ngan trang
New member
- Xu
- 159
Sự di chuyển lực lượng muộn màn này lẽ ra đã có thể đạt được mục tiêu nếu như chiếc hàng không mẫu hạm được những người tun tin loan báo, đã thật sự lên đường đi Viễn Đông. Thế mà thực tế không phải như vậy… Chiếc Indomitable, mà sự hoàn tất gặp rất nhiều khó khăn và các cuộc chạy thử đã chấm dứt trong vùng biển Caraibles, đã bị thất bại như khó tưởng tượng được rằng khi biết việc bất lợi này mà Đô đốc Tom Philips còn chấp nhận tiếp tục cuộc hành trình. Ông vừa rời các bạn đồng sự của Không lực Hoàng gia, những người đã cùng ông làm việc trong suốt một năm để làm tê liệt các thiết giáp hạm của Đức bỏ neo trong hải cảng Brest. Ông không lạ gì những nguy cơ mà các thiết giáp hạm phải đương đầu trước các phi cơ phóng thuỷ lôi và các oanh tạc cơ đâm bổ. Trong lúc cáo biệt các đồng sự của Lục quân và Không quân RFA, Thống chế Không quân Harris, tư lệnh đơn vị Bomber Command một trong các tướng lĩnh viễn kiến nhất về cuộc chiến, đã nói khi bắt tay ông: “Don’t forget your umbrella Tom!” (Đừng quên chiếc dù không lực săn giặc!). Philips đã cười với người bạn thân với một cái nháy mắt để ông ta yên tâm. Tuy vậy sau đó, ông đã chẳng hề để tâm đến lời khuyến cáo này.
Đến Tân Gia Ba ngày 2 tháng 12 năm 1941, ngày 5 Sir Tom Philips lấy phi cơ đi Manille để hội kiến với Mac Arthur và Đô đốc Hart. Ông thấy họ rất tin tưởng vào các cứ điểm vững chắc của Mỹ tại Phi Luật Tân, nhất là khi họ vừa nhận được nhiều “pháo đài bay” B-17, kiểu phi cơ tối tân nhất của kỹ nghệ hàng không. Không gạt bỏ khả năng mở cuộc tấn công của Nhật vào các thuộc địa Hà Lan tại Ấn Độ Dương, họ ước tính rằng đấy là cả một mối đe doạ trường kỳ và đảm bảo với ông một sự hỗ trợ của Mỹ ngày càng tăng, trong giới hạn của công thức “All but war”. Nhưng tối ngày hôm sau, 6 tháng 12, có tin một đoàn công voa Nhật mới được phát giác trong Vịnh Xiêm La. Chắc đó là một sự lấn áp mới của Nhật trên xứ sở nhỏ bé Đông Nam Á này, tương tự như những lấn áp mà họ đã làm cách mấy tháng trước tại Đông Dương bằng cách lợi dụng sự bại trận của Pháp. Biến cố không kém phần nghiêm trọng và vị Đô đốc Anh lập tức quyết định cáo biệt các chủ nhân.
Từ Manille hấp tấp ra đi ngày 7, tối hôm đó Philips đến Tân Gia Ba và thảo luận với vị Tổng tư lệnh Sir Robert Brooke, về cơ hội thuận tiện để tung ra đúng lúc cuộc tấn công được dự liệu trong kế hoạch dưới danh hiệu “Matador”, mà nội dung gồm có việc chiếm đóng Thái Lan để đi trước cuộc xâm lăng của Nhật. Thật vậy ai cũng tin rằng đoàn công voa bị phát giác đêm trước tiến về Singora, một hải cảng của Thái Lan nằm cách biên giới Mã Lai vài chục cây số về phía bắc. Vừa mới nhận được lệnh từ Luân Đôn, theo đó chỉ tung ra “cuộc hành quân Matador" là nếu có bằng cớ chắc chắ quân Nhật vi phạm qui chế trung lập của Thái Lan, Sir Robert Brooke ước tính rằng phải chờ đợi, trước khi chủ động một hành động quân sự có hậu quả lớn lao như thế, cho đến khi có tin tức chính xác hơn về hải trình của đoàn công voa Nhật.
