Chia Sẻ Quốc tế thứ hai - sử 10- vnkienthuc.com

Trang Dimple

New member
Xu
38
Sự phát triển của phong trào Cách mạng thế giới trong những thập niên 70 - 80 của thế kỷ XIX với sự ra đời của Cách mạng chính Đảng công nhân có tính chất quần chúng ở nhiều nước đòi hỏi phải có một tổ chức Quốc tế mới để lãnh đạo phong trào công nhân thế giới.

Quốc tế thứ hai được thành lập. Phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX phát triển như thế nào? Hoạt động và vai trò của tổ chức Quốc tế thứ hai này ra sao? Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời những câu hỏi trên



Sử 10- BÀI 39: QUỐC TẾ THỨ HAI

1. Phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX

*Nguyên nhân:

+ Đội ngũ giai cấp công nhân các nước tăng nhanh về số lượng và chất lượng, có điều kiện sống tập trung.
+ Sự bóc lột nặng nề của giai cấp tư sản, xu thế độc quyền và chính sách chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh để phân chia lại thế giới khiến đời sống của công nhân cực khổ dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh công nhân nổ ra.



* Phong trào công nhân:

-Phong trào công nhân đòi cải thiện đời sống, đòi quyền tự do dân chủ ngày càng lan rộng, đặc biệt ở các nước tư bản tiên tiến như Anh, Pháp, Đức, Mĩ.

-Cuộc tổng bãi công của gần 40 vạn công nhân Chi-ca-gô ngày 1 - 5 - 1886 đòi lao động 8 giờ đã buộc giới chủ phải nhượng bộ. Ngày đó đi vào lịch sử là ngày Quốc tế lao động và chế độ ngày làm việc 8 giờ dần được thực hiện trong nhiều nước.

Điểm mới:


+ Nhiều Đảng công nhân, Đảng xã hội, nhóm công nhân tiến bộ được thành lập: Đảng công nhân xã hội dân chủ Đức (1875), Đảng công nhân xã hội Mĩ (1876), Đảng công nhân Pháp(1879), nhóm giả phóng lao động Nga(1883).


+Đặt ra yêu cầu cần phải thành lập một tổ chức Quốc tế mới của giai cấp vô sản thế giới nối tiếp nhiệm vụ của Quốc tế thứ nhất.


+C.Mác qua đời (1883) sứ mệnh lãnh đạo phong trào công nhân Quốc tế thuộc về Ph.Ăng-ghen.

2. Quốc tế thứ hai.

* Hoàn cảnh ra đời:


-Chủ nghĩa tư bản phát triển ở giai đoạn cao, giai cấp tư sản tăng cường bóc lột nhân dân lao động.


-Chính sách chạy đua vũ trang chuẩn bị phân chia lại thế giới dẫn đến đời sống nhân dân cực khổ.


-Nhiều Đảng và tổ chức công nhân tiến bộ ra đời , ngày 14 - 7 - 1889 Quốc tế thứ II thành lập ở Pari.


*Hoạt động Quốc tế thứ II:


-Thông qua các Đại hội và nghị quyết; sự cần thiết thành lập chính đảng của giai cấp vô sản, đề cao đấu tranh chính trị.


- Tăng cường phong trào quần chúng, đòi tăng lương, ngày làm 8 giờ, lấy ngày 1 - 5 làm ngày Quốc tế lao động.

* Hạn chế: ảnh hưởng của các trào lưu cơ hội chủ nghĩa vô chính phủ.


* Đóng góp :Đoàn kết công nhân các nước thúc đẩy việc thành lập các chính đảng vô sản ở nhiều nước


edrich.jpg



Ph. Ăngghen ( Friedrich Engels, 1820 – 1895 )


*Vai trò của Ăng-ghen đối với hoạt động của Quốc tế thứ II:


-Sự ra đời của Quốc tế thứ II là bằng chứng về sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân.


-Từ khi Ăng-ghen qua đời, cùng với những biến động của đời sống kinh tế - xã hội ,những phần tử cơ hội chống lại học thuyết Mác dần chiếm ưu thế trong Quốc tế thứ II do E.Béc-xtai-nơ đề xướng đã làm cản trở bước tiến của phong trào công nhân.

*Cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa cơ hội trong Quốc tế thứ II:


-Cuộc đấu tranh của một số lãnh tụ cách mạng trong các Đảng công nhân như La-phác-gơ (Pháp), Bêben, Rôda Lúcxembua (Đức) ,tuy nhiên kết quả hạn chế do đấu tranh không triệt để.


-Cuộc đấu tranh của Lênin - lãnh tụ của giai cấp công nhân Nga - lên án ách thống trị của đế quốc thuộc địa đòi quyền tự quyết cho các dân tộc và bảo vệ học thuyết Mác.


-Do thiếu nhất trí về đường lối, chia rẽ về tổ chức, các đảng trong Quốc tế II xa dần đường lối đấu tranh Cách mạng, thỏa hiệp với giai cấp tư sản, đẩy nhân dân lao động vào cuộc chiến tranh vì lợi ích của bọn đế quốc. Quốc tế thứ II tan rã khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
 
Sửa lần cuối:
Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 39: Quốc tế thứ hai
(trang 198 sgk Lịch Sử 10): Hãy cho biết những nét nổi bật của phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX?

