Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Phần I Những kiến thức cơ bản
I. .Sự biến đổi về kinh tế, xã hội Tây Âu trong các thế kỉ XV-XVII. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI.
1)Một nền sản xuất mới ra đời.
-Xuất hiện các công trường thủ công, trọng tâm là buôn bán và ngân hàng.
-Hình thành 2 giai cấp: tư sản và vô sản.
-Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân. Mâu thuẫn giai cấp dẫn đến các cuộc đấu tranh. Bởi vì giai cấp tư sản có tiềm lực về kinh tế nhưng không có quyền lực về chính trị nên bị chế độ phong kiến kìm hãm, mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân.
2)Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI.
-Phong kiến Tây Ban Nha kìm hãm sự phát triển của CNTB ở Nê-đec-lan.
-Nhân dân Nê-đec-lan nhiều lần nổi dậy chống lại.
- 8/1566 cuộc đấu tranh mạnh mẽ nhất đến năm 1581, các tỉnh miền Bắc thành lập nước Công hòa, các tỉnh liên hiệp (về sau gọi là Hà Lan), 1648 nền độc lập của Hà Lan được công nhận.
- Cách mạng Hà Lan là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới.
II.Cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII
1)Sự phát triển của CNTB ở Anh.
-Kinh tế TBCN phát triển mạnh. Xuất hiện nhiều công trường thủ công, nhiều trung tâm thương mại, tài chính được hình thành.
-Xuất hiện tầng lớp quý tộc mới và tư sản.
- Vua, địa chủ phong kiến mâu thuẫn với quý tộc mới, tư sản, nhân dân lao động
- Mâu thuẫn xã hội gay gắt làm bùng nổ cách mạng.
2)Tiến trình cách mạng
a) Giai đọan 1 (1642-1648)
- Năm 1642 nội chiến bùng nổ giữa Quốc hội và quân đội nhà vua, thắng lợi nghiêng về phía nhà vua.
- Ổ-li-vơ Crom- oen lên làm chỉ huy. Quân đội quốc hội đã liên tiếp đánh bại quân nhà vua.
b) Giai đọan 2 (1649-1688)
- Ngày 30-1-1649 Vua Saclơ I bị xử tử. Anh trở thành nước công hòa. Cách mạng tư sản đạt đến đỉnh cao.
- 1653 nền độc tài được thiết lập.
- Quý tộc mới và tư sản chủ trương khôi phục chế độ quân chủ, 12/1688 Quốc hội tiến hành đảo chính lập ra chế độ quân chủ lập hiến.
3)Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII.
- Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển, thóat khỏi sự thống trị của phong kiến.
-
- Đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì vẫn duy trì ngôi vua, chủ yếu đáp ứng quyền lợi cho tư sản và quý tộc mới.
III.Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.
1)Tình hình của các thuộc địa. Nguyên nhân của chiến tranh.
-Đến giữa thế kỉ XVIII, 13 thuộc địa phát triển theo CNTB.
-Mâu thuẫn giữa chính quốc và thuộc địa dẫn đến chiến tranh.
2)Diễn biến của cuộc chiến tranh
-12/1773, sự kiện Bôxtơn : nhân dân cảng Bôxtơn phản đối chế độ thuế bằng cách tân công 3 tàu chở chè của Anh
- Hội nghị Philađenphia. Từ 5/9 ® 26/10/1774 Hội nghị lục địa ở Phi-la-đen-phi-a diễn ra đòi vua Anh xóa bỏ các luật cấm vô lý nhưng không được chấp nhận.
- 4/1775 chiến tranh bùng nổ giữa chính quốc và thuộc địa, quân thuộc địa do Oa-sinh-tơn chỉ huy.
-Ngày 4/7/1776 Tuyên ngôn độc lập xác định quyền của con người và quyền độc lập của các thuộc địa. Mọi người đều bình đẳng, quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
-Ngày 17/10/1777 quân khởi nghĩa thắng một trận ở Xa-ra-tô-ga.
-1783 Anh buộc phải ký Hiệp ước Vec-xai.
3)Kết quả và ý nghĩa cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.
* Kết Quả
- Cuộc chiến tranh kết thúc Anh thừa nhận độc lập của các thuộc địa, nước Mỹ ra đời.
- Năm 1787 Mĩ ban hành hiến pháp quy định Mĩ là nước cộng hòa liên bang đứng đầu là tổng thống, chính quyền trung ương được tăng cường, nhưng các bang được quyền tự trị rộng rãi.
* Ý nghĩa
- Giải phóng Bắc Mĩ khỏi chính quyền Anh, thành lập quốc gia tư sản tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của CNTB
- Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Á – Phi- Latinh.
Phần II Câu hỏi bài tập
Câu 1 Nêu khái niệm của cách mạng tư sản?
