thời cổ đại có nhiều nước nhỏ thường chiến tranh xâu xé thôn tính lẫn nhau làm thành cục diện Xuân Thu - Chiến Quốc. Đến thế kỷ IV - TCN, nhà Tần có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh hơn cả đã lần lượt tiêu diệt các đối thủ. Đến năm 221 - TCN, đã thống nhất Trung Quốc
  • Về chính trị: Năm 221 - TCN, nhà Tần đã thống nhất Trung Quốc, vua Tần tự xưng là Tần Thủy Hoàng. Lưu Bang lập ra nhà Hán 206 - 220 TCN. Đến đây chế độ phong kiến Trung Quốc đã được xác lập.


Bài tập 3 trang 24 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Tại sao nói: Đến thời nhà Đường, chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đạt đến đỉnh cao?

Trả lời:

Chế độ phong kiến thời Đường đạt đến đỉnh cao:

  • Kinh tế phát triển toàn diện:
    • Thực hiện chế độ quân điền, nông dân thực hiện chế độ nghĩa vụ cho nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu.
    • Thủ công nghiệp phát triển, các xưởng thủ công gọi là tác phường như luyện sắt, đóng thuyền….
    • Thương nghiệp thịnh đạt, con đường tơ lụa trên đất liền và trên biển được thiết lập, mở rộng.
  • Chính trị: bộ máy cai trị phong kiến hoàn chỉnh: cử người thân tín cai quản địa phương; cử người trong họ hay công thần giữ chức Tiết độ sứ, trấn ải biên cương mở khoa thi chọn người ra làm quan.
  • Tiếp tục chính sách xâm lược: chiếm Nội Mông, Tây vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục.
=> Nhà Đường trở thành một đế quốc phong kiến phát triển nhất.

Bài tập 4 trang 24 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Điều gì chứng tỏ đến thời nhà Minh, những mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã hình thành ở Trung Quốc?

Trả lời:

Các vua triều Minh đã thi hành nhiều biện pháp nhằm khôi phục, phát triển kinh tế. Đầu thế kỷ XVI quan hệ sản xuất TBCN đã xuất hiện ở Trung Quốc, biểu hiện trong các ngành nông nghiệp, thủ công (xuất hiện công trường thủ công, quan hệ chủ - người làm thuê), thương nghiệp phát triển, thành thị mở rộng và phồn thịnh.Các thành thị mọc lên nhiều và rất phồn thịnh. Bắc Kinh, Nam Kinh không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là trung tâm kinh tế lớn.

Bài tập 5 trang 24 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Tại sao dưới thời Minh, Thanh, nền kinh tế Trung Quốc vẫn có bước phát triển nhưng lại là giai đoạn suy yếu của chế độ phong kiến Trung Quốc?

Trả lời:

Người Mãn Thanh khi vào Trung Quốc lập ra nhà Thanh và thi hành chính sách áp bức dân tộc, bắt người Trung Quốc ăn mặc và theo phong tục người Mãn, mua chuộc địa chủ người Hán, giảm thuế cho nông dân nhưng mâu thuẫn dân tộc vẫn tăng dẫn đến khởi nghĩa nông dân khắp nơi.

Đối ngoại: Thi hành chính sách "bế quan tỏa cảng" trong bối cảnh bị sự nhòm ngó của tư bản phương Tây dẫn đến sự suy sụp của chế độ phong kiến. Cách mạng Tân Hợi năm 1911 đã làm cho nhà Thanh sụp đổ, chấm dứt sự tồm tại dai dẳng của chế độ phong kiến ở Trung Quốc.

=> Chế độ phong kiến nhà Thanh sụp đổ năm 1911.

Bài tập 6 trang 25 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Hãy nêu chính sách đối ngoại của Trung Quốc qua các triều đại.

Trả lời:

  • Thời Tần - Hán: Có lực lượng quân sự lớn mạnh để duy trì trật tự xã hội, trấn áp các cuộc nổi dậy, tiến hành chiến tranh xâm lược. Nhà Tần và nhà Hán chiếm vùng thượng lưu sông Hoàng, thôn tính Trường Giang, chiếm phía đông Thiên Sơn, xâm lược Triều Tiên và đất đai của người Việt cổ.
  • Thời Đường: Tiếp tục chính sách xâm lược: chiếm Nội Mông, Tây vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục. Nhà Đường trở thành một đế quốc phong kiến phát triển nhất.
  • Thời Minh – Thanh: Thi hành chính sách “bế quan tỏa cảng” trong bối cảnh bị sự nhòm ngó của tư bản phương Tây dẫn đến sự suy sụp của chế độ phong kiến. Cách mạng Tân Hợi năm 1911 đã làm cho nhà Thanh sụp đổ.
 
Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 5: Trung Quốc thời phong kiến
(trang 30 sgk Lịch Sử 10): Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần

Trả lời:

giai-bai-tap-sgk-lich-su-10.png



(trang 30 sgk Lịch Sử 10): Những biểu hiện sự thình trị về kinh tế, chính trị của xã hội phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường là gì?

Trả lời:

Kinh tế:

Thời Đường nhà nước quan tâm đến sự phát triển kinh tế một cách toàn diện:

  • Nông nghiệp: Nhà nước thực hiện chính sách quân điền đáp ứng nguyện vọng của nông dân, áp dụng phương pháp kĩ thuật canh tác mới, chọn giống mới,... làm cho năng suất tăng.
  • Thủ công nghiệp: Các nghề dệt, in, gốm sứ phát triển. Hình thành các xưởng thủ công.
  • Thương nghiệp phát triển thịnh đạt, giao lưu buôn bán được mở rộng, hình thành “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển.
Chính trị:

  • Hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nâng cao quyền lực của Hoàng đế.
  • Dưới thời Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.
(trang 31 sgk Lịch Sử 10): Những mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh đã xuất hiện như thế nào?

Trả lời:

Sự xuất hiện của công trường thủ công quy mô lớn, có lao động làm thuê, quan hệ giữa chủ và người làm thuê là chủ xuất vốn, thợ xuất sức.

Trong nông nghiệp có hình thức bỏ vốn liếng và thu sản phẩm gọi là hình thức bao mua.

Thương nghiệp phát triển, thành thị mở rộng và phồn thịnh : Bắc Kinh, Nam Kinh.

(trang 33 sgk Lịch Sử 10): Ảnh hưởng của chính sách áp bức dân tộc của triều Thanh đối với sự phát triển của lịch sử Trung Quốc như thế nào?

Trả lời:

Các chính sách áp bức dân tộc của triều Thanh làm mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra ở khắp nơi làm cho chính quyền nhà Thanh suy yếu. Sự suy yếu của nhà Thanh tạo điều kiện cho các nước phương Tây xâm lược Trung Quốc.

(trang 36 sgk Lịch Sử 10): Hãy tìm hiểu thêm về 4 phát minh lớn của Trung Quốc thời phong kiến?

Trả lời:

Bốn phát minh lớn của Trung Quốc thời phong kiến là giấy, cách in, la bàn, thuốc súng.

  • Giấy: Thế kỉ II TCN, nhờ sự phát triển của nghề dệt, tơ tằm, nhân dân lao động Trung Quốc đã phát minh được cách làm một loại giấy thô sơ bằng tơ. Nến năm 105, một viên hoạn quan thời Đông Hán là Thái Luân phát minh ra cách dùng vỏ cây, lưới cũ, giẻ rách... để làm giấy. Từ đó nghề sản xuát giấy trở thành một nghề mới, tạo điều kiện cần thiết cho sự phát triển nhanh chóng của nền văn hóa Trung Quốc. Đến thế kỉ VIII, kĩ thuật làm giấy của Trung QUốc được truyền sang Arap và nhiều nước khác.
  • Kĩ thuật in: bắt đầu phát minh từ thời Đường nhưng bấy giờ người ta chỉ biết in bản khắc trên gỗ. Đến giữa thế kỉ XI, một người dân thường là Tất Thăng phát minh ra cách in chữ rời bằng đất sét nung. Phát minh này là một tiến bộ nhảy vọt của nghề in.
  • La bàn: Vào thế kỉ X, người Trung QUốc bắt đầu biết mài lên đá nam châm để hút từ tính rồi dùng miếng sắt đó vào việc làm la bàn. La bàn lúc bấy giờ còn rất thô sơ người ta cắt miếng sắt có từ tính để nổi vào bát nước hoặc treo vào dây ở chỗ kín gió.
  • Phát minh ra thuốc súng: Từ xua người Trung Quốc vẫn tin tưởng rằng người ta có thể luyện được vàng và thuốc trường sinh bất lão. Cho đến thời Đường, mục đích chính của họ không đạt được mà lại thường xuyên gây ra những vụ nổ, do tình cờ người ta đã tìm ra một chất liệu mới là thuốc súng.
Câu 1 (trang 36 sgk Sử 10): Chế độ phong kiến Trung Quốc được hình thành như thế nào?