Cuộc hội kiến giữa hai tướng lĩnh vừa mới chấm dứt thì cả một làn sóng tin tức báo động đổ đến chấm dứt thái độ do dự của vị Tổng tư lệnh. Chỉ huy trưởng cảng Khota Baru, nằm ngay biên giới Thái Lan, báo cáo một cuộc đổ bộ lên bờ biển và một cuộc hải pháo dữ dội. Vài giờ sau, trong khi Bộ tham mưu ban hành mệnh lệnh cho các phi trường để khởi động một cuộc không tập nhắm vào đoàn công voa Nhật Bản, các đài rada Tân Gia Ba báo hiệu có một đoàn phi cơ lạ đang bay về phía đảo này.
Đến 4 giờ 40 sáng, thành phố đang còn sáng trưng ánh đèn, đột nhiên bị đánh thức vì tiếng bom nổ. Công tác chuyển lệnh báo động đến các nơi đã do các chấp hành thiếu kinh nghiệm và thiếu lương tâm đảm trách. Sự bối rối tương tự cũng đã làm tê liệt phản ứng ở mọi cấp thuộc hệ thống chỉ huy và sáng ngày 8 tháng 12, tất cả các phi trường tại Mã Lai bị oanh tạc nặng nề mà không một phi cơ săn giặc nào của Anh cất cánh được. Cuộc tấn công sấm sét này nhắm vào các đoàn phi cơ vốn đã yếu thế hơn về lượng lẫn phẩm đã mang lại những hậu quả thảm hại: Ngay từ đầu tiên của cuộc xung đột, quân Nhật đã làm chủ được bầu trời trên bán đảo Mã Lai.
Nếu cuộc oanh tạc lần đầu tiên vào Tân Gia Ba không gây hậu quả quân sự nào-các phi cơ Nhật bị chiếu sáng bất chợt, đã không thể nào phân biệt được mục tiêu-thì nó lại gây hậu quả thê thảm trên tinh thần dân chúng. Hai trăm nạn nhân thiệt mạng trong khu bản xứ quá đông đúc và người Mã Lai cho đến lúc đó vốn tin tưởng rằng sức mạnh của Anh là vô địch, đột nhiên mất hẳn ảo tưởng. Tiếp theo đó là một tình trạng rối loạn tiềm năng và mau lẹ bùng nổ thành cơn hỗn loạn gây xáo trộn sâu xa công cuộc cai trị tại thuộc địa. Cảm nghĩ khinh thường tương tự cũng lan tràn tại một vài đơn vị quân Ấn Độ đang được đưa ra nằm ở tuyến đầu và câu chuyện truyền kỳ về ưu thế tuyệt đối của quân lực Nhật Bản lan truyền mãi cho đến cả trong hàng ngũ quân Anh. Riêng về phần các nhà chức trách dân sự, những người đã bất cẩn bộc lộ niềm tin tưởng lạc quan và đã tuyên bố với những ai muốn nghe nói đến một cuộc xâm lăng của Nhật Bản là hoàn toàn không thể nào có được, thì họ đã bị mất hết lòng tin của dân chúng kể cả dân bản xứ Á châu lẫn người Âu châu.
May thay, còn có hải quân! Trong một môi trường chủ yếu là hàng hải như thế này, Hải quân Hoàng gia Anh đã giữ được cho uy tín khỏi bị sứt mẻ.
Đến Tân Gia Ba ngày 2 tháng 12 năm 1941, ngày 5 Sir Tom Philips lấy phi cơ đi Manille để hội kiến với Mac Arthur và Đô đốc Hart. Ông thấy họ rất tin tưởng vào các cứ điểm vững chắc của Mỹ tại Phi Luật Tân, nhất là khi họ vừa nhận được nhiều “pháo đài bay” B-17, kiểu phi cơ tối tân nhất của kỹ nghệ hàng không. Không gạt bỏ khả năng mở cuộc tấn công của Nhật vào các thuộc địa Hà Lan tại Ấn Độ Dương, họ ước tính rằng đấy là cả một mối đe doạ trường kỳ và đảm bảo với ông một sự hỗ trợ của Mỹ ngày càng tăng, trong giới hạn của công thức “All but war”. Nhưng tối ngày hôm sau, 6 tháng 12, có tin một đoàn công voa Nhật mới được phát giác trong Vịnh Xiêm La. Chắc đó là một sự lấn áp mới của Nhật trên xứ sở nhỏ bé Đông Nam Á này, tương tự như những lấn áp mà họ đã làm cách mấy tháng trước tại Đông Dương bằng cách lợi dụng sự bại trận của Pháp. Biến cố không kém phần nghiêm trọng và vị Đô đốc Anh lập tức quyết định cáo biệt các chủ nhân.
