• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Chia Sẻ Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII -Sử 10 - vnkienthuc.com

Trang Dimple

New member
Xu
38
Ở chương II chúng ta đã được tìm hiểu về các triều đại phong kiến Việt Nam từ X - XV, qua đó thấy được quá trình hình thành, phát triển của nhà nước phong kiến và những thành tựu kinh tế, văn hóa của nhân dân Đại Việt. Từ đầu thế kỷ XVI, cuộc khủng hoảng xã hội đã làm sụp đổ nhà Lê sơ, kể từ đó nhà nước phong kiến Đại Việt có những biến đổi lớn. Để hiểu được những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI - XVIII, chúng ta cùng tìm hiểu bài 21

BÀI 21-NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TRONG CÁC THẾ KỶ XVI - XVIII

1- Sự sụp đổ của triều Lê sơ .Nhà Mạc thành lập


*Sự sụp đổ của nhà Lê. Nhà Mạc thành lập.


- Đầu thế kỷ XVI nhà Lê sơ lâm vào khủng hoảng suy yếu.


- Biểu hiện:


+ Các thế lực phong kiến nổi dậy tranh chấp quyền lực - Mạnh nhất là thế lực Mạc Đăng Dung.


+ Phong trào đấu tranh của nhân dân bùng nổ ở nhiều nơi.


- Năm 1257 Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê lập triều Mạc.


* Chính sách của nhà Mạc:


- Nhà Mạc xây dựng chính quyền theo mô hình cũ của nhà Lê.


- Tổ chức thi cử đều đặn.


- Xây dựng quân đội mạnh.


- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân .


- Những chính sách của nhà Mạc bước đầu đã ổn định lại đất nước.


- Triều Mạc phải chịu sức ép từ hai phía :phiá Bắc cắt đất, thần phục nhà Minh, phía Nam cựu thần nhà Lê chống đối ,nên nhân dân phản đối.


-Nhà Mạc bị cô lập.




di_tich_thanh_nha_mac_500.jpg



Di tích thành nhà Mạc (Chi Lăng- Lạng Sơn)


2.Đất nước bị chia cắt


* Chiến tranh Nam - Bắc triều1545 – 1592:


-1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra Nhà Mạc –Bắc Triều.


-1533 Nguyễn Kim “Phù Lê diệt Mạc” cùng với cựu thần nhà Lê kéo vào Thanh Hóa lập ra Nam Triều .


-Hai tập đoàn phong kiến đối lập nhau gây chiến tranh liên miên suốt 50 năm tại vùng hạ lưu sông Mã, sông Hồng; đến năm 1592 Nam Triều chiếm Thăng Long nhà Mạc rút lên Cao bằng , chiến tranh chấm dứt,đất nước thống nhất.


* Chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1627-1672


-Năm 1545 Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm nắm quyền.


-Nguyễn Hoàng lập cơ sở ở Thuận Hóa , Quảng Nam đối địch với họ Trịnh , chiến tranh quyết liệt giữa Trịnh và Nguyễn (1627-1672), không phân thắng bại, lấy sông Gianh làm giới tuyến phân chia đất nước:


+Từ sông Gianh ra Bắc thuộc Họ Trịnh (Trịnh Tùng nắm quyền ) là Đàng Ngoài ( Bắc Hà), biến vua Lê thành bù nhìn.


+ Từ Sông Gianh vào Nam thuộc Họ Nguyễn là Đàng Trong (Nam Hà)


-Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, giành giựt quyền lợi và địa vị trong phe phái phong kiến, phân chia 2 miền đất nước.


-Sự chia cắt đất nước làm cản trở sự phát triển kinh tế .


chien_tranh_trinh_-_nguyen_1627-1672_500.jpg







luoc_do_dia_phan_nam_trieu_-_bac_trieu_va_dang_trong_dang_ngoai_500_02.jpg



Lược đồ địa phận Đàng Trong – Đàng Ngoài



3. Nhà nước phong kiến Đàng Ngoài.


- Cuối XVI ,Nam Triều chuyển về Thăng Long.


