• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Trang Dimple

New member
Xu
38
Sự vươn lên mạnh mẽ của nước Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, sự phát triển nhanh về kinh tế Mỹ trong thập niên 20 của thế kỉ XX như thế nào

Tác động khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 và
Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven như thế nào?

Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung kiến thức bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

Lịch Sử 11 - Bài 13: NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)



I. Nước Mĩ trong những năm 1918 - 1929


1. Tình hình kinh tế


-Sau chiến tranh thế giới I, Mĩ có nhiều lợi thế. Chiến tranh đã đem đến những cơ hội vàng cho nước Mĩ:


+Thu lợi nhuận lợi nhờ buôn bán vũ khí và hàng hóa.


+Mĩ trở thành chủ nợ của châu Âu.


+Mĩ cũng trở thành nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới (chiếm khoảng 1/3 số vàng của thế giới)


+Áp dụng những thành tựu của khoa học - kỹ thuật, sử dụng phương pháp quản lý tiên tiến, mở rộng quy mô và chuyên môn hóa sản xuất đã góp phần đưa nền kinh tế Mĩ tăng trưởng hết sức nhanh chóng.


+Mĩ bước vào thời kỳ phồn vinh trong suốt thập niên 20 của thế kỉ XX.


bai_o_to_500_01.jpg




- Biểu hiện :

+Từ năm 1923 - 1929 kinh tế Mĩ đạt mức tăng trưởng cao.

+ Trong vòng 6 năm sản lượng công nghiệp tăng 69% năm 1929 Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới. Vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 cường quốc, công nghiệp Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại


+ Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, thép, dầu lửa, đặc biệt là ô tô. Năm 1919 Mĩ có trên 7 triệu ô tô, đến năm 1924 là 24 triệu chiếc. Mĩ sản xuất 57% máy móc, 49% gang, 51% thép và 70% dầu hỏa của thế giới.

+ Về tài chính: Từ chỗ phải vay nợ của châu Âu 6 tỉ đô la trước chiến tranh, Mĩ đã trở thành chủ nợ của thế giới (riêng Anh và Pháp nợ Mĩ 10 tỉ đô la). Năm 1929 Mĩ nắm trong tay 60% số vàng dự trữ của thế giới...

+ Với tiềm lực kinh tế đó đã giúp Mĩ khẳng định vị trí số 1 của mình và ngày càng vượt trội các đối thủ khác.


- Hạn chế:

+ Nhiều ngành sản xuất chỉ sử dụng 60 đến 80% công suất, vì vậy nạn thất nghiệp xảy ra.

+ Không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng.

2. Tình hình chính trị - xã hội

Đảng Cộng hòa nắm quyền:

- Ngăn chặn công nhân đấu tranh. đàn áp tư tưởng “tiến bộ” trong phong trào công nhân.

- Ở Mĩ người lao động luôn phải đối phó với nạn thất nghiệp, bất công, đời sống của người lao động cực khổ nên đấu tranh

- Phong trào đấu tranh của công nhân nổ ra sôi nổi

-Tháng 5/1921 Đảng Cộng sản Mĩ thành lập (ngay trong lòng nước Mĩ,chủ nghĩa cộng sản vẫn tồn tại, đó là thực tế.)


nha_o_my_500.jpg



II. Nước Mĩ trong những năm (1929- 1939)

1. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) ở Mĩ.

* Nguyên nhân : do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận , cung vượt quá xa cầu , khủng hoảng kinh tế thừa, bắt đầu từ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ngày 29/10/1929, giá cổ phiếu sụt xuống 80%. Hàng triệu người đã mất sạch số tiền mà họ tiết kiệm cả đời.


29-10-1929_thi_truong_chung_khoan_tan_vo_o_n_y_500.jpg


29/10/1929 thị trường chứng khoán New York tan vỡ

Nhà máy đóng cửa, hàng ngàn ngân hàng theo nhau phá sản.

Hàng triệu người thất nghiệp

Nhà nước không thu được thuế.

Công chức, GV không được trả lương.

Khủng hoảng phá huỷ nghiêm trọng các ngành công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp của nước Mĩ gây nên hậu quả vô cùng nghiêm trọng.


cong_nhan_my_bieu_tinh_1929_500.jpg

Công nhân thất nghiệp biểu tình .


*Hậu quả:

+ Năm 1932 sản lượng công nghiệp còn 53,8% (so với 1929).

+ 11,5 vạn công ty thương nghiệp, 58 công ty đường sắt bị phá sản.

+ 10 vạn ngân hàng đóng cửa, 75% dân trại bị phá sản, hàng chục triệu người thất nghiệp

2. Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven cuối 1932.

