• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Sấm sét trên Thái Bình Dương

Anh hùng ca của thuỷ quân lục chiến

Các tin tức đáng lo ngại từ Melbourne chuyển đến cho Ghormley đã xuất phát từ một nguồn cung cấp vừa bất ngờ vừa phi chính thống, nguồn tin mà cho đến lúc ấy quân Mỹ chấp nhận với rất ít tin tưởng.


Các nhà chức trách của Liên hiệp Anh và chính phủ Úc đã mô phỏng theo kiểu cơ quan tình báo Anh, tổ chức một màng lưới nhân viên tình báo gọi là “coast watchers” (trinh sát viên duyên hải) trên các đảo thuộc quyền tại phía nam Thái Bình Dương. Các nhân viên này được tuyển mộ hoặc trong số công chức của cơ quan hành chính, hoặc trong số các chủ đồn điền sống trên các đảo từ lâu. Phần đông đấy là những người bạo gan, biết rất rõ rừng sâu và rất quen thuộc với phong tục tập quán của dân bản xứ mà họ có thể giao tiếp bằng thổ ngữ. Họ đã được huấn luyện từ thời bình về các sứ mạng tình báo và mỗi người có một máy phát tin xách tay giúp họ có thể liên lạc được với Melbourne. Khi quân Nhật đến chiếm đảo, họ rút lui vào rừng với các hướng đạo viên bản xứ. Trên các đảo như Tân Bretagne, họ vẫn ẩn trốn trong rừng nhờ sự thông đồng của dân bản xứ. Tại Bongainville, viên chức Read rút lên phía bắc đảo, trong khi phía nam, chủ đồn điền Paul Mason, một người nhỏ thó chừng 40 tuổi mà dưới một vẻ bề ngoài hiền lành nhu nhược, ẩn giấu cả một ý chí và một tinh thần táo bạo khó tin, thì canh chừng các eo biển cho đến đảo Shortland. Cả hai người này sẽ vẫn giữ vững cứ điểm của mình cho đến khi lãnh thổ họ được giải phóng, bất chấp các thử thách tàn bạo, mà không hề được tưởng thưởng, được thăng cấp gì cả, và trong gần một năm trời đã liên tục cung cấp nhiều tin tức vô giá.


Tại Tân Georgie, chính viên chức hành chính Tân Tây Lan, tên Đonal Kennedy phụ trách việc canh chừng địch. Sau vô số nghịch cảnh phải chịu đựng, ông đến ở trên bán đảo Ségi nằm về phía cực nam của đảo, tại đó ông sống trong một ngôi nhà xa hoa theo kiểu một nhân vật của Jack London. Không những chỉ thông báo cho Henderson Field các phi đoàn và hải lực địch đi qua, ông còn thu lượm các phi công bị bắn hạ và cùng với các cảm tử quân bản xứ luôn luôn làm cho các toán quân Nhật đi lùng kiếm phải chịu thất bại.


Vào cuối tháng 8, được ông báo cho biết rằng hải quân Nhật đang thể hiện một mức hoạt động không ngừng gia tăng giữa Rabaul và Shortland, Ghormley ra lệnh cho Fletcher nhổ neo với các mẫu hạm Enterprise và Saratoga được hộ tống bởi một thiết giáp hạm (đây là chiếc North Carolina vừa mới được tách khỏi hạm đội Đại Tây Dương để đến tăng cường cho hạm đội của Ghormley), bốn thiết dương hạm và mười khu trục hạm.


Về phía Nhật, Yamamoto phái Nagumo với các mẫu hạm Shokaku, Zuikaku và tiểu hạm Ryujo đến phía đông quần đảo Salomon để che chở tầm xa cuộc đổ bộ quân của tướng Kawaguchi.


Hai lực lượng hải quân Nhật, Mỹ gặp nhau ngày 24 tháng 8 trong các điều kiện gần tương tự với trường hợp xảy ra trong biển Corail. Các phi đoàn Mỹ bay đến chiếc tiểu mẫu hạm Tyujo đi đầu, trong khi đó phi cơ của chiếc Zuikaku tấn công chiếc Enterprise và chiếc thiết giáp hạm North Carolina. Nhiều trận không chiến cực kỳ dữ dội đã nối tiếp nhau không ngừng suốt buổi sáng mà không quyết định được kết quả cuộc chiến. Chiếc Enterprise bị trúng ba quả bom, tay lái bị hư Riêng chiếc Ryujo thì bị chìm ngay đợt tấn công đầu tiên.


Vào quá trưa, bầu trời phủ đầy mây và hai bên đối thủ tách rời nhau ra. Đến tối Fletcher quyết định dứt chiến và đưa chiến hạm của ông trở về Espiritu Santo.

Cuộc đụng độ không có kết quả rõ rệt này một lần nữa lại được hai bên coi là chiến thắng của mình. Có lẽ đó là một chiến thắng của Mỹ thật nếu như chiếc Saratoga lại không bị trúng thuỷ lôi của một tàu ngầm Nhật khiến bị hư hại nặng trên đường về. Các cuộc giao đấu ấy gia dĩ lại không có ảnh hưởng gì đến tình hình tại Guadalcanal. Chúng không ngăn cản được lữ đoàn bộ binh của Kawaguchi đổ bộ trong đêm tối về phía đông nhờ các khu trục hạm đi đi lại lại.


Lần này Vandegrift bị đe doạ bởi một lực lượng quan trọng khác hẳn với đoàn quân của Ichiki: hơn bảy ngàn người nay đã có mặt trên đảo và đang chuẩn bị một cuộc xung phong mới.

Trong thời gian hai tuần lễ tiếp theo, hai bên đối thủ phân phối lực lượng, dự liệu cho cuộc chiến đấu. Vandegrift nhận thêm được hai trung đoàn tăng viện của sư đoàn 2 thuỷ quân lục chiến đang được thành lập và Kawaguchi tiếp đón các binh sĩ tiên phong của công binh và đã cực nhọc vạch được một con đường mòn khá rộng trong rừng rậm giúp bọc vòng chu vi phòng thủ của Mỹ về phía nam và nối tiếp được với các thuỷ quân lục chiến Nhật đang đóng tại phía tây sông Lunga từ đầu cuộc chiến.
 
Ngày 12 tháng 9, ngay giữa đêm tối, tiếng súng vang động như sấm và ánh hoả châu đã đánh dấu phút khởi đầu của cuộc tấn công. Một giờ trước đó, áp dụng một phương pháp mà sau đó sẽ được hoàn thiện mỹ mãn, Kawaguchi đã biệt phái các toán “đánh trộm” chỉ võ trang bằng kiếm, xâm nhập vào phòng tuyến sau khi cắt cổ lính gác mà họ không kịp kêu một tiếng nào. Ngay từ khi bắt đầu hành động, nhiều kẽ hở thật sâu bị mở toang trên sườn phía nam của chu vi phòng thủ. Nhiều trận đụng độ khốc liệt đã xảy ra suốt đêm và, khi bình minh vừa ló dạng, hàng trăm oanh tạc cơ Nhật bay đến hết đợt này đến đợt khác dưới sự yểm trợ của vài khu trục cơ. Một cuộc trình diễn bi thảm bên trên các chiến binh, trong một bầu trời tối sẫm vì tiếng nổ và khói từ các phi cơ bị bắn hạ. Sau hai ngày đụng độ ác liệt, các tiểu đoàn của Kawaguchi đã bắt buộc quân Mỹ lùi lại một cây số trên cạnh sườn một đỉnh núi san hô tơi tả, song song với dòng sông Lunga, được quân Mỹ đặt cho tên “Bloody Ridge” (Đỉnh đồi máu). Nhiều cuộc xâm nhập đã xảy ra và bộ chỉ huy của Vandegrift suýt bị tiêu diệt… Kiệt sức vì ba mươi sáu giờ chiến đấu liên tục trong không khí nóng bức ngột ngạt của rừng già, thuỷ quân lục chiến Mỹ sắp sửa buông xuôi. Nhưng thái độ anh hùng của các sĩ quan và sự hiện diện liên tục của ông tướng tư lệnh tại điểm bị tấn công mạnh nhất đã nâng đỡ được tinh thần dũng cảm của binh sĩ. Về phía quân Nhật, họ bị những tổn thất kinh khủng. Thấy lực lượng của mình giảm dần, Kawaguchi từ bỏ việc theo đuổi cuộc tấn công và ra lệnh rút lui toàn diện.


Trong tâm trí ông, đấy chỉ là một cuộc rút lui chiến lược. Trận đánh này đã cung ứng cho ông các bài học mà ông tìm kiếm. Ông đã hoàn thiện chiến thuật chiến đấu trong rừng rậm và đối với ông, chắc chắn ông sẽ chiến thắng ngay khi nhận được vài tiểu đoàn hiện đang bị thiếu hụt.


Rủi thay cho ông ta, Turner, nhờ các mối giao thiệp cao cấp mà ông còn giữ được với Ngũ giác đài, đã nhận được trong thời gian ấy tăng viện về vũ khí, phi cơ và người. Ngày 18 tháng 9, một đoàn công voa đầu tiên với sáu hải vận hạm-trong đó có chiếc Mac Cawley táo bạo đổ bộ 4.000 người và 147 xe thiết giáp trên bờ biển Lunga dưới sự che chở của khu trục cơ và oanh tạc cơ đâm bổ. Thành công của chiến dịch sẽ toàn vẹn nếu chiếc mẫu hạm Wasp, mà Fletcher phái đến để tung các phi cơ lên trên Henderson Field, lúc quay về không bị rơi vào ổ phục kích của tàu ngầm Nhật, và bị thuỷ lôi của chúng đánh chìm.


Bất chấp vụ què quặt mới xảy đến cho hạm đội che chở ấy, Turner tiếp tục một cách can đảm các chuyến đi về tiếp tế và đổ thêm lên bãi biển vài tiểu đoàn nữa.

Vững mạnh nhờ ưư thế về số lượng, Vandegrift quyết định tấn công bãi biển đổ bộ của Nhật tại phía tây sông Lunga. Ông đã thất bại. Địa thế rất khó khăn. Hàng trăm thuỷ quân lục chiến suýt bị bao vây gữa hai con sông. Cuộc tấn công bị huỷ bỏ ngay cả trước khi bắt đầu.


Kết quả của cuộc điều quân này là đưa quân Nhật lên đóng trên núi Austen, một ngọn đồi cao chung quanh bao phủ bởi một khu rừng già nổi danh là không thể xuyên qua được, từ đó họ chế ngự được vòng đai phòng thủ và có thể quan sát được tất cả hoạt động của Henderson Field.


Đến đầu tháng 10 năm 1942, đội quân trú phòng của Vandegrift đã được nâng lên đến 19.500 người, quân số của Kawaguchi chỉ mới được là 12.000 người, nhưng các vị trí của ông thì không thể nào bị chiếm được và tạo thành các cc xuất phát tuyệt diệu. Ngoài ra, gần như hàng đêm ông nhận được tiếp viện nhờ các đoàn công voa nhỏ gồm có các khu trục hạm chuyển vận mà quân Mỹ đặt cho cái tên là “chuyến tốc hành Đông Kinh”.


Từ đó, trận đánh tại Henderson Field mang một hình thái khác. Tất cả mọi hoạt động của hải quân và không quân đều được tập trung vào phi trường này làm như nó là trung tâm điểm của trái đất. Một cuộc chạy đua bằng tốc độ được tung ra cho bên nào đến trước đổ được nhiều quân và chiến cụ nhiều nhất. Trong các trận đánh kéo dài bất tận đó, cả hai đối thủ đều sẽ chứng tỏ cùng can đảm như nhau cùng lì lợm như nhau và-cần phải nói điều này-cùng thiếu óc tưởng tượng như nhau. Thay vì tử tìm cách khác-chẳng hạn như xây dựng một phi trường cạnh đó-họ bám cứng ngắt ở đó như các con cừu đực húc đầ gài sừng vào nhau và không thể nào tách rời nhau ra được nữa…


Đến giữa tháng 10, rốt cuộc hiểu rằng họ sẽ không bao giờ thắng được nếu chính họ không mang đến đại pháo và thiết giáp, quân Nhật quyết định phá huỷ các kho dự trữ xăng và các cơ sở tại Henderson Field bằng các cuộc hải pháo. Một lực lượng đặc nhiệm Nhật gồm nhiều thiết dương hạm và hai thiết giáp hạm được tập họp tại Shortland.


Được Mason đảm lược báo trước, ông ta vẫn luôn luôn canh chừng địch bất chấp các thử thách Ghormley cũng vậy, phái các thiết dương hạm của mình đến xung quanh đảo Savo để chặn ngang eo biển. Nhiều cuộc đụng độ rối loạn xảy ra trong đêm tối trước mũi Espérance, nhưng chúng không ngăn cản được quân Nhật cày nát Henderson Field bằng các cuộc hải pháo vĩ đại từ các thiết dương hạm và thiết giáp hạm.


Các cuộc pháo kích này đã đạt đến mức tột đỉnh trong đêm 15 rạng 16 tháng 10 năm 1942. Ánh mặt trời lên cao chiếu sáng một quang cảnh lăng nhục nhất. Những thuỷ quân lục chiến còn đang ngô ngô thất thểu vì những tiếng nổ của đạn pháo từ các chiến hạm và của những phuy xăng, khi bước ra khỏi hầm trú ẩn liền thấy bốn hạơc năm tàu chở hàng của Nhật đổ quân lên bãi như trong một cuộc thực tập. Không một khu trục cơ nào của Mỹ còn sót lại sau cuộc tận diệt có thể cất cánh, và viên sĩ quan chỉ huy trưởng căn cứ hò hét ầm ĩ: “Trời ơi! Các anh hãy đi tìm xăng đi, và lẹ lên!”. Các binh sĩ phân tán khắp phi trường và chạy hụt hơi tìm kiếm các thùng xăng dự trữ được che giấu. họ tìm được vài thùng, rồi chuyển bằng ống cao su vào bình chứa của các pháo đài bay B-17 vừa từ Úc đến, tất cả đều ít nhiều bị hư hại vì cuộc hải pháo. Một giờ sau, các khu trục cơ đầu tiên cất cánh để che chờ cho các phi cơ vận tải chờ xăng được Turner hấp tấp phái đến. Buổi tối, một tàu ngầm đem đến thêm 30 tấn nữa. Nhờ đó Henderson Field lại được diên trì thêm một lần nữa, nhưng chưa bao giờ các quân nhân phòng thủ lại cảm thấy khốn khổ đến như thế.
 
Cùng ngày hôm đó, Đô đốc Nimitz, vốn cam tâm chịu đựng thái độ dửng dưng của Bộ Quốc phòng từ trước đến nay, đã tóm tắt tình hình trong mấy dòng sau: “Đã có chứng cớ cho thấy chúng ta không có khả năng kiểm soát hải phận trong khu vực Guadalcanal nữa. Vì vậy chúng ta không thể tiếp tục tiếp tế cho các cứ điểm bạn với giá những hy sinh quá lớn lao tình hình không đến nỗi tuyệt vọng, nhưng đã quá đỗi hiểm nguy”.


Sự lượng giá rất đụng chạm này vốn của một người luôn luôn mềm dẻo như ông đã đem lại kết quả mong muốn. Đô đốc King, mặc dầu bị thu hút hoàn toàn vào mối ưu tư dành cho các đoàn công voa lớn lao tiến tới Bắc Phi vừa nhổ neo ra khơi, đã thông báo kịp thời cho Roosevelt. Tổng thống Mỹ lập tức gửi một điệp văn đầy đe doạ cho các thành viên uỷ ban tham mưu hỗn hợp đồng minh, truyền lệnh “tăng viện cho Guadalcanal, và làm mau…”.


Một loạt các biện pháp mạnh mẽ được áp dụng mà biện pháp đầu tiên-và chắc chắn là biện pháp ít thích nghi nhất là-một sự xáo trộn toàn diện bộ chỉ huy cao cấp. Đô đốc Halsey, với sức khoẻ đã khả quan, đến thay Ghormley. Đô đốc Kinkaid đến thế chỗ nhân vật đảm lược Fletcher người bị trách cứ là đã rút lui các mẫu hạm quá sớm trong đêm 8 tháng 8. Quả thật là một vụ thay đổi xà ích ngay khúc sông cạn…


Nhiều biện pháp khác tiếp tục được áp dụng mang lại cho các chiến sĩ bảo vệ Henderson Field một sự tiếp cứu rõ rệt hơn. Một thiết giáp hạm mới 35.000 tấn, chiếc South Dakota vừa mới được trang bị một rừng cao xạ DCA, 6 tuần dương hạm, 90 oanh tạc cơ đâm bổ, 75 khu trục cơ của lục quân, 2 phi đoàn B-17, 24 tiềm thuỷ đỉnh, và một hải đoàn khinh tốc đỉnh, đấy là món quà mừng lên chức của vị tư lệnh mới.
Vì bếit rằng sự bổ nhiệm vừa qua bắt nguồn ở danh tiếng hiếu chiến của ông, Halsey lập tức ra lệnh cho tất cả chiến hạm dưới quyền nhổ neo ra khơi.


Về phía Nhật, Bộ tư lệnh cũng chịu đựng các thay đổi tương tự. Kawaguchi bị đặt dưới quyền Đại tướng Maruyama vừa đến cùng với quân tăng viện và Đô đốc Kondo, mặc dầu liên tục chiến đấu ngay từ đầu, đã thay thế Nagumo chỉ huy hạm đội hàng không mẫu hạm. Trong lúc Maruyama tung ra một đợt tấn công mới và cày nát Henderson Field từ trên cao đỉnh Austen, Lực lượng Đặc nhiệm của Kondo chạy xuống nam dọc theo phía đông quần đảo Salômn hy vọg gặp hạm đội Mỹ, mà theo các tin tức ông có được, thì chỉ còn lại có một mẫu hạm.


Ít ra cùng là trên điểm này, dự đoán của ông quá lạc quan. Ngoài mẫu hạm Hornet, Halsey còn có chiếc Enterprise vừa được sửa chữa vội vàng, đã trở lại chiến tranh chiến đấu. Hai thiết giáp hạm, hai tuần dương hạm nặng và ba tuần dương hạm phòng không bổ huyết cho Lực lượng Đặc nhiệm của Hoa Kỳ như thế là được trang bị một hoả lực phòng không tập trung mạnh mẽ cho đến lúc ấy chưa bao giờ được thực hiện.


Bình minh ngày 26 tháng 10 năm 1942, trong lúc mẫu hạm Enterprise và Hornet tiến ngược lên theo phía đông quần đảo Salomon đến ngang đảo Guadalcanal, một PB-Y Catalian báo hiệu thấy hạm đội địch. Bất chấp lực lượng chênh lệch, ông Tư lệnh hăng hái Halsey tung ra một hiệu lệnh rất đúng kiểu của ông: “Tấn công! Tấn công! Tôi lặp lại: Tấn công!”. Mẫu hạm Enterprise vốn đã phóng lên một phi đoàn oanh tạc cơ tuần tiễu, liền chuyển cho nó mệnh lệnh tấn công này. Thấy chiếc tiểu mẫu hạm Zuiho đi đầu Lực lượng Đặc nhiệm Nhật, các oanh tạc cơ đâm bổ nhào vào và đánh chìm nó trong vài phút. Nhưng các phi đoàn của mẫu hạm Zuikaku và Shokaku đã lên đường. Chúng gặp các phi cơ của mẫu hạm Enterprise, và các khu trục cơ Zéro, ẩn nấp trong mây, đâm bổ từ 7000 thước xuống để tiêu diệt địch. Một nửa tổng số oanh tạc cơ Mỹ bị hạ. Những chiếc khác theo đuổi cuộc tấn công và đánh trúng chiếc Shokaku rồi tiếp đến lại các phi đoàn của chiếc Hornet bay đến oanh tạc.


