• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Chia Sẻ Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918.

Trang Dimple

New member
Xu
38
Trong thời gian chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra, bọn Thực dân Pháp ở Việt Nam có những thay đổi trong chính sách kinh tế – xã hội, làm cho mâu thuẫn các tầng lớp và dân tộc Việt Nam với Thực Dân Pháp thêm phần gay gắt. Thời gian này nổi bật lên là những hoạt động của Nguyễn Tất Thành, tuy mới chỉ là bước đầu nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng

LỊCH SỬ LỚP 8 -Bài 30-PHONG TRÀO YÊU
NƯỚC CHỐNG PHÁP TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 1918.

I. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT

1. Phong trào Đông Du ( 1905-1909) :
* Đón nhận con đường cứu nước theo hướng dân chủ tư sản , Phan Bội Châu sang Nhật cầu viện vì:


+ Nước Nhật cùng màu da, cùng văn hóa Hán học .

+ Đi theo con đường tư bản Châu Âu đã giàu mạnh .

+ Đánh thắng đế quốc Nga .

* Năm 1904 Phan Bội Châu lập Hội Duy Tân với chủ trương: đánh Pháp lập nước Việt Nam độc lập theo hướng dân chủ tư sản

* Năm 1905 Phan Bội Châu sang Nhật nhờ giúp đánh Pháp ,đưa người sang Nhật học đó là phong trào Đông Du ( 200 người)

* 9-1908 Pháp- Nhật cấu kết trục xuất người Việt Nam và Phan Bội Châu ra khỏi Nhật .

* Hội Duy Tân ngừng hoạt động , phong trào Đông Du tan rã

* Tác động : khuấy động lòng yêu nước , cổ vũ tinh thần dân tộc .

* Chủ trương bạo động vũ trang để giành độc lập là đúng, nhưng tư tưởng cầu viện là sai.

2. Đông Kinh Nghĩa Thục 1907 :

* Tại Bắc Kỳ có cuộc vận động cải cách văn hóa xã hội theo lối tư sản

* Tháng 3-1907 Lương văn Can, Nguyễn Quyền ,Lê Đại , Vũ Hoành mở trường Đông Kinh Nghĩa Thục tại Hà Nội sau đó lan rộng ra ngoại thành và nhiều tỉnh

* Mục đích : nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài,bồi dưỡng lòng yêu nước .

* Hình thức và nội dung hoạt động :

-Học phổ thông các bài : địa lý, lịch sử, khoa học thường thức .

-Diễn thuyết , bình văn , xuất bản sách báo nhằm bồi dưỡng lòng yêu nước , truyền bá nội dung học tập và nếp sống mới .

-Trường mở rộng ra các tỉnh, số học sinh lên tới 1.000 người .

-Tháng 11- 1907 , thực dân Pháp giải tán Đông Kinh Nghĩa Thục , tịch thu sách vở tài liệu , Lương văn Can , Hoàng Tăng Bí… bị bắt.

+ Tác động :là một tổ chức cách mạng , nâng cao lòng yêu nước ,phát triển văn hóa , giáo dục tư tưởng chống phong kiến hủ lậu ,hỗ trợ phong trào Đông Du và Duy Tân .

3. Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung Kỳ- 1908 .

Cuộc vận động Duy Tân ( theo cái mới ) diễn ra sôi nổi tại Trung Kỳ .

Lãnh đạo là Phan Châu Trinh , Huỳnh Thúc Kháng

+ Mục đích :Vận động cải cách ( theo cái mới ) và khai dân trí

+ Hình thức và nội dung hoạt động :

-Mở trường, diễn thuyết các đề tài xã hội , tình hình thế giới .

-Đả phá hủ tục phong kiến , lạc hậu .

-Đua nhau cắt tóc ngắn , mặc áo ngắn , đả kích quan lại xấu .

-Mở mang công thương nghiệp .

-Năm 1908 do ảnh hưởng của phong trào Duy Tân nên phong trào chống đi phu, chống thuế diễn ra ở Quảng Nam , Quảng ngãi rồi lan ra khắp các tỉnh Trung Kỳ .

-Thực dân Pháp đàn áp ,bắt bớ , tù đày Phan Châu Trinh , Trần Quý Cáp

4. Điểm giống nhau và khác nhau :

* Điểm giống nhau : đều là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản , do các sĩ phu nho học lãnh đạo .

* Điểm khác nhau :

+ Phong trào Đông Du do Duy Tân Hội chủ trương :vũ trang chống Pháp giành độc lập dân tộc .

+ Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội : bạo động ôn hòa , nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài.

+ Phong trào DuyTânởTrung Kỳ:vận động cải cách (theo cái mới) và khai dân trí.

