• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Trang Dimple

New member
Xu
38
Phần I Những kiến thức cơ bản

I. .Sự biến đổi về kinh tế, xã hội Tây Âu trong các thế kỉ XV-XVII. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI.

1)Một nền sản xuất mới ra đời.

-Xuất hiện các công trường thủ công, trọng tâm là buôn bán và ngân hàng.

-Hình thành 2 giai cấp: tư sản và vô sản.

-Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân. Mâu thuẫn giai cấp dẫn đến các cuộc đấu tranh. Bởi vì giai cấp tư sản có tiềm lực về kinh tế nhưng không có quyền lực về chính trị nên bị chế độ phong kiến kìm hãm, mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân.


2)Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI.



-Phong kiến Tây Ban Nha kìm hãm sự phát triển của CNTB ở Nê-đec-lan.

-Nhân dân Nê-đec-lan nhiều lần nổi dậy chống lại.

- 8/1566 cuộc đấu tranh mạnh mẽ nhất đến năm 1581, các tỉnh miền Bắc thành lập nước Công hòa, các tỉnh liên hiệp (về sau gọi là Hà Lan), 1648 nền độc lập của Hà Lan được công nhận.

- Cách mạng Hà Lan là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới.

II.Cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII



1)Sự phát triển của CNTB ở Anh.

-Kinh tế TBCN phát triển mạnh. Xuất hiện nhiều công trường thủ công, nhiều trung tâm thương mại, tài chính được hình thành.


-Xuất hiện tầng lớp quý tộc mới và tư sản.
- Vua, địa chủ phong kiến mâu thuẫn với quý tộc mới, tư sản, nhân dân lao động

- Mâu thuẫn xã hội gay gắt làm bùng nổ cách mạng.


2)Tiến trình cách mạng

a) Giai đọan 1 (1642-1648)

- Năm 1642 nội chiến bùng nổ giữa Quốc hội và quân đội nhà vua, thắng lợi nghiêng về phía nhà vua.

- Ổ-li-vơ Crom- oen lên làm chỉ huy. Quân đội quốc hội đã liên tiếp đánh bại quân nhà vua.

b) Giai đọan 2 (1649-1688)

- Ngày 30-1-1649 Vua Saclơ I bị xử tử. Anh trở thành nước công hòa. Cách mạng tư sản đạt đến đỉnh cao.

- 1653 nền độc tài được thiết lập.

- Quý tộc mới và tư sản chủ trương khôi phục chế độ quân chủ, 12/1688 Quốc hội tiến hành đảo chính lập ra chế độ quân chủ lập hiến.

3)Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII.

- Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển, thóat khỏi sự thống trị của phong kiến.
-
- Đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì vẫn duy trì ngôi vua, chủ yếu đáp ứng quyền lợi cho tư sản và quý tộc mới.



III.Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.

1)Tình hình của các thuộc địa. Nguyên nhân của chiến tranh.

-Đến giữa thế kỉ XVIII, 13 thuộc địa phát triển theo CNTB.

-Mâu thuẫn giữa chính quốc và thuộc địa dẫn đến chiến tranh.

2)Diễn biến của cuộc chiến tranh

-12/1773, sự kiện Bôxtơn : nhân dân cảng Bôxtơn phản đối chế độ thuế bằng cách tân công 3 tàu chở chè của Anh

- Hội nghị Philađenphia. Từ 5/9 ® 26/10/1774 Hội nghị lục địa ở Phi-la-đen-phi-a diễn ra đòi vua Anh xóa bỏ các luật cấm vô lý nhưng không được chấp nhận.

- 4/1775 chiến tranh bùng nổ giữa chính quốc và thuộc địa, quân thuộc địa do Oa-sinh-tơn chỉ huy.

-Ngày 4/7/1776 Tuyên ngôn độc lập xác định quyền của con người và quyền độc lập của các thuộc địa. Mọi người đều bình đẳng, quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

-Ngày 17/10/1777 quân khởi nghĩa thắng một trận ở Xa-ra-tô-ga.

-1783 Anh buộc phải ký Hiệp ước Vec-xai.

3)Kết quả và ý nghĩa cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.

* Kết Quả

- Cuộc chiến tranh kết thúc Anh thừa nhận độc lập của các thuộc địa, nước Mỹ ra đời.

