Chia Sẻ Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

Trang Dimple

New member
Xu
38
Trung Quốc là thị trường rộng lớn đông dân , giàu tài nguyên khóang sản , chính quyên Mãn Thanh lại suy yếu mục nát . - Năm 1840-1842 thực dân Anh tiến hành “Chiến tranh thuốc phiện” mở đầu cho phương Tây xâm lược Trung Quốc.

Lịch Sử 8 -Bài 10 -TRUNG QUỐC CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX

I .TRUNG QUỐC BỊ CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC CHIA SẺ


- Trung Quốc là thị trường rộng lớn đông dân , giàu tài nguyên khóang sản , chính quyên Mãn Thanh lại suy yếu mục nát .
các nước Anh Pháp , Nhật, Nga, đã xâu xé chiếm nhiều vùng đất của Trung Quốc.


- Năm 1840-1842 thực dân Anh tiến hành “Chiến tranh thuốc phiện” mở đầu cho phương Tây xâm lược Trung Quốc.

II. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN TRUNG QUỐC CUỐI THẾ KỶ XIX- ĐẦU TK XX



* Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc :

-1840-1842: chống lại sự xâm lược của Anh “Chiên tranh thuốc phiện”
-1851-1864: phong trào Thái bình Thiên Quốc.
-1898: vận động Duy Tân của Khang Hữu Vi - Lương Khải Siêu – Vua Quang Tự , nhưng thất bại vì lực lượng Duy Tân quá yếu .
-1899-1900: Nghĩa Hòa Đoàn
-8-1905: Tôn Trung Sơn lập Trung Quốc Đồng Minh Hội chính đảng thực sự của giai cấp tư sản .
-1911: Cách mạng Tân Hợi


* Diễn biến của phong trào Nghĩa Hòa Đoàn 1899-1900 :

- Bùng nổ ở Sơn Đông lan rộng sang Sơn tây và Đông Bắc .
-Tiến đánh sứ quán Bắc Kinh .
-Liên quân 8 nước là Anh, Pháp , Mỹ, Đức, Nga, Nhật, Áo Hung ,Italia tiến vào Bắc kinh đàn áp phong trào .
- Nghĩa Hòa Đòan anh dũng chiến đấu nhưng thất bại .
*Lý do thất bại : thiếu sự lãnh đạo thống nhất , thiếu vũ khí và do sự cấu kết của triều đình Mãn Thanh với đế quốc.


III. CÁCH MẠNG TÂN HỢI 1911

+ Chủ trương :
* Tôn Trung Sơn lãnh đạo cách mạng Tân Hợi lật đổ nền quân chủ Mãn Thanh và thiết lập Trung Hoa dân quốc .
* 8-1905 ông thành lậpTrung Quốc Đồng Minh Hội .
* Học thuyết Tam Dân :”Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc”.
* Nhằm đánh đổ Mãn Thanh , khôi phục Trung Hoa , thành lập Dân Quốc , thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất .


+ Diễn biến Cách mạng Tân Hợi 1911-1912:

- Dưới sự lãnh đạo của Đồng minh Hội ,ngày 10-10-1911 khởi nghĩa vũ trang bùng nổ và thắng lợi ở Vũ Xương .
-Lan rộng sang các tỉnh miền Nam , tiến lên miền Bắc .
- Ngày 29-12-1911 chính phủ lâm thời thành lập ở Nam Kinh , tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân Quốc, cách mạng kết thúc 2-1912


KẾT QUẢ
- Là cuộc cách mạng tư sản lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế .
- Thành lập chế độ Cộng Hòa , tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Trung Quốc .
- Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á




+ Hạn chế :
-Cách mạng tư sản không triệt để
-Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc
-Không tích cực chống phong kiến
-Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân


+Thất bại do: thực lực và thế lực của giai cấp tư sản còn quá yếu , trong khi thế lực bảo thủ phong kiến còn rất mạnh .
 
Sửa lần cuối:
Câu hỏi bài tập


Câu 1 Trình bày quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX đầu Thế kỉ XX?

Trả lời


Nguyên nhân:
-CNTB chuyển sang giai đoạn CNĐQ đòi hỏi ngày càng lớn về thị trường, nguyên liệu.
- Trung Quốc là nước lớn, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến mục nát.
Lãnh thổ Trung Hoa thời nhà Thanh
* Quá trình xâm lược Trung Quốc:


- 1840-1842: Thực dân Anh tiến hành chiến tranh thuốc phiện, mở đầu quá trình xâm lược.