Trong thời gian đó các phi đoàn Nhật vượt qua mẫu hạm Enterprise vốn được một cơn mưa rào nhiệt đới thiên nhiên che chở. Thấy chiếc Hornet chúng đổ dòn đến tấn công bất chấp hàng rào phòng không kín mít của các giàn cao xạ trên những tuần dương hạm. Viên phi công một oanh tạc cơ bị bốc cháy điều khiển để phi cơ đâm vào sàn tàu mẫu hạm, trong lúc đó phi công một phi cơ phóng thuỷ lôi tấn công hụt, tự ý đâm sầm phi cơ xuống phi đạo của mẫu hạm, thế là họ đã khai mào cho chiến thuật tự sát ghê rợn, mà hai năm sau sẽ được tổng quá hoá một cách bi thảm. Bị cháy từ trước ra sau và không thể nào điều khiển được nữa, chiếc mẫu hạm đáng thương biến thành tấm bia cho các đợt phi cơ tiếp nối nhau và sau cùng bị thuỷ thủ đoàn bỏ lại. Sau đó ít lúc, nó chìm luôn. Đến lượt mẫu hạm Enterprise bị tấn công, nó nhận lãnh hai quả bom, mà một quả trúng thang máy nâng phi cơ và chỉ nhờ vào hoả lực của chiếc thiết giáp hạm South Dakota mới thoát khỏi tay những phi cơ tấn công.
 
Về phía Nhật, Kondo cũng chịu đựng nhiều tổn thất. Mẫu hạm Shokaku lại bị trúng bom nữa và chiếc Ruyho bị đánh chìm và mang theo chừng 30 phi cơ cùng chừng ấy phi công. Khi được báo cáo là chiếc Hornet và chiếc Enterprise “bốc cháy”, vị tư lệnh hạm đội Nhật quyết định không theo đuổi cuộc tấn công nữa. Đến 11 giờ sáng ngày một bản tin chiến thắng quá lạc quan của tướng Maruyama lại khiến ông nghĩ rằng việc chiếm Henderson Field chỉ còn là vấn đề thời gian. Ông liền tập họp hạm đội và trở về Rabaul tin rằng đã mang về một đại chiến công.


Đấy là một chiến thắng theo kiểu Pyrrhus. Quân Nhật mất 100 phi cơ và 80 phi công phần đông không thể thay thế được vì họ là nhóm ưu tú nhất của không lực thuộc hải quân Nhâậ. Tình hình bên phía Mỹ cũng trầm trọng như thế. Ngoài việc mất chiếc Hornet và 75 phi cơ, những hư hỏng xảy đến cho chiếc Enterprise sắp khiến cho hạm đội của Halsey không còn lại hàng không mẫu hạm nào đúng vào lúc các đơn vị phòng thủ Henderson Field phải chịu đựng cuộc tấn công quy mô nhất trong trận chiến.


Trong tình trạng không thể cung ứng cho Turner sự che chở bằng không quân cần thiết để thực hiện cuộc đổ bộ các lực lượng tăng viện và tiếp tế cho Guadalcanal vào ban ngày, Halsey ra lệnh cho ông phái các hải vận hạm đến ban đêm trước Lunga theo kiểu “chuyến tốc hành Đông Kinh”.


Không muốn tái diễn kinh nghiệm đáng buồn đêm 9 tháng 8 tại đảo Savo, Turner điều nghiên thật kỹ các biện pháp phải làm trước khi bắt đầu công tác nguy hiểm này. Trong tám ngày liền, ông phái các phi cơ B.17 và B25 từ Espiritu Santo đến oanh tạc các vị trí Nhật để tiêu diệt các ổ súng phòng thủ bãi biển và cho tập họp tất cả tuần dương và khu trục hạm để chặn ngang eo biển trong khi có cuộc đổ bộ. Ông còn yêu cầu cả Halsey cho biệt phái khi cần hai thiết giáp hạm thuộc quyền, chiếc South Dakât và chiếc Washington vừa mới đến. Ý tưởng sử dụng các đại chiến hạm như thế này rất cách mạng, được Halsey chấp thuận trên nguyên tắc.


Kể từ 11 tháng 11 năm 1942, các hải vận hạm của Turner gần như đi lại hàng đêm và một thứ trò chơi cút bắt kỳ lạ đã xảy ra giữa các tuần dương hạm Mỹ đảm bảo sự che chở chung quanh đảo Savo và các tuần dương hạm cùng khu trục hạm của “chuyến tốc hành Đông Kinh” tìm cách vượt qua eo biển. Khi các cuộc đụng độ xảy ra, thường thường chính quân Nhật nắm thế chủ động bởi vì, mặc dầu có ưu thế lớn lao nhờ vài giàn rada tinh xảo mà quân Mỹ có trong tay, tình trạng thiếu huấn luyện cho các chuyên viên chưa cho phép quân Mỹ vượt trội hơn các trinh sát viên đêm của Nhật vốn có khả năng phi thường. Các chiến hạm Mỹ thường bị bất ngờ vì ánh lửa léo lên đột ngột do tiếng nổ của một thuỷ lôi Nhật và tiếp theo đó những ánh chớp rung chuyển của tiếng đại bác. Nhờ có số đông, chiến hạm Mỹ trả đũa bằng một màn hoả lực thường không chính xác nhưng cũng đủ nguy hiểm chết người khiến phải e dè. Cuộc mạo hiểm kết thúc bằng các trận đánh đối phương cận chiến tương tự lạ lùng với những trận chiến tại Lépante năm 1571. Điểm khác biệt duy nhất là chúng chỉ kéo dài có 30 hoặc 40 phút thay vì suốt ngày, nhưng cũng giống như tại Lépante, các bên đối thủ tản mác đi nơi khác mà không biết ai là kẻ thắng trận.


Cuộc đụng độ bi tráng sau cùng thuộc loại này đã xảy ra đêm 14 rạng ngày 15 tháng 11 năm 1943 tại eo biển rất xấu giữa Savo và mũi Espérance. Hai đối thủ đã tung ra tất cả các lực lượng cơ hữu. Phía nhật thì thiết giáp hạm Kirishima, ba tuần dương và mười khu trục của Đô đốc Kondo, bên phía Mỹ thì hai thiết giáp hạm Washington và South Dakota do bốn khu trục hạm hộ tống - tất cả các tuần dương hạm của Mỹ đều bị đánh đắm hay bị hư hại nặng trong những lần đụng độ trước. Trận chiến khởi đầu rất tệ cho bên Mỹ vì vài khu trục hạm hộ tống đã bị áp đảo bởi ưu thế tuyệt đối về kỹ thuật cũng như về số lượng của khu trục hạm Nhật. Ngoài ra rủi ro còn muốn cho chiếc South Dakota bị hỏng điện nên không thể bắn được. Chính Đô đốc Lee, trên thiết giáp hạm Washington, là người đã cứu vãn tình thế. Vừa cho chiến hạm chạy lên ngang chỗ các khu trục hạm bị tàn sát và vừa ném bè cấp cứu xuống cho các thuỷ thủ đoàn đang vùng vẫy trong mặt nước đầy dầu cặn, ông khám phá qua máy rada các tuần dương hạm của Kondo và chiếc thiết giáp hạm Kirishima đang nhào đến Lunga để tiêu diệt phi trường Henderson Field. Biết rằng không bị địch trông thấy, ông để cho họ tiến đến gần còn 8.000 thước và, đúng 12 giờ đêm, ông ra lệnh khai hoả. 75 đạn pháo 480 ly, chỉ trong vài phút, rơi xuống thiết giáp hạm Nhật khiến nó biến ngay thành một xác tàu cháy đỏ rực, trong khi Đô đốc Kondo và các tuần dương hạm của ông phải mở hết tốc lực rút lui. Yamamoto không bao giờ tha thứ hành động chạy trốn này, và mặc dầu có một quá khứ sáng chói, ông ta cũng bị Yamamoto tước quyền tư lệnh ngay.
 
Trong khi xảy ra các trận hải chiến ác liệt này, lực lượng thuỷ quân lục chiến của Vandegrift đã được tăng viện gần như toàn diện sư đoàn 2 và một sư đoàn bộ binh được thành lập vội vàng tại Tân-Calédonie và mang một danh xưng rất mỹ lệ: Americal Division (American Caledoian Division). Vandegrift đã mở lại cuộc tấn công dọc theo bờ biển hướng về con sông Manitaku và sắp vượt qua. Quân Nhật mưu toan thực hiện một cuộc đổ bộ lên phía đông của chu vi phòng thủ nơi mà Yamamoto ra lệnh phải lập một phi trường khác, nhưng họ đã bị thất bại đổ máu. Tiếp theo cuộc hành quân đắt giá này, quân Nhật tập trung về phía bắc và phía tây chu vi phòng thủ Mỹ, nơi đây họ còn có thể bám chắt ven biên nhờ cứ điểm kinh khủng trên đồi Austen.


Tình trạng mất quân bình lực lượng ngày càng gia tăng. Bị báo động vì các tổn thất về chiến thuyền và nhất là phi cơ, Yamamoto đề nghị với Tojo bỏ Guadalcanal. Vừa mới từ bỏ kế hoạch đẩy Mac Arthur ra khỏi Tân-Guinée, để có thể tăng viện cho Guadalcanal quân đoàn của Maruyama, Tojo từ chối cuộc rút lui nhục nhã ấy.

Yamamoto phải nhượng bộ, nhưng dường như, ngay từ lúc ấy, ông đã coi như canh bài đã bị thua, vì không bao gìơ ông còn tái diễn một cuộc hành quân qui mô nào để đánh Henderson Field nữa. “Chuyến tốc hành Đông Kinh” chót có tầm khá quan trọng đã vượt qua các eo biển ngày 30 tháng 11 trong một đêm trời tối đen như mực. Điểm đổ bộ được dự liệu là một bãi cát gần một vùng biển nhỏ đầy đá gọi là Tassafaronga. Đoàn công voa gồm có tám khu trục hạm không có tuần dương hạm nào hộ tống. Mặc dầu các cầu tàu chật ních quân lính, phuy xăng và thùng lương thực đạn dược tiếp liệu, các chiến hạm nhỏ này đã thực hiện một thành tích đẹp đẽ nhất trong cuộc chiến bằng cách phóng thuỷ lôi vào bốn tuần dương hạm Mỹ đến chặn đầu chúng. Một trong các tuần dương hạm bị đánh chìm, và ba chiếc khác bị hư hại nặng nề đến nỗi phải trở về Mỹ. Hành động sáng chói này nếu đã có thể giúp mang lại đôi chút thoải mái cho các đoàn quân Nhật Bản mệt nhoài và thiếu ăn, thì cũng là một hành động vô vọng chót.


Từ đầu tháng 12 năm 1942, quân số của Mỹ trên đảo gia tăng đến 40.000 người; quân số của Nhật rớt xuống còn 25.000 trong tình trạng thể chất và tinh thần tệ hại. Đây là lúc thích nghi nhất để cho di tản Sư đoàn 1 thuỷ quân lục chiến vốn phải chịu dựng trong năm tháng liền những trận đánh hàng ngày trong các điều kiện vô nhân đạo. Những trường hợp mắc bệnh sốt rét, kiết lỵ và suy nhược thần kinh đã vọt tăng nguy hiểm. Đã đến lúc phải cho đơn vị vinh quang này nghỉ ngơi.


Ngày 9 tháng 12, tướng Vandegrift bàn giao quyền chỉ huy lại cho tướng Patch, tư lệnh Sư đoàn Americal, và vĩnh viễn rời luôn Guadalcanal cùng với các bộ phận còn lại của Sư đoàn ông. Những người mới đến, hầu hết đều thuộc Lục quân, phải mất ít lâu mới làm quen được với rừng già Guadalcanal và khí hậu ghê rợn tại đấy. Cho đến cuối năm ấy, hai bên đối phương án binh chờ đợi, quân Nhật đành phải tiếp tế tằng tiện cho binh sĩ của họ bằng cách phái các tàu ngầm ban đêm chở đến một số thực phẩm, phuy xăng, phần quân Mỹ thì ngày nào cũng gửi dương vận hạm đến, dưới sự che chở của một lực lượng không quân khổng lồ.


Trong tháng giêng năm 1943, cuộc tấn công đầu tiên vào cứ điểm đồi Austen đã chạm phải một hệ thống phòng thủ không thể vượt qua được. Không dám tiến quân trước khi vô hiệu hoá cứ điểm ấy, Patch chờ được tăng viện thêm người và vật liệu để bao vây ngọn đồi, do đó mặt trận trở nên ổn định.


Về phía Halsey, ông đã rút ra bài học nhân các sự thất bại vừa qua. Nimitz, đã theo ý kiến của ông, viết một phúc trình cho rằng nguyên nhân của các thất bại ấy là sự huấn luyện đáng phàn nàn của các tuần dương hạm và khu trục hạm theo chiều hướng chỉ biết có sứ mạng hộ tống khiến cho chúng mất hết các ý tưởng tấn công. Sự ổn định tình hình tại Guadalcanal và sự biến dần các “chuyến tốc hành Đông Kinh” dường như cho thấy một chiều hướng mới trong chiến lược của Nhật, Halsey liền gọi các chiến hạm trở về phía nam để tập họp lại và huấn luyện chúng.


Trong hai tuần đầu của tháng giêng, cuộc tấn công lên đồi Austen bị hoãn lại ngày này đến ngày khác vì lý do thiếu hụt chiến xa nhẹ và tình trạng bi đát của các phi đạo bị các con sông đầy bùn lầy cản trở. Tuy vâth ngày 18 tháng giêng, ba chiến xa nhẹ cũng tấn công lên sườn phía tây. Hai chiếc bị sa lầy nhưng chiếc thứ ba bò lên được đến đỉnh. Trong khi nó pháo và phía sau pháo đài Gifu, nơi dường như còn các binh sĩ khoẻ mạnh cuối cùng của Nhật rút vào ẩn nấp, các thông dịch viên Mỹ dùng loa phóng thanh thúc giục họ đầu hàng. Lời kêu gọi chẳng có kết quả gì. Một vài tù binh bị bắt khi được thẩm vấn đã cho rằng một số binh sĩ không mong gì hơn là được đầu hàng, nhưng họ sợ các sĩ quan và cũng chẳng còn sức đâu mà đi tới được nữa…


Nhiều chiến xa đã tiếp nối được chiếc đầu tiên chạy đến tận pháo đài Gifu, sau hai ngày oanh tạc dữ dội, Patch ra lệnh thử tấn công. Một chiến xa chọc thủng được phòng tuyến và một cuộc cận chiến hung tàn xảy ra sau nó, trong hệ thống mê cung gồm hang hốc và các hầm trú ẩn che đậy bằng các thân cây. Đến 2 giờ sáng đêm 22 rạng 23 tháng giêng, chừng 100 binh sĩ Nhật nhảy ra khỏi chỗ ẩn nấp theo lệnh của thiếu tá Inagaki, chỉ huy trưởng cứ điểm, vừa ném lựu đạn vừa nổ súng tự động. Tất cả toán quân đều bị đốn ngã mau lẹ. Khi trời sáng, 85 xác chết nằm sóng sượt trước các hầm ẩn nấp trong đó hai đại đội bộ binh Mỹ rút vào để đẩy lùi cuộc phản công tự sát này. Trong số xác chết có Inagaki, một tiểu đoàn trưởng khác, tám đại uý và mười lăm trung uý. Khi tiến vào pháo đài, quân Mỹ chỉ tìm thấy những sinh vật ngơ ngẩn hình dáng chỉ còn lại bộ xương và những thương binh đang hấp hối.
 
Vừa được báo tin, lập tức Patch cho tiến quân qua phía tây trên một mặt trận rộng lớn. Cuộc tiến quân qua các bờ sông dựng đứng giúp cho quân Nhạt tung ra nhiều trận đánh trì hoãn. Từ ngày 26 tháng giêng cho đến ngày 6 tháng 2 năm 1943, quân Mỹ tiến được mười lăm cây số, lần lượt vượt qua các bãi biển đầy xác tàu được dùng để đổ quân và vật liệu từ các “chuyến tốc hành Đông Kinh”. Địch quân vừa đánh vừa rút lui, nhưng càng lúc họ phải bọ lại càng nhiều xe cộ và trọng pháo.


Tại Henderson Field, mỗi ngày nghe tiếng súng rời xa hơn, bộ tham mưu của Patch bắt đầu tiếp đón các cuộc viếng thăm. Sau Đonal Kennedy, Halsey đã đến. Rồi do sự thiếu kín đáo, một đài phát thanh đã loan khắp căn cứ một sửng sốt: không những các Đô đốc Nitmitz và King được loan báo, mà cả Bộ trươởn Hải quân, Frank Knox cũng đã rời Washington đáp máy bay đến viếng thăm Guadalcanal! Rõ ràng là các nhân vật ấy muốn chứng kiến tận mắt chiến trường của các trận đánh đã từng gây cho họ biết bao lo âu đó. Họ cũng muốn thảo luận tại chỗ các bài học rút ra được từ trận chiến đắt giá này và để biết trong điều kiện nào có thể bắt đầu trận kế tiếp. Có lẽ họ cũng hy vọng chứng kiến cuộc bao vây và cuộc đầu hàng quân Nhật. Về điểm này, họ bị thất vọng. Cuộc tiến quân của Mỹ diễn tiến rất chậm chạp và tiếng súng như sấm động liên tục vẫn rung chuyển ngày đêm.


Bình minh ngày 8 tháng 2, cường độ tác xạ pháo binh đột nhiên gia tăng. Tại nhiều nơi, địch quân tung ra nhiều cuộc phản công ác liệt đánh bất ngờ vào đạo quân của Patch. Đến tối, quân Mỹ vấp phải một hàng rào chống cự tàn khốc với nhiều cuộc cận chiến tương tự như trường hợp tại pháo đài Gifu. Rồi đến nửa đêm, trật tự lại được ổn định. Lúc trời sáng, một không khí bình an kỳ dị đột nhiên nối tiếp những tràng súng đạn liên miên mà từ sáu tháng nay vẫn chám phá các đêm thức trắng canh phòng của đạo quân tại phi trường Henderson. Binh sĩ vốn quen với tiếng động, nhảy ra khỏi hố cá nhân với một cảm tưởng khó chịu như bị bệnh. Mặt trời lên cao trên một cảnh rừng già bình yên, đang còn ngái ngủ trong sương sớm.


Trên đảo không còn bóng dáng một quân sĩ Nhật nào nữa. Họ hoàn toàn biến mất như có phép lạ… “Chuyến tốc hành Đông Kinh” cuối cùng đã cặp vào làng Visale nay tại chỗ đức cha Aubin tiếp những người Nhật đầu tiên cách sáu tháng trước. Các hạm trưởng khu trục hạm Nhật đã thành công phi thường trong việc cặp tàu vào hải cảng tí hon, đưa lên tàu gần 10.000 người và ra đi trước khi trời sáng mà không hề làm cho quân Mỹ chú ý.