- Cuối năm 1932
Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội được gọi chung là Chính sách mới.

*Nội dung:

+ Giải quyết nạn thất nghiệp

+ Thông qua các đạo luật: Ngân hàng, phục hưng công nghiệp, trong các đạo luật đó - đạo luật phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất. Đạo luật này quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ, quy định việc công nhân có quyền thương lượng với chủ đề mức lương và chế độ làm việc.


+Điều chỉnh nông nghiệp: nâng cao giá nông sản, giảm bớt nông phẩm thừa, cho vay dài hạn đối với dân trại...


tranh_nguoi_khong_lo_500.jpg



Tranh “ Người khổng lồ” :người khổng lồ tượng trưng cho nhà nước hai tay nắm tất cả các ngành, các đầu mối, mạch máu kinh tế kéo lên, nhằm khôi phục và phát triển kinh tế ổn định chính trị xã hội.

*Kết luận: nhà nước can thiệp tích cực vào nền kinh tế, dùng sức mạnh, biện pháp để điều tiết kinh tế, giải quyết các vấn đề kinh tế chính trị, xã hội.

*Kết quả:

+ Giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, xoa dịu mâu thuẫn xã hội.

+ Khôi phục được sản xuất.

+ Thu nhập quốc dân tăng liên tục từ sau 1933.

+ Duy trì chế độ dân chủ tư sản .


bieu_do__m_gdp_500.jpg

Biểu đồ GDP của Mỹ từ 1920-1940



*Chính sách ngoại giao:

+ Thực hiện chính sách “láng giềng thân thiện”

+ Tháng 11/1933 chính thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô.


- Trung lập với các xung đột quân sự ngoài châu Âu.
 
Sửa lần cuối:

Hanamizuki

New member
Xu
0
Giải bài tập SGK Lịch sử 11 bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Câu 1:
Nền kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX đã phát triển như thế nào?
Trả lời:
* Tình hình kinh tế: Những năm 20 của thế kỉ XX Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, là nước giàu nhất thế giới
Biểu hiện
  • 1929, sản lượng công nghiệp chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới
  • Đứng đầu về sản xuất ôtô, thép, dầu mỏ ...
  • 1929, nắm 60% trữ lượng vàng của thế giới
Câu 2: Vì sao phong trào công nhân Mĩ diễn ra sôi nổi ngay cả trong thời kì phông vinh của kinh tế Mĩ?
Trả lời:
Phong trào công nhân Mĩ diễn ra sôi nổi ngay cả trong thời kì phông vinh của kinh tế Mĩ là do:
  • Chính phủ Đảng Cộng hoà ra sức ngợi ca sự phồn vinh của nền kinh tế, thi hành chính sách ngăn chặn công nhân đấu tranh, đặc biệt là người có tư tưởng tiến bộ.
  • Phát triển kinh tế chạy theo lợi nhuận, theo chủ nghĩa tự do thái quá. Phát triển không đồng bộ giữa các ngành, mất cân đối giữa cung và cầu
  • Người lao động luôn đối mặt với nạn thất nghiệp, bất công xã hội, phân biệt chủng tộc và đời sống cực khổ
Hệ quả:
  • Phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi
  • 5/1921, Đảng Cộng sản Mĩ thành lập.
Câu 3: Vì sao thu nhập quốc dân của Mĩ lại phục hồi và phát triển từ năm 1934?
Trả lời:
Chính phủ Ru-dơ-ven can thiệp vào điều tiết nền kinh tế và thực hiện Chính sách mới.
Chính sách mới đã:
  • Giải quyết được những khó khăn trước mắt của nước Mĩ như nạn thất nghiệp.
  • Xoa dịu mâu thuẫn trong xã hội
  • Khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng - vai trò điều tiết của nhà nước đối với nền kinh tế.
Câu 4: Vì sao kinh tế Mĩ phát triển mạnh trong thập niên 20 của thế kỉ XX?
Lời giải:
Trong những năm 20 của thế kỉ XX Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, là nước giàu nhất thế giới
Nguyên nhân:
  • Thu được nhiều lợi nhuận do buôn bán vũ khí trong chiến tranh
  • Không bị chiến tranh tàn phá
  • Là nước thắng trận, trở thành chủ nợ của Châu Âu
  • Sớm áp dụng khoa học-kĩ thuật vào trong sản xuất
  • Biết sử dụng phương pháp quản lí sản xuất tiên tiến, mở rộng qui mô và chuyên môn hoá trong sản xuất
Câu 5: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) để lại hậu quả như thế nào đối với nước Mĩ?
Lời giải:
Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đối với nước Mĩ rất nghiêm trọng:
Kinh tế: Ảnh hưởng nghiêm trọng các ngành sản xuất công nông và thương nghiệp
  • sản lượng công nghiệp chỉ còn 53,8% so với năm 1929
  • 40% tổng số ngân hàng phải đóng cửa (10 vạn)
  • 11,5 công ti thương nghiệp, 58 công ti đường sắt bị phá sản
Chính trị- xã hội:
  • Nạn thất nghiệp, nghèo đói tràn lan, đời sống xã hội gặp nhiều khó khăn
  • Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng toàn nước Mĩ
Câu 6: Em hãy nêu những điểm cơ bản trong Chính sách mới của tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven?
Lời giải:
Nội dung chính sách mới:
  • Nhà nước tích cực can thiệp vào đời sống kinh tế
  • Chính phủ thực hiện các biện pháp để giải quyết thất nghiệp
  • Thông qua các đạo luật để phục hồi kinh tế: Đạo luật ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp
Ý nghĩa:
  • Giải quyết nạn thất nghiệp, xoa diệu mâu thuẫn xã hội
  • Nền kinh tế được phục hồi và tiếp tục tăng trưởng
  • Tăng thu nhập quốc dân
  • Chế độ dân chủ tư sản vẫn được duy trì
Chính sách đối ngoại:
  • Thực hiện chính sách “láng giềng thân thiện” với các nước Mĩ Latinhà Củng cố vai trò của Mĩ ở Mĩ Latinh, cải thiện quan hệ với các nước Mĩ Latinh (chấm dứt các cuộc can thiệp vũ trang, tiến hành thương lượng và trao trả độc lập, nhằm xoa dịu cuộc đấu tranh chống Mĩ)
  • Thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô (11.1933) (Trên thực tế, chính quyền Ru-dơ-ven vẫn không từ bỏ lập trường chống cộng sản)
 