- Chính quyền trung ương gồm:


+ Triều đình : đứng đầu là vua Lê, quyền hành bị thu hẹp


+ Phủ Chúa : gồm quan văn, quan võ cao cấp cùng Chúa quyết định chủ trương , chính sách của nhà nước và trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện .


- Chính quyền địa phương: chia thành các trấn, phủ, huyện, châu, xã như cũ.


- Chế độ tuyển dụng quan lại như thời Lê.


- Luật pháp: Tiếp tục dùng Quốc triều hình luật (có bổ sung).


- Quân đội gồm:


+ Quân thường trực (Tam phủ), tuyển chủ yếu ở Thanh Hóa và 1 số huyện ở Nghệ An , còn gọi là ưu binh


+ Ngoại binh: tuyển từ 4 trấn quanh kinh thành.


- Đối ngoại: Hòa hiếu với nhà Thanh ở Trung Quốc.

4. Chính quyền ở Đàng Trong.


- Thể kỷ XVII lãnh thổ Đàng Trong được mở rộng từ Nam Quảng Bình đến Nam Bộ ngày nay.


- Địa phương: chia làm 12 dinh, nơi đóng phủ chúa (Phú Xuân) là Chính dinh , do chúa Nguyễn trực tiếp cai quản.Mỗi dinh có 2 hay 3 ty trông coi. Thế kỷ XVII , Phú Xuân (Huế) là trung tâm của Đàng Trong .


- Dưới dinh là phủ, huyện, tổng , xã .


- Quân đội là quân thường trực, tuyển theo nghĩa vụ, trang bị vũ khí đầy đủ.


- Giữa thế kỷ XVII tổ chức các kỳ thi


- Tuyển chọn quan lại bằng nhiều cách: theo dòng dõi, đề cử, học hành.


- 1744 chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương, thành lập chính quyền trung ương. Song đến cuối XVIII vẫn chưa hoàn chỉnh.

-Sự chia cắt đất nước làm cản trở sự phát triển kinh tế .


phuchuatrinha_03.jpg



Phủ Chúa Trịnh , tranh vẽ thế kỷ XVII





trieu_dinh_le_01.jpg



Triều đình vua Lê thế kỷ XVII.
 
Sửa lần cuối:

Hanamizuki

New member
Xu
0
Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII

(trang 108 sgk Lịch Sử 10): Nêu nguyên nhân của sự chia cắt đất nước?

Trả lời:

Sự tranh giành quyền lực giữa các thế lực phong kiến

Sự ngang tài, ngang sức của các thế lực phong kiến.

(trang 109 sgk Lịch Sử 10): Nhận xét về bộ máy nhà nước thời Lê – Trịnh?

Trả lời:

Về cơ bản bộ máy nhà nước được tổ chức theo mô hình thời Lê sơ

Nhưng triều đình nhà Lê không còn nắm thực quyền mà quyền lực nằm trong tay chúa Trịnh.

(trang 110 sgk Lịch Sử 10): Em có nhận định gì về việc làm của chúa Nguyễn Phúc Khoát?

Trả lời:

Năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương, xây dựng chính quyền trung ương, đổi 3 ti thành 6 bộ và đặt thêm quan chức. Các dinh vẫn giữ như cũ.

Việc làm của chúa Nguyễn Phúc Khoát đặt Đại Việt đứng trước nguy cơ chia thành hai nước.

(trang 110 sgk Lịch Sử 10): Điểm khác biệt của chính quyền Đàng Trong với nhà nước Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài là gì?

Trả lời:

Điểm khác biệt của chính quyền Đàng Trong với nhà nước Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài là chính quyền Đàng Trong chỉ có chính quyền địa phương dưới sự cai quản của chúa Nguyễn, chưa có chính quyền trung ương.

