ngan trang
New member
- Xu
- 159
Ổn định và lật ngược thế cờ
Chu vi Đại Đông Á
Trong khi tại Đông Nam Á các trận đánh diễn ra như chúng ta vừa thuật lại, Hải quân Nhật đã bí mật nới rộng cuộc chinh phục đến các quần đảo nhỏ tại trung bộ Thái Bình Dương. Một số quần đảo đó như Mariannes, Carolines và Marshall, đã từng thuộc về họ trong trận đại chiến trước. Các quần đảo khác được đặt thuộc quyền uỷ trị của Mỹ, Úc hay Anh. Ngoài các đảo Wake và Guam được dùng làm trạm tiếp nối của Mỹ giữa Hạ Uy Di và Phi Luật Tân, không một quần đảo nào được đặt trong tình trạng phòng vệ, đến nỗi công việc chiếm hữu chúng trông giống như một cuộc đi dạo của lực lượng quân sự.
Trong vùng Tây Nam Thái Bình Dương, cuộc tiến quân của Nhật cũng dễ dàng như thế. Sau khi chiếm đóng các đảo lớn Halmahera và Céram ở phía nam Phi Luật Tân, các bộ phận hải quân đến đóng tại Blak và trong vài hải cảng khác nằm trên bờ biển phía bắc của Tân Guinée.
Tân Guinée là một hòn đảo rộng mênh mông, chỉ mình nó đã rộng gấp đôi quần đảo Nhật Bản, có hình dáng giống như một con khủng long bự và hơi gù lưng mà chiếc xương sống là một dãy núi dài 2.500 cây số bao phủ bởi một thứ rừng già rậm rạp nhất thế giới. Năm 1942 ngoài việc không thám sát dãy núi này, người Nhật cũng không tính chuyện vượt qua vì chẳng lợi ích gì, vì chính chiếc bụng của con khủng long cũng là một sa mạc rộng lớn. Phần duy nhất đáng chú ý của đảo là phần đuôi kéo dài của con khủng long vốn cũng bị dãy trường sơn chia đôi, nhưng tại hai viền Nam và Bắc lại có một loạt hải cảng tuyệt vời phía sau lan tràn một khu vực đầy tài nguyên khoáng sản và canh nông. Chính khúc đuôi giống như đoạn ruột thừa này đã được Tổng hành dinh Thiên hoàng lựa chọn. Vì không thể đến đó theo ngõ phía Nam do sự chật hẹp và các mối nguy hiểm của eo biển Torrès nằm giữa bụng con khủng long tại mũi York với mũi đất xa nhất của Úc châu, quân Nhật xâm chiếm theo ngõ phía Bắc. Các đoàn quân khởi hành từ đại căn cứ hải quân Truck, tháng 1 năm 1942 đã đổ bộ lên Nouvelle-Bretagne và Nouvelle-Irlande và đặt căn cứ vững chắc trong các hải cảng Rabaul và Kavieng. Chỉ cần bước một bước là có thể chiếm các hải cảng Lae và Salamaua tại Tân Guinée; cuộc hành quân này đã được thực hiện gần như chẳng phải đánh nhau gì cả, các đội quân trú phòng của Úc được lệnh rút lui dọc theo bờ biển cho đến tận Port-Moresby, hải cảng chính của bờ phía Nam.
Giờ đây cái quạt khổng lồ đã trải ra từ Miến Điện cho đến quần đảo Kouriles. Nhờ chiếm hữu được hàng rào Mã Lai, bờ biển phía Bắc của Tân Guinée, Tân Bretagne và Tân Irlande, các quần đảo Gillbert và Marshall, Nhật Bản được đảm bảo bằng một chuỗi gần như liên tục các điểm tựa, cụ thể hoá vòng đai “chu vi Đại Đông Á” trên một đường bán kính trung bình 3.500 cây số chung quanh Đông Kinh. Bên trong chu vi này, Nhật Bản hoàn toàn rảnh tay khai thác các giếng dầu hoả, mỏ khoáng sản, đồn điền cao su, ruộng lúa, tóm tắt, tất cả nguyên liệu mà Nhật Bản thiếu.
