Chia Sẻ Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác”

Trang Dimple

New member
Xu
38
Sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản càng khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản. Để giải quyết mâu thuẫn đó giai cấp vô sản đã tiến hành cuộc đấu tranh như thế nào? Chúng ta cùng giải quyết vấn đề này qua nội dung bài học “ Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác”

Lịch sử 8 -Bài 4 -PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC.


Phần 1 kiến thức cơ bản


I. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NỨA ĐẤU THẾ KỶ XIX


1.Phong trào đập phá máy móc và bãi công

-Công nghiệp phát triển , giai cấp tư sản thu nhiều lợi nhuận , công nhân làm việc 14,16 giờ/ ngày,điều kiện ăn ở tồi tàn ,đàn bà trẻ em cũng làm việc nặng nhọc lương thấp.

-Nên dẫn đến phong trào đập phá máy móc và bãi công.

-Tiến bộ hơn, họ bãi công đòi tăng lương giảm giờ làm, đoàn kết thành công đoàn.

2 .Tóm tắt phong trào công nhân 1830- 1840

Giai cấp công nhân đã lớn mạnh nên đấu tranh chính trị trực tiếp chống lại GCTS:

-1831 công nhân Liông( Pháp),đòi tăng lương giảm giờ làm, lập chế độ cộng hòa.,bị đàn áp.

-1834 thợ tơ Li ông chiến đấu quyết liệt với quân chính phủ trong 4 ngày.

-1844 thợ dệt ở Sơ lê din Đức ,chống sự hà khắc của chủ xưởng ,bị đàn áp đẫm máu.

-1836-1847 phong trào Hiến chương Anh ,đưa kiến nghị đòi bầu cử . đòi tăng lương , giảm giờ làm nhưng bị dập tắt


* Bước tiến trong quá trình đấu tranh của công nhân :

- Đập phá máy móc, đốt công xưởng,

-Tiến bộ hơn, công nhân bãi công đòi tăng lương giảm giờ làm, đoàn kết thành công đoàn.

- Đấu tranh chính trị trực tiếp chống lại giai cấp tư sản .

- Phát triển cao hơn là phong trào Hiến chương Anh.

*Không thắng lợi do:

-Tất cả thất bại do thiếu lý luận cách mạng và 1 tổ chức lãnh đạo.

-Chưa có đường lối chính trị đúng đắn .

-Nhưng đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân và tạo tiền đề cho sự ra đời của lý luận cách mạng , chính vì vậy đã tạo thuận lợi cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác

II. SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC

1 Các Mác và Enghen

- Các Mác sinh tại Đức , năm 1843 sang Pa ri tham gia phong trào CM Pháp.
- F. Ang ghen sinh tại Đức năm 1820 sang Anh viết Tình cảnh giai cấp công nhân Anh.


-Hai ông quyết tâm chống giai cấp tư sản giải phóng công nhân.

2. Đồng minh những người Cộng sản và Tuyên ngôn của đảng cộng sản (2/1848):

* Ra đời trong hòan cảnh : chủ nghĩa tư bản phát triển , giai cấp vô sản bị bóc lột , cuộc đấu tranh của vô sản bị thất bại , yêu cầu cấp thiết phải có một lý luận khoa học .

* Nội dung :

+ Lời mở đầu : mục đích và nguyện vọng của người cộng sản .

+Quy luật phát triển của xã hội lòai ngưới là sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội :

+GCVS là lực lượng lật đổ chế độ tư bản và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa

+Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại.

*Đây là văn kiện quan trọng nhất của chủ nghĩa xã hội khoa học .

3. Phong trào công nhân từ năm 1848-1870. Quốc tế thứ nhất.

a. Hoàn cảnh :

-Công nhân cũng đã đoàn kết và trưởng thành trong đấu tranh .

-23-6-1848 công nhân và nhân dân lao động Pa ri khởi nghĩa , bị đàn áp

- Đức : công nhân và thợ thủ công nổi dậy chống phong kiến .

b. Quốc tế thứ nhất :

* Sự thành lập : 28-9-1864 Hội Liên Hiệp Lao động Quốc tế – Quốc tế thứ nhất thành lập tại Luân Đôn , Mác được cử vào ban lãnh đạo .

*Hoạt động từ 1864-1870:

-Quốc Tế thứ nhất truyền bá học thuyết Mác

- Quốc Tế thứ nhất là trung tâm đòan kết , tổ chức lãnh đạo phong trào công nhân quốc tế đấu tranh giành thắng lợi 1864- 1870 .