Hanamizuki

New member
Xu
0
Bài tập 1 trang 60 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời mà em cho là đúng.
1. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) ở Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực
A. côngnghiệp nặng.
B. tài chính, ngân hàng,
C. sản xuất hàng hoá.
D. nông nghiệp.
Trả lời: B
2. Người đã thực hiện "Chính sách mới" và đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng kinh tế (1929- 1933) là
A. Tơ-ru-man.
B. Ru-dơ-ven
C. Ai-xen-hao.
D. Hu-vo
Trả lời: B
3. Chính sách mới là các chính sách, biện pháp được thực hiện trên lĩnh vực
A. nông nghiệp
B. sản xuất hàng tiêu dùng.
C. kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội.
D. đời sống xã hội.
Trả lời: C
4. Đạo luật quan trọng nhất trong Chính sách mới là
A. Đạo luật ngân hàng.
B. Đạo luật phục hưng công nghiệp.
c. Đạo luật điếu chỉnh nông nghiệp.
D. Đạo luật chính trị, xã hội.
5. Chính sách đối ngoại của Chính phủ Ru-dơ-ven trong quan hệ với khu vực Mĩ Latinh là
A. Chính sách láng giếng thân thiện.
B. gây chiến tranh xâm lược.
C. can thiệp bằng vũ trang
D. sử dụng đồng đôla, buộc các nước phụ thuộc vào Mĩ.
Bài tập 5 trang 63 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) đã để lại hậu quả như thế nào đối với nước Mĩ?
Trả lời:
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) để lại những hậu quả đối với nước Mĩ:
  • Kinh tế: nền kinh tế bị phá huỷ một cách nghiêm trọng: Năm 1932 sản lượng công nghiệp còn 53,8% (so với 1929), 11,5 vạn công ty thương nghiệp, 58 công ty đường sắt bị phá sản, 10 vạn ngân hàng đóng cửa, 75% dân trại bị phá sản, hàng chục triệu người thất nghiệp
  • Chính trị: nền dân chủ tư sản có nguy cơ bị sụp đổ.
  • Xã hội: mọi tầng lớp, giai cấp trong xã hội đều bị ảnh hưởng, phong trào đấu tranh lan rộng toàn nước Mĩ.
Bài tập 6 trang 64 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
Hãy nêu nội dung chủ yếu của Chính sách mới của Ru-dơ-ven và cho biết nhận xét của em về chính sách đó.
Trả lời:
Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven cuối 1932.
  • Cuối năm 1932 Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội được gọi chung là Chính sách mới.
  • Nội dung
    • Giải quyết nạn thất nghiệp
    • Thông qua các đạo luật: Ngân hàng, phục hưng công nghiệp, trong các đạo luật đó - đạo luật phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất. Đạo luật này quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ, quy định việc công nhân có quyền thương lượng với chủ đề mức lương và chế độ làm việc.
    • Điều chỉnh nông nghiệp: nâng cao giá nông sản, giảm bớt nông phẩm thừa, cho vay dài hạn đối với dân trại...
  • Nhận xét: nhà nước can thiệp tích cực vào nền kinh tế, dùng sức mạnh, biện pháp để điều tiết kinh tế, giải quyết các vấn đề kinh tế chính trị, xã hội.
  • Kết quả:
    • Giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, xoa dịu mâu thuẫn xã hội.
    • Khôi phục được sản xuất.
    • Thu nhập quốc dân tăng liên tục từ sau 1933.
    • Duy trì chế độ dân chủ tư sản.
Bài tập 7 trang 64 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
Mĩ đã tìm lối thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) như thế nào?
Trả lời:
Cuối năm 1932 Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội được gọi chung là Chính sách mới để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933).
 