II.Phong trào yêu nước trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914- 1918)

1 . Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến : có những thay đổi :

-Từ chỗ chuyên canh cây lúa chuyển sang trồng các cây công nghiệp phục vụ chiến.

-Tăng cường bắt nông dân đi lính , thu hẹp điện tích trồng lúa , đời sống nhân dân khó khăn .

- Pháp đầu tư vào công nghiệp nên công nghiệp VN khởi sắc . Giai cấp tư sản dân tộc có điều kiện vươn lên .

-Nhằm cung cấp cho chiến trường Pháp trong chiến tranh thế giới thứ hai .

-Pháp dùng nhiều thủ đọan chính trị ,văn hóa lừa bịp để ru ngủ nhân dân ta .

-Đó là nguyên nhân bùng nổ các cuộc đấu tranh từ 1914-1918

2. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế ( 1916) . Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên ( 1917) .

a.Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế ( 1916) .

-Thái Phiên ,Trần Cao Vân ,Vua Duy Tân bí mật liên lạc với binh lính tại Huế ( để đưa sang chiến trường Châu Âu ) tiến hành khởi nghĩa .

-Đêm 3 rạng sáng 4- 5- 1916 khởi nghĩa tại Huế , nhưng kế hoạch bị bại lộ , thực dân Pháp thẳng tay đàn áp ; Thái Phiên và Trần Cao Vân bị tử hình , vua Duy Tân bị đày ở Châu Phi .

Thất bại do :lãnh đạo , tổ chức còn non kém , thời cơ chưa chín muồi , tư tưởng quân chủ lập hiến đã lạc hậu .

b. Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên ( 1917) .

+ Nguyên nhân khởi nghĩa : do chính sách bóc lột của Pháp , binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp đưa đi làm bia đỡ đạn nên bất bình nổi dậy

+Tù chính trị Lương Ngọc Quyến cùng với Đội Cấn khởi nghĩa đã giết chết được tên Giám binh Pháp , phá nhà lao, thả tù chính trị , chiếm các công sở và làm chủ tỉnh Thái Nguyên .

+ Nghĩa quân chiến đấu dũng cảm , Lương Ngọc Quyến và Đội Cấn hy sinh .

+ Thất bại do nổ ra tự phát , bị động không có chương trình hành động cụ thể .

* So sánh :Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế ( 1916) . Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên ( 1917) :

+ Giống nhau : lực lượng tham gia đều là binh lính người Việt trong quân đội Pháp , tù chính trị , nhân dân địa phương ; thành phần lãnh đạo là những sĩ phu yêu nước có tư tưởng tiến bộ .

+ Khác nhau : ở Huế có sự tham gia của Vua Duy Tân .

3. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước :

- Hồi nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi là Nguyễn Tất Thành, sinh ngày 19-5-1890 tại xã Kim Liên , huyện Nam Đàn, Nghệ An.

- Người lớn lên giữa lúc nước nhà bị mất vào tay thực dân Pháp .

- Các cuộc khởi nghĩa thất bại và không tán thành đường lối hoạt động của các cụ , Người quyết định đi sang phương Tây tìm con đường cứu nước mới.

- Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng (Sài gòn), Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Nguyễn văn Ba , làm phụ bếp cho tàu La Tut sơ Tơ rê vin, để sang Pháp.

- Người qua nhiều nước Châu Phi, châu Mỹ, châu Âu

- Người trở lại Pháp năm -1917. Người làm nhiều nghề ,trực tiếp học tập và rèn luyện ở giai cấp công nhân.

- Người tham gia Hội những người Việt Nam yêu nước , viết báo , tranh thủ các buổi mít tinh để tố cáo tội ác của thực dân Pháp , và tuyên truyền cách mạng Việt nam .

- Sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp , ảnh hưởng của cách mạng tháng Mưởi Nga , tư tưởng của người có những biến chuyển , hướng cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Hoạt động của người rất đúng hướng tạo điều kiện để cách mạng Việt Nam bắt gặp chân lý cứu nước của thời đại : chủ nghĩa Mác –Lê nin.

* Các nhà yêu nước trước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh , hướng theo phương Đông , nhưng thất bại.

* Nguyễn Tất Thành hướng theo phương Tây , gặp ánh sáng của cách mạng tháng Mười Nga và tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lê nin.
 
Sửa lần cuối:

Trang Dimple

New member
Xu
38
Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
câu hỏi và bài tập sách giáo khoa
Trả lời phần in nghiêng bài 30

Giải bài tập Lịch sử 8 trang 144 SGK: - Dựa vào đâu Hội Duy tân chủ trương bạo động vũ trang để giành độc lập? Em nghĩ gì về chủ trương này?