* Vai trò của Mác :

-Chuẩn bị tổ chức ,văn kiện , lãnh đạo đại hội , lập Quốc Tế thứ nhất .

-Đứng đầu ban lãnh đạo , đưa quốc tế I chống tư tưởng sai lệch thông qua nghị quyết đúng đắn .

* Vai trò của Quốc Tế thứ nhất :

-Truyền bá học thuyết Mác .

- Đấu tranh chống tư tưởng sai lệch

-Thúc đẩy phong trào công nhân phát triển .
 
Sửa lần cuối:
1. Trình bày nét chính về phong trào công nhân trong những năm 1830-1840

- Năm 1831, công nhân dệt ở Li-ông (Pháp) khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm. Họ nêu cao khẩu hiệu “Sống trong lao động, chết trong chiến đấu”. Cuộc khởi nghĩa cuối cùng bị giới chủ đàn áp.
- Năm 1844, công nhân dệt vùng Sơ-lê-din (Đức) khởi nghĩa chống lại sự hà khắc của giới chủ và điều kiện lao động tồi tệ. Cuộc khởi nghĩa cầm cự được 3 ngày thì bị đàn áp.
- Từ năm 1836 đến năm 1847 ở nước Anh diến ra “Phong trào Hiến chương”. Công nhân mít tinh, biểu tình, đưa kiến nghị có hàng triệu chữ kí đến Quốc hội đòi phổ thông bầu cử, giảm giờ làm cho người lao động. Tuy bị dập tắt nhưng phong trào đã tỏ rõ tính chất quần chúng rộng lớn, tính tổ chức và mang mục tiêu chính trị rõ rệt.
- Các cuộc đấu tranh nêu trên tuy cuối cùng đều thất bại, nhưng nó đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế, tạo điều kiện cho sự ra đời của lí luận cách mạng sau này.

2. Hãy nêu những hiểu biết của em về C.Mác và Ph. Ăng-ghen?

- C.Mác sinh năm 1818 trong một gia đình trí thức gốc Do Thái ở Tơ-ri-ơ (Đức). Từ nhỏ, Mác nổi tiếng là người thông minh, rất quý trọng người lao động. Sau khi đỗ tiến sĩ Triết học, Mác vừa nghiên cứu khoa học, vừa có nhiều đóng góp cho phong trào cách mạng ở Đức và châu Âu.
- Ph.Ăng-ghen sinh năm 1820 trong một gia đình chủ xưởng giàu có ở Bác-men (Đức). Khi lớn lên, Ăng – ghen hiểu rõ thủ đoạn bóc lột của giai cấp tư sản đối với người lao động. Vì vậy, năm 1842, ông sang Anh để tìm hiểu thêm về đời sống của người công nhân và đã viết cuốn “Tình cảm giai cấp công nhân Anh”.
- Năm 1844, Mác và Ăng-ghen gặp nhau ở Pháp. Hai người có cùng chí hướng nên đã kết bạn thân với nhau, cùng hoạt động cách mạng. Từ đó bắt đầu một tình bạn lâu dài, bền chặt, cảm động giữa hai nhà lí luận cách mạng lỗi lạc.

3. Hãy cho biết những hoạt động và đóng góp của Mác và Ăng-ghen đối với phong trào công nhân quốc tế trong thời gian này?

- Khi hoạt động ở Anh, Mác và Ăng-ghen đã tham gia tổ chức bí mật của công nhân Tây Âu “Đồng minh những người chính nghĩa”, sau đó hai ông cải tổ thành “Đồng minh những người cộng sản”. Đây là chính đảng độc lập đầu tiên của giai cấp vô sản quốc tế.
- Hai ông đã soạn thảo Cương lĩnh của Đồng minh. Tháng 2/1848, Cương lĩnh được công bố ở Luân Đôn dưới hình thức một bản tuyên ngôn – “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”. Đây là văn kiện quan trọng của chủ nghĩa xã hội khoa học, bao gồm những luận điểm cơ bản về sự phát triển của xã hội và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Năm 1864, Quốc tế thứ nhất được thành lập. Mác được cử vào Ban lãnh đạo và trở thành linh hồn của tổ chức này.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Hướng dẫn trả lời câu hỏi Sách giáo Khoa
Bài 4. Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
1. Câu hỏi 1 - (Mục I Bài học 4 - SGK Trang 29): Vì sao giới chủ lại thích sử dụng lao động trẻ em?