- Tiếp đó là các nước đế quốc Âu, Mĩ và Nhật Bản tranh nhau xâm chiếm.


=> Trung Quốc bị các nước đế quốc xâu xé và ngày càng bị phụ thuộc
.

Câu 2 Kể tên các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc?

Trả lời


1840-1842: chống lại sự xâm lược của Anh “Chiên tranh thuốc phiện”
-1851-1864: phong trào Thái bình Thiên Quốc.
-1898: vận động Duy Tân của Khang Hữu Vi - Lương Khải Siêu – Vua Quang Tự , nhưng thất bại vì lực lượng Duy Tân quá yếu .
-1899-1900: Nghĩa Hòa Đoàn
-8-1905: Tôn Trung Sơn lập Trung Quốc Đồng Minh Hội chính đảng thực sự của giai cấp tư sản .
-1911: Cách mạng Tân Hợi

Câu 3. Nêu diễn biến kết quả, hạn chế ý nghĩa của cách mạng tân hợi 1911.

Trả lời


+ Chủ trương cách mạng


* Tôn Trung Sơn lãnh đạo cách mạng Tân Hợi lật đổ nền quân chủ Mãn Thanh và thiết lập Trung Hoa dân quốc .
* 8-1905 ông thành lậpTrung Quốc Đồng Minh Hội .
* Học thuyết Tam Dân :”Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc”.
* Nhằm đánh đổ Mãn Thanh , khôi phục Trung Hoa , thành lập Dân Quốc , thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất .

+ Diễn biến Cách mạng Tân Hợi 1911-1912:
Dưới sự lãnh đạo của Đồng minh Hội ,ngày 10-10-1911 khởi nghĩa vũ trang bùng nổ và thắng lợi ở Vũ Xương .
-Lan rộng sang các tỉnh miền Nam , tiến lên miền Bắc .
- Ngày 29-12-1911 chính phủ lâm thời thành lập ở Nam Kinh , tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân Quốc, cách mạng kết thúc 2-1912

+ kết quả
- Là cuộc cách mạng tư sản lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế .
- Thành lập chế độ Cộng Hòa , tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Trung Quốc .
- Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á



+ Hạn chế :
-Cách mạng tư sản không triệt để
-Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc
-Không tích cực chống phong kiến
-Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân

+Thất bại do: thực lực và thế lực của giai cấp tư sản còn quá yếu , trong khi thế lực bảo thủ phong kiến còn rất mạnh .
+ Ý nghĩa Cách mạng tân hợi là một cuộc cách mạng tư Sản có ý nghĩa lịch sử rất lớn, lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc chế độ phong kiến quân chủ chuyên chế bị lật đổ thiết lập nền cộng hòa mở đường cho sự phát triển của tư bản chủ nghĩa.

Câu hỏi trắc nghiệm

1. Các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm Trung Quốc vì...
A. kinh tế TBCN phát triển đòi hỏi ngày càng lớn về thị trường, nguyên liệu và nhân công.
B. Trung Quốc Đất rộng, người đông, tài nguyên phong phú.
C. Sự thống trị của nhà Thanh làm cho Trung Quốc ngày càng suy yếu.
D. Tất cả A, B, C đều đúng.


2. Vì sao các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung quốc cuối TKXIX-đầu TKXX đều lần lượt thất bại?
A- Giai cấp tư sản còn quá yếu (kinh tế và chính trị), trong khi lược lượng bảo thủ phong kiến còn mạnh.
B- Không có sự lãnh đạo của một tổ chức chính trị vững mạnh.
C- Chính quyền Mãn Thanh cấu kết với các nước đế quốc.
D- Tất cả các yếu tố trên>
3. Chiến tranh thuốc phiện diễn ra vào thời gian?
A- 1840-1842
B- 1842
C- 1841
D-1845
Câu 4. Chiến tranh Trung – Nhật thời gian?
A- 1893-1895
B- 1894-1897
C- 1894-1895
D- 1894-1896.
Câu 5. Cách mạng Tân hợi diễn ra vào thời gian nào?
A- 1911
B- 1912
C- 1913
D- 1913