Câu 1 (trang 110 sgk Sử 10): Em hãy cho biết nguyên nhân suy sụp của triều Lê sơ?

Lời giải:

  • Vua quan chỉ lo ăn chơi xa sỉ không quan tâm đến triều đình và nhân dân.
  • Địa chủ ra sức chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột nông dân.
  • Nhân dân khổ cực đã đứng dậy đấu tranh ở nhiều nơi.
  • Một số thế lực phong kiến cũng hợp quân, đánh nhau, tranh chấp quyền hành.
Câu 2 (trang 110 sgk Sử 10): Hãy đánh giá vai trò của Vương triều Mạc?

Lời giải:

  • Trong bối cảnh nhà Lê suy yếu, bất lực, Mạc Đăng Dung dã phế truất vua Lê thành lập nhà Mạc. Đây là sự thay thế tất yếu.
  • Trong những năm đầu nhà Mạc đã xây dựng chính quyền và thi hành nhiều chính sách tích cực góp phần ổn định lại đất nước
  • Tuy nhiên ra đời trong bối cảnh chiến tranh phong kiến bùng nổ. Tuy bước đầu có góp phần ổn định lại xã hội nhưng lại trở thành nguyên cớ gây nên nội chiến trong nước.
Câu 3 (trang 110 sgk Sử 10): Nêu nguyên nhân của các cuộc chiến tranh phong kiến: Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn?

Lời giải:

Nguyên nhân của chiến tranh Nam – Bắc triều

  • Bộ phận cựu thần nhà Lê, đừng đầu là Nguyễn Kim đã không chấp nhận nền thống trị của nhà Mạc vì Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, đồng thời ông không xuất thân từ dòng dõi quý tộc. Họ đã họp quân, nêu danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” nổi dậy ở vùng Thanh Hóa gọi là Nam triều để đối lập với họ Mạc ở Thăng Long – Bắc triều.
  • Năm 1545, chiến tranh Nam – Bắc triều bùng nổ.
Nguyên nhân chiến tranh Trịnh – Nguyễn

  • Thế lực phù Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim. Sau khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm tiếp tục sự nghiệp “Phù Lê diệt Mạc”. Để thao túng quyền lực vào tay họ Trịnh, Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phe cánh họ Nguyễn. Lo sợ trước tình hình đó Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa
  • Cơ nghiệp họ Nguyễn ở vùng đất phía Nam dần dần được xây dựng, trở thành thế lực cát cứ ở Đàng Trong, dần tách khởi sự lệ thuộc với họ Trịnh ở Đàng Ngoài.
  • Năm 1627, họ Trịnh đem quân đánh họ Nguyễn, chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ.
 

Hanamizuki

New member
Xu
0
Bài tập 1 trang 98 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Sau khi vua Lê Hiến Tông chết, các vua Lê đã

A. không còn quan tâm đến việc triều chính, chỉ lo ăn chơi sa đoạ.

B. chăm lo củng cố và xây dựng đất nước.

C. rất coi trọng vấn đề bảo vệ an ninh đất nước.

D. quan tâm xây dựng và phát triển nến kinh tế toàn diện.

Trả lời: A

2. Sự sụp đổ của nhà Lê sơ và sự thành lập nhà Mạc được đánh dấu bằng sự kiện

A. Mạc Đăng Dung được vua Lê nhường ngôi năm 1527.

B. Quốc công Thái phó Mạc Đăng Dung được nhân dân suy tôn lên làm vua năm 1527.

C. thế lực phong kiến họ Mạc hợp quân chống lại vua Lê và giành được quyền lực vào năm 1527

D. năm 1527, nhận thấy sự bất lực và suy sụp của dòng họ Lê, Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi và thành lập triều Mạc.

