Chia Sẻ Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

Trang Dimple

New member
Xu
38
Ở những bài trước chúng ta đã tìm hiểu châu Âu và nước Mĩ giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới. Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu một nước tư bản ở Châu Á- Nhật Bản trong những năm 1918-1939. Tình hình của Nhật trong giai đoạn này có những đặc điểm gì nổi bật? Tại sao Nhật lại trở thành một nước Phát Xít chúng ta tìm hiêu vấn đề này trong bài 19:

Sử 8 -Bài 19 -NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI

I.Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất 1918-1929

1. Kinh tế :

-Thu nhiều lợi nhuận , không mất mát gì trong chiến tranh .

-Phát triển trong vài năm đầu ( 1914-1919), công nghiệp tăng 5 lần , nông nghiệp không có gì thay đổi .

-Giá gạo tăng , đời sống nhân khó khăn .

-Động đất ở To- ky- ô (9-1923)

-1927 khủng hỏang tài chánh chấm dứt nền kinh tế phục hồi ngắn ngủi .

2. Xã hội

-Giá sinh hoạt đắt đỏ , đời sống khó khăn , các cuộc đấu tranh bùng nổ .

-1928 “bạo động lúa gạo”.

-Đảng Cộng sản Nhật ra đời 7-1922 để lãnh đạo phong trào công nhân.

II Nhật Bản trong những năm 1929-1939

* Cuộc khủng hỏang kinh tế 1929-1933:

-Giáng 1 đòn nặng vào nền kinh tế Nhật Bản (công nghiệp giảm 32%; ngoại thương giảm 80% . 3 triệu người thất nghiệp ; công nông đấu tranh quyết liệt ).

* Để thoát khỏi khủng hỏang kinh tế và giải quyết khó khăn về nguyên liệu và thị trường :

- Chính phủ Nhật Bản cho tăng cường chính sách quân sự hóa .

- Và gây chiến tranh xâm lược , khởi đầu chiếm Trung Quốc , Châu Á và tòan thế giới .

-Hình thành lò lửa chiến tranh ở Thái Bình Dương .

-Thập niên 1930 thiết lập bộ máy phát xít ,sử dụng bộ máy quân sự và cảnh sát của chế độ quân chủ

* Phong trào đấu tranh chống phát xít của nhân dân Nhật :diễn ra sôi nổi

-Hạt nhân là Đảng Cộng sản , diễn ra nhiều hình thức chống lại phát xít hóa .

-Lôi cuốn nhân dân, binh lính , sĩ quan .

- Năm 1930 có 40 cuộc đấu tranh phản chiến .

Kết quả : cuộc đấu tranh thất bại ,góp phần làm chậm lại quá trình phát xít ở Nhật .
 
Sửa lần cuối:
1. Nêu tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

- Nhật Bản hầu như không tham giai chiến trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhưng đã thu được nhiều nguồn lợi. Trong vài năm trong và sau chiến tranh, nền kinh tế Nhật Bản khá phát triển ( sản lượng công nghiệp tăng 5 lần, nhiều công ti mới xuất hiện…).
- Nhưng sau chiến tranh, kinh tế Nhật Bản ngày càng gặp khó khăn. Nguyên nhân do :
+ Tàn dư của chế độ phong kiến còn tồn tại nặng nề trong nông thôn, khiến cho nông nghiệp vẫn lạc hậu, không có gì thay đổi. Gía gạo tăng cao, đời sống nông dân rất khó khăn. Vì vậy, năm 1918 “ cuộc bạo động lúa gạo” đã nổi ra, lôi cuốn tới 10 triệu người tham gia.
+ Thiên tai đã làm cho thủ đô Tô-ki-ô gần như sụp đổ hoàn toàn, cũng giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế - xã hội Nhật Bản.
- Phong trào bãi công diễn ra sôi nổi ; tháng 7-1922, Đảng Cộng sản Nhật Bản thành lập và trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân.
- Năm 1927, Nhật Bản lại lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính, chấm dứt sự phục hồi ngắn ngủi của nền kinh tế nước này.

2. Hãy cho biết tình hình Nhật Bản trong những năm 1929-1939.

- Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933 đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế Nhật Bản ( sản lượng công nghiệp giảm tới 1/3…).
- Giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương quân sự hóa đất nước, phát động chiến tranh xâm lược để thoát khỏi khủng hoảng ( Bản “ Tấu thỉnh” của Thủ tướng Ta-na-ca năm 1927 với kế hoạch xâm chiếm Trung Quốc, châu Á và toàn thế giới.
+ Tháng 9-1931, Nhật Bản tấn công vùng Đông Bắc Trung Quốc, dẫn tới việc hình thành lò lửa chiến tranh đầu tiên thế giới.
+ Trong thập niên 30, ở Nhật Bản đã diễn ra quá trình thiết lập chế độ phát xít với việc sử dung triệt để bộ máy quân sự và cảnh sát của chế độ quân chủ chuyên chế Nhật Bản.
- Giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân, kể cả binh sĩ, đã tiến hành cuộc chiến tranh mạnh mẽ, góp phần làm chậm lại quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản.
 