Trả lời
Cách mạng là một khái niệm được hiểu dưới nhiều nghĩa khác nhau. Người ta có thể xem “cách mạng” chỉ một sự thay đổi về chất của một đối tượng nào đó. Hoặc cách mạng được hiểu là một bước ngoặt có tính quyết định… Có thể có nhiều cách hiểu, nhưng tựu trung đều thể hiện một sự thay đổi có tính bước ngoặt làm thay đổi đối tượng về chất.
“Cách mạng tư sản” là một khái niệm trong khái niệm “cách mạng” nói chung. Nó là một loại cách mạng xã hội (như cách mạng vô sản) làm thay đổi bản chất xã hội, thay đổi chế độ chính trị…, nói chung là thay đổi về hình thái kinh tế - xã hội.
Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm lật đổ chế độ phong kiến, xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa, mở đường cho CNTB phát triển. Nhưng theo định nghĩa hẹp này thì sẽ có một số trường hợp ngoại lệ mà vẫn được coi là cách mạng tư sản. Ví dụ như cải cách nông nô ở Nga hoàn toàn do triều đình phong kiến Sa hoàng tiến hành theo con đường “từ trên xuống” nhưng vẫn là một cuộc cách mạng tư sản. Trường hợp tương tự là Nhật (Minh Trị duy tân), ở Đức và Italia với cuộc thống nhất đất nước, dù có giai cấp tư sản tham gia lãnh đạo nhưng vai trò chủ yếu lại là tầng lớp quý tộc tư sản hoá. Đó là tầng lớp Daimyo ở Nhật, tầng lớp quý tộc Iuncơ ở Đức… Nhưng điểm chung của tất cả các cuộc cách mạng ấy đều nhằm lật đổ chế độ phong kiến, tạo điều kiện cho CNTB phát triển.
Câu 2 Nêu hình thức đấu tranhcủa cách mạng Hà Lan, cách mạng tư sản Anh, và cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ . Qua đó nhận xét về hình thức đấu tranh của cách mạng tư sản.
Trả lời
Hình thức đấu tranh của cách mạng Hà Lan là đấu tranh giải phóng dân tộc.
Hình thức đấu tranh của cách mạng tư sản Anh là nội chiến cách mạng.
Hình thức đấu tranh của cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là đấu tranh giành độc lập dân tộc
=> Như vậy ta có thể thấy hình thức đấu tranh của cách mạng tư sản rất đa dạng phong phú. Tùy vào điều kiện hoàn cảnh của từng nước mà nó có những hình thức khác nhau.
Nguồn: https://diendankienthuc.net
I. .Sự biến đổi về kinh tế, xã hội Tây Âu trong các thế kỉ XV-XVII. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI.
1)Một nền sản xuất mới ra đời.
-Xuất hiện các công trường thủ công, trọng tâm là buôn bán và ngân hàng.
-Hình thành 2 giai cấp: tư sản và vô sản.
-Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân. Mâu thuẫn giai cấp dẫn đến các cuộc đấu tranh. Bởi vì giai cấp tư sản có tiềm lực về kinh tế nhưng không có quyền lực về chính trị nên bị chế độ phong kiến kìm hãm, mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân.
2)Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI.
-Phong kiến Tây Ban Nha kìm hãm sự phát triển của CNTB ở Nê-đec-lan.
-Nhân dân Nê-đec-lan nhiều lần nổi dậy chống lại.
- 8/1566 cuộc đấu tranh mạnh mẽ nhất đến năm 1581, các tỉnh miền Bắc thành lập nước Công hòa, các tỉnh liên hiệp (về sau gọi là Hà Lan), 1648 nền độc lập của Hà Lan được công nhận.
- Cách mạng Hà Lan là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới.
II.Cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII
1)Sự phát triển của CNTB ở Anh.
-Kinh tế TBCN phát triển mạnh. Xuất hiện nhiều công trường thủ công, nhiều trung tâm thương mại, tài chính được hình thành.
-Xuất hiện tầng lớp quý tộc mới và tư sản.
- Vua, địa chủ phong kiến mâu thuẫn với quý tộc mới, tư sản, nhân dân lao động
- Mâu thuẫn xã hội gay gắt làm bùng nổ cách mạng.
2)Tiến trình cách mạng
a) Giai đọan 1 (1642-1648)
- Năm 1642 nội chiến bùng nổ giữa Quốc hội và quân đội nhà vua, thắng lợi nghiêng về phía nhà vua.
- Ổ-li-vơ Crom- oen lên làm chỉ huy. Quân đội quốc hội đã liên tiếp đánh bại quân nhà vua.
b) Giai đọan 2 (1649-1688)
- Ngày 30-1-1649 Vua Saclơ I bị xử tử. Anh trở thành nước công hòa. Cách mạng tư sản đạt đến đỉnh cao.
- 1653 nền độc tài được thiết lập.
- Quý tộc mới và tư sản chủ trương khôi phục chế độ quân chủ, 12/1688 Quốc hội tiến hành đảo chính lập ra chế độ quân chủ lập hiến.