Trả lời: D

3. Chiến tranh Nam - Bắc triều diễn ra do

A. mâu thuẫn Lê - Trịnh. C. mâu thuẫn Trịnh - Nguyễn.

B. mâu thuẫn Lê - Mạc. D. mâu thuẫn Trịnh - Mạc.

Trả lời: B

4. Chiến tranh Nam - Bắc triều đưa đến kết quả

A. nhà Lê thất bại.

B. nhà Mạc bị lật đổ.

C. nhà Mạc giành và nắm chính quyền trong cả nước.

D. không phân chia thắng bại.

Trả lời: B

5. Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn diễn ra trong những năm

A. 1627- 1662. C. 1627- 1667

B. 1627- 1672. D. 1627- 1628

Trả lời: B

6. Kết cục của cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn là

A. không phân chia thắng bại.

B. hai bên lấy sông Gianh làm ranh giới phân chia đất nước.

C. đất nước chia thành Đàng Trong và Đàng Ngoài

D. tất cả các ý trên đều đúng.

Trả lời: D

7. Thực chất, quyền lực ở Đàng Ngoài thuộc về

A. vua Lê. C. nhà Mạc.

B. chúa Trịnh. D. vua Lê - chúa Trịnh.

Trả lời: B

8. Đất nước Đại Việt bị chia cắt kéo dài gần hai thế kỉ chứng tỏ

A. đất nước bước vào thời kì khủng hoảng.

B. chế độ phong kiến chuyên chế tập quyền bị phá vờ.

C. sự thoái hoá của giai cấp thống trị sau khi nạn ngoại xâm đã bị đánh bại và quốc gia thống nhất được củng cố.

D. báo hiệu cuộc khủng hoảng suy vong của chế độ phong kiến Việt Nam.

Bài tập 4 trang 100 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Hãy thử đánh giá vai trò của vương triều Mạc trong lịch sử dân tộc

Trả lời:

  • Đến đầu thế ki XVI, triều Lê sơ đã đi vào thời kì suy vong, các vua Lê ngày càng ăn chơi, sa đoạ, không còn quan tâm đến tình hình đất nước và đời sống nhân dân. Vì vậy, về khách quan, việc nhà Mạc thay thế cho nhà Lê đã không còn tiến bộ nữa là điều phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử.
  • Sau khi thành lập, trong những thời gian đầu, nhà Mạc đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ như cố gắng giải quyết vấn đề ruộng đất, giảm sưu thuế, tổ chức thi cử đều đặn, đã góp phần ổn định tình hình đất nước.
  • Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian, việc nhà Mạc tiến hành cuộc chiến tranh Nam triều đã làm cho đời sống nhân dân khổ cực, cộng với việc thực hiện chính sách đối ngoại nhân nhượng thái qúa đối với nhà Minh đã khiến cho nhân dân ngày càng không ủng hộ và nhà Mạc suy thoái dần.
Bài tập 5 trang 100 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Nêu nguyên nhân của các cuộc chiến tranh phong kiến: Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn và hậu quả của nó.

  • Nguyên nhân sâu xa: …………………………
  • Nguyên nhân trực tiếp:…………………………
    • Chiến tranh Nam - Bắc triều: …………………………
    • Chiến tranh Trịnh Nguyễn:…………………………
  • Hậu quả:…………………………
Trả lời:

  • Nguyên nhân sâu xa: do sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền
  • Nguyên nhân trực tiếp:
    • Chiến tranh Nam - Bắc triều: Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim, đã họp quân, nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”, nổi dậy ở vùng Thanh Hoá. Một nhà nước mới được thành lập ở đây, sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc. Chiến tranh Nam – Bắc triều bùng nổ, kéo dài cho đến cuối thế kỉ XVI.
    • Chiến tranh Trịnh Nguyễn: Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm được cử lên thay, nắm toàn bộ binh quyền. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng xin được vào trấn thủ đất Thuận Hoá. Đất Thuận Hoá trở thành nơi dấy nghiệp của họ Nguyễn. Năm 1627, cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ, kéo dài đến cuối năm 1672
  • Hậu quả: không phân thắng bại, lấy sông Gianh làm giới tuyến phân chia đất nước:
    • Từ sông Gianh ra Bắc thuộc Họ Trịnh (Trịnh Tùng nắm quyền) là Đàng Ngoài (Bắc Hà), biến vua Lê thành bù nhìn.
    • Từ Sông Gianh vào Nam thuộc Họ Nguyễn là Đàng Trong (Nam Hà)
 