Các tiền thám viên đầu tiên đến Visale trông thấy các kiến trúc của phái bộ truyền giáo bị cướp phá. Dân bản xứ chạy trốn vào rừng đã trở về từng nhóm nhỏ. Nhờ đó, quân Mỹ mới biết được rằng tất cả các tu sĩ đều rút lui được vào rừng sâu do các hướng đạo viên của các Coast Watchers hướng dẫn, ngoại trừ hai linh mục và một nữ tu sĩ bị bắn bỏ.


Các sử gia Hoa Kỳ kể lại rằng những binh sĩ Nhật Bản kiêu dũng vốn đã đương đầu với một chống mười trước cuộc tiến quân của Patch được tiếp đón rất tệ bạc tại Rabaul, vì bị sa thải hết tại chỗ, “để tránh cho họ mối nhục phải trở về nước trong tư thế những người bại trận”. Điều này khá đúng sự thật, vì sau những khổ đau mà họ phải chịu đựng, họ không còn có ích nữa và vì bộ tư lệnh Nhật muốn dấu công luận tin tức về cuộc thối lui nhục nhã này.


Ta có thể tìm thấy trong các xứ khác nhiều tấm gương vô ơn bạc nghĩa cũng khó chịu như vậy. Chỉ nói đến Mỹ thôi, cũng không ai ngạc nhiên khi biết không có một vị Đô đốc nào tham dự ngay từ đầu “cuộc mạo hiểm ghê rợn ấy lại được tưởng thưởng xứng với công lao của họ. Sau khi bị tước quyền tư lệnh chỉ vì quá thận trọng, Fletcher chìm trong bóng tối cho đến khi hết chiến tranh, và Ghirmley thì không được giữ một chức vụ quan trọng nào khác. Khi cơn nguy hiểm vừa qua, ai cũng quên ngày những trách nhiệm ngàn cân từ rất lâu đè nặgn trên vai những người phòng vệ pháo đài cuối cùng.


Chính ngay cả Vandegrift cũng vậy, mặc dầu được thăng lên trung tướng và được huy chương phủ đầy ngực, cũng không được sự tôn kính long trọng như ông xứng đáng được hưởng. Có lẽ người ta đã xét đoán rằng ông ta có đôi phần lăng nhục khi thú nhận rằng, nếu không có nhiệt tâm bất khuất của một ông thiếu tướng và một nhóm nhỏ thuỷ quân lục chiến, thì chiến thắng đã lọt vào tay quân địch từ lâu.
 
Cuộc phản công

Thanh toán Yamamoto

Ngay khi sự kháng cự của Nhật tại Guadalcanal sụp đổ, Mac Arthur cũng đã gửi đi bản tin về chiến thắng đầu tiên của ông: sau sáu tháng nỗ lực ông đã đuổi được quân Nhật ra khỏi hai cứ điểm tiền phương Gona và Buna nằm về phía cực nam của Tân-Guinée. Chiến công này rất xứng đáng bởi vì về phía đất liền, quân Nhật được che chở bởi một vùng rừng rậm cũng đáng sợ như tại Guadalcanal, và các sư đoàn Mỹ-Úc, vì không thể trông cậy vào sự yểm trợ nào của Hải quân chỉ có thể tiến quân nhờ các đợt thả quân dù tăng viện.


Hãnh diện với thành quả này, Mac Arthur trơ lại làm áp lực để đòi hỏi mở màn giai đoạn thứ hai của cuộc tấn công vào Rabaul mà ông sẽ đảm trách nhiệm vụ chỉ huy tối cao. Nimitz liền nại cớ rằng vì hạm đội Thái Bình Dương của ông chỉ trong vòng ba tháng mà đã mất ba mẫu hạm, bảy tuần dương hạm và mười bốn khu trục hạm, nên không thể nào cùng một lúc đảm bảo sự yểm trợ bằng hải quân và không quân cho cả Tan-Guinée lẫn quần đảo Salomon.


Uỷ ban tham mưu hỗn hợp đồng minh hậu thuẫn ý kiến này và quyết định giới hạn hoạt động của hai chiến trường vào các cuộc hành quân thuần tuý bằng không quân cho đến khi hạm đội của Halsey được tăng cường bởi các mẫu hạm đang được đóng, nghĩa là cho đến mùa thu.


Bên kia phòng tuyến, nay được cụ thể hoá bằng quần đảo Bismarck (người Mỹ gọi là “Bismarck barrier”), Yamamoto cũng tu chỉnh lại các kế hoạch. Mục tiêu của ông thì luôn luôn vẫn như cũ: tiêu diệt hạm đội Mỹ trước khi nó kịp được thành lập lại. Không biết rằng ông bị lọt vào mưu chước của bộ máy Magic, ông gán cho thất bại tại Midway nguyên nhân vì ở quá xa các căn cứ khiến ông không thể nào che chở hạm đội bằng không lực lúc nguy hiểm xảy đến. Nhưng giờ đây, ông đã đóng vững chắc sau Bismarck Barrier, nếu như được vài mẫu hạm hiếm hoi của Mỹ còn chạy được về phía tổ ong vò vẽ Rabaul, thì ông có thể tham chiến trong những điều kiện tốt đẹp nhất. Hai mẫu hạm mới- chiếc Juyno và chiếc Hiyo-vừa đem ra sử dụng trong lúc bên phía Mỹ chỉ còn lại chiếc Enterprise và chiếc mẫu hạm xưa cũ Saratoga. Cần phải lợi dụng cấp kỳ vì cơ may đặc biệt này rất có thể không bao giờ xuất hiện một lần nữa.


Kế hoạch của vị Đô đốc trứ danh liền được trình cho Tổng hành dinh Thiên hoàng và một lẫnn được chấp thuận, Yamamoto liền rời khỏi chiếc thiết giáp hạm khổng lồ Musachi-sister ship của chiếc Yomoto-vừa mới được hạ thuỷ, để đặt bộ tư lệnh tại Rabaul.


Đây là lần đầu tiên trong lịch mà một vị Tư lệnh hạm đội Nhật lại rời bỏ soái hạm để đặt bản doanh trên đất liền ngay giữa chiến trận, nghĩa là kế bên không lực của hải quân. Dường như trong tâm trí ông, cử chỉ này có một giá trị tượng trưng và bằng sự hiện diện của mình ngay giữa các phi công, ông muốn nhấn mạnh rằng chiến thắng từ nay sẽ lệ thuộc vào các phi công ấy.


Vừa đến Rabaul, Yamamoto liền phân phối tất cả các không đoàn cơ hữu đến các căn cứ tại Salomon và tại Tân-Guinée kể cả phi đoàn trên các mẫu hạm tạm thời bị giải giới. Thật vậy, giai đoạn đầu của “kế hoạch A” gồm có việc làm cho đời sống tại căn cứ Mỹ khó chịu đựng nổi bằng các cuộc oanh tạc vĩ đại khiến cho hạm đội Mỹ phải đến can thiệp. Trước khi mở cuộc tấn công, vị Tổng tư lệnh tập họp các phi đoàn trưởng và thẳng thắn trình bày với họ tính cách trầm trọng của tình hình. “Chúng ta sẽ, ông nói, tung ra nhiều trận đánh gay go trên mặt biển và trên không trung. Kết quả của các trận đánh ấy và do đó kết cục của cuộc chiến, phần lớn lệ thuộc vào cung cách hành động mà các anh chứng tỏ trong các cuộc không chiến”. Tất cả những người tham dự đều bị lời nói của ông ghi những ấn tượng sâu sắc. Giờ đây họ hiểu rằng một thất bại mới sẽ kéo theo những hậu quả như thế nào.


Cuộc tấn công đầu tiên được tung ra ngày 8 tháng 4 năm 1943. 70 oanh tạc cơ và hưon 100 khu trục cơ cất cánh từ Buin (Bongainville) hướng về Tulagi và Henderson Field. Ba ngày sau, đến lượt các phi trường mà Mac Arthu đã vô cùng cực nhọc cho xây dựng trên triền phía bắc dãy trường sơn tại Tân-Guinée bị tấn công. Rồi ngày 14 tháng 4 Milne Bay và Morserby được 43 oanh tạc cơ do 130 khu trục cơ hộ tống đến viếng thăm.


Trong giai đoạn đầu của “kế hoạch A” đó, Yamamoto thường đến viếng thăm các đơn vị không lực. Ông bước ra khỏi một oanh tạc cơ một cách bất chợt và tiến qua các vũng bùn lầy, với bộ quân phục kaki của không lực hải quân. Các phi hành đoàn tập họp trên phi trường, những người không bao giờ tưởng tượng ra ông trong hình dáng nào khác hơn là trong bộ quân phục trắng tinh tua tủa dây biểu chương, đã xúc động sâu xa khi thấy vị chỉ huy tối cao cũng chia sẻ những hiểm nguy giống như họ, chịu đựng cùng thời tiết xấu trong cùng bộ quân phục như họ. Tất cả những người ra đi chiến đấu đều cảm thấy ấm lòng.


Khi cuộc oanh kích sau cùng chấm dứt, Đô đốc nghiên cứu báo cáo của các đơn vị trưởng. Kết quả dường như rất thuận lợi: 1 tuần dương, 2 khu trục và 25 hải vận hạm bị đánh chìm, 150 phi cơ bị hạ. Không phải là không nghi ngờ các sự ước lượng ấy quá lạc quan, ông giao hoàn lại các phi công về với các mẫu hạm của họ rồi bắt đầu một vòng thanh sát mới khắp các căn cứ trong vùng chiến đấu. Ông nhìn tương lại với sự yên tâm. Ông có trong tay bốn mẫu hạm nặng, hai mẫu hạm nhẹ tương trưng một tổng số 400 phi cơ, 190 phi cơ thuộc không đoàn 2 đặt căn cứ tại Kavieng (tân-Irlande) vfa tại Bum (Bougainuille) và 300 phi cơ của lục quân được phân phối trên các phi trường khác. Hải đoàn mẫu hạm thứ nhất do Phó Đô đốc Ozawa, người đã từng được tôn vinh tại Mã Lai, chỉ huy, hải đoàn thứ 2 do Phó Đô đốc Kusaka, một trong các phi công danh tiếng nhất của không lực hải quân. Với các thiết giáp hạm Yamato và Musachi hậu vệ và chừng mười lăm tuần dương hạm cùng bốn mươi khu trục hạm, hạm đội liên hợp vượt hẳn hạm đội của Halsey đến mức độ chiến thắng trong một cuộc đụng độ ctoàn diện là điều không thể còn nghi ngờ gì nữa. Tất cả vấn đề bây giờ là làm sao khiêu khích nó.
 
Ngày 18 tháng 4 năm 1943, lúc 6 giờ sáng Đô đốc Yamamoto bước lên một oanh tạc cơ hai máy Mitsubishi với ba trong số các sĩ quan của ông. Đô đốc Ugaki, tham mưu trưởng của ông, bước lên chiếc thứ hai cùng loại. Cuộc viếng thăm đầu tiên của ông sẽ dành cho tướng Hyakudaté, tư lệnh Lộ quân 17, vừa rời khởi Rabaul để đến đặt bản doanh ở căn cứ tiền phương Buin tại Bougainville; nhưng ông đã dự liệu dừng chân trên hòn đảo nhro Ballale nơi đặt ban chỉ huy của hải đoàn mẫu hạm thứ hai. Các giới chức chỉ huy liên hệ đã báo trước bằng một công điện mã hoá ghi rõ giờ đến của các phi cơ.


Sau khi cất cánh từ Rabaul và được chín khu trục cơ hộ tống, các oanh tạc cơ bay vòng miệng núi lửa bao quanh vịnh và hướng thẳng đến Bougainville. Các điều kiện phi hành đều rất tôt đẹp và các đỉnh núi xanh có sương mù bao phủ trên chóp đã bắt đầu hiện rõ. Đến 7 giờ 15 phút, các oanh tạc cơ bắt đầu giảm cao độ để tiến gần đến bờ biển và bay trên rừng rậm ở cao độ 600 thước trong khi các khu trục cơ vẫn giữ cao độ cũ. Đúng 7 giờ 30, tức là còn cách Ballade 15 phút bay, một trong các khu trục cơ hộ tống vừa trông thấy một toán phi cơ P.38 bay trên đầu, nên muốn báo hiệu cho Đô đốc càng sớm càng hay. Hành động này được các phi công oanh tạc cơ giải thích như là một sự thông báo cần hạ thấp xuống hầu đê trống xạ trường cho các khu trục cơ, và cả hai chiếc oanh tạc cơ đều chúi xuống thấp về phía rừng già. Nỗ lực điều động máy bay của họ vô ích. Nhờ có tốc độ cực lớn khi đâm bổ xuống các phi cơ P.38 bỏ xa dần các khu trục cơ Nhật và lao vào các oanh tạc cơ xả súng bắn ác liệt. Chiếc phi cơ của Đô đốc là chiếc bị trúng đạn đầu tiên và rơi tan tành xuống rừng già sau khi bốc cháy. Chiếc oanh tạc cơ thứ hai lái vòng ra biển cũng bị rượt kịp và bị bắn rơi xuống biển. Các phi cơ tuần thám bờ biển hấp tấp bay đến phía chiếc oanh tạc cơ đã chìm mất một nửa và kéo ra được Đô đốc Ugaki vốn bị thương rất nặng. Nhờ chỉ dẫn của các khu trục cơ, xác chiếc phi cơ của Yamamoto được đánh dấu và một đoàn quân thám sát vạch được một lối đi cho đến đó. Hai phần ba phi cơ bị cháy ra tro, nhưng chiếc ghế của Đô đốc bị văng ra xa khi phi cơ chạm đất. Xác ông có vẻ gần như nguyên vẹn và ông còn nắm chặt đuôi kiếm trong tay. Bốn sĩ quan tuỳ tùng của ông chỉ còn lại các mảnh vụn không nhận diện được. Viên bác sĩ khám nghiệm xác Đô đốc khám phá thấy các vết đạn trong đó có một viên trúng và tạo ra cái chết tức thời.


Xác Yamamoto được đưa về Buin để hoả thiêu tại đấy. Tro tàn của người anh hùng Trân Châu Cảng được để trong một bình đựng di hài đặt trên một nấm mộ nhỏ kế cạnh bộ chỉ huy.

Tin tức về tai hoạ này không thể nào giữ bí mật được lâu. Nó tạo ra một nỗi kinh hoàng vô bờ bến tại Nhật Bản. Dân chúng vốn bị giấu kín về cuộc thảm bại tại Midway, vốn luôn luôn coi Yamamoto như một vị tư lệnh không thể nào bị thua trận. Chắc chắn là niềm tin ấy không có gì sai lầm cả bởi vì sự thất bại này đã lệ thuộc vào một sự tình cờ có thể nói là kỳ diệu của các điều do máy Magic khám phá.


Tại Hoa Kỳ, tin loan báo cái chết bị thảm của vị Tổng tư lệnh quân Nhật gây ra cả một cơn vui sướng bùng nổ thật sự. Rốt cuộc rồi Đáng toàn năng cũng đã trừng phạt kẻ có trách nhiệm về cuộc xâm lăng xảo trá tại Trân Châu Cảng! Đối với các lãnh tụ cao cấp của Hải quân, tin ấy không gây ngạc nhiên, vì một lần nữa bộ máy Magic lại đã hướng dẫn uy lực của công lý.


Chiều ngày 17 tháng 4, Bộ trưởng Hải quân Frank Knox, đã được sở kiểm báo trình một điện văn đã được mở khoá, nhờ máy Magic, mặc khải tất cả chi tiết liên hệ đến chuyến thanh tra của vị Tổng tư lệnh hạm đội liên hợp với giờ giấc hạ cánh và cất cánh. Sau khi tham khảo mau chóng với Đô đốc King, ông quyết định ra lệnh cho Halsey tổ chức một cuộc mai phục để loại trừ đối thủ nguy hiểm này. Buổi tối, một công điện tối mật được gửi đến cho đại uý Mitchell, không đoàn trưởng P.38 đặt căn cứ tại Henderson Field. Công điện ghi tất cả các tin tức về lộ trình và thành phần của đoàn phi cơ. Bình minh ngày 18, 16 chiếc P.38 cất cánh bay về phía Bougainville và đúng 7 giờ thì đến nơi. Phi đoàn bay vòng trên khu vực kế cận bờ biển bằng cách ẩn nấp trong mây ở cao độ rất lớn. Đúng 7 giờ 30, họ trông thấy các khu trục cơ hộ tống toàn phi cơ Nhật và mở cuộc tấn công. Chính đại uý Lanphier là người đuổi theo phi cơ của Yamamoto. Ông bắn một tràng dài vào động cơ bên phải từ phía sau và lập tức bay trốn khi thấy chiếc cánh phát hoả và tách ra khỏi phi cơ. Lần này bộ máy Magic tuyệt hảo đã vĩnh viễn khoá chặt số phận của nạn nhân.


Hành động không có vẻ mã thượng tí nào. Cuộc phục kích tại Bogainville phảng phất khó chịu mùi vị của các cuộc thanh toán giữa bọn bất lương. Nhưng vết thương Trân Châu Cảng còn tươi rói và các nỗi khổ đau tại Guadalcanal cũng chưa dịu hẳn được. Vả chăng người ta có còn dừng lại mãi đó đâu! Nhiều trận đánh trên các đảo và chung quanh đảo đã trở nên vô cùng khốc liệt. Chẳng có một đồn trại nào và rất ít hoặc không có tù binh. Từ lâu chiến tranh tiềm thuỷ đỉnh đã là “không hạn chế” và từ lâu, các khu trục hạm Mỹ đã làm lơ khi chạy ngang qua các hàng lớp binh sĩ Nhật vùng vẫy trong mặt biển ngập đầy dầu máy. Quân Mỹ được khuyến khích bởi chính quân Nhật, vì họ không bao giờ dừng chiến hạm lại để cứu vớt đồng bào của họ. Chắc chắn là họ đã tuân phục một cách vô thức nguyên tắc dửng dưng với cái chết vốn rất thông thường tại Viễn Đông: bớt đi một tên lính Nhật là có thêm một hột gạo cho những người khác, phải không nào… Nhưng mặc dầu không thú nhận lộ liễu, Bộ tư lệnh tối cao Nhật cũng không có gì là không bằng lòng khi thấy nguyên tắc ấy được áp dụng trong mọi trường hợp. Điều mà họ thiếu thốn không phải là người, mà là vật liệu chiến tranh. Mất thì giờ và đặt chiến hạm vào tình trạng nguy hiểm trong một vụ cấp cứu là hành động không đáng được nghĩ đến đối với một binh sĩ Nhật rồi. Người Mỹ cũng thường áp dụng nguyên tắc này, nhưng chỉ khi nào bị nhu cầu bắt buộc. Mỗi khi có thể, họ cứu vớt những thuỷ thủ bị đắm tàu. Ngoài tất cả các vấn đề tình cảm, họ đã ước tính rằng tinh thần binh sĩ sẽ có thể được giữ vững trong một khung cảnh có tình liên đới toàn diện. Hơn nữa, họ là những người đầu tiên hiểu được rằng mạng sống của một phi công đánh giá bằng cả một tiểu đoàn bộ binh. Do đó nhiều khi họ đã không ngần ngại tổ chức cả một cuộc hành quân thu hồi thật sư với các thủy phi cơ và tiềm thủy đỉnh. Công cuộc tiếp cứu các phi hành đoàn bị hạ trong rừng rậm đã trở thành một trong các sứ mạng chính yếu của các Coast Watchers.