- Năm 1787 Mĩ ban hành hiến pháp quy định Mĩ là nước cộng hòa liên bang đứng đầu là tổng thống, chính quyền trung ương được tăng cường, nhưng các bang được quyền tự trị rộng rãi.

* Ý nghĩa

- Giải phóng Bắc Mĩ khỏi chính quyền Anh, thành lập quốc gia tư sản tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của CNTB

- Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Á – Phi- Latinh.

Phần II Câu hỏi bài tập

Câu 1 Nêu khái niệm của cách mạng tư sản?

Trả lời
Cách mạng là một khái niệm được hiểu dưới nhiều nghĩa khác nhau. Người ta có thể xem “cách mạng” chỉ một sự thay đổi về chất của một đối tượng nào đó. Hoặc cách mạng được hiểu là một bước ngoặt có tính quyết định… Có thể có nhiều cách hiểu, nhưng tựu trung đều thể hiện một sự thay đổi có tính bước ngoặt làm thay đổi đối tượng về chất.


“Cách mạng tư sản” là một khái niệm trong khái niệm “cách mạng” nói chung. Nó là một loại cách mạng xã hội (như cách mạng vô sản) làm thay đổi bản chất xã hội, thay đổi chế độ chính trị…, nói chung là thay đổi về hình thái kinh tế - xã hội.

Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm lật đổ chế độ phong kiến, xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa, mở đường cho CNTB phát triển. Nhưng theo định nghĩa hẹp này thì sẽ có một số trường hợp ngoại lệ mà vẫn được coi là cách mạng tư sản. Ví dụ như cải cách nông nô ở Nga hoàn toàn do triều đình phong kiến Sa hoàng tiến hành theo con đường “từ trên xuống” nhưng vẫn là một cuộc cách mạng tư sản. Trường hợp tương tự là Nhật (Minh Trị duy tân), ở Đức và Italia với cuộc thống nhất đất nước, dù có giai cấp tư sản tham gia lãnh đạo nhưng vai trò chủ yếu lại là tầng lớp quý tộc tư sản hoá. Đó là tầng lớp Daimyo ở Nhật, tầng lớp quý tộc Iuncơ ở Đức… Nhưng điểm chung của tất cả các cuộc cách mạng ấy đều nhằm lật đổ chế độ phong kiến, tạo điều kiện cho CNTB phát triển.

Câu 2 Nêu hình thức đấu tranhcủa cách mạng Hà Lan, cách mạng tư sản Anh, và cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ . Qua đó nhận xét về hình thức đấu tranh của cách mạng tư sản.

Trả lời

Hình thức đấu tranh của cách mạng Hà Lan là đấu tranh giải phóng dân tộc.


Hình thức đấu tranh của cách mạng tư sản Anh là nội chiến cách mạng.

Hình thức đấu tranh của cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là đấu tranh giành độc lập dân tộc


=> Như vậy ta có thể thấy hình thức đấu tranh của cách mạng tư sản rất đa dạng phong phú. Tùy vào điều kiện hoàn cảnh của từng nước mà nó có những hình thức khác nhau.

Nguồn: https://diendankienthuc.net
 
Sửa lần cuối:

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
93
Câu hỏi ôn tập

1. Nêu nguyên nhân, ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII. Tại sao nói đây là cách mạng không triệt để?

- Nguyên nhân:

+ Đến thế kỉ XVII, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh đã phát triển mạnh với nhiều công trường thủ công như luyện kim, làm đồ sứ, dệt len dạ, ... Trong đó, Luân Đôn trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại và tài chính lớn nhất nước Anh.
+ Ở nông thôn, nhiều quý tộc phong kiến đã chuyển sang kinh doanh theo con đường tư bản chủ nghĩa, bằng cách “rào đất cướp ruộng”, biến ruộng đất chiếm được thành những đồng cỏ, thuê nhân công nuôi cừu để lấy lông cung cấp cho thị trường. Họ trở thành tầng lớp quý tộc mới, còn nông dân mất đất thì trở nên nghèo khổ, kéo ra thành thị làm thuê...
+ Chế độ phong kiến ra sức kìm hãm giai cấp tư sản và quý tộc mới, ngăn cản họ phát triển theo con đường tư bản. Vì vậy, giai cấp tư sản và quý tộc mới đã liên minh lại với nhau nhằm lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

- Ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng
+ Cách mạng tư sản Anh giành được thắng lợi đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ hơn ở Anh.
+ Đây là thắng lợi của chế độ xã hội mới – tư bản chủ nghĩa với chế độ phong kiến.

- Cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng không triệt để vì tư sản và quý tộc mới thỏa hiệp với nhà vua thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, nhiều tàn dư của chế độ phong kiến vẫn còn tồn tại. Mặt khác, cách mạng chỉ đáp ứng được quyền lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới, còn nhân dân, chủ yếu là nông dân, là lực lượng đông đảo tham gia cách mạng, có vai trò quan trọng nhưng không được hưởng chút quyền lợi gì.


2. Hãy cho biết tình hình các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ giữa thế kỉ XVII và nguyên nhân của chiến tranh giữa các thuộc địa của thực dân Anh.

- Sau khi Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ, người Anh đến Bắc Mĩ ngày một nhiều. Đến thế kỉ XVII, họ đã thiết lập được 13 thuộc địa và tiến hành chính sách cai trị, bóc lột nhân dân ở đây.
- Giữa thế kỉ XVII, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở 13 thuộc địa phát triển mạnh, nhưng thực dân Anh lại tìm mọi cách ngăn cản, kìm hãm như tăng thuế, độc quyền buôn bán trong và ngoài nước... Vì vậy, mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân Bắc Mĩ, bao gồm cả tư sản, chủ đồn điền, công nhân, nô lệ với thực dân Anh trở nên gay gắt.
- Dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, chủ nô, nhân dân Bắc Mĩ đã đứng lên đấu tranh để lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, đồng thời mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.


3. Trình bày diễn biến cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

- Tháng 12-1773, nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh để phản đối chế độ thu thuế. Đáp lại, thực dân Anh đã ra lệnh đóng cửa hàng.
- Năm 1774, đại biểu các thuộc địa đã họp Hội nghị lục địa ở Phi-la-đen-phi-a, yêu cầu vua Anh phải xóa bỏ các luật cấm vô lí, nhưng không đạt hiệu quả.
- Tháng 4-1775, cuộc chiến tranh bùng nổ. Nhờ có sự lãnh đạo tài giỏi của Giooc-giơ Oa-sinh-tơn, quân thuộc địa đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng.
- Ngày 4-7-1776, bản Tuyên ngôn độc lập được công bố, xác định quyền của con người và quyền độc lập của 13 thuộc địa. nhưng thực dân Anh không chấp nhận và cuộc chiến tranh vẫn tiếp diễn.
- Tháng 10-1777, quân 13 thuộc địa giành thắng lợi lớn ở Xa-ra-tô-ga, làm quân Anh suy yếu. Năm 1783, thực dân Anh phải kí hiệp ước Véc-xai, công nhận nền độc lập của các thuộc địa. Cuộc chiến tranh kết thúc.


4. Nêu kết quả và ý nghĩa cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

- Kết quả: Cuộc chiến tranh kết thúc, Anh phải thừa nhận nền độc lập của 13 thuộc địa và Hợp chủng quốc Mĩ ra đời. Năm 1787, Mĩ ban hành hiến pháp, qui định Mĩ là nước Cộng hòa liên bang, đứng đầu là tổng thống.
- Ý nghĩa:
+ Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ về thực chất là cuộc cách mạng tư sản, nó đã thực hiện được hai nhiệm vụ cùng một lúc là lật đổ ách thống trị của thực dân Anh và mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
+ Tuy nhiên, cũng như Cách mạng tư sản Anh, cuộc cách mạng này không triệt để vì chỉ có giai cấp tư sản, chủ nô được hưởng quyền lợi, còn nhân dân lao động nói chung không được hưởng chút quyền lợi gì.
 

Trang Dimple

New member
Xu
38
Hướng dẫn trả lời các cầu hỏi trong sách giáo khoa
Bài 1. Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
1. Câu hỏi 1 - (Mục I Bài 1 - SGK Trang 4): Hãy nêu những biểu hiện mới về kinh tế, xã hội ở Tây Âu trong các thế kỉ XV- XVII?

Hướng dẫn giải:

- Đến thế kỉ XV. yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu đã phát triển khá mạnh, với nhiều công trường thủ công như dệt vải, luyện kim, nấu đường... có thuê mướn nhân công.