Hanamizuki

New member
Xu
0
Bài tập 6 trang 101 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Vẽ sơ đồ tổ chức chính quyền phong kiến ở Đàng Trong, Đàng Ngoài và so sánh, nhận xét.

Trả lời:

*Sơ đồ:

Đàng Ngoài


6.png



Đàng Trong:
7.png



* So sánh, nhận xét:

  • Bộ máy chính quyền ở Đàng Ngoài do mô phỏng bộ máy chính quyền thời Lê sơ đã hoàn chỉnh ở thế kỉ XV nên việc tổ chức là chặt chẽ từ trung ương đến địa phương. Bộ máy chính quyền ở Đàng Trong lúc đầu chỉ là chính quyền ở địa phương, phải đến giữa thế kỉ XVII mới thành lập chính quyền ở trung ương, tuy nhiên bộ máy chính quyền còn chưa hoàn chỉnh.
  • Tổ chức chính quyền ở Đàng Ngoài thời vua Lê, chúa Trịnh là một bộ máỵ đặc biệt chưa từng có trong lịch sử phong kiến: đã có triều đình lại có phủ chúa và vua Lê chỉ đứng đầu tiên danh nghĩa chứ không có thực quyền mà trên thực tế quyền hành thuộc về phủ chúa. Chính quyền của Đàng Trong vể thực chất không phải là chính quyền của một nhà nước phong kiến.
Bài tập 7 trang 102 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
Tổ chức chính quyền Đàng Trong của chúa Nguyễn có điểm gì khác so với chính quyền Đàng Ngoài của vua Lê, chúa Trịnh?
Trả lời:
Khác nhau cơ bản đó là:

  • Đàng Trong chỉ là chính quyền, có Chúa chứ không có vua, chưa hoàn thiện bộ máy nhà nước
  • Đàng ngoài là Nhà nước (tuy vua Lê - chúa Trịnh nhưng vẫn là một nhà nước (có vua)).
Đó cũng là nguyên nhân tại sao nước ta tuy bị chia cắt 2 Đàng như vẫn là một nước => Từ đó ta có thể nhận ra rằng: vì sao được gọi là chính quyền Đàng Trong và nhà nước Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài.
 

Trang Dimple

New member
Xu
38
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 10!
Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài

  1. Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
  2. bài 2: Xã hội nguyên thủy
  3. bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông
  4. bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma
  5. bài 5: Trung Quốc thời phong kiến
  6. bài 6: Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ
  7. bài 7 Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
  8. bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á
  9. bài 9 Vương Quốc Campuchia và Vương Quốc Lào
  10. bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)
  11. bài 11: Tây Âu thời kì trung đại
  12. Bài 12: Ôn tập lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ và trung đại
  13. bài 13: Việt Nam thời kì nguyên thủy
  14. bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
  15. bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)
  16. bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) (tiếp theo)
  17. bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)
  18. bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV
  19. Lịch sử 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV
  20. bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV
  21. bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII
  22. bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII
  23. bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII
  24. Lịch sử 10 bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII
  25. bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
  26. bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân
  27. bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến
  28. bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
  29. bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
  30. bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
  31. bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu
  32. bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX
  33. bài 34: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
  34. bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa
  35. bài 36 Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân
  36. bài 37: Mác -Ăng ghen và sự ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học
  37. bài 38 Quốc tế nhất và công xã Pari 1781
  38. bài 39: Quốc tế thứ hai
  39. bài 40: Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top