Yamamoto không sớm hiểu được sự tái lượng gia đột ngột ấy về mạng sống con người vốn đã từng kéo theo ưu thế của không lực mặc dầu ông là người đầu tiên tạo ra nó. Sự bỏ rơi các phi công ưu tú của các mẫu hạm mặc cho số phận hẩm hiu của họ, trong lúc mà một tổ chức kết hợp có thể cứu vớt hàng trăm người, đã là một trong các nguyên nhân đưa đến sự suy tàn của hạm đội liên hợp. Đúng lúc Yamamoto ngã gục dưới làn đạn của Lanphier, không phải ông ta đã thiếu chiến hạm và phi cơ, mà chính là thiếu các phi công ưu tú. Và ông đã chẳng làm gì để chặn đứng một cơn trích huyết mới.


Sự thờ ơ này lại càng đáng ngạc nhiên hơn khi mà các công binh xưởng của hải quân Nhật đang đổ ra các cố gắng lớn lao để hoàn thành các mẫu hạm Taiho, Unruyu và Chitose, và để biến thành một hàng không mẫu hạm không lổ, chiếc Shinano, thiết giáp hạm vĩ đại thứ ba đồng loại với chiếc Yamato, đang được đóng tại Yokosuka. Làm sao ông có thể hy vọng cấp cho chiến hạm ấy phi cơ và phi công, trong khi ông hy sinh họ bất kể tại các căn cứ đặt trên các đảo mà lại không có một nỗ lực song hành nào được thực hiện để thay thế họ?


Người ta không thể không nghĩ rằng, tay cao cờ bất trị ấy đã tung không lực của ông ra để hoặc là sạch nợ hoặc là ăn gấp đôi, vì biết rằng trong trường hợp thất bại, xứ sở ông vĩnh viễn bị bại trận.


Giá trị của giả thuyết này dường như đã được xác nhận bởi mối suy tư của vị tư lệnh cuối cùng của hạm đội liên hợp, người được quân Mỹ thẩm vấn sau chiến tranh về kế hoạch của vị tiền nhiệm, đã chỉ trả lời:

-Yamamoto đã gặp may. Ông chết rất đúng lúc.
 
Trinh sát viên Coast Watchers

Cái chết của vị Tư lệnh hạm đội Nhật Bản đã gây ra một hậu quả bất ngờ: nó xác nhận với người Nhật sự bành trướng kịch liệt các hoạt động của những trinh sát viên Coast Watchers. Ít lâu nay họ đã dò tìm được vị trí phát tin của Read và của Mason tại Bougainville, nhưng họ nghĩ đó chỉ là việc đối phó với một vài người lẻ loi đơn độc, ẩn náu trong rừng, huấn luyện dân bản xứ để làm lợi cho đồng minh. Trong tình trạng mù tịt về sự hiện hữu của bộ máy Magic, đột nhiên họ có ý tưởng là một vụ khủng bố có thể đã xảy ra nhắm vào Yamamoto do một tổ chức bí mật có chi bộ khắp trên quần đảo Salomon. Ngay khi vừa đến Rabaul, người kế vị Yamamoto, Đô đốc Koga, liền cho lệnh các cấp chỉ huy quân trú phòng trên đảo phải dứt bỏ cho ông những kẻ lì lợm này.


Nạn nhân đầu tiên của mẻ lưới là ông Mason đáng thương khiến ông ra phải rút lui vào khu rừng sâu nhất của Bougainville cùng với vài phi công được cứu thoát. Read và các tu sĩ cũng bị truy nã không thương tiếc. Nhiều biện pháp trừng trị liên hệ cũng lan tràn trên khắp quần đảo.


Tại Tân-Géorgie các cuộc hành quân trừng phạt đã được tổ chức để toan tính đuổi Donald Kennedy ra khỏi chỗ trú ẩn trên bán đảo Ségi. Trước các dấu hiệu hoạt động gia tăng của quân Nhật chung quanh Munda, phía đảo này, Kennedy vừa mới yêu cầu Melbourne tăng viện. Đại tá Hải quân Feldt thuộc Hải quân Úc, người lãnh đạo tổ chức, vừa gửi đến cho ông thêm các trung uý Horton, Evans và Josselyn, để ông có thể phân phối đến các đảo lân cận Rendova, Kolombangara và Vella Lavella. Như thế ông ta hy vọng rằng con người táo bạo ấy, vốn đứng vững như một con nhện nằm giữa mành lưới của mình, có thể cung cấp tin tức về tất cả các hoạt động của Nhật trong khu vực.


Trái với các đảo lân cận thuộc quần đảo Salomon, các bờ biển của đảo Tân-Géorgie bị đứt đoạn rất nhiều. Người ta nói rằng Thượng đế đã giỡn chơi bằng cách giáng cho nó mất lát búa; những mảnh vỡ nhỏ nằm rải rác chung quanh mảnh lớn nhất có hình dáng một con cá ngựa. Bên trên chiếc mõm của nó, trông iống như một con lật đật, đó là hòn đảo tròn trịa Kolombangra, bên dưới là Rendova, mắc vào nó như một quả lắc đồng hồ. Giữa hai đảo ấy là một số mảnh vụn mỏng: Arundel và Wana Wana. Về phía nam, nhiều vùng san hô ngầm kết chặt tại đó và hoàn toàn làm cho cái mê lộ này thêm phức tạp, chỉ có những ngư phủ bản xứ mới có thể đi lại trên các chiếc xuồng được giữ thăng bằng rất thanh lịch của họ. Chính nhờ thành luỹ đá ngầm che chở đó mfa Donald Kennedy chọn lựa bán đảo Ségi làm nơi ẩn trốn. Hoàn toàn không thể đến được bằng đường biển, nó lại còn được che chờ về phía đất liền bởi cánh rừng xốp nhất quần đảo, điều này không phải nói ngoa.


Trước khi các phụ tá, mà người ta đã hứa với ông, đến Donald Kennedy phải đương đầu với các binh sĩ Nhật đang dùng những xà lan bản xứ để đổ bộ lên bờ biển. Các chiến binh bản xứ của ông tác xạ rất hữu hiệu, nhưng cuộc đụng độ khiến số đạn dược của ông bị hao huụ nhiều. Ông nóng lòng muốn số dự trữ phải được tái lập ngay vì thế ông yêu cầu gửi một phi cơ liên lạc đến.


Vài ngày sau, ông được báo tin mừng: một Catalina đến! Chiếc thuỷ phi cơ lượn nhiều vòng trên vũng nước ở giữa đảo san hô, làm như nó không nhớ rõ lắm phải đáp nơi nào, rồi chắc chắn nhờ thấy các cử chỉ ra hiệu của dân bản xứ, nó bay là ngang dừa và đáp đọt cây tức khắc xuống mặt nước chẻ đôi mặt biển phẳng lặng như viên kim cương trên mũi dao cắt kiến. Sau đó, phi cơ chạy từ từ, chiếc mũi to lớn làm bốc hơi từng đám bọt ngũ sắc.


Không một ai đứng trên bờ tại góc trời hẻo lánh này lại bằng lòng với tiếng động ồn ào như thế, nhưng tất cả mọi người đều chờ đợi người thông tin viên này đến với biết bao nhiêu là âu lo đến nỗi họ sắp thành vòng tròn trên bãi cát để giúp sức đẩy xuống nước một chiếc xuồng thằng bằng bản xứ. Đó là chiếc xuồng của vị tù trưởng nên sống mũi thuyền được khảm xà cừ. Chiếc xuồng cặp ngay vào sườn phi cơ và các tay chèo bám chặt vào cánh trong khi chờ đợi bốc dỡ các kiện hàng xuống. Thông thường đó là các thùng đạn, súng ống, thực phẩm đóng hộp và thuốc men quí gia như của trời cho, khiến có thể giúp phân phối mau lẹ sau đó cho các cứ điểm hẻo lánh trong rừng. Cửa phi cơ mở ra trong sự im lặng hoàn toàn nhưng quang cảnh diễn ra đã nhận chìm tất cả những người đứng xem vào một trạng thái kinh hoàng: thay vì các thùng, xách, họ thấy một nữ tu sĩ và hai người Trung Hoa bước xuống! Viên sĩ quan đi theo họ đóng cửa phi cơ và tiếng gầm của động cơ hoàn toàn làm mối hy vọng tiêu tan sụp đổ: chiếc Catalina lại ra đi…


Vị lãnh chúa tại Ségi đã tiếp đón quan khách với một thái độ không hào hứng mấy. Viên sĩ quan nói chuyện với ông tên là Horton và là trung uý trừ bị thuộc Hải quân Úc mà Feldt gửi đến làm phụ tá cho ông. Anh giải thích lý do tại sao đã đến tay không: chiếc Catalina đổi hướng về Bougainville vì tình hình ở đây nguy ngập, trại của Masoan bị đánh thình lình và vài phi cồng được cứu thoát phải chạy trốn mãi tận trong rừng sâu, bị quân Nhật, nay đã kiểm soát toàn đảo, săn đuổi không ngừng. Tại điểm hẹn, chiếc Catalina chỉ thấy có 2 tu sĩ Trung Hoa và một nữ tu sĩ do các hướng đạo viên của Mason đưa đến. Sau khi chờ đợi các phi công Mỹ hơn một giờ, chính anh chịu trách nhiệm quyết định để lại cho toán quân của Mason toàn thể tiếp liệu dự tính sẽ đưa đến Ségi, vì hoàn cảnh của họ hết sức nguy nan.


Mặc dầu mẹ bề trên với chiếc áo bằng sơ sống bị nhiều vết máu vấ bẩn phất phơ trên một thân thể chỉ còn xương da, đã gợi cho ông một niềm thương sâu xa. Kennedy cũng không thể không nghĩ rằng tốt hơn là người ta nên cho họ đến nơi khác. Tin tức do các tiền thám viên của ông mang về không làm ông yên tâm. Một toán 250 quân sĩ Nhật đã đổ bộ lên hải cảng nhỏ bé Viru, cách vùng biển san hô không đầy 30 cây số. Cuộc chiếm đóng đảo Tân-Géorgie nới rộng dần như vết dầu loang. Ông quyết định ngay đêm đó phái Horton đi thám sát rừng già chung quanh Munda để kiếm một vị trí quan sát thích hợp. Viên sĩ quan này nguyên là một viên chức hành chánh biết rất rõ vùng này. Anh ta xin sáu người và một máy phát tin. Chất đống tất cả xuống một chiếc xuồng và ra đi thực hiện sứ mạng hiểm nghèo.


Đến đêm, chiếc xuồng của Horton tiến vào cùng biển san hô bao chung quanh Munda. Bầu trời hoàn toàn tối đen và chỉ có tiếng động mơ hồ lộn xộn đôi lúc làm xáo trộn không khí im lặng. Đột nhiên có tiếng động cơ. Mọi người đều nằm dán sát xuống mặt xuồng. Tiếng động đang xa rồi trở lại hai ba lần. Horton liều lĩnh ngước đầu lên nhìn… Một quang cảnh kỳ lạ bày ra trước mắt anh. Chiếc xuồng trôi lửng lơ và bây giờ đang ở rất gần vườn dừa ven bờ biển. Nhiều đèn phản chiếu máng trên thân cây chiếu sáng mặt đất trên đó nhiều xe ủi đất đi lại. Bên trên ánh sáng lờ mờ chiếu một cách yếu ớt vào những vòng cung của một chiếc lưới vĩ đại. Những cành lá dừa cao được dây nối lại với nhau đỡ các tấm lưới phủ đầy lá cây. Nhờ cách nguỵ trang tài tình này, quân Nhật đã dọn dẹp một phi trường mà không bị các phi cơ trinh sát trông thấy.


Chiếc xuồng chạy trốn ngay lập tức. Giờ đây Horton đã biết phải làm gì. Anh phải tìm một địa điểm thích hợp để đặt vọng quan sát.

Sau nhiều mưu toan vô ích, anh đành từ bỏ ý định đổ bộ lên bờ biển và rời xa cái tổ ong ồn ào mà chu vi được canh quá kỹ ấy. Theo lời khuyên của các hướng đạo viên địa phương, anh sẽ đến chiếm đảo Rendoua một thứ bánh đường bao phủ rừng gia, nổi lên trên một vụng biển san hô khác cáh Munda câu cây số. Chưa có một binh sĩ Nhật nào trên đảo và Horton có đủ thì giờ chọn lựa một vị trí quan sát được nguỵ trang kỹ. Khi mọi chuyện đều sẵn sàng, anh báo tin cho Kennedy và chờ đợi các biến cố.


Nắm được tin tức quí báu này, Kennedy khẩn cấp yêu cầu gửi một chiếc Catalina đến để ông đi hội kiến với tướng Patch. Ông này hiểu ngay mối đe doạ kinh khủng do bởi một căn cứ không quân mới của Nhật nằm cách Henderson Field không đầy 300 cây số, và xin phép Halsey phái đến Ségi một đơn vị cảm tử thuỷ quân lục chiến và một đại đội Seabees1 (SEABEES: Tiểu đoàn công binh kiến tạo. Các chữ đầu C.B của Construction Batalion đọc tương tự với chữ Seabee (ong biển)) để thiết lập tại đấy một phi trường tạm thời. Danh tiếng của Donald Kennedy lớn đến nỗi Halsey chấp thuận ngay kế hoạch của Patch và vị lãnh chúa Ségi trở về bán đảo của mình trên một khu trục hạm với một đơn vị cảm tử thuỷ quân lục chiến. Tương lai thế là được đảo bảo ngay.
 
Những bước nhảy bọ chét

Khi hội nghị Trident được khai mạc tại Washington ngày 12 tháng 5 năm 1943, tình hình của đồng minh đều được cải thiện trên khắp tất cả các mặt trận. Tại Bắc Phi, đệ bát lộ quân của Anh đã đẩy Rommel lui về Lybia và lực lượng Pháp-Mỹ đã vượt qua biên giới Tunisie để đánh bọc hậu vào đoàn quân thiết giáp Đức. Tại Stalingrad, đạo quân của Von Paulus coi như đã bị tiêu diệt. Tại Miến Điện và Trung Hoa, các lực lượng của Wavell và của tướng Tưởng Giới Thạch được kết nối với nhau bằng một cầu không vận ngang qua Hi Mã Lạp Sơn, bắt đầu chuyển qua thế chủ động. Công cuộc sản xuất cho chiến tranh tại Hoa Kỳ được dự liệu theo một kế hoạch khổng lồ nguyên thuỷ, đã khởi đầu một cách chậm chạp, nhưng giờ đây đang ở mức độ năng suất tối đa và thừa sức cung cấp cho nhu cầu các đạo quân tham chiến tại Bắc Phi. Và vì sau cùng đã có quyết định cho dời cuộc đổ bộ lên các bờ biển Pháp lại sang năm 1944, nên đã có thể trích vài chiến hạm và vài phi cơ để tăng cường cho chiến trường Thái Bình Dương.


Thứ mà Halsey thiếu thốn nhất là hàng không mẫu hạm. Vì lẽ không có mẫu hạm nào đang đóng có thể hoàn thành sẵn sàng trước mùa thu, nên tất cả các cuộc hành quân qui mô đều không thể tổ chức được cho đến lúc đó. Ngược lại, ông đã được cấp cho rất nhiều tàu đổ bộ kiểu mới: Landing Ships Tanks (L.S.T), Landing Craft Infantry (L.C.I) và Landing Craft Personal (L.C.P) v.v… được sản xuất sau khi rút kinh nghiệm tại Bắc Phi. Đó là các chiến hạm có cửa nghiêng hạ xuống nâng lên được, có thể tự làm mắc cạn trên bãi biển và lùi ra khỏi bãi biển bằng phương tiện riêng. Do đó, với các chiến hạm này có thể thực hiện các bước nhảy bọ chét ngắn từ đảo này đến đảo kia hay dọc theo bờ biẻn, với điều kiện được không quân che chở mạnh mẽ.


Khẩn cấp nhất là đổ bộ lên Tân-Géorge để vô hiệu hoá phi trường Munda bắt đầu gây khó chịu. Kế hoạch hành quân đã được chấp thuận từ tháng giêng năm 1943 và ngày tấn công được ấn định là tháng 5. Nhưng, vì không có vấn đề bắt các sư đoàn mới chiến đấu tại Guadalcanal, chịu đựng thêm thử thách mới, cho nên phải đợi hai sư đoàn bộ binh, mới hấp tấp thành lập, được huấn luyện đầy đủ. Theo các tin tức do Horton cung cấp, Munda được bảo vệ bởi 10.000 quân Nhật đồn trú và, vùng bờ biển bao vây phải đổ bộ về phía đông ngay giữa rừng già trong các điều kiện khó khăn.
Sau một công cuộc chuẩn bị cần mẫn, ngày tấn công bị hoãn nhiều lần được ấn định là ngày 1 tháng 7 năm 1943. Đô đốc Turner nhổ neo cùng với chiếc Mac Cawley theo sau 9 hải vận hạm, 12 khu trục vận tải và 20 L.S.T hoặc L.C.I. Hòn đảo nhỏ Rendova trên đó có sự hiện diện của Horton đã được quân Nhật di tản khỏi, do đó nó được chọn làm giai đoạn chuyển tiếp trước khi đổ bộ lên Tân-Géorgie. Các hướng đạo viên bản xứ của Horton phải hướng dẫn các chiến thuyền đầu tiên vượt qua lối vào vũng nước phẳng trong vùng biển san hô nhờ các dấu hiệu thích nghi. Công việc dường như không biểu hiện một khó khăn nào.


Rủi thay, vào lúc bình minh ngày 1 tháng 7, khi các L.C.I đến trước vũng nước nhỏ phía bắc Rendova, nơi sẽ đổ quân, thì bị tiếng súng tiếp đón… Vì nghi ngờ Horton có mặt trên đảo quân Nhật phái 300 binh sĩ đến bắt, và chính họ đã khai hoả lúc trông thấy các chiến thuyền có dáng điệu khác thường.


Mặc dầu bị trở ngại bất ngờ gieo rắc vài lộn xộn đó, Turner ra lệnh tiếp tục cuộc đổ bộ theo đúng thời biểu. Các tàu L.C.I và L.S.T chuồi lên bãi từ sáng sớm, hạ các cửa cầu tàu xuống bất kể hay dở, và đoàn chiến xa cùng bộ binh bắt đầu diễn hành dưới một hoả lực yểm trợ bắn chặn điếc tai làm cho những cây dừa đẹp nhất thế giới bị tiện ngang đầu.


Đến 8 giờ, mọi việc dường như đều tốt đẹp. Nếu cuộc đổ bộ tiếp tục với nhịp độ này, Turner tính rằng ông có thể nhổ neo đoàn tàu trống rỗng vào lúc giữa trưa, vừa đúng lúc trước các phi cơ của Nhật từ Buin bay đến. Nhưng trung đoàn đầu tiên vừa mới đổ bộ xong, bầu trời bị mây che phủ một cách đáng ngại, và thình lình Rendova biến mất trong một cơn mưa như thác lũ. Ai chưa thấy mưa tại Rendova thì chưa biết được thế nào là mưa. Tất cả đều bị chìm ngập, tiêu tan, biến mất tăm; tiếng huyên náo của cuộc đổ bộ bị tiếng ào ào vĩ đại của những giọt mưa đè bẹp, chung quanh các chiến hạm, mặt biển dường như bị sôi sục và ta không thể trông thấy gì rõ cách khoảng 20 thước. Trên bờ, các binh sĩ đáng thương bị chôn chặt tại chỗ. Hàng dãy cam nhông chạy xuống cửa tàu bị sa lầy cho đến trục xe. Những người khuân vác vật liệu đổ bộ vứt tất cả dồn đống trên bãi cát trong một quang cảnh rối loạn hãi hùng…


May thay tình trạng không kéo dài quá lâu. Các đám mây đen tan còn nhanh hơn khi tụ lại và bầu trời chiếu sáng lấp lánh trên khu rừng già ngập nước.