Trả lời

1- D
2- D
3- A
4- C
5- A
 
1. Trung Quốc bị các nước đế quốc xâu xé như thế nào?

- Trung Quốc là quốc gia rộng lớn, đông dân, có nhiều tài nguyên khoáng sản, sớm trở thành mục tiêu xâm lược của các nước đế quốc.
- Từ năm 1840 đến năm 1842, thực dân Anh đã tiến hành cuộc Chiến tranh thuốc phiện, mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc, từng bước biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
- Sau chiến tranh thuốc phiện, các nước đế quốc từng bước xâu xé Trung Quốc. Đến cuối thế kỉ XIX, Đức chiếm vùng Sơn Đông; Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử; Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông; Nga, Nhật chiếm vùng Đông Bắc, …

2. Nêu những hiểu biết về Tôn Trung Sơn và học thuyết Tam dân?

- Giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời vào cuối thế kỉ XIX và đã lớn mạnh rất nhiều vào đầu thế kỉ XX. Do bị tư sản nước ngoài chèn ép, giai cấp tư sản Trung Quốc đã bước lên vũ đài chính trị và thành lập các tổ chức riêng của mình. Tôn Trung Sơn là đại diện ưu tú và là lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc.
- Tháng 8/1905, Tôn Trung Sơn cùng với các đồng chí của ông đã thành lập Trung Quốc đồng minh hội – chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc, đề ra học thuyết Tam dân (Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc) nhằm “đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc”.

3. Trình bày nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của Cách mạng Tân hợi 1911?

- Nguyên nhân: Ngày 9/5/1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”, thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc. Sự kiện này đã châm ngòi cho Cách mạng Tân Hợi bùng nổ.
- Diễn biến:
+ Ngày 10/10/1911, Cách mạng Tân hợi bùng nổ và giành thắng lợi ở Vũ Xương sau đó lan sang tất cả các tỉnh miền Nam và miền Trung Trung Quốc.
+ Ngày 29/12/1911, Chính phủ lâm thời được thành lập, tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc và bầu Tôn Trung Sơn làm Tổng thống lâm thời.
+ Tôn Trung Sơn đã mắc sai lầm là thương lượng với Viên Thế Khải – đại thần của nhà Thanh, đồng ý nhường cho ông ta lên làm tổng thống (2/1912). Cách mạng coi như chấm dứt.
- Ý nghĩa:
+ Cách mạng Tân hợi là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đã lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc, tạo điều kiện cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc phát triển.
+ Cách mạng Tân hợi có ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á, trong đó có Việt Nam.
+ Tuy nhiên, cách mạng còn nhiều hạn chế, đó là không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc, không tích cực chống phong kiến đến cùng (thương lượng với Viên Thế Khải), không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
 
Hướng dẫn trả lời câu hỏi Sách giáo khoa Bài 10. Trung Quốc giữa thế kỉ XIX- Đầu thế kỉ XX
1. Câu hỏi 1 - (Mục I Bài 10- SGK Trang 59): Vì sao các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm Trung Quốc?


Hướng dẫn giải:

CNTB chuyển sang CNĐQ đòi hỏi ngày càng lớn về thị trường và nguyên liệu.

Trung Quốc là một nước lớn, đông dân, giàu tài nguyên và đang nằm dưới chế độ phong kiến mục nát. Do đó các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm Trung Quốc

2. Bài 1 trang 62 sgk: Trình bày quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?

Hướng dẫn giải:

- Từ năm 1840 đến năm 1842, thực dân Anh đã tiến hành cuộc Chiến tranh thuốc phiện, mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc, từng bước biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

- Sau Chiến tranh thuốc phiện, các nước đế quốc từng bước xâu xé Trung Quốc. Đến cuối thế ki XIX. Đức chiếm vùng Sơn Đông: Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử: Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông; Nga, Nhật chiếm vùng Đông Bắc…

3. Bài 2 trang 62 sgk: Lập bảng niên biểu tóm tắt phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống đế quốc phong kiến từ năm 1840 đến năm 1911?

Hướng dẫn giải:

4. Bài 3 trang 62 sgk: Trình bày về Tôn Trung Sơn và nội dung Học thuyết Tam dân?

Hướng dẫn giải:

- Tôn Trung Sơn sinh năm 1866, mất năm 1925, quê ở Quảng Đông. Ông đã đi qua nhiều nước trên thế giới, tốt nghiệp bác sĩ y khoa ở Hồng Công.

- Năm 1905, ông thành lập Trung Quốc Đồng minh hội với học thuyết Tam dân: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.

5. Bài 4 trang 62 sgk: Vì sao các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX lần lượt thất bại?

Hướng dẫn giải:

Các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX lần lượt thất bại là do:

Triều đình Mãn Thanh suy yếu, cấu kết với đế quốc.

Thiếu vũ khí chiến đấu.