Hanamizuki

New member
Xu
0
Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Câu 1: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Mĩ là:
A. Sự hình thành các tờ rớt khổng lồ với những tập đoàn tài chính hùng mạnh.
B. Đế quốc thực dân với hệ thống thuộc địa rộng lớn và đông dân.
C. Đế quốc cho vay nặng lãi.
D. Xuất hiện nhều mâu thuẫn nội bộ.
Câu 2: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 bắt đàu từ lĩnh vực :
A. Công nghiệp nặng.
B. Tài chính ngân hàng.
C. Sản xuất hàng hoá.
D. Nông nghiệp.
Câu 3: Đảng cộng sản Mĩ được thành lập :
A. Tháng 5/1918. B. Tháng 5/1919.
C. Tháng 5/1920. D. Tháng 5/1921.
Câu 4: Người đã thực hiện chính sách "Kinh tế mới" và đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là:
A. Tru-man. B. Ru-do-ven.
C. Ai-xen-hao. D. Hu-vơ.
Câu 5: Chính sách "Kinh tế mới" là chính sách, biện pháp thực hiện trên các lĩnh vực:
A. Nông nghiệp.
B. Sản xuất hàng tiêu dung.
C. Kinh tế tài chính,và ca chinh trị xã hội.
D. Đời sống xã hội.
Câu 6: Đạo luật quan trọng nhất trong chính sách mới là:
A. Đạo luật ngân hàng.
B. Đạo luật phục hưng công nghiệp.
C. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp.
D. Đạo luật chính trị xã hội.
Câu 7: Chính sách đối ngoại của chính phủ Ru-do-ven trong quan hệ với khu vực Mĩ la tinh là:
A. Chính sách láng giềng thân thiện.
B. Gây chiến tranh xân lược.
C. Can thiệp băng vũ trang.
D. Sử dụng đồng tiền đôla, buộc các nước phụ thuộc vào Mĩ.
Câu 8: Mĩ chính thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô vào:
A. Tháng 1/1917. B. Tháng 10/1917.
C. Tháng 11/1929. D. Tháng 11/1933.
Câu 9: Mĩ chính thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào:
A. Tháng 7/1995. B. Tháng 10/2000.
C. Tháng 11/1929. D. Tháng 10/1917.
 

Trang Dimple

New member
Xu
38
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 11! Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài

  1. Lịch sử 11 bài 1 :Nhật Bản
  2. lịch sử 11 Bài 2 Ấn Độ
  3. Lịch Sử 11 -Bài 3: Trung Quốc
  4. Lịch Sử 11 -Bài 4 :Các nước Đông Nam Á (cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX)
  5. Lịch Sử 11- bài 5- Châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh (Thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)
  6. Lịch sử 11 - Bài 6 Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 -1918
  7. Lịch Sử 11- Bài 7 : Những thành tựu văn hóa thời cận đại
  8. Lịch Sử lớp 11 - Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại
  9. Lịch Sử 11 -Bài 10 Liên Xô Xây dựng chủ nghĩa Xã Hội (1921 - 1941)
  10. Lịch sử 11 bài 11 Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
  11. Lịch sử 11 Bài 12 : Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới(1918-1939)
  12. Lịch sử 11 bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
  13. Lịch sử 11 bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
  14. Lịch sử 11 bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918-1939)
  15. Lịch sử 11 bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
  16. Lịch sử 11- Bài 17 Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
  17. Lịch sử 11 bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)
  18. Lịch sử 11 bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884 - Nhà Nguyễn đầu hàng
  19. Lịch sử 11 bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX
  20. Lịch sử 11 bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp
  21. Lịch sử 11 bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
  22. Lịch sử 11 bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
  23. Lịch sử 11 bài 25: Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918)
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top