Thời gian ngừng nghỉ này làm lợi cho các xạ thủ ưu tú của Nhật bám chặt trên đọt cây. Rồi đến phiên phi cơ thám thính đến bắn vài tràng đại liên. Những người bị thương rú lên, những binh sĩ khác chạy tán loạn đến ẩn giữa đống thùng vật liệu và các thân cây bị hạ nổi lều bều như các hòn đảo giữa một biển bùn lầy. Hơi nước bốc lên dưới ánh mặt trời soi chiếu vào một tình thế vốn đã rất rối loạn. Phải nhờ đến tất cả cường lực của một đại tá bị thương vì nhiều vết đạn chửi bới binh sĩ như sấm mới tái lập được trật tự.


Cuộc đổ bộ tiếp tục, nhẩn nha, giữa vũng nước, nhưng đến 11 giờ một nửa hải vận hạm chưa được bốc dỡ. Mặc dầu bị đe doạ bị một cuộc oanh tạc cấp kỳ, Turner quyết định ở lại. Ông sở cậy vào sự che chở của không lực tại Henderson Field sắp đến. Quả thật chúng đến vừa lúc để đối phó với các khu trục cơ Zéro hộ tống đợt oanh tạc đầu tiên. Và lần này các điều kiện không còn tương tự như tại Guadalcanal nữa. Các khu trục cơ mới của Mỹ Hellcat và Corsair vượt hơn hẳn các đối thủ một cách rõ rệt và vì thế các oanh tạc cơ Nhật thả bom một cách cầu âu. Cuộc đổ bộ tiếp tục.


Đến 16 giờ, tất cả hải vận hạm đều trống rỗng và Turner nhổ neo với chiếc Mac Cawley, lực lượng tàu đổ bộ theo sát bên. Tình hình tại Rendova ổn định, các trọng pháo sẵn sàng nã đạn về phía Munda. Turner không còn phải thấy hải cảng nhỏ bé mà các khinh tốc đỉnh của Guadalcanal vừa chạy vừa trú ẩn. Từ nay có lẽ chúng là các chiến hạm độc nhất lo đảm bảo công cuộc canh phòng các eo biển.
 
Khi chiếc Mac Cawley vừa mới chạy ngang mũi Rendova thì một đàn 50 phi cơ Nhật lao vào đoàn công voa. Một trận không chiến mới lại xảy ra giữa Corsair và Zéro, và nhiều phi cơ phóng thuỷ lôi bay sát mặt biển diễn tiến đến gần các hải vận hạm. Khu trục hạm Farenholt là chiếc đầu tiên bị trúng đạn nhưng trái thuỷ lôi không nổ nhưng đó chỉ bị thiệt hại nhẹ. Rồi đến lượt chiếc Mac Cawley, lần này nó bị rung chuyển vì tiếng nổ dữ dội. Chiến hạm bị nghiêng đến mức phải di tản. Turner chuyển qua chiếc Farenholt, bỏ lại đằng sau chiếc chiến hạm kỳ cựu mà một tàu tuần duyên cố dùng nó đưa trở lại Rendova. Đoàn cônv voa tiếp tục hải hành mà không bị một cuộc báo động nào mới và biến mất trong bóng đêm.


Một giờ sau, các khinh tốc đỉnh của đại uý Kelly, chỉ huy trưởng hải đội chiến sĩ kỳ cựu tại Guadalcanal trở về căn cứ sau cuộc tuần tiễu ngoài khơi. Kelly thoáng thấy một bóng đen nổi bật trước mặt đất liền và vì người ta đã nói rằng các hải vận hạm Mỹ đã nhổ neo từ trưa, nên ông nghĩ rằng đây chỉ có thể là một chiến hạm Nhật. Ông nhào tới với tốc độ 30 gút phóng các thuỷ lôi và vui sướng nghe hai tiếng nổ mạnh.


Khi trở về Rendova, rất hãnh diện với chiến công của mình, Kelly báo cáo cho vị chỉ huy trưởng căn cứ. Ông này nhướng mày. Cả ai liền cúi xuống bản đồ, đối chiếu các lộ trình, giờ giấc… Không còn nghi ngờ gì nữa, chính chiếc Mac Cawley đáng thương đã bị Kelly lạng quạng phóng thuỷ lôi! Lần này thì kết quả tốt dẹp, bởi vì ông đã đánh chìm nó.


Khi biết được sự việc, Turner tỏ ra rộng lượng. Ông vừa được bổ nhiệm làm tư lệnh một lực lượng chuyển vận đổ bộ mới đang được thành lập tại Trân Châu Cảng trong mục đích chuẩnb ị cho các cuộc hành quân sắp đến trong vùng Thái Bình Dương. “Ai cũng có thể lầm cả”, ông đành nói vậy, “nhưng cần phải khuyến cáo viên sĩ quan trẻ tuổi ấy đừng có phóng thuỷ lôi vào các soái hạm nữa”.

Cùng với hồi chung cục của soái hạm Mac Cawley và sự ra đi của Turner, một trang lịch sử đã được lật qua.


Hình phạt duy nhất mà các khinh tốc đỉnh của Kelly phải chịu đựng là bị cấm không cho ló mũi ra khơi mỗi khi có chiến hạm Mỹ lui tới trên các eo biển. Thật ra, hình phạt quá nẹh, vì các tdh của Halsey ít khi mạo hiểm hải hành qua các eo biển ấy. Ngay khi vừa ra khỏi eo biển, chúng liền bị các khu trục hạm Nhạt hành hạ hung dữ đến nỗi chúng chỉ còn mạo hiểm tới ranh giới tối đa trong các vùng biển cũng nguy hiểm như vịnh Kula hay eo biển Blackett.


Trong đêm 5 tháng 7, hải đội của đô đốc Ainsworth gồm có chiếc Helena, Honolulu và chiếc Saint-Loius vừa đến pháo kích vào Kolombangara, lại được tung về phía Kula để chặn một đoàn công voa Nhật chở theo quân sĩ. Cuộc gặp gỡ xảy ra bất ngờ lúc 1 giờ 30 sáng ngày 6 tháng 7. Các tdh Mỹ thấy xuất hiện trên màn ảnh rada một đoàn kth Nhật, liền khai hoả trước lúc còn cách chúng 15.000 thước trong khi vẫn mở hết tốc độ tiến đến gần. Ainsworth tin chắc là vẫn nằm ngoài tầm thuỷ lôi địch nên tiếp tục nổ súng vài phút trước khi chạy lẩn tránh. Ông đâu ngờ rằng từ một khoảng cách khó tin như thế, các khu trục hạm Nhật đã phóng ra cả một chùm thuỷ lôi kiểu mới mạnh hơn kiểu cũ nhiều và có tầm hoạt động tăng gấp đôi. Kết quả thật bi thảm: chiếc Helena nhận liên tiếp ba trái gần như bị cắt ra làm đôi. Hai chiéc khác rút lui để mặc cho các khu trục hạm săn sóc chiếc Helena sắp chìm. Nhờ chiến thắng này mà quân Nhật đổ bộ được lên hải cảng nhỏ Vila gần 4.000 quân và lập tức được chở băng qua eo biển để đến Munda. Trái với ước lượng của quân Mỹ, đội quân trú phòng của Nhật chỉ mới có 3.500 người, nay nhờ sự kiện này, đã tăng lên gấp đôi trước khi chiến trận bắt đầu.
Nhưng vụ Helena chưa xong sau khi bị rủi ro, bởi vì nó đưa đến một công cuộc cấp cứu mà tất cả mọi điểm đều xứng đáng được ghi vào truyện truyền kỳ trên mặt biển phía nam Thái Bình Dương.


Các khu trục hạm đã cặp vào xác tàu và đưa qua được gần 600 người thuộc đoàn thuỷ thủ, sau đó vội vàng rút lui để khỏi bị phi cơ Nhật tấn công thình lình khi trời sáng. Chúng đã để lại đàng sau hơn 200 bĩnh sĩ đáng thương đang bám chặt vào xác chiến hạm. Hôm sau, một chiếc PB-Y đã đến ném cho họ các xuồng cấp cứu bằng cao su, họ tập họp bám chung quanh bè và bắt đầu lội về phía bờ gần nhất, nhưng than ôi, gió và hải lưu đã hợp sức để đẩy họ theo chiều ngược lại. Người thâm niên nhất của nhóm thuỷ thủ bị đắm tàu lúc đó lấy một quyết định hùng tráng là bắt họ quay lưng bờ vào để mưu toan lội qua vùng biển rộng ngăn cách họ với đảo Vella Lavella.


Đêm đầu tiên trôi qua thật kinh khủng. Một trong những người bị thương tắt thở trên bè. Vài người bỏ bè lội trở về Kolombangara. Nhiều người khác ngủ mê luôn dưới nước hoặc không chịu bơi nữa. Không bao giờ ta còn nghe nhắc lại các người ấy nữa. Khi trời sáng, chiếc bè như vậy là nhẹ bớt đi nên trôi nhanh hơn, và niềm hy vọng lại khích động con tim của những kẻ bị đắm tàu. Sau một ngày và một đêm khác cố gắng vượt sức người, hai chiếc bè đến vùng có thể trông thấy được bờ đất hứa. Vella Lavella hiện ra rất gần và các thuỷ thủ lội giỏi nhất bỏ bè lội vào trước để làm cho bè nhẹ hơn. Một giờ sau, họ được những người Mélanésiens với màu da đen đẹp đẽ nhất đón tiếp với những cử chỉ biểu lộ niềm thân ái rất ấm lòng. Trước lúc dứng bóng, tất cả những kẻ bị chìm tàu đều đến được bờ biển mà không bị máy bay Nhật trông thấy. Tạm thời họ thoát nguy.
 
Trên đảo có hai Coast Watchers, các trung uý Josselyn và Firth, đều gan dạ như nhau. Mặc dầu có các toán tuần tiễu Nhật Bản đổ đến săn đuổi, họ cũng rời khỏi chỗ ẩn nấp để mang cho những kẻ bị đắm tàu tất cả số lương thực dự trữ và để cho các hướng đạo viên lo việc canh gác, họ điện về Guadalcanal yêu cầu đến rước gấp dùm những miệng ăn vô ích đang ngốn hết tất cả thực phẩm dự trù trong tháng của họ. Cuộc tiếp cứu tế nhị đến nỗi phải cần sáu ngày để chuẩn bị. Sáu ngày trong đó các thuỷ thủ Mỹ quá mệt đến không ý thức nổi nguy cơ đe doạ, nhưng là cả một cơn ác mộng đối với những Coast Watchers Tân Tây Lan và các bạn người bản xứ của họ. Nhiều lần quân Nhật tiến gần đến các trại tạm trú. Chỉ cần họ có mộ tí táo bạo thôi là đủ tiêu diệt những người gần như hoàn toàn bị giải giới ấy; nhưng chắc họ tin rằng đây là một bộ phận tiền phương đang giăng bẫy, bởi vì mỗi lần như thế họ lại lảng xa mà không tấn công.


Ngay giữa đêm tối ngày 13 tháng 7, các trinh sát viên của trại tạm trú thấy bóng hai phóng ngư lôi hạm đến bỏ neo gần sát bờ cát. Hai giờ sau, 13 sĩ quan và 152 thuỷ thủ sống tó của thuỷ thủ đoàn thuộc tdh Helena rời xa dần bờ biển tâm hồn tràn ngập lòng biết ơn những người Coast Watchers và dân chúng bản xứ quảng đại, vốn đã giúp họ thoát chết bằng cách đem cả mạng sống của chính mình ra thử thách với nguy cơ.


Các khu trục hạm của Halsey hôm đó đã thực hiện một công cuộc tiếp cứu đáng chú ý nhất trong chiến tranh.

Trong lúc câu chuyện đầy tình cảm trên đây xảy ra, sự việc tại Tân-Géorgie không tốt đẹp chút nào. Nhiều đoàn bộ binh từ Rendova, vượt ngang qua vùng biển san hô nhỏ hẹp đến đổ bộ lên bờ đối diện, bị lún dưới một tấm bọt biển vĩ đại mà không còn ai biết được chuyện gì đã xảy ra nữa. Những binh sĩ Mỹ khốn khổ vùng vẫy trong những cánh đồng lầy phù sa trong khi đi tìm các lối mòn mà người ta chỉ cho họ, và khi tìm ra được chúng một cách tình cờ, thì chúng lại bị cắt ngang bởi những con lạch ngập nước không thể nào vượt qua được. Vũ khí cổ điển từng giúp cho thuỷ quân lục chiến Mỹ phòng thủ được tại các cứ điểm được thiết lập, tại đây hoàn toàn vô hiệu vì là một cuộc tiến quân. Một vài chiến xa nhẹ đổ bộ lên bờ biển liền bị sa lầy ngay lập tức. Các súng đại liên mà đầu đạn đội lên trên cành cây gần như không mang lại tác dụng nào. Tình trạng không thể nào cho phép binh sĩ nghỉ ngơi một chút, các binh sĩ vừa từ những doanh trại tương đối tiện nghi của Mỹ đến, đã kéo theo những hậu quả còn trầm trọng hơn cả những viên đạn bắn sẻ của các xạ thủ Nhật mai phục trên cây. Sau tám ngày bị thử thách một cách vô nhân đạo, hai trung đoàn bộ binh mệt nhọc điều quân tiến thẳng góc với bờ biển với hy vọng bao vây Munda. Vài xe cơ giới và xe ủi đấ vừa bắt đầu vạch các đường mòn sau hậu cứ của họ. Cuộc tiến quân chậm chạp đến tuyệt vọng và tinh thần binh sĩ đã bộc lộ điều đó. Mặc dầu có mùng cá nhân, các đám mây muỗi đòn sóc dày đặc đến nỗi binh sĩ phải nuốt chúng mỗi khi hít thở. Phần thuốc kí ninh cho mỗi người không đủ và các cơn sốt đốt cháy binh sĩ khiến họ càng dễ bị làm mồi choc ác xạ thủ vô hình. Thay vì mang lại đôi chút nghỉ ngơi sau những gian lao ban ngày, thì đêm tối lại biến chúng thành những cơn ác mộng tàn bạo. Quân Nhật dùng các mưu chước quái gở. Rừng sâu tối đen tràn ngập tiếng rú lạ lùng thỉnh thoảng lại điểm một lời cầu cứu bằng tiếng Anh. Khốn nạn cho những ai dám mạo hiểm bước ra khỏi chỗ ẩn nấp để đến tiếp cứu những người gọi là bị thương đó! Anh ta sẽ bị một viên đạn gạ gục ngay hay bị một lát kiếm hớt bay đầu.


Sau 15 ngày sống trong một điều kiện như thế, người ta trông thấy đi ngược về phía biển hàng dãy người mắt lạc thần, biến thành một khối bùn rõ rệt, như là bị đánh bằng roi. Các trường hợp suy nhược thần kinh và cả trường hợp điên loạn nữa đã vượt xa số người bị thương.


Thiếu tướng Helster chỉ huy cuộc hành quân quá bất ngờ này, đang lo âu chờ đợi tin tức vài tiểu đoàn được đổ bộ lên phía bắc đảo để đánh bọc hậu vào Munda. Công chờ đợi của ông vô ích, bởi vì sau một cuộc khởi đầu tương đối dễ dàng, họ cũng bị rừng già chặn đứng. Các hướng đạo viên bản xứ đã bị lạc, và họ cứ tiến cầ may dọc theo các con sông, rồi dừng ngay lại, hoàn toàn bị lạc lối. Nhu cầu sống còn trong rừng rậm và sự bảo toàn vũ khí đã đặt ra cho đoàn quân những vấn đề khó khăn đến nỗi họ từ chối đụng độ với địch.


Được thông báo các biến cố đó, Halsey nóng nảy sôi sục. Không lực của ông đã làm tê liệt phi trường Munda và phi trường mới được quân Nhật thiết lập tại Vila1 (Vila nằm trên bờ phía nam đảo Kolombangara kế cận) chỉ còn có vài khu trục cơ hoạt động. Ông không hiểu tại sao Helster, với các phương tiện khổng lồ nắm trong tay, lại không tràn ngập được trong vòng 15 ngày các vị trí rõ rệt là rất trống trải mà điểm tựa duy nhất gồm có ba ngọn đồi nằm về phía đông bắc phi trường.
 
Tất cả những điều đó có thể đúng trên giấy tờ, nhưng thực tại thì khác xa. Tướng Sazaki, người được Tướng Hyakutaké giao trọng trách phòng thủ phi trường Munda, là mộ chuyên gia phi thường trong chiến thuật chiến đấu trong rừng. Ông đã huấn luyện quân sĩ từ nhiều tháng qua cách đánh kiếm trên một bãi tập dượt kế cận phi đạo và các người dân bản xứ đã phải kết luận rằng quân Nhật cử động trong các dáng điệu đơn giản nhất, rồi bất thần nhào đến các hình nộm và dùng gậy đánh vào đó. Toàn diện quang cảnh đó được nhịp theo bằng những tiếng thét nghe giống như các câu thần chú quái gở. Thạt ra đó là một công cuộc huấn luyện quân sự được qui định cho đến từng chi tiết nhỏ. Một khi đã thông thạo với kỹ thuật đáng sợ đó, các kiếm sĩ ưu tú của Sazaki ban đêm len lỏi vào hệ thống kinh rạch chằng chịt mê hồn theo sau mtọ trưởng toán cách một khoảng ngắn. Mỗi binh sĩ mang trên nón một chiếc lồng nhẹ đan bằng tre trong chứa đom đóm. Vì trong rừng sâu, đom đóm tràn đầy, phải là các cặp mắt mẫn nhuệ mới phân biệt được đường bay của các con bị nhốt với các con khác được bay tự do. Một cái lắc đầu nhẹ là đủ để ra hiệu đổi hướng. Viên sĩ quan hướng dẫn toán của mình xuyên qua phòng tuyến, và trên đường đim hành quyết một hay hai lính Mỹ và các vị trí ẩn nấp làm bằng thân cây sau hậu tuyến đột nhiên bị xáo trộn vì những tiếng lựu đạn nổ ngay giữa các tiếng rú cuồng loạn. Những binh sĩ đáng thương bỏ chạy trốn liền bị sa xuống các con đường mòn mà không khí ẩm ướt ban đêm biến thành các bãi trượt tuyết. Không một người nào đứng dậy nổi. Lần khác, chính một bộ chỉ huy phát hoả hay một kho đạn phát nổ không có lý do rõ rệt. Các sĩ quan Mỹ chẳng hiểu gì ráo về các vụ đột nhập bất thình lình ấy và các báo cáo mơ hồ được chuyển trình vị tư lệnh cũng không soi sáng thêm cho tình hình được bao nhiêu. Điều khiến cho cơn thịnh nộ của Halsey tràn đầy chính là ngay cả lực lượng hải quân của ông cũng không chứng tỏ đủ sức đối phó với tình thế. Công cuộc canh phòng của các tuần dương hạm dưới quyền Ainsworth giữa Kolombangara và Tân Géorie đã bất lực không ngăn chặn nổi các khu trục hạm vận tải của địch. Trong đêm 12 rạng ngày 13 tháng 7 năm 1943, chiếc tuần dương hạm Leander của Anh cũng chịu chung số phận như chiếc Helena mà nó vừa được phái đến để thay thế1 (Đó là một tuần dương hạm của hải đội dưới quyền Crutchley do Mac Arthur cho mượn. Nó không bị chìm nhưng không còn sửa chữa lại được nữa). Hai chiếc Saint-Louis và Honolulu chạy thoát trong đường tơ kẽ tóc nhưng bị hư hại nặng. Kể từ lúc ấy, chỉ còn lại các khinh tốc đỉnh để lo canh phòng các eo biển mà thôi. Mặc dầu có sự táo bạo và sự khéo léo của các hạm trưởng, chúng cũng không luôn luôn ngăn cản được các ghe buồm Nhật Bản vượt từ đảo này đến đảo kia.