Hướng dẫn giải:

Giới chủ lại thích sử dụng lao động trẻ em vì trẻ em càng ít tuổi thì sẽ bắt làm viêc nhiều hơn, lương thấp....dễ bóc lột hơn, chưa có tinh thần đấu tranh chống lại áp bức

2. Câu hỏi 2 - (Mục I Bài 4 - SGK Trang 29): Vì sao trong cuộc đấu tranh chống tư sản, công nhân lại đập phá máy móc?

Hướng dẫn giải

Vì họ nghĩ máy móc làm họ khổ = Ý thức kém

3. Câu hỏi 3 (Mục I Bài học 4 - SGK Trang 30): Trình bày các sự kiện chủ yếu về phong trào công nhân trong những năm 1830-1840

Hướng dẫn giải:

- Năm 1831, công nhân dệt ở Li-ông (Pháp) khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm. Họ nêu cao khẩu hiệu "Sống trong lao động, chết trong chiến đấu". Cuộc khởi nghĩa cuối cùng bị giới chủ đàn áp.

- Năm 1844, công nhân dệt vùng Sơ-Iê-din (Đức) khởi nghĩa, chống lại sự hà khắc của giới chủ.

- Phong trào Hiến chương ở Anh, từ năm 1836 đến năm 1847, có quy mô, tổ chức và mang tính chất chính trị rõ rệt.

- Các cuộc đấu tranh của công nhân ở Pháp, Đức. Anh nêu trên tuy cuối cùng đều bị thất bại, nhưng nó đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế, tạo điều kiện cho sự ra đời của lí luận cách mạng sau này.

4. Câu hỏi 4 - (Mục I Bài học 4 - SGK Trang 30): Nêu kết cục phong trào đấu tranh của công nhân ở các nước châu Âu trong nghĩa đầu thế kỉ XIX

Hướng dẫn giải

Phong trào đấu tranh của công nhân ở các nước châu Âu trong nghĩa đầu thế kỉ XIX đều chưa giành được thắng lợi nhưng nó đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế, tạo điều kiện cho sự ra đời của lí luận cách mạng sau này.

5. Câu hỏi 1 - (Mục II Bài học 4 - SGK Trang 31): Nêu điểm giống nhau trong tư tưởng của Mác và Ăng-ghen?

Hướng dẫn giải:

Điểm giống nhau trong tư tưởng của Mác và Ăng-ghen đó là nêu rõ vai trò của giai cấp vô sản. Giai cấp vô sản là một lực lượng có thể đánh đổ sự thống trị của giai cấp tư sản và tự giải phóng khỏi mọi xiềng xích.

6. Câu hỏi 2 - (Mục II Bài học 4 - SGK Trang 33): "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" ra đời trong hoàn cành nào? Nội dung chủ yếu của nó?

Hướng dẫn giải:

Trong thời gian ở Anh, Mác và Ăng-ghen liên hệ với một tổ chức bí mật của công nhân Tây Âu là "Đồng minh những người chính nghĩa” và cải tổ thành “Đồng minh những người cộng sản”. Đây là chính đảng độc lập đầu tiên của vô sản quốc tế. Hai ông được ủy nhiệm soạn thảo cương lĩnh của Đồng minh. Tháng 2 - 1848, cương lĩnh được công bố ở Luân Đôn dưới hình thức một bản tuyên ngôn - Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.

Nội dung: Tuyên ngôn gồm có Lời mở đầu và bốn chương. Lời mở đầu nêu mục đích, nguyện vọng của những người cộng sản

Tuyên ngôn nêu rõ quy luật phát triển của xã hội loài người là sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Tuyên ngôn nhấn mạnh vai trò của giai cấp vô sản là lực lượng lật đổ chế độ tư bản và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.

Tuyên ngôn kết thúc bằng lời kêu gọi “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại!”

7. Câu hỏi 3 - (Mục II Bài học 4 - SGK Trang 33): Phong trào công nhân từ sau cách mạng 1848- 1849 đến năm 1870 có nét gì nổi bật?

Hướng dẫn giải:

- Sau khi Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" ra đời, phong trào đấu tranh của công nhân ở châu Âu tiếp tục diễn ra quyết liệt, tiêu biểu là ở Pháp, Đức.

- Ngày 28 - 9 - 1864. công nhân Anh và đại biểu công nhân nhiều nước châu Âu tham gia mít tinh có tổ chức, sau đó thành lập "Hội Liên hiệp lao động quốc tế", còn gọi là Quốc tế thứ nhất. Mác là đại biểu của công nhân Đức đã trở thành "linh hồn" của Quốc tế thứ nhất.