Lời giải:

Năm 221 TCN, nhà Tần đã thống nhất Trung Quốc, vua Tần xưng là Tần Thủy Hoàng

Dưới thời Tần các giai cấp mới được hình thành:

  • Những quan lại và một số nông dân đã tập trung trong tay nhiều của cải. Bằng quyền lực của mình, họ còn tước đoạt thêm nhiều ruộng đất công. Do đó một giai cấp mới hình thành, bao gồm những kẻ có ruộng tư, vốn là những quan lại và những kẻ có ruộng tư, vốn là những quan lại và những nông dân giàu có, gọi là giai cấp địa chủ.
  • Giai cấp nông dân cũng bị phân hóa: Nông dân giàu có trở thành địa chủ. Nông dân giữ được một số ruộng đất gọi là nông dân tự canh. Số còn lại là nông dân công xã rất nghèo, nhận ruộng đất để cày cấy gọi là nông dân lĩnh canh.
Quan hệ bóc lột giữa địa chủ và nông dân lĩnh canh – quan hệ phong kiến kiến hiện. Nông dân nhận ruộng đất của địa chủ để cày cấy và nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập.

Câu 2 (trang 36 sgk Sử 10): Sự thình trị của chế độ phong kiến thời Đường được biểu hiện như thế nào?

Lời giải:

Kinh tế:

Thời Đường nhà nước quan tâm đến sự phát triển kinh tế một cách toàn diện:

  • Nông nghiệp: Nhà nước thực hiện chính sách quân điền đáp ứng nguyện vọng của nông dân, áp dụng phương pháp kĩ thuật canh tác mới, chọn giống mới,... làm cho năng suất tăng.
  • Thủ công nghiệp: Các nghề dệt, in, gốm sứ phát triển. Hình thành các xưởng thủ công.
  • Thương nghiệp phát triển thịnh đạt, giao lưu buôn bán được mở rộng, hình thành “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển.
Chính trị:

  • Hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nâng cao quyền lực của Hoàng đế.
  • Dưới thời Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.
Câu 3 (trang 36 sgk Sử 10): Hãy nêu những thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến?

Lời giải:

Tư tưởng:

  • Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến.
  • Phật giáo cũng thịnh hành, nhất là thời Đường
Sử học

  • Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên
  • Thời Đường, Sử quán được thành lập
Văn học

  • Thơ phát triển mạnh dưới thời Đường với nhiều nhà thơ nổi tiếng: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,...
  • Tiểu thuyết phát triển mạnh thời Minh – Thanh: Tây Du Kí của Ngô Thừa Ân, Thủy Hử của Thi Nại Am, Tam Quốc chí của La Quán Trung, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần,...
Các lĩnh vực Toán, Thiên văn học , Y dược cũng đạt nhiểu thành tựu: Cửu chương toán thuật, Bản thảo cương mục,...

Về kĩ thuật: 4 phát minh lớn là giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.

Kiến trúc: Vạn lí trường thành, cung điện, tượng Phật,....
 
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 10!
Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài
  1. Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
  2. bài 2: Xã hội nguyên thủy
  3. bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông
  4. bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma
  5. bài 5: Trung Quốc thời phong kiến
  6. bài 6: Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ
  7. bài 7 Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
  8. bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á
  9. bài 9 Vương Quốc Campuchia và Vương Quốc Lào
  10. bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)
  11. bài 11: Tây Âu thời kì trung đại
  12. Bài 12: Ôn tập lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ và trung đại
  13. bài 13: Việt Nam thời kì nguyên thủy
  14. bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
  15. bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)
  16. bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) (tiếp theo)
  17. bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)
  18. bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV
  19. Lịch sử 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV
  20. bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV
  21. bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII
  22. bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII
  23. bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII
  24. Lịch sử 10 bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII
  25. bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
  26. bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân
  27. bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến
  28. bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
  29. bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
  30. bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
  31. bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu
  32. bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX
  33. bài 34: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
  34. bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa
  35. bài 36 Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân
  36. bài 37: Mác -Ăng ghen và sự ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học
  37. bài 38 Quốc tế nhất và công xã Pari 1781
  38. bài 39: Quốc tế thứ hai
  39. bài 40: Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top