Kể từ khi có các cuộc chiến đấu tại Guadalcanal, những chiến hạm nhỏ này đã phục vụ trng vô càn sứ mạng và bộ tư lệnh quen tiêu thụ chúng bất kể.

Vào thời kỳ mà chúng ta đang nói đến đây, các sĩ quan trên khinh tốc đỉnh hầu hết là các sinh viên trẻ tuổi thuộc đạo quân trù bị. Sau một công cuộc huấn luyện nhanh chóng tại California, họ được gửi đến Thái Bình Dương. Chừng vài tháng kinh nghiệm sau đó, những người tài ba nhất sẽ được chỉ huy một khinh tốc đỉnh.


Không có gì khích động hơn là sống trên một chiếc khinh tốc đỉnh. Trong phòng lái vừa dùng làm đài chỉ huy, chính hạm trưởng phải cầm lái tàu. Bên cạnh là sĩ quan phóng thuỷ lôi-một Midship vừa mới ra trường xong. Sĩ quan tác xạ đại bác đứng đằng trước, bám chắc vào khẩu Poms-Poms. Vả chăng ai nấy cũng phải bám chắc vào một cái gì trên chiếc chiến hạm ồn ào cứ chực giật nẩy mình trên mỗi đợt sóng nhỏ ấy. Đàng sau, các cơ khí viên, bị nhốt kín trong hầm máy, cũng ngồi co quắp trước ba động cơ rung chuyển phun khói mù mịt.


Nội dung của nhiệm vụ gần như luôn luôn chỉ là một: ra khỏi hải càng khi trời vừa tối, các chiến hạm nhỏ lướt đi trong đêm mà không có một tiếp xúc nào với bên ngoài ngoại trừ vài lời trao đổi ngắn qua vô tuyến điện thoại với chiếc gần nhất, và không có cuộc báo động nào khác ngoài tiếng động xa xa của một cuộc chạm súng thỉnh thoảng vọng đến.


Kể từ khi có cuộc đụng độ với các tuần dương hạm của Ainsworth, quân Nhật ít dám liều lĩnh thường xuyên đưa các khu trục hạm chạy vào các eo biển. Công cuộc tiếp tế cho Kolombangara được thực hiện bằng thuyền buồm. Gần như đêm nào các khinh tốc đỉnh cũng tấn công bằng đại bác vào các chiếc ghe bọc sắt và được võ trang hùng hậu chạy sát bờ biển dưới sự che chở của các ổ trọng pháo được đặt khuất trong rừng. Cả hai bên đều tổn thất nặng. Mặc dầu cơ nguy thường trực phải thấy chiến thuyền mong manh của mình biến thành cây đuốc bởi ngay cả một viên đạn nhỏ, các thuỷ thủ đoàn Mỹ đã chứng tỏ có rất nhiều hùng khí có thể so sánh ở mọi điểm với tinh thần đối phương.


Các trận đánh được lập đi lập lại này thường kết thúc với kết quả là huề. Một chiếc ghe buồm bị chặn lại, nhiều chiếc khác vượt qua được. Được tiếp tế đầy đủ vũ khí cũng như thực phẩm, các toán quân phòng vệ Munda còn có thể đứng vững lâu dài và bắt đối phương phải trả giá đắt cho mạng sống của họ.


Ngày 20 tháng 7 năm 1943, lực lượng 30.000 quân của Helster vẫn luôn luôn bị kẹt cứng cách phi trường vài cây số. Điên tiết vì sự chậm trễ này, Ngũ giác đài liền cách chức Helster và cử Thiếu tướng Clayton Vogel thay thế. Biện pháp vừa bất công vừa vô hiệu chỉ mang lại một yếu tố mới cho căn bệnh trong đoàn quân đổ bộ mà thôi.


Tuy vậy ngày 30 tháng 7, nhờ chiến xa cách quân bên trái tiến dọc theo bờ biển đã trông thấy được vườn dừa viền quanh Munda. Nhưng cuộc tiến quân trong rừng thì được đếm từng thước. Để trả lời một viên Đại tá chỉ cho các binh sĩ dưới quyền phi trường Munda và nói với họ: “Các anh thấy kia! Chỉ còn cách 4.000 bộ theo đường chim bay”, một chiến binh kỳ cựu nói: “Phải rồi, nhưng… chúng ta đâu phải là chim”.


Ba ngày sau, rốt cuộc tin mừng đầu tiên đã được đưa đến: các tiền sát viên đi kiếm đoàn quân từ phía bắc đến đã tiếp xúc được với nó rồi. Hôm qua ngày 3 tháng 8, hai cánh quân tiếp hợp được với nhau, phi trường bị bao vây.
 
Tướng Hykutaké lúc ấy hiểu rằng kháng cự là vô ích, và vì lẽ giờ đây quân sĩ của ông đã đồn trú vững chắc tại Kolombangara dưới sự che chở của không lực đặt căn cứ tại Vila, ông ra lệnh cho Sazaki di tản khỏi Munda. Đoàn quân trú phòng chỉ còn lại 6.000 rút lui từng toán nhỏ và vượt qua được eo biển mà không làm kinh động địch quân. Ngày 5 tháng 8, quân Mỹ tiến vào phi trường không gặp kháng cự. Chỉ hai ngày cũng đủ cho các đơn vị Seabees sửa sang lại phi trường, nhưng các ổ đại liên địch còn hoạt động trên các cao điểm kế cận và phải mất hai ngày chiến đấu mới bắt chúng im lặng được.


Trong khi các binh sĩ bất khuất phòng vệ phi trường Munda chờ chết trong các hầm trú ẩn của họ, thì một biến cố đã xảy ra suýt làm dòng lịch sử thay đổi bằng cách làm thiếu mất một vị tổng thống tương lại của Hoa Kỳ. Một trong các khinh tốc đỉnh thuộc nhóm Kelly, chiếc PT 109, được chỉ huy bởi con trai một nhà triệuphú tên là John Fitzgerald Kennedy. Đấy là một lực sĩ từ bé đã quen thuộc với các môn thể thao dưới nước. Trong đêm 2 rạng ngày 3 tháng 8 năm 1943, chiếc PT 109 tuần tiễu trong eo biển Blackett với bốn chiếc khinh tốc đỉnh bạn để chặn một đoàn công voa nhỏ mà các nhân viên Coast Watchers báo hiệu đến gần. Đêm tối đen và các khinh tốc đỉnh phải chạy chậm để khỏi bị khám phá vì các luồng sóng sau tàu.


Vào khoảng 1 giờ sáng, đột nhiên, Kolombangara như một khối đen sậm được chiếu sáng về bên phải.

Đạn chiếu sáng, súng nổ rồi im lặng trở lại. Cuộc báo động này đã làm các hạm trưởng xao lãng trong một chốc lát việc lưu ý đến nhau và một cơn mưa rào nhiệt đới làm họ mất hút bóng dáng chiếc tàu bạn chạy kế cận. John Kennedy tiếp tục hải trình một cách hoàn toàn đơn độc. Mọi người trên chiếc PT 109 quan sát chân trời qua ống dòm để tìm lại chiếc tàu bạn gần nhất. Sau vài phút chờ đợi đầy lo âu, một trinh sát viên đêm báo hiệu có một bóng đen bên phải. Kennedy bẻ tay lái để áp lại gần nhưng thấy ngay đó không phải là một khinh tốc đỉnh mà là một chiến hạm lớn hơn nhiều đang xông đến hết tốc lực.


“Chuẩn bị phóng thuỷ lôi! Chạy thẳng hết tốc lực” ông thét trong loa truyền âm và bẻ hết tay lái… Quá chậm! Một sự đụng chạm ghê rợn làm rung chuyển chiếc PT 109 lúc đó bị lật nghiêng trên mặt biển. Mũi một khu trục hạm Nhật đang cắt nó ra làm hai làm lửa bắn tung toé. Xăng bắt đầu cháy đàng sau. Thế là hết! Mọi người nằm sát bất động phía trước mũi tàu, bị sức chạm làm ngã lộn nhào, chờ đợi tiếng nổ. Nhưng một phép lạ đã xảy ra: chiếc khu trục hạm đã chạy qua và sự chuyển động các chong chóng quạt nước đã nhận phần sau của chiếc khinh tốc đỉnh xuống nước và nó bị chìm ngay tức khắc. Phần phía trước còn nổi và thuỷ thủ đoàn sau khi hoàn hồn liền kiếm vài miếng ván để làm một chiếc bè nhỏ. Kennedy lao xuống biển để vớt hai cơ khí viên đang còn nổi trên mặt biển mặc dầu bị phỏng nặng. Ông đưa họ bơi dọc theo xác tàu và cho thả bè xuống nước. Đã đến lúc phải di tản khỏi chiếc PT 109 vì nó đang chìm nhanh dưới sóng biển.


Chiếc bè trên đó có những người bị thương trôi theo gió, do các người còn mạnh bơi dưới nước đầy đỉ. Khị họ đến được một hòn đảo san hô tí hon thì trời vừa sáng. Mọi người mệt nhoài nằm sóng sượt xuống đất và uống nước dừa để lại sức. Đến tối Kennedy phục hồi sức khoẻ và mặc dầu xương sống đau tàn nhẫn, ông quyết định lội về phía eo biển Ferguson mà ông tin là rất gần đó, hy vọng gặp một chiếc khinh tốc đỉnh đang đi tuần, vì ông biết rằng ai cũng nghĩ là ông đã chết và chẳng ai lại có ý tưởng đến tìm kiếm ông trên hòn đảo san hô hẻo lánh ấy.


Một cuộc bơi lâu dài trong cuộn sóng biển quả là một nỗi thống khổ thật sự. Ông lội suốt đêm. Đến sáng vẫn không thấy có một khinh tốc dỉnh nào. Sau một thời gian chờ đợi rất lâu trên một tảng đá ngầm có mũi nhọn sắc như dao, Kennedy quay trở lại đảo san hô của mình. Nhưng lần này dòng hải lưu chảy ngược chiều ông bơi. Sau khi lội suốt đêm mà gần như không tiến lên được, ông kiệt sức phải dừng lại trên đảo san hô đầu tiên nào đó được gặp. Phải mất hai mươi bốn giờ mới lấy lại sức và một ngày lội nữa mới gặp lại các bạn đồng hành. Ông được tiếp đón bằng một tiếng hoan hô vang dội và ngạc nhiên thấy những người bản xứ đứng chung quanh các bạn, những người bản xứ này dường như biểu lộ ý tốt. Họ để lại cho các nạn nhân đắm tàu một chiếc xuồng độc mộc, và Kennedy giao cho họ một điệp văn khắc bằng dao trên một chiếc vỏ dừa để trong trường hợp đang lưới mà họ gặp được một chiến hạm Mỹ.


Đêm đến, vì hy vọng một cuộc gặp gỡ như thế rất mong manh, Kennedy cùng sĩ quan phụ tá ra đi trên chiếc xuồng để đến eo biển Ferguson một lần nữa. Chiếc xuồng quá nhẹ và các tay chèo thì vụng về. Sau hai giờ đường, xuồng bị chìm và một lần nữa hai sĩ quan phải quay trở về bằng cách lội ngược dòng hải lưu. Nỗi thống khổ còn tệ hơn lần trước. Hai chàng trai trẻ, kiệt sức và run lập cập vì bị sốt, đặt chân lên một tảng đá ngầm. Phải mất hai ngày nữa họ mới về đến hòn đảo của mình, và lần này họ quyết định đưa tất cả mọi người đến một đảo san hô ít hẻo lánh hơn. Chiếc bè nhỏ được tăng cường thêm một chút được hạ thuỷ cùng với các thương binh, và cuộc thiên di bắt đầu trong những điều kiện khổ nhọc nhất. Bình minh ngày 7 tháng 8, trong khi các kẻ bị đắm tàu kiệt sức bắt đầu tuyệt vọng, thì nhièu xuồng của dân bản xứ cặp vào bãi biển đao san hô mới của họ. Một người Mélanésien chìa cho họ một tờ giây. Trên đầu có ghi một địa chỉ hết sức mơ hồ:

”Gửi cho người có cấp bậc cao nhất còn sống sót của chiếc PT 109”

Nhưng văn bản tiếp theo đó thì vang dội như đoạn kết của một chuyện thần tiên:
“Những người mang điệp văn này có nhiệm vụ đưa anhd dến Wana Wana để tổ chức việc hồi hương cho thuỷ thủ đoàn của anh”.

Ký tên:
Trung uý Evans. Coast Watcher tại Kolombangara.


Vài ngày sau, trong khi trung uý John F.Kennedy cùng các thuộc viên chờ đợi tại Guadalcanal để được hồi hương, thì Evans và Josselyn xin các nhà chức trách cho họ từ chức Coast Watchers, trong cuộc cút bắt ghê rợn được thực hiện trên các đảo để tìm kiếm các binh sĩ Nhật cuối cùng, quân Mỹ đã oanh tạc các làng bản xứ và bắn cầu may vào rừng rậm, tàn sát tất cả những gì cử động. Hai người Úc không thể nào chịu đựng được sự hổ thẹn khi thấy những chiến sĩ nhỏ con đầy can trường đã giúp đỡ họ nhiều biết bao nhiêu trong suốt cuộc chiến, bị gục ngã gần như dưới mắt họ.


Cuộc đời trôi qua như thế, chiến tranh tiếp diễn như thế, qua những con đường lót bằng xương máu chiến sĩ vô danh, viền hai bên là những gương anh hùng không tên tuổi. Và giá như sự tình cờ đã không làm cho một vị trong các vị anh hùng của cuộc mạo hiểm ấy trở thành Tổng thống Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, thì có lẽ chẳng bao giờ có ai nghe nói đến nó nữa.
 
Những bước nhảy ếch

Nếu tổn thất về nhân mạng và chiến cụ của không và hải lực Mỹ rất nặng nề trong năm đầu tiên của cuộc phản công này, thì tổn thất của bộ binh lại rất thấp đáng ngạc nhiên. Trong các cánh rừng sâu ấy, nơi mà các đầu đạn bắn phỏng chừng, bệnh tật đã tàn hại mạnh hơn là vũ khí. Chỉ có 1.600 quân Mỹ tử trận tại Guadalcanal, không đầy 1.000 tại Tân-Georgie. Bảng tổng kết thành tích cũng không kém phần chán nản: trong vòng 12 tháng, vòng đai chu vi Đại Đông Á chỉ thụt lùi có 450 cây số. Tại Munda, một đội quân trú phòng 8.000 binh sĩ Nhật, gần như không được sự yểm trợ của không lẫn hải quân, đã làm cho 36.000 quân Mỹ phải thất bại trong suốt 66 ngày. Bên phía kia của hàng rào “Bismarch Barrier”, nơi mà mặc dầu Mac Arthur có trong tay 8 sư đoàn (5 sư đoàn của Úc), bước nhảy bọ chét cũng chỉ ngang cỡ đó: 400 cây số. Vì thiếu phương tiện chuyển vận đổ bộ và bị địa hình núi non bên trong làm tê liệt, các lực lượng đồng minh hoàn toàn thiếu hẳn sự yểm trợ của không lực, vẫn còn kẹt cứng trước các pháo đài kiên cố tại Lar và Salamaua. Cuộc đổ bộ lên Tân-Irlande, nguyên thuỷ được trù liệu vào tháng 6 năm 1943, đã được hoãn lại đến một ngày vô định… Với cái đà này, muốn đến được Đông Kinh phải kể đến hàng chục năm!


Không bao giờ Nimitz ủng hộ hoàn toàn cuộc đổ bộ lên Tân-Géorie, cũng như cuộc tiến quân của Mac Arthur dọc theo xương sống của Tân-Géorie. Chính uỷ ban tham mưu hỗn hợp đồng minh do sự khẩn nài của ông Tướng, đã ra lệnh mở hai cuộc hành quân đó. Nhưng kết quả đáng chán của những bước nhảy bọ chét này đã cung cấp cho ông một bằng cớ tốt đẹp để lại lôi ra khỏi chồng hồ sơ một dự án mà ông ấp ủ từ lâu.


Tại sao lại để cho bị kiệt sức như thế bằng cách nhảy từ đảo này sang đảo kia trên một đoạn phòng tuyến được phòng thủ quá mạnh? Nhảy những bước bất ngờ trên một khoảng cách lớn hơn bằng cách chồm lên trên các đảo khó chiếm để đặt chân lên các đảo khác được phòng thủ yếu hơn, há chẳng phải là hay hơn sao? Với các phương tiện vật liệu đã bắt đầu được đưa đến, rất có thể cô lập hoá các trung tâm đề kháng rồi để mặc cho chúng tự tan rã mai một. Nguyên tắc này trái với giáo điều quân sự chính thống đến nỗi đã bị Uỷ bản tham mưu hỗn hợp đồng minh nêu lên các sự chống đối kịch liệt.


Nimitz là một tay làm chính trị tế nhị, thay vì trở lại đòi hỏi, ông tổ chức một cuộc hành quân nhỏ trên một chiến trường phụ thuộc để làm cách nào có thể chứng tỏ quan điểm của ông là đúng.


Vào tháng 5 năm 1943, trong lúc Hasley vất vả chuẩn bị cho cuộc xâm chiếm Tân-Géorgie, Nimitz tập họp một lực lượng đặc nhiệm hùng mạnh-ít ra cũng là trên giấy tờ-gồm có ba thiết giáp hạm sống sót tại Trân Châu Cảng mà không ai biết sử dụng làm gì, và một lực lượng chuyển vận đổ bộ nhỏ chở hai trung đoàn để tái chiếm hai đảo Attu và Kiska thuộc quần đảo Aléoutienns bị quân Nhật chiếm đóng từ trận chiến Midway. Thời tiết xấu liên miên và những khó khăn trong việc tiếp tế đã ngăn cản quân Nhật khai thác lợi điểm và sau cùng họ phải tập họp tất cả lực lượng của hai đạo quân trú phòng lên đảo Kiska, đảo gần căn cứ Dutch Harbor của Mỹ nhất.


Cơ hội rất tốt đẹp để toan tính một bước nhảy ếch lên đảo Attu bằng cách “by passant” đảo Kiska1 (Do dach từ Anh “by-pass” có nghĩa là qua mặt để cô lập hoá). Kinh nghiệm có tính cách rất xác minh. Đội quân trú phòng bị cô lập hoá phải bỏ cuộc sau hai tháng.


Vững tâm với thành công này, Nimitz làm cho uỷ ban tham mưu hỗn hợp đồng minh chấp thuận một bước nhảy ếch tương tự qua đảo Kolombangara, nơi các đạo quân trú phòng vừa được tăng cường các tay kiếm rùng rợn của Sazaki và được phi cơ tại căn cứ Vila che chở, sẵn sàng cầm cự một cuộc bao vây bất tuyệt.