Trả lời:

- Đầu thế kỉ XX, những người Việt Nam yêu nước do Phan Bội Châu đứng đầu lập ra Hội Duy tân với mục đích là đánh Pháp, giành lại độc lập cho Tổ quốc. Hội dự định dựa vào Nhật để xúc tiến việc chuẩn bị bạo động, họ cho rằng Nhật Bản là nước cùng màu da, cùng văn hóa (đồng chủng, đồng văn), Nhật Bản đi theo con đường tư bản chủ nghĩa trở nên giàu mạnh, thoát khởi đế quốc xâm lược, nên có thể dựa vào Nhật.

- Đây là một chủ trương sai lầm, ấu trĩ vì Nhật Bản là một nước đế quốc, bản chất chẳng khác gì đế quốc Pháp.

Giải bài tập Lịch sử 8 trang 145 SGK: - Đông Kinh nghĩa thục có những hoạt động nào?

Trả lời:

+ Tháng 3 - 1907. Lương Văn Can, Nguyễn Quyền lập trường học lấy tên là Đông Kinh nghĩa thục. Trường dạy các môn khoa học thường thức, tổ chức các buổi diễn thuyết, bình văn, xuất bản sách báo tuyên truyền tinh thần yêu nước...

+ Phạm vi hoạt động khá rộng: Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình...

+ Tháng 11 - 1907, thực dân Pháp ra lệnh đóng cửa trường.

Giải bài tập Lịch sử 8 trang 145 SGK: - Đông Kinh nghĩa thục có ảnh hưởng gì đến phong trào yêu nước chống Pháp ở nước ta?

Trả lời:

- Đông Kinh nghĩa thục là một tổ chức cách mạng, có phân công, phân nhiệm, mục đích rõ ràng, có cơ sở địa phương.

- Đông Kinh nghĩa thục đã nâng cao lòng yêu nước và chí tiến thủ cho quần chúng nhân dân, truyền bá một nền tư tưởng, học thuật mới, một nếp sống mới, tiến bộ, hỗ trợ phong trào Đông du, Duy tân.

- Đông Kinh nghĩa thục chống nền giáo dục cũ, cổ vũ cái mới (học chữ Quốc ngữ), đã phá và lên án phong tục, tập quán lạc hậu.

- Đông Kinh nghĩa thục tố cáo tội ác, thức tỉnh đồng bào.

Giải bài tập Lịch sử 8 trang 146 SGK: - Nêu những thay đồi trong chính sách về kinh tế, xã hội của Pháp ở Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất. Vì sao có sự thay đổi đó?

Trả lời:

Năm 1918, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Việt Nam trở thành đối tượng để thực dân Pháp vơ vét sức người, sức của phục vụ chiến tranh. Chúng ráo riết bắt lính thợ đẩy ra chiến trường, phá cây lương thực, trồng cây công nghiệp và đẩy mạnh khai thác mỏ lấy kim loại phục vụ chiến tranh, lừa gạt nhân dân mua công trái để bòn rút về tài chính, tất cả đều nhằm mục đích cung cấp cho chiến tranh.

Giải bài tập Lịch sử 8 trang 148 SGK: - Trình bày những nét lớn về hai cuộc khởi nghĩa của binh lính ở Huế và Thái Nguyên.

3-png.3041


Giải bài tập Lịch sử 8 trang 148 SGK: - Hai cuộc khởi nghĩa này có những đặc điểm gì về lực lượng tham gia và phương pháp tiến hành?

Trả lời:

- Lực lượng tham gia hai cuộc khởi ghĩa đều là binh lính người Việt trong quân đội Pháp. Thành phần lãnh đạo gồm những sĩ phu yêu nước, có tư tưởng tiến bộ.

- Phương thúc tiến hành: Bạo động vũ trang.

Giải bài tập Lịch sử 8 trang 149 SGK: - Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước mới?

Trả lời:

- Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp.

- Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh nổ ra và liên tiếp nhưng đều thất bại.

- Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, sự thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX; sự đàn áp, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

Giải bài tập Lịch sử 8 trang 149 SGK: - Hướng đi của Người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó?

Trả lời:

- Các nhà yều nước chống Pháp là các sĩ phu phong kiến. Mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến, hoặc là các sĩ phu tân học trẻ tuổi đi theo con đường dân chủ tư sản, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, chế độ cộng hòa.

- Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây để tìm hiểu vì sao nước Pháp thống trị nước mình và thực chất của các từ “Tự do- Bình đẳng – Bác ái”, xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.

5-png.3042




Bài 2 (trang 149 sgk Lịch sử 8): Nêu một số điểm giống và khác nhau giữa các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX về mục đích, lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh.

Lời giải:
7-png.3043


Bài 3 (trang 149 sgk Lịch sử 8): Trình bày đặc điểm nổi bật của phong trào yêu nước trong những năm 1914 -1918.