- Trong xã hội, hai giai cấp mới được hình thành là tư sản và vô sản. Giai cấp tư sản có thế lực lớn về kinh tế, nhưng vẫn là giai cấp bị trị. Vì vậy, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và nhân dân nói chung với chế độ phong kiến rất gay gắt.

2. Câu hỏi 2 - (Mục I Bài 1 - SGK Trang 4): Hãy trình bày diễn biến và kết quả của Cách mạng Hà Lan?

Hướng dẫn giải:

- Diễn biến:

+ Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân Nê-đéc-lan chống lại chính quyền phong kiến Tây Ban Nha đã diễn ra, đỉnh cao là năm 1566.

+ Năm 1581, các tỉnh miền Bắc Nê-đéc-lan đã thành lập "Các tỉnh liên hiệp” (sau là Cộng hòa Hà Lan).

+ Năm 1648, chính quyền Tây Ban Nha công nhận nền độc lập của Hà Lan.

- Ý nghĩa:

Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới, đã lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

3. Câu hỏi 1 - (Mục II Bài 1 - SGK Trang 4 ): Trình bày sự phát triển chủ nghĩa tư bản Anh và những hệ quả của nó?

Hướng dẫn giải:

- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Anh:

+ Nhiều công trường thủ công: Luyện kim, cơ khí, làm đồ sứ, dệt len dạ... ra đời, phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.

+ Nhiều trung tâm lớn về công nghiệp, thương mại, tài chính được hình thành, tiêu biểu là Luân Đôn.

+ Những phát minh mới về kĩ thật, về các hình thức tổ chức lao động hợp lí làm cho năng suất lao động tăng nhanh.

+ Số đông địa chủ là quý tộc vừa và nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bảm. Họ trở thành tầng lớp quý tộc mới.

- Hệ quả: Sự thay đổi về kinh tế, những mâu thuẫn gay gắt giữa tư sản, quý tộc với chế độ quân chủ chuyên chế (bên cạnh những mâu thuẫn cũ giữa nông dân với địa chủ, quý tộc) dẫn tới cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

- Nước Anh từ chế độ cộng hòa lại trở thành chế độ quân chủ lập hiến vì quý tộc mới liên minh với tư sản lãnh đạo cách mạng, xử tử vua Sác-lơ I, lập nền cộng hòa, mọi quyền hành thuộc về quý tộc mới và tư sản. Nhân dân - động lực chính của cách mạng không được hưởng một chút quyền lợi gì, nhân dân tiếp tục đấu để bảo vệ quyền lợi của mình, quý tộc mới và tư sản lại chủ trương khôi phục chế độ quân chủ mà vẫn giữ thành quả cách mạng.

- Thắng lợi của giai cấp tư sản và quý tộc mới trong cuộc đấu tranh lật đổ giai cấp phong kiến, lật đổ quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời lạc hậu đã xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa (hình thức quân chủ lập hiến), mở đường cho nền sản xuất mới: Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển và thoát khỏi sự thống trị của chế độ phong kiến.

4. Câu hỏi 2 - (Mục II Bài học 1 - SGK Trang 6): Nêu kết quả của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII?

Hướng dẫn giải:

• Ngày 30 -1-1649. Crôm-oen đưa vua Sác-lơ I ra xử tử. Nước Anh chuyển sang nền cộng hòa và cách mạng đạt tới đỉnh cao.

• Tuy nhiên, chỉ có giai cấp tư sản và quý tộc mới được hưởng quyền lợi. Vì vậy nhân dân tiếp tục đấu tranh.

• Quý tộc mới và tư sản lại thỏa hiệp với phong kiến, đưa Vin-hem Ô-ran-si-ơ lên ngôi, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

5. Câu hỏi 1 - (Mục II Bài học 1 - SGK Trang 6): Trình bày những nét chính về cuộc nội chiến ở Anh?

Hướng dẫn giải:

+ Giai đoạn 1 (1642 - 1648)

• Năm 1640, vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội Anh (Quốc hội gồm phần lớn là quý tộc mới) nhằm đặt ra thuế mới, thực hiện chính sách cai trị độc đoán của mình. Quốc hội được sự ủng hộ của nhân dân đã phản đối kịch liệt, Sác-lơ I liền chuẩn bị lực lượng chống lại Quốc hội.

