Chia Sẻ Phong trào kháng chiến chống Pháp những năm cuối thế kỉ XIX

Trang Dimple

New member
Xu
38
Triều đình nhà Nguyễn đã đặt quyền lợi dòng họ lên trên quyền lợi của dân tộc, đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn thông qua các bạn hiệp ước bán nước từ hiệp ước nhân tuất 1862 đến hiệp ước Patonot 1884. Nước ta trở thành thuộc địa của pháp. Nhưng đi ngược lại triều đình nhân dân ta vẫn tiếp tục chiến đấu đánh pháp. Chúng ta tìm hiểu bài 26 sẽ thấy được điều đó



Sử lớp 8 -Bài 26 PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONGNHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XIX


I. CUỘC PHẢN CÔNG CỦA PHÁI KHÁNG CHIẾN TẠI KINH ĐÔ HUẾ – VUA HÀM NGHI RA “CHIẾU CẦN VƯƠNG”

1.Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7-1885.

* Nguyên nhân :

-Phe chủ chiến muốn giành lại chủ quyền từ tay Pháp .

-Thực dân Pháp tìm mọi cách để tịêu diệt khi có điều kiện .

* Diễn biến :

- Đêm 4 rạng 5-7-1885 Tôn Thất Thuyết ( Thượng Thư Bộ binh ) hạ lệnh tấn công quân Pháp ở Tòa Khâm Sứ và Đồn Mang Cá .

- Quân Pháp nhất thời rối loạn , sau khi củng cố tinh thần , chúng phản công chiếm Hoàng Thành .Trên đường đi chúng giết người cướp của dã man .

2. Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng .

a. Phong trào Cần Vương :

-Kinh thành Huế thất thủ , Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở ( Quảng Trị ) . Tại đây 13-7-1885 ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương “ kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước .

-Từ đó phong trào chống xâm lược dâng lên sôi nổi kéo dài đến cuối thế kỷ XIX .

b. Diễn biến :

* 1885-1888 bùng nổ khắp cả nước nhất là Trung Kỳ , Bắc Kỳ

* 1888- 1896 : sau Vua Hàm Nghi bị bắt , qui tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn 1885-1888 như Ba Đình- Bãi Sậy- Hương Khê

c.Cuộc xuất bôn của Vua Hàm Nghi:

* 1888-1896: Cuộc xuất bôn của Hàm Nghi :địa bàn Tân Sở chật hẹp , Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi vượt Trường Sơn lập căn cứ Phú Gia ( Hương Khê – Hà Tĩnh ), được nhân dân ủng hộ . Cuối 1888 Vua Hàm Nghi bị bắt và bị đày sang An giê ri .
* Vì sao gọi là phong trào Cần Vương , thực chất của phong trào ? Hết lòng giúp vua cứu nước thực chất là phong trào đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân dưới ngọn cờ của vị vua yêu nước-
vua Hàm Nghi

II. NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG : BA ĐÌNH , BÃI SẬY, HƯƠNG KHÊ.

1. Khởi nghĩa Ba Đình 1886-1887:

-Căn cứ Ba Đình được xây dựng ở ba làng Mĩ Khê , Thượng Thọ , Mậu Thịnh, thuộc huyện Nga Sơn , tỉnh Thanh Hóa , liền kề nhau giữa một vùng đồng chiêm trũng mênh mông lầy lội., kiểm soát con đường số 1 .

-Căn cứ Ba Đình được bố trí thành một cứ điểm phòng thủ kiên cố .

* Lãnh đạo: Phạm Bành, Đinh Công Tráng .

* Lực lượng : người Kinh, người Mường , người Thái .

* Diễn biến chính :

-12-1886 đến 1-1887 Pháp tấn công quy mô vào căn cứ , nghĩa quân cầm cự suốt 34 ngày đêm .

-Thất bại nên rút lên Mã Cao .

* Mặt mạnh :

-Án ngữ con đường số 1 ,có thể tiếp tế lương thực , vũ khí bằng thuyền .