Chưa có sự lãnh đạo của một tổ chức chính trị vững mạnh, thực lực và thế lực của giai cấp Tư sản còn quá yếu

Các nước đế quốc đang phát triển mạnh

6. Câu hỏi 2 - (Mục III Bài 10 - SGK Trang 62): Nêu những kết quả và hạn chế của Cách mạng Tân Hợi (1911)?

Hướng dẫn giải:

Cách mạng Tán Hợi là một cuộc cách mạng tư sản, có ý nghĩa lịch sử rất lớn. Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, chế độ quân chủ chuyên chế đã bị lật đổ, chế độ cộng hòa ra đời. Cách mạng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc và có ảnh hưởng đáng kể đối với phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.

Cách mạng Tân Hợi cũng còn những hạn chế. Đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để. không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc và không tích cực chống phong kiến. Cuộc cách mạng này mới lật đổ được chế độ quân chủ chuyên chế của nhà Thanh, nhưng chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.


7. Câu hỏi 1 - (Mục III Bài 10 - SGK Trang 62): Dựa theo lược đồ, trình bày một vài nét chính diễn biến của Cách mạng Tân Hợi


Hướng dẫn giải:

+ Ngày 10 - 10 - 1911, Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và giành thắng lợi ở Vũ Xương, sau đó lan sang tất cả các tỉnh miền Nam và miền Trung của Trung Quốc.

+ Ngày 29 - 12 - 1911. Chính phủ lâm thời được thành lập tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc và bầu Tôn Trung Sơn làm Tổng thống.

+ Tôn Trung Sơn đã mắc sai lầm là thương lượng với Viên Thế Khái (quan đại thần của nhà Thanh), đồng ý nhường cho ông ta lên lên Tổng thống (2 - 1912). Cách mạng coi như chấm dứt
 
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 8! Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài

  1. Lịch sử 8 - Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
  2. Lịch sử 8 Bài 2 Cách mạng tư sản Pháp Cuối thế kỉ XVIII
  3. Lịch sử 8 Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
  4. Lịch sử 8 Bài 4 Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác”
  5. Lịch sử 8 - Bài 5 - Công Xã Pari
  6. Lịch Sử 8 -Bài 6 -Các nước Anh Pháp Đức Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  7. Lịch Sử 8-Bài 7: phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX"
  8. Lịch Sử 8-Bài 8 -Sự phát triển của kĩ thuật khoa học và văn học nghệ thuật thế kỉ XVIII- XIX
  9. Lịch Sử 8-Bài 9-Ấn Độ thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XX
  10. Lịch sử 8 Bài 10 Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  11. Lịch sử 8 bài 11 các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  12. Lịch Sử 8 -Bài 12 Nhật bản từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
  13. Lịch Sử 8 -Bài 13 Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918)
  14. Lịch sử 8 - bài 14 Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỷ XVI đến 1917)
  15. Lịch Sử 8 -Bài 15-Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ Cách mạng (1917 - 1921)
  16. Lịch Sử 8-Bài 16 -Liên Xô Xây dựng chủ nghĩa Xã Hội(1921-1941)
  17. Lịch Sử 8 -Bài 17- Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939
  18. Lịch sử 8 - Bài 18- Nước Mĩ Giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
  19. Lịch Sử 8 -Bài 19 Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
  20. Lịch sử lớp 8 bài 20 Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á ( 1918-1939)
  21. Lịch Sử 8-Bài 21 - Chiến Tranh thế giới thứ 2 ( 1939-1945)
  22. Lịch Sử 8 -Bài 22- Sự Phát triển của khoa học kĩ thuật và văn hóa thế giới nửa đầu thế kỉ XX
  23. Lịch Sử lớp 8 -Bài 24 - cuộc kháng chiến chống Pháp Từ Năm 1858-1873
  24. Lịch Sử 8- Bài 25 Kháng Chiến chống Pháp Lan Rộng ra toàn quốc ( 1873-1884)
  25. Lịch Sử lớp 8 -Bài 26 Phong trào kháng chiến chống Pháp những năm cuối thế kỉ XIX
  26. Lịch Sử 8-Bài 27 Khởi nghĩa Yên Thế và Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
  27. Lịch Sử 8 - Bài 28 - Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
  28. Lịch Sử 8-Bài 29- Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về Kinh tế Xã Hội
  29. Lịch sử lớp 8 - bài 30 Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918.
  30. Lịch Sử 8 - bài 31 Ôn tập lịch sử Việt Nam từ 1858-1918
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top