• Năm 1642, nội chiến bùng nổ, bước đầu thắng lợi nghiêng về phía quân đội nhà vua. Nhưng từ khi Ô-li-vơ Crôm-oen lên làm chỉ huy quân đội Quốc hội, xây dựng đội quân có kỉ luật, đã liên tiếp đánh bại quân đội của nhà vua. Sác-lơ I bị bắt.

+ Giai đoạn 2 (1649 - 1688)

• Ngày 30 -1-1649. Crôm-oen đưa vua Sác-lơ I ra xử tử. Nước Anh chuyển sang nền cộng hòa và cách mạng đạt tới đỉnh cao.

• Tuy nhiên, chỉ có giai cấp tư sản và quý tộc mới được hưởng quyền lợi. vì vậy nhân dân tiếp tục đấu tranh.

• Quý tộc mới và tư sản lại thỏa hiệp với phong kiến, đưa Vin-hem Ô-ran-si-ơ lên ngôi, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

6. Câu hỏi 1 - (Mục III Bài học 1 - SGK Trang 7 ): Nêu một vài nét về sự xâm nhập và thành lập các thuộc địa của thực đân Anh ở Bắc Mĩ?

Hướng dẫn giải:

Sau khi Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ, nhiều nước châu Âu lần lượt chiếm và chia nhau châu lục mới này làm thuộc địa. Từ đầu thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XVIII. thực dân Anh đã thành lập 13 thuộc địa của mình ở Bắc Mĩ.

Đây là vùng đốt phì nhiêu, giàu tài nguyên, quê hương lâu đời của người In-đi-an (thổ dân da đỏ). Trong hai thế kỉ XVII - XVIII, thực dân Anh đã tiêu diệt hoặc dồn người ln-đi-an vào vùng đất phía tây xa xôi Họ bắt người da đen ở châu Phi đưa sang làm nô lệ để khai khẩn đất hoang, lập đồn điền.

7. Câu hỏi 2 - (Mục III Bài học 1 - SGK Trang 8): Vì sao nhân dân các thuộc địa ở Bắc Mĩ đấu tranh chống thực dân Anh?

Hướng dẫn giải:

Nhân dân các thuộc địa ở Bắc Mĩ đấu tranh chống thực dân Anh vì:

Thực dân Anh tìm mọi cách ngăn cản sự phát triển công, thương nghiệp của các thuộc địa ở Bắc Mĩ (cướp đoạt tài nguyên, thuế má nặng nề. Độc quyền buôn bán trong và ngoài nước). Cư dân ở các thuộc địa Bắc Mĩ, gồm phần lớn là con cháu người Anh di cư sang, mâu thuẫn gay gắt với chính quốc. Các tầng lớp nhân dân thuộc địa bao gồm tư sản, chủ đồn điền, công nhân, nô lệ đều đấu tranh chống ách thống trị của thực dân Anh.

8. Câu hỏi 3 (Mục III Bài học 1 -SGK Trang 8): Theo em, tính chất tiến bộ của "Tuyên ngôn Độc lập" của Mĩ thể hiện ở những điểm nào?

Hướng dẫn giải:

Tính chất tiến bộ của "Tuyên ngôn Độc lập" của Mĩ thể hiện ở những điểm là xác định quyền của con người và quyền độc lập của các thuộc địa

9. Câu hỏi 4 - (Mục III Bài 1 - SGK Trang 9): Cuộc chiến tranh giành độc lập của các nước thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ diễn ra như thế nào?

Hướng dẫn giải:

- Tháng 12 - 1773, nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh để phản đối chế độ thu thuế. Đáp lại, thực dân Anh đã ra lệnh đóng cửa cảng.

- Năm 1774, đại biểu các thuộc địa đã họp Hội nghị lục địa ở Phi-la-đen-phi-a. yêu cầu vua Anh phải xóa bỏ các luật cấm vô lí. nhưng không đạt kết quả.

- Tháng 4 - 1775, cuộc chiến tranh bùng nổ. Nhờ có sự lãnh đạo tài giỏi của Gioóc-si-ơ Oa-sinh-tơn, quân thuộc địa đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng.