Một số biện pháp cải cách và phát triển kinh tế của chủ nghĩa tư bản Nhật


Về công nghiệp, Chính phủ tiếp tục quản lý các xưởng sản xuất súng đạn và đóng tàu như công xưởng pháo binh ở Tôkyô và Ôsaka, xưởng thuốc nổ ở Itabaxi. Đồng thời chính quyền chú ý quản lý và mở rộng ngành luyện kim, khai mỏ đồng, sắt, vàng, bạc ở Hôkaiđô, mỏ vàng ở Xadô, mỏ bạc ở Ikunô, sắt ở Kanashi, mỏ than ở Mizưike v.v...

Ngành công nghiệp mỏ và luyện kim cần đầu tư lớn về vốn và kỹ thuật nên đều do Nhà nước đầu tư phát triển. Công nghiệp nhẹ là ngành kinh tế đòi hỏi vốn ít, chu chuyển nhanh phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho đông đảo quần chúng lại có thể tích lũy tư bản. Số xí nghiệp này thường có 10 đến 20 công nhân trở lên. Năm 1867-1877 có khoảng 470 xí nghiệp, đến năm 1886 tăng lên 760. Những ngành dệt, đồ sứ và công nghiệp chè, thuốc lá v.v... phát triển nhanh, phần đông do tư nhân kinh doanh. Cũng có một số do nhà nước quản lý xây dựng, nhưng về sau nhượng lại cho tư nhân. Những ngành kinh, doanh lớn như ngân hàng, vận tải, bưu điện v.v... ban đầu do Nhà nước quản lý nhưng sau đó, một số được chuyển lại cho nhà tư bản lớn và các công ty đặc quyền, có thế lực như Mitsui, Mitsubishi v.v..

Ban đầu, Mitsubishi kinh doanh công nghiệp nhẹ, sau đó tiếp thu từ Chính phủ công ty tàu biển, chế tạo máy, giao thông... Năm 1874, tức là chỉ sau sáu năm khi Minh Trị lên ngôi, cuộc chiến tranh xâm lược Đài Loan bùng nổ, Chính phủ giao cho Công ty này 13 chiếc tàu để chuyển quân và sau đó nhượng cho luôn. Vào năm 1885 Mitsubishi đã tiếp thu một công ty tàu biển khác và lập ra Công ty tàu biển Nhật Bản, trở thành Công ty tàu biển lớn nhất.

Về nông nghiệp và quan hệ ruộng đất Chính phủ Minh Trị ngay từ đầu đã điều hành cuộc cải cách cơ bản đầu tiên, cho phép mua bán đất và cho phép tự do kinh doanh nông phẩm. Chính sách này lập tức tạo nên yếu tố kích thích kinh tế phát triển. Nền kinh tế nông nghiệp đã được giải phóng, thúc đẩy sự phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa.

Nhưng sự tập trung ruộng đất do nhu cầu kinh tế cũng tạo nên sự phát triển mất thăng bằng trong quan hệ sở hữu ruộng đất ở nông thôn. Nông dân phân hóa giàu nghèo. Nhiều người không thể duy trì cuộc sống bình thường, phải bán mảnh đất của mình, bỏ ra thành phố làm thuê. Hiện tượng người nông dân tự do trở thành công nhân là hiện tượng của sự phát triển Nhật Bản, những thành thị công thương nghiệp ra đời. Trong thời kỳ đầu, Nhật Bản thiếu vốn và kỹ thuật, phải vay các nước tư bản và dựa vào nguồn thu nông nghiệp, nên sức mạnh không nhiều.

Nhật Bản đã phải vật lộn đi lên vượt qua sự nghèo nàn của mình, trong kinh doanh luôn chú ý đến quyền lợi dân tộc. Để bảo đảm quyền lợi cho hàng hóa nội địa, các nhà tư sản Nhật đã thành lập những tập đoàn sản xuất, tiêu thụ như Hội Liên hiệp dệt vải, lúa gạo, lụa v.v...


Đó chính là những tổ chức ban đầu của các Công ty lũng đoạn sau này. Sau cuộc chiến tranh Trung-Nhật 1894, nước Nhật đã giành được thời cơ phát triển thuận lợi. Số tiên bồi thường chiến tranh khoảng 345 triệu yên, giúp Nhật có số vốn đầu tư cơ bản ban đầu được ưu tiên dùng vào phát triển công nghiệp quân sự. Năm 1896 Nhật xây dựng khu liên hợp sất thép Yaoata lớn nhất nước Nhật với số vốn tới 19 triệu yên. Ở công xưởng pháo binh Ôsaka đã có lò luyện thép với kỹ thuật hiện đại, xưởng thuốc nổ đã sản xuất loại thuốc nổ không có khói.