Lời giải:

- Lực lượng tham gia gồm đông đảo các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là vai trò của binh lính người Việt trong quân đội Pháp.

- Phương pháp đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang.

- Địa bàn: Diễn ra lẻ tẻ từ Bắc đến Nam.

- Kết quả: Đều lần lượt bị thất bại.
 

Trang Dimple

New member
Xu
38
Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1911-1917) và đánh giá ý nghĩa của những hoạt động đó?

- 5.6.1911 Nguyễn ái Quốc rời tổ qốc tại bến cảng Nhà Rồng làm phụ bếp cho một tàu buôn của Pháp để có cơ hội sang các nước Phương tây.

- 1911-1917 Người đi qua nhiều nước ĐQ, TB, thuộc địa, phụ thuộc, làm nhiều nghề để kiếm sống nhưng trong lòng vẫn luôn nung nấu một hoài bão: làm thế nào để tìm được con đường cứu nước cứu dân. Trong thời gian này, Người sống và làm việc gần gũi với nhiều người lao động ở nhiều nước, hiểu rõ hoàn cảnh, nguyện vọng của họ trong cuộc đấu tranh giành ĐLDT, từ đó Người nhận thấy họ là bạn của nhân dân Việt Nam.

-> Đây là cơ sở đầu tiên (trực tiếp) giúp Người nhận thức được sự đoàn kết quốc tế giữa các dân tộc bị áp bức trên thế giới, từ đó người có điều kiện tiếp thu quan điểm về giai cấp cà đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác- Lê nin.

- 1917 Nguyễn ái Quốc trở lại Pháp học tập, rèn luyện trong quần chúng và giai cấp câng nhân Pháp.

-Tham gia vào hội những người yêu nước tại Pháp như: viết báo, truyền đơn, tham gia diễn đàn, mít tinh, tố cáo TD Pháp, tuyên truyền cho CM VN. Người sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của CM tháng Mười Nga-> tư tưởng của Nguyễn ái Quốc dần có những chuyển biến.

* Đánh giá: Những hoạt động này tuy mới chỉ là bước đầu, nhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc.
 

Trang Dimple

New member
Xu
38
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 8! Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài
  1. Lịch sử 8 - Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
  2. Lịch sử 8 Bài 2 Cách mạng tư sản Pháp Cuối thế kỉ XVIII
  3. Lịch sử 8 Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
  4. Lịch sử 8 Bài 4 Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác”
  5. Lịch sử 8 - Bài 5 - Công Xã Pari
  6. Lịch Sử 8 -Bài 6 -Các nước Anh Pháp Đức Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  7. Lịch Sử 8-Bài 7: phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX"
  8. Lịch Sử 8-Bài 8 -Sự phát triển của kĩ thuật khoa học và văn học nghệ thuật thế kỉ XVIII- XIX
  9. Lịch Sử 8-Bài 9-Ấn Độ thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XX
  10. Lịch sử 8 Bài 10 Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  11. Lịch sử 8 bài 11 các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  12. Lịch Sử 8 -Bài 12 Nhật bản từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
  13. Lịch Sử 8 -Bài 13 Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918)
  14. Lịch sử 8 - bài 14 Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỷ XVI đến 1917)
  15. Lịch Sử 8 -Bài 15-Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ Cách mạng (1917 - 1921)
  16. Lịch Sử 8-Bài 16 -Liên Xô Xây dựng chủ nghĩa Xã Hội(1921-1941)
  17. Lịch Sử 8 -Bài 17- Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939
  18. Lịch sử 8 - Bài 18- Nước Mĩ Giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
  19. Lịch Sử 8 -Bài 19 Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
  20. Lịch sử lớp 8 bài 20 Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á ( 1918-1939)
  21. Lịch Sử 8-Bài 21 - Chiến Tranh thế giới thứ 2 ( 1939-1945)
  22. Lịch Sử 8 -Bài 22- Sự Phát triển của khoa học kĩ thuật và văn hóa thế giới nửa đầu thế kỉ XX
  23. Lịch Sử lớp 8 -Bài 24 - cuộc kháng chiến chống Pháp Từ Năm 1858-1873
  24. Lịch Sử 8- Bài 25 Kháng Chiến chống Pháp Lan Rộng ra toàn quốc ( 1873-1884)
  25. Lịch Sử lớp 8 -Bài 26 Phong trào kháng chiến chống Pháp những năm cuối thế kỉ XIX
  26. Lịch Sử 8-Bài 27 Khởi nghĩa Yên Thế và Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
  27. Lịch Sử 8 - Bài 28 - Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
  28. Lịch Sử 8-Bài 29- Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về Kinh tế Xã Hội
  29. Lịch sử lớp 8 - bài 30 Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918.
  30. Lịch Sử 8 - bài 31 Ôn tập lịch sử Việt Nam từ 1858-1918
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top