Cái giá phải trả cho những tài nguyên giàu có này thấp đến mức khó tin: Hải quân Nhật chỉ mất có năm phóng ngư lôi hạm, tám tàu ngầm và 50.000 tấn thương thuyền; Lục quân gần như đã bước ra khỏi cuộc phiêu lưu mà không bị sứt mẻ gì: 10.000 chết và 4.000 bị thương. Riêng phần thành tích chiến đấu của Hải quân, Lục quân và nhất là Không quân Nhật thì thật đáng sợ. Chín thiết giáp hạm, bảy tuần dương hạm, một hàng không mẫu hạm nhẹ (chiếc HMS Hermes bị tiêu diệt trên Ấn Độ Dương do phi cơ của Nagumo sau một cuộc đột kích tại Chlombo), vô số các chiến hạm nhỏ đủ loại, 200.000 tấn thương thuyền mà phần đông hàng hoá đều được thu hồi nguyên vẹn và đem ra sử dụng lại, không nói đến chừng 300.000 tù binh vừa quân sự vừa dân sự phải làm việc để xây dựng lại các đổ nát và tái lập sự khai thác canh nông và kỹ nghệ.
Chính tai biến khổng lồ này đã đưa toà Bạch Ốc đến chỗ phải sửa đổi lại các kế hoạch. Quyết định “Germany first” đã đặt chiến trường Thái Bình Dương vào tình trạng lu mờ như ngọn đèn đêm, nhưng ngọn đèn đêm này hoàn toàn sắp tàn lụn. Hải quân Mỹ chỉ có tổng cộng, trên Thái Bình Dương, ba hàng không mẫu hạm nhờ phép lạ thoát khỏi cuộc oanh tạc tại Trân Châu Cảng và chừng mười tuần dương hạm. Chúng đã cố sức hoạt động đáng ca ngợi bằng cách thực hiện các cuộc đột kích bên ngoài vòng đai chu vi Đại Đông Á, nhưng vô ích, đấy chỉ là vết muỗi đốt trên da voi. Gia dĩ một trong các hàng không mẫu hạm ấy, chiếc Saratoga, lại rủi ro gặp một tàu ngầm Nhật và bị nó tặng một thuỷ lôi khiến phải chạy về nằm ụ tại San Francisco nhiều tháng trời. Như vậy là chỉ còn lại hai mẫu hạm-chiếc Lexington và chiếc Enterprise-để ngăn chặn hạm đội Nhật nếu nó muốn tái diễn cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng hay nới rộng vòng vây phía Nam để bao vây luôn Úc châu (Trong số ba mẫu hạm của hạm đội Thái Bình Dương, hai chiếc, Saratoga và Lexington được đóng năm 1927. Chúng được đóng bằng thân của các tuần dương hạm sau khi thay đổi cách sắp đặt bên trong nhiều lần để thích nghi với vai trò mới. Đấy là các chiến hạm chạy nhanh (33 gút) và cũng như các tuần dương hạm được võ trang 8 khẩu 203 ly, nhưng các cơ cấu dành cho phi cơ-đặc biệt là hầm chứa xăng-thì lại tương ứng với quan niệm của một kỷ nguyên khác. Song le, vì chúng di chuyển gần cả 40.000 tấn, lại có một phi đạo 280 thươớ, chừng 80 phi cơ chở trên mỗi chiếc có thể hoạt động dễ dàng. Trái với các lợi điểm đó, thành tàu quá cao và ống khói khổng lồ của chúng tạo thành một mục tiêu dễ bị trông thấy từ đằng xa. Chiếc hàng không mẫu hạm thứ ba, chiếc Enterprise đóng năm 1938, và các nhà chế tạo đã biết lợi dụng kinh nghiệm thu thập được với các chiếc trước. Nó chỉ chở được 20.000 tấn, nhưng vì nó chỉ được trang bị súng phòng không, nó có thể chuyên chở cùng một số lượng phi cơ như hai chiếc trên. Hơn thế nữa nó còn có ưu điểm trội hơn là rất dễ vận dụng và các cơ cấu kiến trúc liên quan đến phi cơ đều toàn hảo). Đấy chính là các đe doạ có mức độ trầm trọng đối với Hoa Kỳ đến nỗi chính sách diên trì không thể nào tiếp tục được nữa. Vả chăng công luận đã bắt đầu xì xầm và báo chí thì đặt tít lớn: “Hạm đội trở thành cái quái gì rồi?” Sau khi một tàu ngầm Nhật táo tợn đến nỗi dám đến oanh tạc ban đêm vào các giếng dầu tại Texas, nội vụ sắp đến chỗ bùng nổ.