Ngày 15 tháng 8 năm 1943, trong khi đôi bên đang đánh nhau tại Tân-Géorgie, một lực lượng chuyển vận đổ bộ do Đo đốc Wilkinson chỉ huy đã bất thình lình đổ lên bờ đảo Vella Lavella 6.000 bộ binh và 8.000 tấn quân dụng. Chừng 500 quân trú phòng Nhật Bản phải rút lui vào trong một cánh rừng già và bị bỏ mặc cho số phận tù hãm trong đó. Sau nhiều cố gắng vô vọng để tiếp tế cho họ, tướng Hyakutaké đành phải cho mười chiếc khu trục hạm và vài khinh tốc đỉnh đến tìm và di tản họ. Các tuần dương hạm Mỹ có nhiệm vụ phong toả, đảo đã cố gắng can thiệp. Rủi cho chúng. Nhờ ưu thế các thuỷ lôi mới, quân Nhật đánh chìm ba tuần dương hạm Mỹ và chỉ bị tổn thất một. Nhưng kết quả thì đã đạt được. Quân Nhật chỉ hồi hương được phần còn lại của một đạo quân trú phòng đói khát.


Lần này Nimitz đã chứng tỏ là chính sách nhảy ếch được trả giá. Kolombangara như thế là bị qua mặt và bị cô lập hoá và phần Wilkinson, lực lượng chuyển vận đổ bộ được tăng cường thêm nhiều chiến hạm, sẵn sàng toan tính một bước nhảy khác.


Sự chọn lựa mục tiêu kế tiếp đã gây ra nhiều cuộc tranh luận phũ phàng. Nimitz thì bằng bất cứ giá nào cũng không muốn tấn công một hòn đảo được quân Nhật bố phòng vững chắc. Thế mà chung quanh Rabaul, hòn đảo nào cũng được bố phòng vững chắc cả. Các đảo Shortland, Bougainville, Tân Bretagne và Tân Irlande, đều là các pháo đài kiên cố không thể bị chiếm được, lại do một không lực hùng mạnh che chở với vô số phi trường trong tay. Đô đốc Koga, kế vị Yamamoto, luôn luôn theo sát các huấn thị của vị tiền nhiệm sáng chói của ông, và quyết tâm sẵn sàng khai thác bất cứ một vụng về nhỏ bé nào của các Đô đốc Mỹ chủ lực của hạm đội mẫu hạm của ông đang rình rập trong các căn cứ lớn tại Truk hoặc tại Ponape và, trong những ngày cuối thu 1943 ấy, các mẫu hạm mới của Mỹ đang còn được chạy thử tại San Diego hay tại Trân Châu Cảng. Mạo hiểm đưa hai mẫu hạm già nua Enterprise và Saratoga vào các hải phận bị canh phòng chặt chẽ giống như vùng biển Corail (San hô) hay là biển Bismarck, thì đúng là đưa mồi cho đối phương.
 
Trong khi Mac Arthur thì nóng nảy cuống cuồng. Giờ đây dưới quyền ông đã có cả một quân đoàn không lực: Quân đoàn V mới được thành lập do một tướng lĩnh sáng chói chỉ huy, Tướng Kenney. Chính bản thân ông cũng đã rút ra các bài học hữu ích về những sai lầm đã phạm phải tại Phi Luật Tân, và giờ đây ông là người biết cách vận dụng các đơn vị không quân hơn phần đông tướng lĩnh Mỹ. Lực lượng đổ bộ thứ VII của ông do Đề đốc Barbey chỉ huy rất thiện chiến trong các cuộc hành quân đổ bộ. Ông ước tính là có thể thanh toán Lae và Salamaua rồi đuổi lực lượng Nhật ra khỏi bán đảo Huon để từ đó nhảy lên Tân-Bretagne. Uỷ ban tham mưu hỗn hợp đồng minh cho ông toàn quyền với trừ lệ duy nhất là ông không được đòi hỏi bất cứ hợp tác nào của hạm đội Halsey và phải bằng lòng với hải đoàn Anh-Mỹ vẫn do Đô đốc Crutchley chỉ huy.


Các cuộc hành quân tại Tân-Guinée đã phát động ngay từ đầu tháng 9 năm 1943. Kenney oanh tạc các phi trường Nhật hữu hiệu đến nỗi ông có thể thực hiện một cuộc hành quân không vận ngày 5 tháng 9 trên phi trường Nizab, phía bắc Salamaua, sự chiếm đóng phi trường này đảm bảo cho ông quyền làm chủ tuyệt đối không phận bên trên hai cứ điểm bị bao vây. Quân Úc đổ bộ gần Lae và chiếm đóng các vị trí của Nhật một cách sáng chói và đến lượt Salamaua thất thủ ngày 16 tháng 9. Ngày 2 tháng mười, bán đảo Huon được giải phóng ngoại trừ một ốc đảo còn kháng cự hải cảng Finschafen, đối diện với Tân-Bretagne. Sau những trận đánh trì hoãn cực kỳ dữ dội với quân Nhật đành phải di tản khỏi cứ điểm và quân của Mac Arthur tiến vào đấy ngày 20 tháng 10 năm 1943. Phần đầu của chiến dịch đánh Rabaul đã chấm dứt, và phương cách sáng chói được áp dụng trong đoạn cuối, đã làm cho uy tín của Mac Arthur được nâng cao gấp bội, khiến cho uỷ ban tham mưu hỗn hợp đồng mình đã chấp thuận một mưu toan đổ bộ lên Bougainville để khắp chặt mũi thứ hai của gọng kìm.


Kế hoạch hành quân này đã bị sửa đổi nhiều lần vì Nimitz không chịu thi hành ngay. Sau nhiều cuộc trao đổi quan điểm chua cay với Mac Arthur, ông bằng lòng giới hạn vào một cuộc đổ bộ lên phần chính giữa của hòn đảo to lớn ấy, tại vịnh Nữ hoàng Augusta, và vào sự thiết lập một vòng đai chu vi phòng thủ vài cây số giữa núi và biển. Vì vòng đai này nằm cách đều Buka và Buin, là hai cứ điểm tập trung lực lượng của Nhật, nên các tác giả của kế hoạch ước tính rằng địch quân phải mất ba tháng mới vượt qua được các cánh rừng già che chở chung quanh khu vực phòng thủ. Thời hạn này có thể giúp quân Mỹ xây dựng một phi trường và thiết lập các công sự phòng thủ kiên cố.


Kế hoạch này được thi hành không mấy khó khăn vào tháng 11 năm 1943. Đô đốc Wilkinson, kế vị Turner, người đã thành công rực rỡ tại Vella Lavella, đã chứng tỏ còn khéo léo hơn người tiền nhiệm của ông nhiều, trong việc điều động các đoàn tàu chuyển vận đổ bộ lớn lao, riêng phần tướng chỉ huy đoàn thuỷ quân lục chiến thì bị ngã chết vài ngày trước ngày J, khiến cho chính Vandegrift, mới được thăng Trung tướng ít lâu, đã được triệu dụng đến thay thế. Với một cấp chỉ huy khí phách như thế, thành quả đã được đảm bảo rồi. Vài giàn đại pháo phòng duyên chế ngự vịnh Nữ hoàng Augusta bị các cuộc oanh tạc làm câm họng và bị chiếm giữ bằng lưỡi lê bởi một toán cảm tử thuỷ quân lục chiến. Bình minh ngày 1 tháng 11, hạm đội của Wilkinson đổ bộ lên bờ 14.00 quân và 6.200 tấn quân dụng. Mười hai hải vận hạm đưa quân đến đã có thể nhổ neo ngay đêm đó mặc dầu có hai cuộc oanh tạc của Nhật. Các oanh tạc cơ Nhật bị khu trục cơ Corsair Mỹ từ phi trường Munda đẩy lùi, nhờ một phương pháp hành quân hoàn toàn mới: sự hướng dẫn khu trục cơ bằng rađa và vô tuyến điện thoại do một bộ chỉ huy đặt bản doanh trên một khu trục hạm điều khiển.


Đêm 1 rạng ngày 2 tháng 11 năm 1943, một hải lực của Nhật gồm bốn tuần dương hạm và sau khu trục hạm do Đề đốc Omori chỉ huy đến tấn công lực lượng đặc nhiệm của Đề đốc Merril đang che chờ cho đầu cầu đổ bộ cách vịnh 15 cây số ngoài khơi. Cuộc dạ chiến này đem ưu thế về cho phía Mỹ nhờ các rađa được bổ chính tuyệt vời khám phá kịp thời đoàn chiến thuyền địch đang lao đến. Mặc dầu Merril không đưa được lợi thế về số lượng nhưng ông cũng đánh chìm được một tuần dương và một khu trục hạm của Nhật mà không mất một chiến hạm nào. Đề đốc Omori hy vọng tái lập chiến công của Mikawa tại đảo Savo, phải chịu kết quả ngược lại. Đến sáng ông rút lui với ảo tưởng là đã giáng cho quân Mỹ những tổn thất nặng nề trong lúc thật ra quân Mỹ chỉ có ba chiến hạm bị hư hại nhẹ.


Thời gian đã thay đổi và Halsey, được khích lệ nhờ chiến công đầu tiên này, liền mạo hiểm đưa hai trong các mẫu hạm của ông đến oanh tạc Rabaul. Thật vậy ông vừa nhận được chiếc Princetown, một mẫu hạm nhẹ 12.000 tấn được trang bị những thiết trí hướng dẫn phi cơ kiểu tối tân nhất sẽ giúp tăng cường sự che chở cho mẫu hạm Saratoga cũ kỹ. Cuộc oanh tạc hải cảng Rabaul do hai mẫu hạm này thực hiện ngày 5 tháng 11 năm 1943 đã làm hư hại các tuần dương hạm của Koga nặng nề đến nỗi ông phải cho rút lui tất cả về Truk và không bao giờ còn dám mạo hiểm đưa chúng đến hải phận Bougainville. Nhưng phản ứng của không quân thì rất ác liệt khiến Nimitz phải cho tiếp cứu thuộc viên của mình. Mặc dầu đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công khác, ông cũng phải cho tách khỏi Trân Châu Cảng nơi đang tổ chức công cuộc huấn luyện, hai hàng không mẫu hạm mới trọng tải 30.000 tấn. Essex và Banker Hill và mẫu hạm nhẹ Independence để tấn công từ phía đông, phi trường Rabaul. Cuộc phản công của không quân Nhật mặc dầu rất mạnh mẽ nhưng đã bị cương quyết đẩy lùi và trong dịp này Koga tổn thất 50 phi cơ của hải quân và các phi công bất khả thay thế mà vẫn không đánh trúng được các mẫu hạm của Mỹ.
 
Sự đột nhập của ba hàng không mẫu hạm mới thuộc quyền Nimitz đã gieo rắc bối rối bên phe Nhật Bản. Kế hoạch đầy tham vọng của Yamamonton nhằm lôi kéo, hải lực yếu ớt của Mỹ đến khá gần Rabaul để huỷ diệt trong một trận đánh quyết định, nay không còn một cơ may thành công nào nữa. Với ba mẫu hạm tăng cường thêm và một ưu thế không quân ngày càng được xác nhận, quân Mỹ đã lấy lại thế chủ động. Giờ đây chính họ mới có lợi nếu một cuộc đụng độ toàn diện xảy ra. Vị Đô đốc thận trọng Koga lùi bước trước viễn cảnh này và quyết định không gửi tăng viện cho Rabaul lẫn Bougainville nữa. Ông rút lui chủ lực của các hạm đội về Palua và về Truk nằm ngoài tầm các phi trường vừa mới được quân Mỹ xây dựng.


Một lý do khác đã bắt buộc phải áp dụng biện pháp này: xăng và dầu máy bay bắt đầu thiếu hụt. Cho đến lúc đó tiềm thuỷ đỉnh Mỹ vốn nổi bật vì sự vắng mặt trên các trục hải hành chính yếu giữa Nhật và thuộc địa Hoà Lan, đột nhien bắt đầu hành động. Nhiều tàu dầu bị đánh đắm và những tổn thất ấy đã kéo theo một sự xáo trộn trầm trọng trong việc tiếp dầu cặn cho hạm đội và xăng cho phi cơ. Trong thời chiến tuy sự tổn thất vài chiếc tàu dầu là sự kiện tầm thường và có thể tiên liệu được, nhưng với niềm tin mù quáng vào một chiến thắng mau lẹ, người Nhật chẳng làm gì để đối phó với viễn ảnh này. Thay vì xây dựng lại các nhà máy lọc dầu của Hoà Lan và của Anh tại Bornéo và tại Java, họ lại chỉ lo mang dầu thô về Nhật và gửi các chế phẩm trở lại cho các căn cứ trên Thái Bình Dương để thoả mãn nhu cầu của các đơn vị. Phương thức này không những chỉ làm giảm một phần ba hiệu suất tiếp tế dầu, mà còn gia tăng gấp đôi sự phô bày các tàu dầu cho các cuộc tấn công của tiềm thuỷ đỉnh Mỹ.


Ta có quyền ngạc nhiên tự hỏi, tại sao người Mỹ phải mất đến cả hai năm trời mới ý thức được điểm yếu đó của đối phương và không khởi động sớm hơn một cuộc tấn công qui mô bằng tiềm thuỷ đỉnh vốn có thể làm cho Nhật bị mắc nghẽn. Sự kiện lại càng đáng ngạc nhiên hơn nữa vì các thương thuyền của Mỹ vừa chịu đựng các cuộc càn quét của tiềm thuỷ đỉnh Đức trên Đại Tây Dương. Trong lúc 20 tàu ngầm của hạm đội Thái Bình Dương chỉ đánh chìm được có 350.000 tấn thương thuyền Nhật, từ tháng 6 đến tháng 12 năm 1942, thì chừng 20 U-boote của Đô đốc Doenitz đã gửi xuống đáy biển trong cùng thời gian đó, ba triệu tấn thuyền bè Mỹ. Quả không cần làm gì hơn để cho nỗ lực chiến tranh của Nhật vốn hoàn toàn lệ thuộc vào sự vận chuyển trên mặt biển bị tiêu diệt.


Thay vì rút ra từ những con số ấy các kết luận áp đảo, Bộ tư lệnh Mỹ, vì bị ám ảnh bởi sức mạnh của hạm đội liên hợp Nhật còn nguyên vẹn với hai thiết giáp hạm 70.000 tấn, chín mẫu hạm và bốn mươi tuần dương hạm của nó, nên đã phân phối các tàu ngầm của mình cho nhiều hải đoàn khác nhau để thực hiện sứ mạng yểm trợ chúng. Sự phân tán này đã gây ra quá nhiều hậu quả đáng giận. Luôn luôn bị sử dụng trong các công tác phụ đới, các hạm trưởng tàu ngầm không được thi thố nghề nghiệp thật sự của mình. Hơn nữa, thuỷ lôi của họ cũng cho thấy là hoàn toàn vô hiệu; hoặc giả là chạy lạc lối hoặc giả là bị tịt ngòi không nổ. Sự đối chiếu kết quả trở nên khá khó khăn vì khoảng cách xa giữa các đơn vị và căn cứ mẹ của chúng tại Mare Island (San Francisco) không có nỗ lực nào được thực hiện để điều chỉnh các quái tượng này. Vô số báo cáo đã được chuyển trình nhưng chỉ nhận được các câu trả lời diên kỳ. Phải đợi đến khi xảy ra chứng nghiệm kỳ dị của tiềm thuỷ đỉnh Tinosa thì các giới chức hữu quyền tại Hoa Thịnh Đốn mới xúc động: sau khi phóng hai thuỷ lôi làm hư hại một tàu dầu lớn của Nhật, tiềm thuỷ đỉnh Tinosa đã cố sức thanh toán nó bằng cách phóng thêm mười một thuỷ lôi nữa, nhưng vô ích, cả mười một quả đạn đều trúng địch nhưng không một quả nào nổ. Viên hạm trưởng đáng thương của chiếc Tinosa chắc phải là người bình tĩnh ghê gớm mới cho giữ lại quả thuỷ lôi thứ 14 và quả cuối cùng để gửi về Mare Island xin tháo mở ra xem xét… Lần này đã có lệnh mở cuộc điều tra, nhiều sự trừng phạt đã được áp dụng và vài tháng sau, hai kiểu thuỷ lôi tuyệt diệu mới đã hoàn thành bởi công binh xưởng tại Mare Island. Chúng được gửi đến khu vực nam Thái Bình Dương vào tháng 11 năm 1943 và lập tức con số trọng tấn tàu Nhật bị đánh chìm hàng tháng đã từ 100.000 vượt lên 200.000 tấn!


Nhưng ngọn lửa bùng lên không được bao lâu. Các cuộc hành quân đại qui mô do Đô đốc Nimitz chuẩn bị tại khu vực trung ương Thái Bình Dương sắp đưa về chiến trường này gần như tất cả hải lực của Mỹ và bắt buộc các tiềm thuỷ đỉnh phải rời bỏ khu vực săn mồ trên biển Nam Hải để đảm trách lại vai trò con chó chăn cừu, nhằm bảo vệ cho các lực lượng hải quân chạy trên mặt biển. Vả chăng, chúng sẽ được hào quang chiến thắng bao phủ nhân các trận đại chiến trên biển Phi Luật Tân.
 
Suy tư trên cấp thượng đỉnh

Ý tưởng tấn công vào vòng đai Đại Đông Á ngay nơi phần chính giữa Thái Bình Dương và là phần nằm gần Nhật Bản nhất đã tỏ ra có tiến bộ nơi các nhân vật chung quanh Roosevlet. Nhiều người có hảo ý nghĩ rằng “nên vặn cổ con mực ma hơn là chặt từng cái vòi một của nó”. Thiếu tá Alexandre De Seversky, một chuyên gia đóng phi cơ cừ khôi và lý thuyết gia về kỹ thuật oanh tạc tầm xa, đã hăng hái bênh vực một dự án nhằm tiêu diệt kỹ nghệ hàng không và những hải lộ giao thông của Nhật bằng cách oanh tạc các nhà máy và các khu vực kế cận hải cảng tại chính quốc. Ông muốn rằng nỗ lực chiến tranh của Mỹ phải được ưu tiên hướng đến sản xuất các pháo đài bay mới B-29 vốn có một bán kính hoạt động đủ để bay đến Nhật từ các phi trường tại Trung Hoa và trên các đảo thuộc quần đảo Aléoutiennes. Luận đề này được hỗ trợ bởi Tướng Chennault, vẫn còn nắm quyền Tư lệnh Không lực 14 tại Trùng Khánh và vẫn đề nghị dùng phi cơ B-25 oanh tạc tàu bè Nhật đang tự di di chuyển dọc theo bờ biển Nam Hải.


Uỷ ban tham mưu hỗn hợp đồng minh bác bỏ chủ trương này; sợ rằng sự sử dụng các phi trường Trung Hoa sẽ khiêu khích một cuộc tổng tấn công tại miền trung Trung Hoa nơi quân đội Tưởng Giới Thạch không thể kháng cự và, về phần quần đảo Aléoutiennes, thời tiết đáng ghét ở đấy thường làm cho hoạt động của không quân bị tê liệt suốt 8 tháng trời mỗi năm.