- Ngày 4 - 7 - 1776, bản Tuyên ngôn Độc lập được công bố, xác định quyền của con người và quyền độc lập của 13 thuộc địa. Nhưng thực dân Anh không chấp nhận và cuộc chiến tranh vẫn tiếp diễn.
- Tháng 10 - 1777, quân 13 thuộc địa giành thắng lợi lớn ở Xa-ra-tô-ga, làm quân Anh suy yếu. Năm 1783, thực dân Anh phải kí Hiệp ước Véc-xai, công nhận nền độc lập của các thuộc địa. Cuộc chiến tranh kết thúc.

14. Câu hỏi 5 - (Mục III Bài 1 - SGK Trang 9): Những kết quả lớn của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là gì?

Hướng dẫn giải:

- Với hiệp ước Véc-xai. Anh thừa nhận nền độc lập của 13 thuộc địa Anh ờ Bắc Mĩ. Hợp chúng quốc MT (USA) ra đời.

- Hiến pháp 1787 đã đề cao vai trò của chính quyền trung ương, củng cố vị trí và tăng cường quyền lực cho giai cấp tư sản và chủ nô, song chưa đem lại quyền lợi cho đại đa số nhân dân lao động.

15. Bài 2 trang 9 sgk Lịch sử 8: Nêu ý nghĩa lịch sử của các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên?

Hướng dẫn giải:

Các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên có ý nghĩa lịch sử to lớn đã chấm dứt sự đô hộ của ngoại bang (ở Hà Lan), lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế (ở Anh), giải phóng nhân dân khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân (ở Bắc Mĩ), mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở các nước này.
 

Trang Dimple

New member
Xu
38
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 8! Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài

  1. Lịch sử 8 - Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
  2. Lịch sử 8 Bài 2 Cách mạng tư sản Pháp Cuối thế kỉ XVIII
  3. Lịch sử 8 Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
  4. Lịch sử 8 Bài 4 Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác”
  5. Lịch sử 8 - Bài 5 - Công Xã Pari
  6. Lịch Sử 8 -Bài 6 -Các nước Anh Pháp Đức Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  7. Lịch Sử 8-Bài 7: phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX"
  8. Lịch Sử 8-Bài 8 -Sự phát triển của kĩ thuật khoa học và văn học nghệ thuật thế kỉ XVIII- XIX
  9. Lịch Sử 8-Bài 9-Ấn Độ thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XX
  10. Lịch sử 8 Bài 10 Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  11. Lịch sử 8 bài 11 các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  12. Lịch Sử 8 -Bài 12 Nhật bản từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
  13. Lịch Sử 8 -Bài 13 Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918)
  14. Lịch sử 8 - bài 14 Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỷ XVI đến 1917)
  15. Lịch Sử 8 -Bài 15-Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ Cách mạng (1917 - 1921)
  16. Lịch Sử 8-Bài 16 -Liên Xô Xây dựng chủ nghĩa Xã Hội(1921-1941)
  17. Lịch Sử 8 -Bài 17- Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939
  18. Lịch sử 8 - Bài 18- Nước Mĩ Giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
  19. Lịch Sử 8 -Bài 19 Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
  20. Lịch sử lớp 8 bài 20 Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á ( 1918-1939)
  21. Lịch Sử 8-Bài 21 - Chiến Tranh thế giới thứ 2 ( 1939-1945)
  22. Lịch Sử 8 -Bài 22- Sự Phát triển của khoa học kĩ thuật và văn hóa thế giới nửa đầu thế kỉ XX
  23. Lịch Sử lớp 8 -Bài 24 - cuộc kháng chiến chống Pháp Từ Năm 1858-1873
  24. Lịch Sử 8- Bài 25 Kháng Chiến chống Pháp Lan Rộng ra toàn quốc ( 1873-1884)
  25. Lịch Sử lớp 8 -Bài 26 Phong trào kháng chiến chống Pháp những năm cuối thế kỉ XIX
  26. Lịch Sử 8-Bài 27 Khởi nghĩa Yên Thế và Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
  27. Lịch Sử 8 - Bài 28 - Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
  28. Lịch Sử 8-Bài 29- Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về Kinh tế Xã Hội
  29. Lịch sử lớp 8 - bài 30 Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918.
  30. Lịch Sử 8 - bài 31 Ôn tập lịch sử Việt Nam từ 1858-1918
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top