Từ Manille hấp tấp ra đi ngày 7, tối hôm đó Philips đến Tân Gia Ba và thảo luận với vị Tổng tư lệnh Sir Robert Brooke, về cơ hội thuận tiện để tung ra đúng lúc cuộc tấn công được dự liệu trong kế hoạch dưới danh hiệu “Matador”, mà nội dung gồm có việc chiếm đóng Thái Lan để đi trước cuộc xâm lăng của Nhật. Thật vậy ai cũng tin rằng đoàn công voa bị phát giác đêm trước tiến về Singora, một hải cảng của Thái Lan nằm cách biên giới Mã Lai vài chục cây số về phía bắc. Vừa mới nhận được lệnh từ Luân Đôn, theo đó chỉ tung ra “cuộc hành quân Matador" là nếu có bằng cớ chắc chắ quân Nhật vi phạm qui chế trung lập của Thái Lan, Sir Robert Brooke ước tính rằng phải chờ đợi, trước khi chủ động một hành động quân sự có hậu quả lớn lao như thế, cho đến khi có tin tức chính xác hơn về hải trình của đoàn công voa Nhật.
Cuộc hội kiến giữa hai tướng lĩnh vừa mới chấm dứt thì cả một làn sóng tin tức báo động đổ đến chấm dứt thái độ do dự của vị Tổng tư lệnh. Chỉ huy trưởng cảng Khota Baru, nằm ngay biên giới Thái Lan, báo cáo một cuộc đổ bộ lên bờ biển và một cuộc hải pháo dữ dội. Vài giờ sau, trong khi Bộ tham mưu ban hành mệnh lệnh cho các phi trường để khởi động một cuộc không tập nhắm vào đoàn công voa Nhật Bản, các đài rada Tân Gia Ba báo hiệu có một đoàn phi cơ lạ đang bay về phía đảo này.
Đến 4 giờ 40 sáng, thành phố đang còn sáng trưng ánh đèn, đột nhiên bị đánh thức vì tiếng bom nổ. Công tác chuyển lệnh báo động đến các nơi đã do các chấp hành thiếu kinh nghiệm và thiếu lương tâm đảm trách. Sự bối rối tương tự cũng đã làm tê liệt phản ứng ở mọi cấp thuộc hệ thống chỉ huy và sáng ngày 8 tháng 12, tất cả các phi trường tại Mã Lai bị oanh tạc nặng nề mà không một phi cơ săn giặc nào của Anh cất cánh được. Cuộc tấn công sấm sét này nhắm vào các đoàn phi cơ vốn đã yếu thế hơn về lượng lẫn phẩm đã mang lại những hậu quả thảm hại: Ngay từ đầu tiên của cuộc xung đột, quân Nhật đã làm chủ được bầu trời trên bán đảo Mã Lai.
Nếu cuộc oanh tạc lần đầu tiên vào Tân Gia Ba không gây hậu quả quân sự nào-các phi cơ Nhật bị chiếu sáng bất chợt, đã không thể nào phân biệt được mục tiêu-thì nó lại gây hậu quả thê thảm trên tinh thần dân chúng. Hai trăm nạn nhân thiệt mạng trong khu bản xứ quá đông đúc và người Mã Lai cho đến lúc đó vốn tin tưởng rằng sức mạnh của Anh là vô địch, đột nhiên mất hẳn ảo tưởng. Tiếp theo đó là một tình trạng rối loạn tiềm năng và mau lẹ bùng nổ thành cơn hỗn loạn gây xáo trộn sâu xa công cuộc cai trị tại thuộc địa. Cảm nghĩ khinh thường tương tự cũng lan tràn tại một vài đơn vị quân Ấn Độ đang được đưa ra nằm ở tuyến đầu và câu chuyện truyền kỳ về ưu thế tuyệt đối của quân lực Nhật Bản lan truyền mãi cho đến cả trong hàng ngũ quân Anh. Riêng về phần các nhà chức trách dân sự, những người đã bất cẩn bộc lộ niềm tin tưởng lạc quan và đã tuyên bố với những ai muốn nghe nói đến một cuộc xâm lăng của Nhật Bản là hoàn toàn không thể nào có được, thì họ đã bị mất hết lòng tin của dân chúng kể cả dân bản xứ Á châu lẫn người Âu châu.
May thay, còn có hải quân! Trong một môi trường chủ yếu là hàng hải như thế này, Hải quân Hoàng gia Anh đã giữ được cho uy tín khỏi bị sứt mẻ.