Công nghiệp đóng tàu cũng phát triển mạnh hơn. Nhu cầu tăng cường hải quân để cạnh tranh đã làm cho công nghiệp đóng tàu phát triển mạnh hơn. Nhật Bản bắt đầu đóng loại tàu trên 1000 tấn. Công nghiệp quân sự dần dần chiếm một tỉ trọng lớn. Vào cuối thế kỷ XIX, công nghiệp nhẹ cũng đặc biệt phát triển, đáng lưu ý là công nghiệp dệt. Năm 1897 giá trị sợi xuất khẩu lên tới 13,5 triệu yên, còn nhập khẩu chỉ có 8,8 triệu yên. Sau chiến tranh Giáp Ngọ thị trường nguyên liệu và tiêu thụ càng mở rộng. Nhà nước Nhật ban hành chính sách khuyến khích công nghiệp.


Thuế sợi tơ được xóa bỏ, máy móc áp dụng rộng rãi đem lại yếu tố kích thích lớn. Công nghiệp, nông nghiệp phát triển đã kéo theo sự phát triển của thương nghiệp và ngân hàng. Ngân hàng Nhật Bản ra đời và tăng gấp 3 lần trong vòng 7 năm (1893-1900), số vốn tăng 10 lần. Ngân hàng lớn như Sumitômô thành lập năm 1895, Mitsubishi (1895), Ngân hàng cho vay vốn (1897), Ngân hàng công nông nghiệp (1897) lần lượt ra đời. Do tốc độ phát triển và nhu cầu hội nhập thế giới, Nhật Bản đã lấy vàng làm giá trị bản vị bảo đảm cho đồng tiền Nhật.

Cuối thế kỷ XIX, Nhật Bản đã chuyển mình mạnh mẽ và đã chuẩn bị xong “mặt bằng” cho một cuộc đua mới :

a - Đã phát triển một cách đồng bộ những ngành kinh tế công thương nghiệp và tiền tệ ngân hàng. Nhật Bản đã chuẩn bị cho mình những điều kiện cạnh tranh một cách toàn diện.

b - Nhật Bản chú ý công nghiệp nặng, đồng thời phát triển công nghiệp nhẹ một cách tương ứng như các ngành dệt tơ, vải, làm đồ sứ, thuốc lá, chè .

c - Việc tham gia điều tiết của chính quyền, từng bước đem lại sức mạnh mới cho nền kinh tế. Công nghiệp tư nhân và công nghiệp quốc doanh đều được chú ý, và khi có thể, vì sự phát triển chung, nhà nước bán nhà máy cho tư nhân.

d - Nhật Bản thời Minh Trị có khuynh hướng quan tâm hơn đến công nghiệp quân sự và kết quả của những cuộc chiến tranh tạo thêm điều kiện cho chủ nghĩa quân phiệt Nhật phát triển.
 
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 8! Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài

  1. Lịch sử 8 - Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
  2. Lịch sử 8 Bài 2 Cách mạng tư sản Pháp Cuối thế kỉ XVIII
  3. Lịch sử 8 Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
  4. Lịch sử 8 Bài 4 Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác”
  5. Lịch sử 8 - Bài 5 - Công Xã Pari
  6. Lịch Sử 8 -Bài 6 -Các nước Anh Pháp Đức Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  7. Lịch Sử 8-Bài 7: phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX"
  8. Lịch Sử 8-Bài 8 -Sự phát triển của kĩ thuật khoa học và văn học nghệ thuật thế kỉ XVIII- XIX
  9. Lịch Sử 8-Bài 9-Ấn Độ thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XX
  10. Lịch sử 8 Bài 10 Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  11. Lịch sử 8 bài 11 các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  12. Lịch Sử 8 -Bài 12 Nhật bản từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
  13. Lịch Sử 8 -Bài 13 Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918)
  14. Lịch sử 8 - bài 14 Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỷ XVI đến 1917)
  15. Lịch Sử 8 -Bài 15-Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ Cách mạng (1917 - 1921)
  16. Lịch Sử 8-Bài 16 -Liên Xô Xây dựng chủ nghĩa Xã Hội(1921-1941)
  17. Lịch Sử 8 -Bài 17- Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939
  18. Lịch sử 8 - Bài 18- Nước Mĩ Giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
  19. Lịch Sử 8 -Bài 19 Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
  20. Lịch sử lớp 8 bài 20 Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á ( 1918-1939)
  21. Lịch Sử 8-Bài 21 - Chiến Tranh thế giới thứ 2 ( 1939-1945)
  22. Lịch Sử 8 -Bài 22- Sự Phát triển của khoa học kĩ thuật và văn hóa thế giới nửa đầu thế kỉ XX
  23. Lịch Sử lớp 8 -Bài 24 - cuộc kháng chiến chống Pháp Từ Năm 1858-1873
  24. Lịch Sử 8- Bài 25 Kháng Chiến chống Pháp Lan Rộng ra toàn quốc ( 1873-1884)
  25. Lịch Sử lớp 8 -Bài 26 Phong trào kháng chiến chống Pháp những năm cuối thế kỉ XIX
  26. Lịch Sử 8-Bài 27 Khởi nghĩa Yên Thế và Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
  27. Lịch Sử 8 - Bài 28 - Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
  28. Lịch Sử 8-Bài 29- Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về Kinh tế Xã Hội
  29. Lịch sử lớp 8 - bài 30 Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918.
  30. Lịch Sử 8 - bài 31 Ôn tập lịch sử Việt Nam từ 1858-1918
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top