Các biến công tiếp diễn sau đó chứng tỏ rằng chỉ có sự chống đối thứ hai là có giá trị, và sự chống đối vì lập luận liên quan đến các phi trường Trung Hoa không đúng. Dầu sao chăng nữa, những đề nghị nói trên cũng đã không được Uỷ ban tham mưu hỗn hợp giữ lại, Uỷ ban cũng không muốn gia tăng cường độ của cuộc chiến tranh tiềm thuỷ đỉnh. Phòng hành quân của Đô đốc King liền đệ trình một kế hoạch tấn công vào các quần đảo tại khu vực trung ương Thái Bình Dương bằng các lực lượng đổ bộ được các hàng không mẫu hạm che chở, chính ke này đã được Uỷ ban chấp thuận. Quyền chỉ huy lại được giao về cho Nimitz là người đã nhận thức được kế hoạch ấy. Ông được ưu tiên cung cấp các mẫu hạm và hải vận hạm khi chúng dần dần được đưa ra khỏi công xưởng. Vì chiến trường Âu châu nhận phần lớn nhất trong sự phân phối các sản phẩm chiến tranh của Mỹ, cho nên các phương tiện được hứa hẹn này bị giảm thiểu không thể nào giúp cho cuộc tiến quân của Mac Arthur ngược lên Phi Luật Tân có thể cũng được xúc tiến song song. Về phương diện chính thức thì người ta không ra lệnh cho ông dừng lại, nhưng người ta để cho ông hiểu rằng từ nay ông chỉ có thể sở cậy vào chính lực lượng của mình.


Không cần phải nói với ông Tướng sôi nổi chẳng bao giờ vui vẻ chấp nhận một vố cản trở mà người ta đã áp đặt như thế. Trong một văn thư dữ dội như sấm sét, ông cảnh giác Hoa Thịnh Đốn phải chống lại “một loại xung phong bằng quân đổ bộ được yểm trợ bởi các phi cơ của mẫu hạm nhằm đánh các cứ điểm được bộ binh, hải lực và phi cơ đặt căn cứ trên đất liền phòng thủ vững chắc” và nói thêm rằng “gương Midway còn đó để chứng tỏ các cuộc hành quân liều lĩnh giống nhau đến mức nào”. Nhưng uỷ ban tham mưu ước tính rằng các điều kiện khác nhau và bỏ mặc ác điểm ông lưu ý.


Nếu tất cả mọi người đồng ý từ bỏ con đường quá dài đưa đến Đông Kinh ngang qua Tân-Guinée và Phi Luật Tân, thì đã không có sự nhất trí liên quan đến địa điểm tấn công phải chọn lựa đầu tiên nằm trên viền phía đông chu vi Đại Đông Á. Đô đốc King vẫn luôn luôn đề nghị quần đảo Marshall vì nếu chiếm được thì sẽ có thể tiếp tục nhảy đến quần đảo Mariannes và từ đó có thể oanh tạc trực tiếp lên đất Nhật. Thế nhưng King phải bay lượn trong các địa hạt của những giới chức cao cấp, và các ưu tư liên quan đến công cuộc đổ bộ tại Âu châu đã bắt buộc ông phải giao lại cho các cấp thuộc quyền suy tính-đặc biệt là Nimitz, người chủ chốt trong nội vụ. Mà Nimitz thì coi kế hoạch này như quá liều lĩnh. Ngoài việc ông không được tin tức chính xác về tình trạng phòng thủ của Nhật trên các đảo san hô, vị trí kế cận của pháo đài Tarawa kiên cố, trong quần đảo nhỏ Gilbert nằm cạnh phía đông nam quần đảo Marshall, đã gợi cho ông nhiều âu lo sôi động nhất. Mặc dầu là người đầu tiên chủ trương chính sách “By-Pass”, ông cho rằng, trong trường hợp này, chính sách ấy quá nguy hiểm. Hơn nữa, Tarawa nằm trong vòng bán kính hoạt động của các phi cơ đặt căn cứ trên nhiều phi trường của Mỹ trên quần đảo Ellice, trong khi đó thì căn cứ Kwajalein hùng mạnh của Nhật thì không bị lâm vào tình trạng như thế. Cuộc tấn công thẳng vào căn cứ này phải được thực hiện với sự yểm trợ duy nhất của các phi cơ trên mẫu hạm của ông và ông ước tính rằng số lượng mẫu hạm chưa đủ để đảm bảo cho sự thành công. Ông đặt vấn đề cho ủy ban tham mưu hỗn hợp đồng minh dưới hình thức một thế lưỡng đao: hoặc tấn công Kwajalein, trong trường hợp này phải đợi các mẫu hạm được đưa đến (và như thế là giúp cho quân Nhật có đủ thì giờ tăng cường kiên cố thêm nữa các đảo san hô thuộc quần đảo Marshall) hoặc là tấn công Tarawa ngay lập tức (nghĩa là ngắt ngang các lực lượng tăng viện của ông). Và vì vấn đề tuần trăng và giờ thuỷ triều lên bắt buộc phải chọn lựa ngày 20 tháng 11, uỷ ban tham mưu bị thì giờ thúc giục nên phải nghe theo. Nimitz ra lệnh áp dụng ngay lập tức cuộc hành quân Galvanic: đổ bộ lên các đảo san hô Tarawa.


Lúc ấy không ai biết rằng vùng biển san hô hẻo lánh, chung quanh bị một chuỗi đá ngầm hình tam giác bao bọc, lại là một trong các cứ điểm được phòng thủ vững chắc hơn cả trên Thái Bình Dương và trận đánh sắp đến là một trong các trận đẫm máu nhất trong chiến tranh.
 
Chiến trường trung ương Thái Bình Dương

Thảm cảnh tại Bétio

Ma quỉ nào đã thúc đẩy trung sĩ nhất Price, vừa mới được gắn huy chương tại Guadalcanal, xin thuyên chuyển về trung đoàn 2 thuỷ quân lục chiến? Chỉ có anh mới có thể trả lời được. Đơn vị của anh đang dưỡng quân tại Wellington sau sáu tháng chiến đấu kiệt sức, và nhiều bạn hữu của anh đã được gửi về Hoa Kỳ trong những vị trí hoàn toàn yên nghỉ. Anh vẫn còn có thể nghỉ ngơi ít lâu nữa mà không mất chức vụ huấn luyện viên rất xứng đáng do kinh nghiệm chiến đấu trong rừng của anh. Nhưng Price là người có bản chất quân sự từ tâm hồn. Sau vụ Midway và sau các trận xáp lá cà hung dữ tại Henderson Field, anh đã có ý tưởng rất cao cả về vai trò trung đội trưởng bộ binh của mình. Anh tính toán hữu lý rằng, dẫn một toán người được đào tạo theo hình ảnh của anh và hoàn toàn ngưỡng mộ anh tiến lên xung phong, là một trong các sứ mạng cao cả nhất và phấn khởi nhất của hệ cấp quân đội. Khi được biết rằng vị chỉ huy cũ của mình tại Guadalcanal, trung tá Shoup, đã lần lượt được thăng cấp Đại tá và được bơm lên làm trung đoàn trưởng trung đoàn thuỷ quân lục chiến, nhiệt tâm anh bùng lên. Không những là một trong các trung đoàn danh tiếng nhất của thuỷ quân lục chiến mà Shoup còn là một trong những người mà anh cũng thích được tháp tùng để dấn mình vào cuộc mạo hiểm. Hơn nữa, trung sĩ Price vừa được biết rằng giờ đây là một cuộc hành quân vào miền trung Thái Bình Dương và anh nghĩ, nhớ các kinh nghiệm tại Midway, anh có thể mang lại sự giúp đỡ quí báu cho vị Đại tá của mình. Anh không muốn nói đến một thứ tình hoài hương đối với các đảo san hô ấy, nhưng dầu sao, ý tưởng được đánh nhau dưới bầu trời lồng lộng gió biển thay vì vùng vẫy bất tận giữa những cây đước và cây dứa dại, cũng không phải là một ý tưởng không làm anh hài lòng. Qua hệ thống quân giai anh viết một lá đơn cho vị chỉ huy cũ và nhận được lệnh thuyên chuyển ngay khi người bưu tín viên trở lại.


Khi đến trung đoàn 2, anh được bổ nghiệm vào một toán tiền sát viên do một trung uý có tên Hawkins chỉ huy, một cậu bé to con nhõng nhẽo mới hai mươi ba tuổi, vừa gia nhập vào thuỷ quân lục chiến từ tháng giêng năm 1942, mà đã kiếm lon ngay tại mặt trận theo một mức độ mau lẹ khó tin. Thoạt tiên, có phần ganh tị với sự thăng thưởng khác thường ấy, nhưng Price bị chinh phục mau lẹ bởi sự giản dị, và sự tươi vui của người chỉ huy trẻ tuổi ấy, người đã tiếp anh với thái độ như muốn xin lỗi vì phải chỉ huy một chiến sĩ kỳ cựu như anh.


Toán tiền sát viên đang được huấn luyện cho một cuộc đổ bộ bằng phương tiện hải quân. Mỗi ngày các quân nhân theo học các lớp lý thuyết chen vào giữa là các cuộc thực tập lên tàu và đổ bộ thật nhanh trên các chiếc L.C.P. và các máy kéo lội nước, một kiểu xe kéo chạy xích mới đang được chất đống như cá mồi trên bến tàu, được trang bị với cả một kho vũ khí tự động thật sự.


Tin đồn lan truyền mau lẹ rằng mục tiêu xung phong sắp đến là quần đảo Gilbert đánh dấu ranh giới giữa quần đảo Ellice do Mỹ chiếm đóng, và quần đảo Marshall và người ta nói là quân Nhật đã xây dựng một hành trì không thể đánh chiếm được.


Nhìn lên bảo đồ, Price nhận thấy rằng quần đảo Gilbert này có một đặc điểm về địa lý độc nhất trên địa cầu:” vĩ độ số không, kinh độ 180. Cưỡi lên đường xích đạo như thế là cách đều hai địa cực, và lại còn nằm cách đều hai lục địa Á châu và Mỹ châu. Có lẽ người bản xứ ở đây đã chọn lựa nơi này trong số hàng ngàn đảo để được cách biệt mọi người càng xa càng tốt và có thể sống bình an không bị ai quấy rầy. Căn cứ theo cuốn Guide Bleu mà anh có trong túi, Price thấy rằng sự chọn lựa này rất chí lý. Chẳng ai chú ý đến các đảo san hô này trong nhiều thế kỷ và ngay cả cuộc viếng thăm của các thuyền trưởng Anh quốc Marshall và Gilbert năm 1788 cũng không làm xáo trộn sự yên tĩnh của họ. Trong thế kỷ 19, khách hàng cũng rất hiếm hoi: vài kẻ buôn cùi dừa khô tài tử, và sau đó một là viên chức hành chính người Anh thích cảnh cô tịch. Thoả mãn với những hiểu biết tổng quát này, Price, như một triết gia, chờ đợi được các cấp chỉ huy của mình nói nhiều hơn về mục tiêu thật sự của cuộc tấn công trong tương lai.


Các điểm giải thích chính xác còn lâu mới được đưa đến. Mặc dầu Đô đốc Nimitz biết nhiều chi tiết hơn trung sĩ Price về quần đảo Gilbert và những người mới đến chiếm đóng, nhưng các tin tức ông có cũng đầy dẫy thiếu sót. Ông biết rằng quân Nhật đã chọn các đảo san hô Bétio và Makin để thiết lập các phi trường, nhưng tất cả các tin tức gần như chỉ có thế.


Bétio là một trong 16 đảo san hô thuộc nhóm đảo Tarawa, một nhóm đảo nằm rải lên trên các cạnh không đều của một tam giác vuông mà đường huyền là một dãy đá ngầm. Nằm ở cực tây của cạnh ngắn nhất, nó có lợi điểm là kế cận được lối đi qua duy nhất có thể cho phép tàu bè với một trọng tải nào đó tiến vào vùng biển san hô. Riêng phần đảo Marshall thì được quân Nhật chọn lựa vì nằm gần các đảo san hô kế cận thuộc quần đảo Marshall.


Tất cả những điều đó, Nimitz đã biết, nhưng điều ông chưa biết là bản chất và công cuộc bố trí phòng thủ cũng như số quân trú phòng trên đảo.

Lợi ích của quần đảo Gilbert đối với quân Nhật đã thay đổi trong hai năm chiếm đóng. Ngay khi vừa thiết lập xong phi trường tại đấy, thì hoạt động chiến tranh của họ được chuyển đến Rabaul. Makin và Bétio có đôi phần bị bỏ quên cho đến khi quân Mỹ đến xây cất phi trường tại quần đảo Ellice kế cận. Kể từ lúc đó, nhiều chuyến tàu vận tải đi đi lại lại giữa căn cứ hải quân lớn lao Truk và đảo san hô Tarawa.
 
Tháng 7 năm 1943, Đô đốc Koga chấp nhận viễn ảnh phải hy sinh Rabaul, ông quyết định tăng cường chu vi phòng thủ phía đông và giao cho Đô đốc Shibasaki quyền tư lệnh nhóm đảo Tarawa. Với 4.000 thuỷ quân lục chiến và 3.000 nhân công Cao Ly, Shibasaki biến đảo san hô Bétio thành pháo đài. Đó là một cấp chỉ huy cực kỳ sinh động trở thành bậc thầy trong nghệ thuật tổ chức thành luỹ kiên cố. Trong tháng 10 năm 1943, ông đã đoan quyết với Koga rằng “phải có ba triệu quân Mỹ và 100 năm cố gắng mới chiếm được Bétio”. Các chiến luỹ được xây cất bằng thân cây dừa nối với nhau nhờ các màu thép, được củng cố bằng các khối san hô nghiền vụn, sẽ mau lẹ chứng tỏ sức chịu dựng kỳ lạ của chúng. Các mệnh lệnh do ông ban hành cho các sĩ quan đều rất đơn giản và rất hợp lẽ phải: “Hãy chờ đợi các tàu chờ quân tấn công được tập họp để đổ quân trước khi khai hoả. Chỉ nhắm bắn các chiến hạm. Nếu địch bắt đầu đổ bộ, hãy bắn xối xả vào các tàu chuyển quân bằng tất cả vũ khí trong suốt đoạn đường chúng tiến vào bãi biển. Sau đó, hãy tập trung hoả lực vào các thành phần đầu tiên đặt chân lên ven bãi biển. Vì lẽ địch chỉ có một khoảng cách 20 giữa mé nước này và bức tường chiến luỹ liên tục của anh, họ sẽ không thể nào tập họp các đơn vị lần lượt thực hiện một đợt phá khẩu để thiết lập một đầu cầu”.


Kế hoạch này sẽ được áp dụng sát khi quân Mỹ đổ bộ và thật khó mà không thành công.

Các không ảnh và kết quả quan sát của các hạm trưởng tiềm thuỷ đỉnh đã cho Nimitz thấy tầm quan trọng của các hệ thống phòng thủ ấy, ông liền quyết định tiêu diệt chúng bằng các cuộc hải pháo và oanh tạc liên tục trong một tuần lễ, rồi sau đó tràn ngập chúng nhờ ưu thế đề bẹp về số lượng của lực lượng đổ bộ vốn lên đến 14.000 quân, nhiều chiến xa nhẹ và pháo binh. Điều làm ông lo âu hơn cả là hệ thống phòng vệ bao quanh bờ biển của đảo. Mức thuỷ triều lên xuống thay đổi đáng kể lại thêm một ẩn số mới vào chiều sâu bất định được ghi trên bản đồ. Các chuyên viên của bộ tham mưu khuyên nên chờ đợi con nước lớn vào cuối tháng 12, nhưng thì giờ thôi thúc quá, cuộc hành quân phải được thực hiện càng sớm càng tốt để cho quân Nhật không có đủ thì giờ hoàn thiện hệ thống phòng thủ. Rủi thay, con nước lớn của tháng 11 lại hạ xuống quá sớm. Ngày thích hợp nhất phải được ấn định là khoảng 15 tháng 11, điều này khiến Nimitz có quá ít thời gian để tập họp số lượng chiến thuyền, phi cơ và binh sĩ khổng lồ để đổ bộ. Bất chấp cơ nguy của một tình trạng lộn xộn nào đó, ông muốn toan tính thực hiện trò đu dây này hơn là trì hoãn ngày mở cuộc hành quân.


Sau cùng ngày J được ấn định là ngày 20 tháng 11 năm 1943, ngày giới hạn tối đa mà thuỷ truyền lên cao. Cuộc hành quân mang ám danh “Galvanic” ấy, được đặt dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Spruance, cựu tư lệnh lực lượng đặc nhiệm của mẫu hạm Hornet tại Midway, giờ đây đang chỉ huy hạm đội thứ 5 gồm có sáu mẫu hạm mới, sáu thiết giáp hạm, bốn tuần dương và hai mươi mốt khu trục hạm. Lực lượng hải quân quan trọng này phải che chở từ ngoài khơi cho các cuộc hành quân đổ bộ và tham dự vào cuộc hải pháo cũng như không kích. Lực lượng hải vận hạm chở quân đổ bộ do Đô đốc Turner chỉ huy và tư lệnh quân đoàn đổ bộ là Thiếu tướng Holland Smith thuộc thuỷ quân lục chiến. Một lực lượng hải quân che chở khác, gồm có các thiết giáp hạm cũ, các tuần dương và khu trục hạm sẽ đảm bảo công cuộc yểm trợ tiếp vận và đặt dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Hill.


Số lượng các giới chức tham dự, sự qui định mơ hồ về chức trưởng của họ và sự phân tán các lực lượng của họ sẽ không làm cho diễn tiến của cuộc đổ bộ được dễ dàng.

Sự sử dụng một hải đoàn thiết giáp hạm để hải pháo bờ vào một bờ biển được phòng thủ vững chắc từ một khoảng cách ngắn là một quyết định chưa bao giờ được toan tính kể từ kinh nghiệm tai hại tại eo biển Dardanelle năm 1915. Tướng Julian Smith, tư lệnh đạo quân phải đổ bộ lên Bétio, tiên liệu rằng người ta sẽ tung binh sĩ thuộc quyền ông vào các công sự pháo đài của Nhật viền theo bờ biển trong những điều kiện tương tự như các điều kiện của Anzac tại Gallipoli, nên sợ rằng sẽ thấy binh sĩ của ông cũng chịu đựng một số phận thảm thương như thế. Trong một phiên họp tham mưu duy nhất giữa các giới chức có trách nhiệm về cuộc hành quân, ông phát biểu sự nghi ngờ về hiệu năng của các cuộc hải pháo. Đô đốc Hill tỏ ra rất khó chịu vì các điểm lưu ý này và tuyên bố rằng “tất cả những gì cưỡng lại được các cuộc oanh tạc sẽ, không những bị vô hiệu hoá, mà còn bị nghiền ra bột bởi trọng pháo của các chiến hạm thuộc quyền ông vốn không ngần ngại tiến sát vào bờ biển”. Ông đã lôi kéo câu trả lời thật cứng rắn của tướng Julian Smith: “Tàu chiến của ông có thể tiến gần cách bờ biển 1.000 thước, nhưng tôi được nghe nói rằng chúng được giáp sắt che chở, trong khi chúng tôi phải băng qua bãi biển chỉ cách địch vài thước, thì lại chỉ có lưỡi lê và không có thứ áo giáp nào khác hơn là chiếc áo kaki của chúng tôi”.


Chính ông Tướng thuỷ quân lục chiến là người có lý. Từ đầu đến cuối, cuộc hành quân Galvanic, chỉ là một cuộc xung phong liên tục vào các công sự phòng thủ còn nguyên vẹn, do bởi những chiến binh không được võ trang đầy đủ và chỉ có chiếc áo kaki, ướt đẫm vì sóng biển, che thân.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top