Chu vi Đại Đông Á
Trong khi tại Đông Nam Á các trận đánh diễn ra như chúng ta vừa thuật lại, Hải quân Nhật đã bí mật nới rộng cuộc chinh phục đến các quần đảo nhỏ tại trung bộ Thái Bình Dương. Một số quần đảo đó như Mariannes, Carolines và Marshall, đã từng thuộc về họ trong trận đại chiến trước. Các quần đảo khác được đặt thuộc quyền uỷ trị của Mỹ, Úc hay Anh. Ngoài các đảo Wake và Guam được dùng làm trạm tiếp nối của Mỹ giữa Hạ Uy Di và Phi Luật Tân, không một quần đảo nào được đặt trong tình trạng phòng vệ, đến nỗi công việc chiếm hữu chúng trông giống như một cuộc đi dạo của lực lượng quân sự.
Trong vùng Tây Nam Thái Bình Dương, cuộc tiến quân của Nhật cũng dễ dàng như thế. Sau khi chiếm đóng các đảo lớn Halmahera và Céram ở phía nam Phi Luật Tân, các bộ phận hải quân đến đóng tại Blak và trong vài hải cảng khác nằm trên bờ biển phía bắc của Tân Guinée.
Tân Guinée là một hòn đảo rộng mênh mông, chỉ mình nó đã rộng gấp đôi quần đảo Nhật Bản, có hình dáng giống như một con khủng long bự và hơi gù lưng mà chiếc xương sống là một dãy núi dài 2.500 cây số bao phủ bởi một thứ rừng già rậm rạp nhất thế giới. Năm 1942 ngoài việc không thám sát dãy núi này, người Nhật cũng không tính chuyện vượt qua vì chẳng lợi ích gì, vì chính chiếc bụng của con khủng long cũng là một sa mạc rộng lớn. Phần duy nhất đáng chú ý của đảo là phần đuôi kéo dài của con khủng long vốn cũng bị dãy trường sơn chia đôi, nhưng tại hai viền Nam và Bắc lại có một loạt hải cảng tuyệt vời phía sau lan tràn một khu vực đầy tài nguyên khoáng sản và canh nông. Chính khúc đuôi giống như đoạn ruột thừa này đã được Tổng hành dinh Thiên hoàng lựa chọn. Vì không thể đến đó theo ngõ phía Nam do sự chật hẹp và các mối nguy hiểm của eo biển Torrès nằm giữa bụng con khủng long tại mũi York với mũi đất xa nhất của Úc châu, quân Nhật xâm chiếm theo ngõ phía Bắc. Các đoàn quân khởi hành từ đại căn cứ hải quân Truck, tháng 1 năm 1942 đã đổ bộ lên Nouvelle-Bretagne và Nouvelle-Irlande và đặt căn cứ vững chắc trong các hải cảng Rabaul và Kavieng. Chỉ cần bước một bước là có thể chiếm các hải cảng Lae và Salamaua tại Tân Guinée; cuộc hành quân này đã được thực hiện gần như chẳng phải đánh nhau gì cả, các đội quân trú phòng của Úc được lệnh rút lui dọc theo bờ biển cho đến tận Port-Moresby, hải cảng chính của bờ phía Nam.
Giờ đây cái quạt khổng lồ đã trải ra từ Miến Điện cho đến quần đảo Kouriles. Nhờ chiếm hữu được hàng rào Mã Lai, bờ biển phía Bắc của Tân Guinée, Tân Bretagne và Tân Irlande, các quần đảo Gillbert và Marshall, Nhật Bản được đảm bảo bằng một chuỗi gần như liên tục các điểm tựa, cụ thể hoá vòng đai “chu vi Đại Đông Á” trên một đường bán kính trung bình 3.500 cây số chung quanh Đông Kinh. Bên trong chu vi này, Nhật Bản hoàn toàn rảnh tay khai thác các giếng dầu hoả, mỏ khoáng sản, đồn điền cao su, ruộng lúa, tóm tắt, tất cả nguyên liệu mà Nhật Bản thiếu.