3)Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII.
- Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển, thóat khỏi sự thống trị của phong kiến.
-
- Đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì vẫn duy trì ngôi vua, chủ yếu đáp ứng quyền lợi cho tư sản và quý tộc mới.
III.Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.
1)Tình hình của các thuộc địa. Nguyên nhân của chiến tranh.
-Đến giữa thế kỉ XVIII, 13 thuộc địa phát triển theo CNTB.
-Mâu thuẫn giữa chính quốc và thuộc địa dẫn đến chiến tranh.
2)Diễn biến của cuộc chiến tranh
-12/1773, sự kiện Bôxtơn : nhân dân cảng Bôxtơn phản đối chế độ thuế bằng cách tân công 3 tàu chở chè của Anh
- Hội nghị Philađenphia. Từ 5/9 ® 26/10/1774 Hội nghị lục địa ở Phi-la-đen-phi-a diễn ra đòi vua Anh xóa bỏ các luật cấm vô lý nhưng không được chấp nhận.
- 4/1775 chiến tranh bùng nổ giữa chính quốc và thuộc địa, quân thuộc địa do Oa-sinh-tơn chỉ huy.
-Ngày 4/7/1776 Tuyên ngôn độc lập xác định quyền của con người và quyền độc lập của các thuộc địa. Mọi người đều bình đẳng, quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
-Ngày 17/10/1777 quân khởi nghĩa thắng một trận ở Xa-ra-tô-ga.
-1783 Anh buộc phải ký Hiệp ước Vec-xai.
3)Kết quả và ý nghĩa cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.
* Kết Quả
- Cuộc chiến tranh kết thúc Anh thừa nhận độc lập của các thuộc địa, nước Mỹ ra đời.
- Năm 1787 Mĩ ban hành hiến pháp quy định Mĩ là nước cộng hòa liên bang đứng đầu là tổng thống, chính quyền trung ương được tăng cường, nhưng các bang được quyền tự trị rộng rãi.
* Ý nghĩa
- Giải phóng Bắc Mĩ khỏi chính quyền Anh, thành lập quốc gia tư sản tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của CNTB
- Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Á – Phi- Latinh.
Phần II Câu hỏi bài tập
Câu 1 Nêu khái niệm của cách mạng tư sản?
Trả lời
Cách mạng là một khái niệm được hiểu dưới nhiều nghĩa khác nhau. Người ta có thể xem “cách mạng” chỉ một sự thay đổi về chất của một đối tượng nào đó. Hoặc cách mạng được hiểu là một bước ngoặt có tính quyết định… Có thể có nhiều cách hiểu, nhưng tựu trung đều thể hiện một sự thay đổi có tính bước ngoặt làm thay đổi đối tượng về chất.
“Cách mạng tư sản” là một khái niệm trong khái niệm “cách mạng” nói chung. Nó là một loại cách mạng xã hội (như cách mạng vô sản) làm thay đổi bản chất xã hội, thay đổi chế độ chính trị…, nói chung là thay đổi về hình thái kinh tế - xã hội.
Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm lật đổ chế độ phong kiến, xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa, mở đường cho CNTB phát triển. Nhưng theo định nghĩa hẹp này thì sẽ có một số trường hợp ngoại lệ mà vẫn được coi là cách mạng tư sản. Ví dụ như cải cách nông nô ở Nga hoàn toàn do triều đình phong kiến Sa hoàng tiến hành theo con đường “từ trên xuống” nhưng vẫn là một cuộc cách mạng tư sản. Trường hợp tương tự là Nhật (Minh Trị duy tân), ở Đức và Italia với cuộc thống nhất đất nước, dù có giai cấp tư sản tham gia lãnh đạo nhưng vai trò chủ yếu lại là tầng lớp quý tộc tư sản hoá. Đó là tầng lớp Daimyo ở Nhật, tầng lớp quý tộc Iuncơ ở Đức… Nhưng điểm chung của tất cả các cuộc cách mạng ấy đều nhằm lật đổ chế độ phong kiến, tạo điều kiện cho CNTB phát triển.
Câu 2 Nêu hình thức đấu tranhcủa cách mạng Hà Lan, cách mạng tư sản Anh, và cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ . Qua đó nhận xét về hình thức đấu tranh của cách mạng tư sản.
Trả lời
Hình thức đấu tranh của cách mạng Hà Lan là đấu tranh giải phóng dân tộc.
Hình thức đấu tranh của cách mạng tư sản Anh là nội chiến cách mạng.
Hình thức đấu tranh của cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là đấu tranh giành độc lập dân tộc
=> Như vậy ta có thể thấy hình thức đấu tranh của cách mạng tư sản rất đa dạng phong phú. Tùy vào điều kiện hoàn cảnh của từng nước mà nó có những hình thức khác nhau.
Nguồn: https://diendankienthuc.net
Sửa lần cuối: