• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Chia Sẻ Liên Xô Xây dựng chủ nghĩa Xã Hội (1921 - 1941)

Trang Dimple

New member
Xu
38
Sau khi ổn định được tình hình bảo vệ thành quả cách mạng, nước Nga bắt tay vào công cuộc xây dựng CNXH. Để hiểu rõ vấn đề chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung bài hôm nay.


Lịch Sử 11 -Bài 10 Liên Xô Xây dựng chủ nghĩa Xã Hội (1921 - 1941)
I. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921 - 1925)


1. Chính sách kinh tế mới

* Hoàn cảnh lịch sử:

- Sau 7 năm chiến tranh liên miên, nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng.


- Tình hình chính trị không ổn định. Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá gây bạo loạn ở nhiều nơi.


- Chính sách cộng sản thời chiến đã lạc hậu kìm hãm nền kinh tế, khiến nhân dân bất bình.


- Nước Nga Xô viết lâm vào khủng hoảng.


- Tháng 3/1921 Đảng Bôn-sê-vích quyết định thực hiện Chính sách Kinh tế mới (NEP) do Lê-nin đề xướng.


* Nội dung:


- Nông nghiệp : thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực , (ban hành thuế nông nghiệp.)


- Công nghiệp:


+Nhà nước khôi phục công nghiệp nặng.


+Tư nhân xây dựng những xí nghiệp nhỏ,dưới 20 công nhân.


+Khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước Nga.


+ Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt .


-Thực chất là chuyển nền kinh tế do nhà nước độc quyền sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần do nhà nước kiểm soát, khôi phục lại nền kinh tế hàng hóa..


* Tác dụng - ý nghĩa:


- Thúc đẩy kinh tế quốc dân chuyển biến rõ rệt, giúp nhân dân Xô viết vượt qua khó khăn, hoàn thành khôi phục kinh tế.


- Là bài học đối với công cuộc xây dựng của một số nước xã hội chủ nghĩa.

Nên Đảng Bôn sê Vích thực hiện chính sách kinh tế mới 3-1921.


ap_phich_nam_1921chung_ta_tuyen_chien_voi_hau_qua_cua_chien_tranh_500.jpg



Áp phích năm 1921:”Chúng ta tuyên chiến với hậu quả của chiên tranh”


2. Liên bang Xô viết thành lập

- Tháng 12/1922 Đại hội Xô viết toàn Nga đã tuyên bố thành lập Liên Bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô)


- Gồm 4 nước cộng hòa, 4 quốc gia đầu tiên là Nga, Ukraina, Bêlôruxia và Zakapkazơ (Azecbaijan, Acmênia, Gruzia),đến năm 1940 có thêm 11 nước.


luoc_do_lien_xo_nam_1940_500_01.jpg



Lược đồ Liên Xô năm 1940


II. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925 - 1941)

1. Những kế hoạch 5 năm đầu tiên và thành tựu


* Công nghiệp: thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.


- Sau công cuộc khôi phục kinh tế Liên Xô vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Kinh tế bị bao vây, kỹ thuật, thiết bị lệ thuộc nước ngoài .


- Đảng Cộng sản đề ra nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.


- Mục đích: đưa Liên Xô trở thành một nước công nghiệp có những ngành công nghiệp chủ chốt.


- Biện pháp:


+ Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.


+ Có mục tiêu cụ thể cho từng kế hoạch dài hạn , kế hoạch năm năm lần thứ nhất 1928 - 1932) và kế hoạch năm năm lần thứ hai (1933 - 1937).


- Kết quả: Năm 1937 sản lượng công nghiệp chiếm 77,4% tổng sản phẩm quốc dân.



* Công nghiệp: uu tiên tập thể hóa nông nghiệp, đưa 93% số nông hộ với 90% diện tích đất canh tác vào nền nông nghiệp tập thể hóa, có qui mô sản xuất lớn và cơ giới hoá


* Văn hóa - giáo dục: thanh toán nạn mù chữ, phát triển mạng lưới giáo dục phổ thông, phổ cập tiểu học trong cả nước, phổ cập trung học cơ sở thành phố.


* Xã hội: cơ cấu giai cấp thay đổi xã hội chỉ còn 2 giai cấp lao động là công nhân, nông dân và trí thức xã hội chủ nghĩa .


- Từ năm 1937 Liên Xô tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm lần ba, sang tháng 6/1941 Đức tấn công Liên Xô, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội bị gián đoạn.


Mặc dù còn có những hạn chế song công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô 1925 - 1941 vẫn đạt được những thành tựu to lớn, tạo nên những biến đổi nhiều mặt, có lợi cho nhân dân, xây dựng lại lực lượng vũ trang hùng mạnh để bảo vệ tổ quốc, giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới.


2. Quan hệ ngoại giao của Liên Xô.


- Liên Xô đã từng bước xác lập quan hệ ngoại giao với một số nước láng giềng châu Á, châu Âu.



-Từng bước phá vỡ chính sách bao vây cô lập về kinh tế và ngoại giao của các nước đế quốc.


-Bằng những biện pháp đấu tranh kiên quyết và mềm dẻo, chỉ trong vòng 4 năm (1922 - 1925) Liên Xô đã được các cường quốc tư bản: Đức, Anh, Italia, Pháp, Nhật, lần lượt công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao


-Thiết lập ngoại giao với 20 nước.


-Năm 1933, Mĩ công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Đó là thắng lợi lớn của nền ngoại giao Xô viết, khẳng định uy tín của Liên Xô trên trường quốc tế.


thuy_dien_d_niep_500.jpg



Nhà máy thuỷ điện Dniev trên sông Dniev lớn nhất thế giới .

quoc_huy_l_x_500.png

Quốc huy của Liên Xô
 
Sửa lần cuối:

Hanamizuki

New member
Xu
0
Giải bài tập SGK Lịch sử 11 bài 10: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941)
Câu 1: Chính sách kinh tế mới tác động đến nền kinh tế nước Nga như thế nào?
Trả lời:
Chính sách kinh tế mới có tác động lớn đến nền kinh tế Nga. Cụ thể:
Nông nghiệp: Ngũ cốc năm 1921 là 37,6 triệu tấn, đến năm 1923 tăng gần gấp đôi.
Công nghiệp:

  • Sản lượng gang + thép năm 1921 chỉ đạt 0,1 và 0,2 triệu tấn, đến năm 1923 tăng gấp 3 – 4 lần.
  • Điện tăng gấp đôi từ 0,55 triệu Kw/h lên 1,1 triệu Kw/h.
=> Kinh tế Nga phục hổi và phát triển nhanh chóng.
Câu 2: Việc thành lập Liên Bang Xô viết có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
Trong nước:

  • Thể hiện tinh thần đoàn kết, nhất trí của các dân tộc Nga.
  • Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ phong kiến, đế quốc của Nga, Chủ nghĩa xã hội xác lập trên nước Nga, tạo điều kiện thuận lợi xây dựng CNXH sau này.
  • Khẳng định tính đúng đắn trong chính sách dân tộc của Lê – Nin, nhất là sự cần thiết phải đoàn kết các dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc ở Liên Xô.
  • Góp phần chống lại sự chia rẽ dân tộc của các thế lực phản động trong và ngoài nước.
Quốc tế:
  • Để lại bài học kinh nghiệm trong xây dựng và đoàn kết dân tộc.
  • Giáng đòn mạnh vào chính sách bao vây, cô lập, đàn áp nước Nga.
  • Trên thế giới hình thành 1 mô hình nhà nước XHCN đối lập hoàn toàn với TBCN.
Câu 3: Nêu những thành tựu của Liên Xô qua hai kế hoạch 5 năm đầu tiên?
Trả lời
Qua 2 kế hoạch 5 năm đầu tiên, Liên Xô đã gặt hái được những thành tựu to lớn:
* Kinh tế:

  • Công nghiệp phát triển mạnh, sản lượng công nghiệp tăng vọt đưa Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa.
  • Nông nghiệp có bước tiến vượt bậc; từng bước tập thể hóa nông nghiệp với quy mô lớn và cơ sở vật chất kĩ thuật được cơ giới hóa.
* Văn hóa – Giáo dục:
  • Xóa mù chữ, thống nhất hệ thống giáo dục.
  • Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước và phổ cập THCS ở các thành phố.
* Xã hội:
  • Xóa bỏ chế độ người bóc lột người
  • Cơ cấu XH thay đổi, gồm: công nhân, nông dân và các tầng lớp trí thức XHCN.
  • Đời sống nhân dân nâng cao.
  • Chế độ XHCN được củng cố.
Câu 4: Nêu những nội dung cơ bản của Chính sách kinh tế mới?
Lời giải:
* Bối cảnh: Chiến tranh suốt bảy năm (1914-1921) đã tàn phá nặng nề kinh tế nước Nga, sản lượng nông – công nghiệp giảm sút, bệnh dịch và nạn đói trầm trọng, bọn phản cách mạng gây bạo loạn; Nga đã thực hiện Chính sách kinh tế mới.
Nội dung cơ bản:

  • Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực, thay bằng thuế lương thực.
  • Tự do buôn bán, mở lại các chợ.
  • Cho phép tư nhân mở các xí nghiệp nhỏ.
  • Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Nga.
* Ý nghĩa:
  • Phục hồi và phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.
  • Tạo cơ sở tiếp tục công cuộc xây dựng CNXH.
Câu 5: Trình bày những biến đổi về mọi mặt của Liên Xô sau hai kế hoạch 5 năm đầu tiên?
Lời giải:
Qua 2 kế hoạch 5 năm đầu tiên, Liên Xô đã gặt hái được những thành tựu to lớn:
* Kinh tế:

  • Công nghiệp phát triển mạnh, sản lượng công nghiệp tăng vọt đưa Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa.
  • Nông nghiệp có bước tiến vượt bậc; từng bước tập thể hóa nông nghiệp với quy mô lớn và cơ sở vật chất kĩ thuật được cơ giới hóa.
* Văn hóa – Giáo dục:
  • Xóa mù chữ, thống nhất hệ thống giáo dục.
  • Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước và phổ cập THCS ở các thành phố.
* Xã hội:
  • Xóa bỏ chế độ người bóc lột người
  • Cơ cấu XH thay đổi, gồm: công nhân, nông dân và các tầng lớp trí thức XHCN.
  • Đời sống nhân dân nâng cao.
* Đối ngoại:
  • Từng bước thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước Châu Á - Châu Âu và Mỹ.
  • Khẳng định và nâng cao vị thế, uy tín trên trường quốc tế.
Câu 6: Qua lược đồ Liên Xô năm 1940, hãy xác định vị trí, tên gọi các nước Cộng Hòa trong Liên Bang Xô Viết?
Lời giải:
Qua lược đồ Liên Xô năm 1940, có thể thấy:
*Vị trí:

  • Liên Xô có diện tích lớn nhất thế giới, nằm ở cả hai châu lục Á, Âu.
  • Liên Xô có đường bờ biển dài. Phía bắc giáp Bắc Băng Dương, phía đông giáp Thái Bình Dương, phía tây và tây nam giáp biển Ban-tích, Biển Đen, biển Ca-xpi.
* Các nước Cộng Hòa trong Liên Bang Xô Viết:
Đến năm 1940, Liên Xô gồm 15 nước cộng hòa:

  1. CHXHCNXV Armenia
  2. CHXHCNXV Azerbaijan
  3. CHXHCNXV Belorussia
  4. CHXHCNXV Estonia
  5. CHXHCNXV Gruzia
  6. CHXHCNXV Kazakhstan
  7. CHXHCNXV Kirghizia
  8. CHXHCNXV Latvia
  9. CHXHCNXV Litva
  10. CHXHCNXV Moldavia
  11. CHXHCNXV Liên bang Nga
  12. CHXHCNXV Tajikistan
  13. CHXHCNXV Turkmenia
  14. CHXHCNXV Ukraina
  15. CHXHCNXV Uzbekistan

 

Hanamizuki

New member
Xu
0
Bài tập 1 trang 45 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời mà em cho là đúng.
1. Để khôi phục kinh tế sau cuộc nội chiến, tháng 3-1921 Lê-nin và Đảng Bônsêvích đã
A. ban hành sắc lệnh hoà bình và sắc lệnh ruộng đất.
B. ban hành Chính sách cộng sản thời chiến
C. ban hành Chính sách kinh tế mới.
D. tiến hành cải cách chính phủ.
Trả lời: C
2. Chính sách kinh tế mới do Lê-nin khởi xướng vào
A. tháng 12-1919.
B. tháng 10-1920.
C. tháng 3-1921
D. tháng 12 - 1922.
Trả lời: C
3. "NEP" là cụm từ viết tắt của
A. Chính sách cộng sản thời chiến.
B. các kế hoạch 5 năm của Liên Xô từ năm 1921 đến năm 1941.
c. Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết.
D. Chính sách kinh tế mới.
Trả lời: D
4. Nội dung cơ bản của Chính sách kinh tế mới mà nuớc Nga thực hiện là
A. Nhà nước xô viết nắm độc quyền về kinh tế
B. Nhà nuớc kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp, trưng thu lương thực thừa của nông dân
C. xây dựng nền kinh tế nhiếu thành phần, nhưng vẫn đặt duới sự kiểm soát của nhà nuớc.
D. thi hành chế độ lao động cưỡng bức đối với mọi công dân.
Trả lời: C
5. Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập vào
A. tháng 3-1921. B. tháng 12-1922.
C. tháng 3-1923. D. tháng 1-1924.
Trả lời: B
6. Nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925 đến năm 1941 là
A. phát triển công nghiệp nhẹ.
B. phát triển công nghiệp quốc phòng,
C. công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa.
D. phát triển giao thông vận tải.
Trả lời: C
7. Thành tựu lớn nhất của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1921 đến năm 1941 là
A. đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng tăng lên.
B. hơn 60 triệu người dân Liên Xô đã thoát nạn mù chữ.
C. Liên Xô tù một nước nông nghiệp (chiếm 2/3 tổng sản phầm kinh tế quốc dân) trở thành một nước công nghiệp, đứng đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).
D. hoàn thành công cuộc tập thể hoá nông nghiệp.
Trả lời: C
8. Nhân dân Liên Xô tạm ngừng công cuộc xây dựng đất nước trong khi đang tiến hành kế hoạch 5 năm lần thứ ba vì
A. Liên Xô đã hoàn thành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trước thời hạn.
B. các nuớc đế quốc bao vây, tấn công nên Liên Xô phải tiến hành cuộc chiến tranh giữ nuớc.
c. Liên Xô chuyển sang kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội dài hạn.
D. phát xít Đức tấn công Liên Xô (6-1941), nhân dân Liên Xô phải tiến hành cuộc chiến tranh vệ quốc.
Trả lời: D
Bài tập 4 trang 48 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
Từ năm 1917 đến năm 1925, Lê-nin và Đảng Bônsêvích đã thực hiện chủ trương, biện pháp gì để xây dựng và củng cố Chính quyến Xô viết, bảo vệ thành quả cách mạng?
Trả lời:
Lê-nin và Đảng Bônsêvích đã thực hiện Chính sách kinh tế mới để xây dựng và củng cố Chính quyến Xô viết, bảo vệ thành quả cách mạng. Đồng thời tháng 12/1922 Đại hội Xô viết toàn Nga đã tuyên bố thành lập Liên Bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) đã tạo sức mạnh tổng hợp cho cácdân tộc thuộc Nga trong công cuộc xây dựng đất nước.
  • Hoàn cảnh lịch sử
    • Sau 7 năm chiến tranh liên miên, nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng.
    • Tình hình chính trị không ổn định. Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá gây bạo loạn ở nhiều nơi.
    • Chính sách cộng sản thời chiến đã lạc hậu kìm hãm nền kinh tế, khiến nhân dân bất bình.
    • Nước Nga Xô viết lâm vào khủng hoảng.
    • Tháng 3/1921 Đảng Bôn-sê-vích quyết định thực hiện Chính sách Kinh tế mới (NEP) do Lê-nin đề xướng.
  • Nội dung
    • Nông nghiệp: thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực (ban hành thuế nông nghiệp).
    • Công nghiệp:
      • Nhà nước khôi phục công nghiệp nặng.
      • Tư nhân xây dựng những xí nghiệp nhỏ, dưới 20 công nhân.
      • Khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước Nga.
      • Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt.
    • Thực chất là chuyển nền kinh tế do nhà nước độc quyền sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần do nhà nước kiểm soát, khôi phục lại nền kinh tế hàng hóa..
  • Tác dụng - ý nghĩa
    • Thúc đẩy kinh tế quốc dân chuyển biến rõ rệt, giúp nhân dân Xô Viết vượt qua khó khăn, hoàn thành khôi phục kinh tế.
    • Là bài học đối với công cuộc xây dựng của một số nước xã hội chủ nghĩa.
Bài tập 5 trang 49 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
Hãy nêu những biến đổi lớn vế các lĩnh vực của Liên Xô sau hai kế hoạch 5 năm đầu tiên.
Trả lời:
Trong nông nghiệp, 93% số nông hộ với trên 90% diện tích canh tác đã được đưa vào nền nông nghiệp tập thể hóa, có quy mô sản xuất lớn và cơ sở vật chất-kĩ thuật được cơ giới hóa.
Về văn hóa-giáo dục, Liên Xô đã thanh toán nạn mũ chữ, xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước và thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở các thành phố.
Cùng với những biến đổi về kinh tế, cơ cấu giai cấp trong xã hội cũng thay đổi. Các giai cấp bóc lột bị xóa bỏ, chỉ còn lại hai giai cấp lao động là công nhân và nông dân tập thể cùng tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa.
Từ năm 1937, nhân dân Liên Xô tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ ba, nhưng công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội tạm thời bị gián đoạn bởi cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức. Tuy có một số sai lầm, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước (không thực hiện tốt nguyên tắc tự nguyện trong tập thể hóa nông nghiệp, chưa chú trọng đúng mức đến việc nâng cao đời sống nhân dân…), công cuộc xây dựng xã hội ở Liên Xô trong những năm 1925-1941 vẫn đạt được những thành tựu to lớn, tạo nên những biến đổi về nhiều mặt, có lợi cho nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang hùng mạnh để bảo vệ Tổ quốc.
Bài tập 6 trang 49 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
Hãy nêu những nét lớn về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925 đến năm 1941.
Trả lời:
  • Sau công cuộc khôi phục kinh tế Liên Xô vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Kinh tế bị bao vây, kỹ thuật, thiết bị lệ thuộc nước ngoài.
  • Đảng Cộng sản đề ra nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
  • Mục đích: đưa Liên Xô trở thành một nước công nghiệp có những ngành công nghiệp chủ chốt
  • Biện pháp:
    • Công nghiệp
      • Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
      • Có mục tiêu cụ thể cho từng kế hoạch dài hạn, kế hoạch năm năm lần thứ nhất 1928 - 1932) và kế hoạch năm năm lần thứ hai (1933 - 1937).
      • Kết quả: Năm 1937 sản lượng công nghiệp chiếm 77,4% tổng sản phẩm quốc dân.
    • Nông nghiệp: ưu tiên tập thể hóa nông nghiệp, đưa 93% số nông hộ với 90% diện tích đất canh tác vào nền nông nghiệp tập thể hóa, có qui mô sản xuất lớn và cơ giới hoá
    • Văn hóa - giáo dục: thanh toán nạn mù chữ, phát triển mạng lưới giáo dục phổ thông, phổ cập tiểu học trong cả nước, phổ cập trung học cơ sở thành phố.
    • Xã hội: cơ cấu giai cấp thay đổi xã hội chỉ còn 2 giai cấp lao động là công nhân, nông dân và trí thức xã hội chủ nghĩa.
  • Từ năm 1937 Liên Xô tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm lần ba, sang tháng 6/1941 Đức tấn công Liên Xô, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội bị gián đoạn.
  • Mặc dù còn có những hạn chế song công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô 1925 - 1941 vẫn đạt được những thành tựu to lớn, tạo nên những biến đổi nhiều mặt, có lợi cho nhân dân, xây dựng lại lực lượng vũ trang hùng mạnh để bảo vệ tổ quốc, giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới
Bài tập 7 trang 50 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
Trình bày những nét chính vế quan hệ ngoại giao của Liên Xô trong những năm 1922 - 1933.
Trả lời:
Quan hệ ngoại giao của Liên Xô những năm 1922-1923:
  • Liên Xô đã từng bước xác lập quan hệ ngoại giao với một số nước láng giềng châu Á, châu Âu.
  • Từng bước phá vỡ chính sách bao vây cô lập về kinh tế và ngoại giao của các nước đế quốc.
  • Bằng những biện pháp đấu tranh kiên quyết và mềm dẻo, chỉ trong vòng 4 năm (1922 - 1925)Liên Xô đã được các cường quốc tư bản: Đức, Anh, Italia, Pháp, Nhật, lần lượt công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao
  • Thiết lập ngoại giao với 20 nước.
  • Năm 1933, Mĩ công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Đó là thắng lợi lớn của nền ngoại giao Xô viết, khẳng định uy tín của Liên Xô trên trường quốc tế.
 

Hanamizuki

New member
Xu
0
Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 10: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941)

Câu 1. Ý nào không phản ánh đúng tình hình nước Nga Xô viết khi bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước?
A. Tình hình chính trị không ổn định
B. Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng
C. Chính quyền Xô viết nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của nước ngoài
D. Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn
Câu 2. Tháng 3 – 1921 Đảng Bôsêvích Nga quyết định thực hiện
A. Cải cách ruộng đất B. Chính sách cộng sản thời chiến
C. Chính sách kinh tế mới D. Hợp tác hóa nông nghiệp
Câu 3. Người đề xướng chính sách đó là
A. Xta-lin B. Khơ-rút-xốp
C. Lê-nin D. Đi-mi-tơ-rốp
Câu 4. “NEP” là cụm từ viết tắt của
A. Chính sách kinh tế mới
B. Chính sách cộng sản thời chiến
C. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết
D. Các kế hoạch 5 năm của Liên Xô từ năm 1925 – 1941
Câu 5. Trong Chính sách kinh tế mới, ngành kinh tế nào ở Nga chưa được chú trọng thực hiện cải cách
A. Công nghiệp B. Nông nghiệp
C. Du lịch D. Thương nghiệp và tiền tệ
Câu 6. Trong nông nghiệp, Chính sách kinh tế mới đề ra chủ trương gì?
A. Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực
B. Nông dân phải bán một phần số lương thực dư thừa cho Nhà nước
C. Thay thế thuế lương thực từ nộp bằng hiện vật sang nộp bằng tiền
D. Cơ giới hóa nông nghiệp
Câu 7. Chính sách kinh tế mới không đề ra chủ trương nào trong lĩnh vực công nghiệp?
A. Cho phép tư nhân lập xí nghiệp nhỏ có sự kiểm soát của Nhà nước.
B. Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.
C. Thành lập Ban quản lí dự án các khu công nghiệp nặng.
D. Nhà nước khôi phục phát triển công nghiệp nặng.
Câu 8. Trong Chính sách kinh tế mới, để nâng cao năng suất lao động đã có nhiều chủ trương quan trọng, ngoại trừ
A. Nhà nước chấn chỉnh lại việc tổ chức, sản xuất các ngành kinh tế công nghiệp
B. Nhà nước tổ chức lại các xí nghiệp, nhà máy, thành lập các tổ chức nghiệp đoàn
C. Nhà nước chuyển các xí nghiệp nhỏ sang hạch oán kinh doanh, cải thiện chế độ tiền lương
D. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt: công nghiệp, giao hông vận tải, ngân hàng, ngoại thương
Câu 9. Trong thương nghiệp và tiền tệ, Chính sách kinh tế mới không đề cập đến vấn đề nào?
A. Cho phép mở lại các chợ
B. Đánh thuế lưu thông hàng hóa
C. Cho phép tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi
D. Khôi phục, đẩy mạnh mối quan hệ trao đổi giữa thành thị và nông thôn
 

Trang Dimple

New member
Xu
38
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 11! Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài

  1. Lịch sử 11 bài 1 :Nhật Bản
  2. lịch sử 11 Bài 2 Ấn Độ
  3. Lịch Sử 11 -Bài 3: Trung Quốc
  4. Lịch Sử 11 -Bài 4 :Các nước Đông Nam Á (cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX)
  5. Lịch Sử 11- bài 5- Châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh (Thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)
  6. Lịch sử 11 - Bài 6 Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 -1918
  7. Lịch Sử 11- Bài 7 : Những thành tựu văn hóa thời cận đại
  8. Lịch Sử lớp 11 - Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại
  9. Lịch Sử 11 -Bài 10 Liên Xô Xây dựng chủ nghĩa Xã Hội (1921 - 1941)
  10. Lịch sử 11 bài 11 Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
  11. Lịch sử 11 Bài 12 : Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới(1918-1939)
  12. Lịch sử 11 bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
  13. Lịch sử 11 bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
  14. Lịch sử 11 bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918-1939)
  15. Lịch sử 11 bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
  16. Lịch sử 11- Bài 17 Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
  17. Lịch sử 11 bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)
  18. Lịch sử 11 bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884 - Nhà Nguyễn đầu hàng
  19. Lịch sử 11 bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX
  20. Lịch sử 11 bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp
  21. Lịch sử 11 bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
  22. Lịch sử 11 bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
  23. Lịch sử 11 bài 25: Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918)
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top