Cái giá phải trả cho những tài nguyên giàu có này thấp đến mức khó tin: Hải quân Nhật chỉ mất có năm phóng ngư lôi hạm, tám tàu ngầm và 50.000 tấn thương thuyền; Lục quân gần như đã bước ra khỏi cuộc phiêu lưu mà không bị sứt mẻ gì: 10.000 chết và 4.000 bị thương. Riêng phần thành tích chiến đấu của Hải quân, Lục quân và nhất là Không quân Nhật thì thật đáng sợ. Chín thiết giáp hạm, bảy tuần dương hạm, một hàng không mẫu hạm nhẹ (chiếc HMS Hermes bị tiêu diệt trên Ấn Độ Dương do phi cơ của Nagumo sau một cuộc đột kích tại Chlombo), vô số các chiến hạm nhỏ đủ loại, 200.000 tấn thương thuyền mà phần đông hàng hoá đều được thu hồi nguyên vẹn và đem ra sử dụng lại, không nói đến chừng 300.000 tù binh vừa quân sự vừa dân sự phải làm việc để xây dựng lại các đổ nát và tái lập sự khai thác canh nông và kỹ nghệ.
Chính tai biến khổng lồ này đã đưa toà Bạch Ốc đến chỗ phải sửa đổi lại các kế hoạch. Quyết định “Germany first” đã đặt chiến trường Thái Bình Dương vào tình trạng lu mờ như ngọn đèn đêm, nhưng ngọn đèn đêm này hoàn toàn sắp tàn lụn. Hải quân Mỹ chỉ có tổng cộng, trên Thái Bình Dương, ba hàng không mẫu hạm nhờ phép lạ thoát khỏi cuộc oanh tạc tại Trân Châu Cảng và chừng mười tuần dương hạm. Chúng đã cố sức hoạt động đáng ca ngợi bằng cách thực hiện các cuộc đột kích bên ngoài vòng đai chu vi Đại Đông Á, nhưng vô ích, đấy chỉ là vết muỗi đốt trên da voi. Gia dĩ một trong các hàng không mẫu hạm ấy, chiếc Saratoga, lại rủi ro gặp một tàu ngầm Nhật và bị nó tặng một thuỷ lôi khiến phải chạy về nằm ụ tại San Francisco nhiều tháng trời. Như vậy là chỉ còn lại hai mẫu hạm-chiếc Lexington và chiếc Enterprise-để ngăn chặn hạm đội Nhật nếu nó muốn tái diễn cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng hay nới rộng vòng vây phía Nam để bao vây luôn Úc châu (Trong số ba mẫu hạm của hạm đội Thái Bình Dương, hai chiếc, Saratoga và Lexington được đóng năm 1927. Chúng được đóng bằng thân của các tuần dương hạm sau khi thay đổi cách sắp đặt bên trong nhiều lần để thích nghi với vai trò mới. Đấy là các chiến hạm chạy nhanh (33 gút) và cũng như các tuần dương hạm được võ trang 8 khẩu 203 ly, nhưng các cơ cấu dành cho phi cơ-đặc biệt là hầm chứa xăng-thì lại tương ứng với quan niệm của một kỷ nguyên khác. Song le, vì chúng di chuyển gần cả 40.000 tấn, lại có một phi đạo 280 thươớ, chừng 80 phi cơ chở trên mỗi chiếc có thể hoạt động dễ dàng. Trái với các lợi điểm đó, thành tàu quá cao và ống khói khổng lồ của chúng tạo thành một mục tiêu dễ bị trông thấy từ đằng xa. Chiếc hàng không mẫu hạm thứ ba, chiếc Enterprise đóng năm 1938, và các nhà chế tạo đã biết lợi dụng kinh nghiệm thu thập được với các chiếc trước. Nó chỉ chở được 20.000 tấn, nhưng vì nó chỉ được trang bị súng phòng không, nó có thể chuyên chở cùng một số lượng phi cơ như hai chiếc trên. Hơn thế nữa nó còn có ưu điểm trội hơn là rất dễ vận dụng và các cơ cấu kiến trúc liên quan đến phi cơ đều toàn hảo). Đấy chính là các đe doạ có mức độ trầm trọng đối với Hoa Kỳ đến nỗi chính sách diên trì không thể nào tiếp tục được nữa. Vả chăng công luận đã bắt đầu xì xầm và báo chí thì đặt tít lớn: “Hạm đội trở thành cái quái gì rồi?” Sau khi một tàu ngầm Nhật táo tợn đến nỗi dám đến oanh tạc ban đêm vào các giếng dầu tại Texas, nội vụ sắp đến chỗ bùng nổ.