-Căn cứ Ba Đình là một cứ điểm phòng thủ kiên cố nổi lên 1 vùng nước mênh mông lầy lội .

* Điểm yếu : dễ bị cô lập , Pháp tập trung lực lượng tấn công , nghĩa quân rút lui khó khăn .


2. Khởi nghĩa Bãi Sậy -1883-1892:

* Lãnh đạo :

-Từ 1883 do Đinh Gia Quế lãnh đạo

-1885 do Nguyễn Thiện Thuật

* Bãi Sậy là 1 vùng lau sậy um tùm thuộc huyện Văn Lâm, Văn Giang , Khoái Châu, Yên Mỹ - Hưng Yên thích hợp với lối đánh du kích linh hoạt.

*Lực lượng :nông dân

* Diễn biến chính :

-1885-1889 thực dân Pháp phối hợp với lực lượng của tay tay sai Hoàng Cao Khải mở cuộc tấn công qui mô nhằm tiêu diệt nghĩa quân .

-Lực lượng nghĩa quân suy giảm .

-1889 Nguyễn Thiện Thuật sang Trung Quốc .

* Điểm khác nhau giữa Ba Đình và Bãi Sậy :

- Ba Đình có thành lũy, là công sự kiên cố trên mặt đất thiên về phòng thủ bị động.

- Bãi Sậy chỉ bố trí ngầm dưới mặt đất nhiều cạm bẫy nên nghiêng về lối đánh du kích linh hoạt, thời gian tồn tại lâu hơn – 5 năm

*Điểm giống nhau: giữa Ba Đình và Bãi Sậy

-Chống Pháp ,giành đôc lập.

-Bộ phận lãnh đạo là văn thân, sĩ phu yêu nước chống Pháp.

-Lực lượng tham gia khởi nghĩa là nông dân.

-Tinh thần yêu nước chống Pháp quyết liệt .

-Vai trò to lớn của nhân dân .

* Ý nghĩa :

Thể hiện truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc ta , thà chết chứ không chịu làm nô lệ.

* Nguyên nhân thất bại :

-Thiếu một đường lối kháng chiến đúng đắn.

-Thiếu sự lãnh đạo thống nhất trong cả nước nên phong trào đấu tranh vũ trang lần lượt bị thất bại.

-Lực lượng của Pháp rất mạnh ,nên tập trung quân đàn áp dã man .

3.Khởi nghĩa Hương Khê 1885-1895:là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất :

Do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo .

+ Căn cứ chính ở Ngàn Trươi , Vụ Quang ( Hương Khê –Hà Tĩnh ) Hoạt động rộng ở 4 tỉnh Thanh Hóa , Nghệ An , Hà Tĩnh ,Quảng Bình .

+ Diễn biến :

* 1885-1888: tổ chức , huấn luyện , xây dựng công sự , rèn đúc vũ khí với lối đánh du kích trải rộng trên 4 tỉnh Thanh Hóa , Nghệ An , Hà Tĩnh ,Quảng Bình .

* 1888-1895 :chiến đấu cam go đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch .

* Pháp càn quét , bao vây Ngàn Trươi , Phan Đình Phùng hy sinh 28-12-1895 , nghĩa quân hoạt động thêm một thời gian rồi tan rã .

Khởi nghĩa Hương Khê 1885-1895:là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất, có bước phát triển cao nhất :

- Phan Đình Phùng và Cao Thắng là những người trung quân ái quốc .

-Nghĩa quân được tổ chức chặt chẽ .

-Qui mô rông lớn , lối đánh linh hoạt.

- Thời gian tồn tại lâu nhất .

- Được đông đảo nhân dân ủng hộ .

* Ý nghĩa của phong trào cần Vương :

-Phong trào Cần Vương là phong trào lớn mạnh , thể hiện truyên thống và khí phách anh hùng của dân tộc ta .

-Tiêu biểu nhất cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX .

-Hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào chống chủ nghĩa đế quốc .

* Nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương :

-Hạn chế của ý thức hệ phong kiến ( khẩu hiệu Cần Vương ), chỉ đáp ứng phần nhỏ yêu cầu của dân tộc , chưa đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân .

-Hạn chế của người lãnh đạo, chiến đấu mạo hiểm , phiên lưu , chưa tính toán kết quả , chiến lược , chiến thuật sai lầm , thiếu liên hệ , khi thất bại

dễ sinh ra bi quan chán nản.
 
Sửa lần cuối:
Vì sao gọi là phong trào Cần Vương , thực chất của phong trào ?
Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương

a. Giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888

- Lãnh đạo: Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, văn thân, sĩ phu yêu nước.

- Lực lượng: đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

- Địa bàn: rộng lớn, khắp Bắc và Trung Kì. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, Đề đốc Tạ Hiện (Thái Bình), Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên), ...

Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc. Nhà vua đã hiên ngang cự tuyệt mọi sự dụ dỗ của Pháp, chịu án lưu đày sang An-giê-ri (Bắc Phi).

b. Giai đoạn từ năm 1888 đến 1896

- Lãnh đạo: văn thân, sĩ phu yêu nước.

- Địa bàn: Thu hẹp, quy tụ dần thành các trung tâm lớn, chuyển trọng tâm hoạt động lên vùng trung du và miền núi. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Cao Điển và Tống Duy Tân lãnh đạo, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo….

- Năm 1896, phong trào Cần Vương chấm dứt.

* Tính chất của phong trào: là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp mang ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc.
 
Hàm Nghi: tên thật là Ưng Lịch, em ruột vua Kiến Phúc. Sau khi vua Kiến Phúc bị giết, Ưng Lịch mới 13 tuổi được đưa lên ngôi tháng 8/1884. Khi Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết đã đưa Hàm Nghi cùng tam cung chạy khỏi hoàng thành lên Tân Sở (Quảng Trị). Đạo ngự có tới hơn 1000 người, sau 2 ngày lên đường đoàn ngự đến Quảng Trị và chia làm 2 đoàn, một đoàn gồm Hoàng thân, quan lại già yếu, phụ nữ, trẻ nhỏ, quay lại Huế. Còn lại theo vua đi xây dựng căn cứ chống pháp. Nhà vua dần dần ý thức được trách nhiệm của một ông vua đang mất nước và quyết tâm kháng chiến. Hàm Nghi đã phê chuẩn chiếu Cần Vương với trách nhiệm rõ ràng của một ông vua khi có ngoại xâm.
 
Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX câu hỏi và bài tập sách giáo khoa

Bài 1 (trang 130 sgk Lịch sử 8): Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy.

Lời giải:

- Địa bàn thuộc các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu (thuộc tỉnh Hưng Yên) và Kinh Môn (thuộc Hải Dương), sau đó phát triển ra các tỉnh xung quanh như Bắc Ninh. Thái Bình, Nam Định... Lãnh đạo khởi nghĩa là Nguyễn Thiện Thuật.

- Trong những năm 1885 - 1889, nhiều trận đánh ác liệt xảy ra giữa nghĩa quân và quân Pháp.

- Sau những trận chống càn, lực lượng nghĩa quân suy giảm và bị bao vây. Đến cuối năm 1889, nghĩa quân dần dần tan rã.

Bài 2 (trang 130 sgk Lịch sử 8): Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

Lời giải:

- Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, địa bàn rộng.

- Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là văn thân các tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh.

- Thời gian tồn tại 10 năm.

- Tính chất ác liệt (chiến đấu cam go) chống Pháp và triều đình bù nhìn.

- Tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất.

- Tự chế tạo được vũ khố (súng trường).

Bài 3 (trang 130 sgk Lịch sử 8): Em có nhận xét gì về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX?

Lời giải:

- Lãnh đạo khởi nghĩa đều xuất thân từ các văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước.

- Lực lượng tham gia đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân (có cả đồng bào dân tộc thiểu số).

- Các cuộc khởi nghĩa bị chi phối bởi tư tưởng phong kiến, không phát triển thành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn quốc.