Trả lời:

  • Phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở các nước Mĩ, Anh, Pháp, Đức, Nga. Mục tiêu đấu tranh của phong trào là đòi tăng lượng, giảm giờ làm, cải thiện cuộc sống, ...
  • Công nhân nhiều nước bắt đầu tiếp thu chủ nghĩa Mác dẫn đến sự thành lập các đảng công nhân và các tổ chức quần chúng ở nhiều nước. Sự phát triển đó đòi hỏi yêu cầu một tổ chức quốc tế thống nhất lãnh đạo và chỉ đạo phong trào.
(trang 199 sgk Lịch Sử 10): Hãy nêu những hoạt động chủ yếu của Quốc tế thứ hai trong thời gian Ăng-ghen lãnh đạo?

Trả lời:

  • 14/7/1889, Đại hội thành lập Quốc tế thứ hai được tổ chức tại Pa-ri. Đại hội đã thông qua nhiều nghị quyết quan trọng, nêu lên sự cần thiết phải thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản mỗi nước, đề cao vai trò của quần chúng, đòi tăng lương, ngày làm 8 giờ và lấy ngày 1/5 hằng năm làm ngày Quốc tế lao động.
  • Cũng như Quốc tế thứ nhất, Quốc tế thứ hai tồn tại và hoạt động chủ yếu dưới hình thức đại hội. Nhờ vai trò tích cực của Ăng-ghen, Quốc tế thứ hai đã có nhiều đóng góp tích cực cho phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX.
Câu 1 (trang 199 sgk Sử 10): Trình bày hoàn cảnh của Quốc tế thứ hai?

Lời giải:

  • Sau khi Quốc tế thứ nhất giải tán, phong trào cách mạng ở các nước vẫn phát triển. Công nhân nhiều nước được tiếp xúc với chủ nghĩa Mác, từ đó dẫn đến sự thành lập các đảng công nhân và các tổ chức quần chúng ở nhiều nước. Sự phát triển đó đòi hỏi yêu cầu một tổ chức quốc tế thống nhất lãnh đạo và chỉ đạo phong trào.
  • Trước tình hình đó 14/7/1889, Đại hội thành lập Quốc tế thứ hai được tổ chức tại Pa-ri.
Câu 2 (trang 199 sgk Sử 10): Vì sao Quốc tế thứ hai bị tan rã?

Lời giải:

  • Diễn ra tình trạng mâu thuẫn và đấu tranh giữa hai khuynh hướng cách mạng và khuynh hướng cơ hội.
  • Do thiếu nhất trí về đường lối, chia rẽ về tổ chức, các đảng trong Quốc tế thứ hai xa dần đường lối đấu tranh cách mạng, thỏa hiệp với giai cấp tư sản dẫn đến việc tan rã của Quốc tế thứ hai.
 
Bài tập 1 trang 153 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Ngày 14-7-1889 đã diễn ra sự kiện lịch sử là:

A. Đại hội thành lập Quốc tế thứ hai.

B. Lễ kỉ niệm 100 năm ngày bùng nổ Cách mạng tư sản Pháp.

C. chọn ngày 1 - 5 làm ngày Quốc tế Lao động.

D. cả A, B, C đều đúng.

Trả lời: C

2. Quốc tế thứ hai tồn tại trong khoảng thời gian

A. từ năm 1889 đến năm 1914. C. từ năm 1889 đến năm 1918.

B. từ năm 1889 đến năm 1895 D. từ năm 1889 đến năm 1919.

Trả lời: A

3. Đại diện cho chủ nghĩa xét lại cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

A. Laphácgơ (Pháp). C. Rôda Lúcxembua (Đức).

B. Bêben (Đức). D. Bécxtainơ (Đức).

Trả lời: D
 
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 10!
Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài

  1. Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
  2. bài 2: Xã hội nguyên thủy
  3. bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông
  4. bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma
  5. bài 5: Trung Quốc thời phong kiến
  6. bài 6: Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ
  7. bài 7 Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
  8. bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á
  9. bài 9 Vương Quốc Campuchia và Vương Quốc Lào
  10. bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)
  11. bài 11: Tây Âu thời kì trung đại
  12. Bài 12: Ôn tập lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ và trung đại
  13. bài 13: Việt Nam thời kì nguyên thủy
  14. bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
  15. bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)
  16. bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) (tiếp theo)
  17. bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)
  18. bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV
  19. Lịch sử 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV
  20. bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV
  21. bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII
  22. bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII
  23. bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII
  24. Lịch sử 10 bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII
  25. bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
  26. bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân
  27. bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến
  28. bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
  29. bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
  30. bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
  31. bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu
  32. bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX
  33. bài 34: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
  34. bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa
  35. bài 36 Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân
  36. bài 37: Mác -Ăng ghen và sự ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học
  37. bài 38 Quốc tế nhất và công xã Pari 1781
  38. bài 39: Quốc tế thứ hai
  39. bài 40: Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top