- Mặc dù chiến đấu dũng cảm nhưng cuối cùng phong trào vẫn thất bại, chứng tỏ sự non kém của những người lãnh đạo, đồng thời phản ánh sự bất cập của ngọn cờ phong kiến trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.

- Đây là phong trào kháng chiến mạnh mẽ, thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm quí báu.
Bài Tập 1 trang 90 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8
Khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng

Câu 1. Cơ sở để phái chủ chiến tổ chức cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế là

A. Ý chí của nhân dân cả nước và của các quan loại chủ chiến tại các địa phương.

B. Lực lượng quân Pháp ở Huế rất mỏng

C. Phái chủ chiến nhận được sự hậu thuẫn của nhà Thanh (Trung Quốc)

D. Phái chủ chiến vẫn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp.

Câu 2. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế.

A. Thực dân Pháp tìm mọi cách tiêu diệt phái chủ chiến trong triều đình Huế.

B. Phái chủ hoà trong triều đình Huế đứng về phía Pháp, cô lập phái chủ chiến.

C. Quân Pháp ra lệnh bắt vua Hàm Nghi để đưa đi đày ở An-giê-ri.

D. Quân Pháp ra lệnh bắt giam Tôn Thất Thuyết.

Câu 3. Sự kiện đánh dấu phong trào Cần Vương bùng nổ là

A. khởi nghĩa Ba Đình bùng nổ.

B. khởi nghĩa Bãi Sậy bùng nổ

C. khởi nghĩa Hương Khê bùng nổ

D. ngày 13-7-1885, “chiếu Cần Vương” được ban bố.

Câu 4. Đăc điêm nổi bật của phong trào Cần Vương trong những năm 1888-1896 là

A. phong trào chủ yếu diễn ra trên địa bàn Nghệ- Tĩnh

B. phong trào bùng nổ khắp cả nước, sôi động nhất là các tỉnh Trung Kì, Bắc Kì.

C. phong trào diễn ra chủ yếu ở các tỉnh miền núi

D. phong trào diễn ra chủ yếu ở đồng bằng Bắc Kì và Nam Kì.

Câu 5. Đặ điểm nổi bật của phong trào Cần Vương trong những năm 1888- 1896 là

A. Phong trào thu hút đông đảo đồng bào các dân tộc ít người ở miền núi tham gia.

B. Phong trào diễn ra lẻ tẻ ở các vùng biên giới Việt-Lào có sự liên kết với lực lượng của Lào và Trung Quốc.

C. Phong trao quy tụ những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn giai đoạn trước.

D. Phong trào nổ ra mạnh mẽ trong toàn quốc và nhanh chóng phát triển thành cao trào.

Câu 6. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương là

A. khởi nghĩa Ba Đình

B. khởi nghĩa Bãi Sậy

C. khởi nghĩa Hương Khê

D. khởi nghĩa Yên Thế .

Hướng dẫn làm bài:

1. A 2. A 3. D 4. B 5. C 6. C

Bài Tập 2 trang 86 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8 -Sách bài tập lịch sử
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô [ ] trước các câu sau

1. [ ] Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế như một giải pháp tình thế vì sự o ép nhân dân của Pháp ở đây.

2. [ ] Khi cuộc tấn công quân Pháp ở toà Khâm sử và đồn Mang Cá diễn ra, quân Pháp nhất thời rối loạn, nhưng sau đó chúng đã củng cố tinh thần và mở cuộc phản công chiếm lại Hoàng thành.

3. [ ] Sau khi vua Hàm Nghi bị địch bắt, phong trào Cần Vương cũng nhanh chóng tan rã.

4. [ ] Phan Đình Phùng là vị vua thủ lĩnh có uy tín nhất trong phong trào, Cần Vương ở Nghệ - Tĩnh.

5. [ ] Chiến thuật chính của nghĩa quân Hương Khê là lối đánh du kích, dựa vào địa hình lau sậy um tùm và đầm lầy ở Ngàn Trươi.

Hướng dẫn trả lời:

Đúng 2, 4; Sai 1, 3, 5

Bài Tập 3 trang 92 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8
Phong trào Cần Vương nổ ra và phát triển như thế nào? Vì sao “Chiếu Cần Vương” được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng?

Hướng dẫn trả lời:

Phong trào Cần Vương:

Ngày 13-7-1885, nhân danh vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết ra chiếu cần vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Từ đó một phong trào yêu nước chống Pháp đã diễn ra sôi nổi trong cả nước – phong trào Cần vương.

Phong trào phát triển qua 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 (1885-1888): phong trào bùng nổ khắp cả nước, nhất là ở Trung Kì, Bắc Kì.
  • Giai đoạn 2 (1888-1896): phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì.
Chiếu Cần vương được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng vì đó là lời kêu gọi tâm huyết của một ông vua trẻ có tinh thần yêu nước và khẳng khái, mong muốn giành độc lập dân tộc. Chiếu cần vương phù hợp với tâm tư, nguyện vọng và truyền thống yêu nước của quảng đại quần chúng nhân dân Việt Nam.

Bài Tập 4 trang 92 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8
Tại sao nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

Hướng dẫn trả lời:

  • Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
  • Trình độ tổ chức quy củ, gồm 15 quân thứ do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.
  • Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương.
  • Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.
 
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 8! Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài

  1. Lịch sử 8 - Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
  2. Lịch sử 8 Bài 2 Cách mạng tư sản Pháp Cuối thế kỉ XVIII
  3. Lịch sử 8 Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
  4. Lịch sử 8 Bài 4 Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác”
  5. Lịch sử 8 - Bài 5 - Công Xã Pari
  6. Lịch Sử 8 -Bài 6 -Các nước Anh Pháp Đức Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  7. Lịch Sử 8-Bài 7: phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX"
  8. Lịch Sử 8-Bài 8 -Sự phát triển của kĩ thuật khoa học và văn học nghệ thuật thế kỉ XVIII- XIX
  9. Lịch Sử 8-Bài 9-Ấn Độ thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XX
  10. Lịch sử 8 Bài 10 Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  11. Lịch sử 8 bài 11 các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  12. Lịch Sử 8 -Bài 12 Nhật bản từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
  13. Lịch Sử 8 -Bài 13 Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918)
  14. Lịch sử 8 - bài 14 Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỷ XVI đến 1917)
  15. Lịch Sử 8 -Bài 15-Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ Cách mạng (1917 - 1921)
  16. Lịch Sử 8-Bài 16 -Liên Xô Xây dựng chủ nghĩa Xã Hội(1921-1941)
  17. Lịch Sử 8 -Bài 17- Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939
  18. Lịch sử 8 - Bài 18- Nước Mĩ Giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
  19. Lịch Sử 8 -Bài 19 Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
  20. Lịch sử lớp 8 bài 20 Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á ( 1918-1939)
  21. Lịch Sử 8-Bài 21 - Chiến Tranh thế giới thứ 2 ( 1939-1945)
  22. Lịch Sử 8 -Bài 22- Sự Phát triển của khoa học kĩ thuật và văn hóa thế giới nửa đầu thế kỉ XX
  23. Lịch Sử lớp 8 -Bài 24 - cuộc kháng chiến chống Pháp Từ Năm 1858-1873
  24. Lịch Sử 8- Bài 25 Kháng Chiến chống Pháp Lan Rộng ra toàn quốc ( 1873-1884)
  25. Lịch Sử lớp 8 -Bài 26 Phong trào kháng chiến chống Pháp những năm cuối thế kỉ XIX
  26. Lịch Sử 8-Bài 27 Khởi nghĩa Yên Thế và Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
  27. Lịch Sử 8 - Bài 28 - Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
  28. Lịch Sử 8-Bài 29- Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về Kinh tế Xã Hội
  29. Lịch sử lớp 8 - bài 30 Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918.
  30. Lịch Sử 8 - bài 31 Ôn tập lịch sử Việt Nam từ 1858-1918
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top