- Từ khi thành lập đến năm 1870. Quốc tế thứ nhất thực hiện việc truyền bá chủ nghĩa Mác, qua đó thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế phát triển tích cực, tự giác.

8. Bài 1 trang 34 sgk: Trình bày về tiểu sử của Mác và Ăng-ghen?

Hướng dẫn giải:

Các Mác sinh năm 1818 trong một gia đình trí thức gốc Do Thái ở thành phố Tơ-ri-ơ (Đức). Từ nhỏ, Mác đã nổi tiếng thông minh học giỏi. Năm 23 tuổi, đỗ Tiến sĩ Triết học. Năm 1843, bị trục xuất khỏi Đức vì hoạt động cách mạng, Mác sang Pa-ri tiếp tục nghiên cứu và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Mác sớm kết luận rằng, giai cấp công nhân phải được vũ trang bằng lí luận cách mạng mới có thể đảm đương sứ mệnh lịch sử là giải phóng loài người khỏi ách áp bức.

Ăng-ghen sinh năm 1820 trong gia đình chủ xưởng giàu có ở thành phố Bác-men (Đức). Ông sớm nhận ra bản chất bóc lột, thủ đoạn làm giàu của giai cấp tư sản. Cũng như Mác, Ăng-ghen sớm nhận thấy sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là lật đổ sự thống trị của tư sản giải phóng mọi áp bức bất công.

9. Bài 2 trang 34 sgk: Về vai trò của Quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân quốc tế?

Hướng dẫn giải:

Từ khi thành lập (1864) đến năm 1870. Quốc tế thứ nhất vừa truyền bá chủ nghĩa Mác, vừa đóng vai trò trung tâm thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế. Qua các kì đại hội được tổ chức hằng năm, Quốc tế thứ nhất đã đấu tranh chống lại những tư tưởng phi vô sản, chủ nghĩa cơ hội..
 
Bút nghiên tổng hợp danh mục Kiến thức cơ bản môn lịch sử lớp 8! Hãy Click chuột vào đầu bài để mở từng bài

  1. Lịch sử 8 - Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
  2. Lịch sử 8 Bài 2 Cách mạng tư sản Pháp Cuối thế kỉ XVIII
  3. Lịch sử 8 Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
  4. Lịch sử 8 Bài 4 Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác”
  5. Lịch sử 8 - Bài 5 - Công Xã Pari
  6. Lịch Sử 8 -Bài 6 -Các nước Anh Pháp Đức Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  7. Lịch Sử 8-Bài 7: phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX"
  8. Lịch Sử 8-Bài 8 -Sự phát triển của kĩ thuật khoa học và văn học nghệ thuật thế kỉ XVIII- XIX
  9. Lịch Sử 8-Bài 9-Ấn Độ thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XX
  10. Lịch sử 8 Bài 10 Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  11. Lịch sử 8 bài 11 các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  12. Lịch Sử 8 -Bài 12 Nhật bản từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
  13. Lịch Sử 8 -Bài 13 Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918)
  14. Lịch sử 8 - bài 14 Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỷ XVI đến 1917)
  15. Lịch Sử 8 -Bài 15-Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ Cách mạng (1917 - 1921)
  16. Lịch Sử 8-Bài 16 -Liên Xô Xây dựng chủ nghĩa Xã Hội(1921-1941)
  17. Lịch Sử 8 -Bài 17- Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939
  18. Lịch sử 8 - Bài 18- Nước Mĩ Giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
  19. Lịch Sử 8 -Bài 19 Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
  20. Lịch sử lớp 8 bài 20 Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á ( 1918-1939)
  21. Lịch Sử 8-Bài 21 - Chiến Tranh thế giới thứ 2 ( 1939-1945)
  22. Lịch Sử 8 -Bài 22- Sự Phát triển của khoa học kĩ thuật và văn hóa thế giới nửa đầu thế kỉ XX
  23. Lịch Sử lớp 8 -Bài 24 - cuộc kháng chiến chống Pháp Từ Năm 1858-1873
  24. Lịch Sử 8- Bài 25 Kháng Chiến chống Pháp Lan Rộng ra toàn quốc ( 1873-1884)
  25. Lịch Sử lớp 8 -Bài 26 Phong trào kháng chiến chống Pháp những năm cuối thế kỉ XIX
  26. Lịch Sử 8-Bài 27 Khởi nghĩa Yên Thế và Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
  27. Lịch Sử 8 - Bài 28 - Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
  28. Lịch Sử 8-Bài 29- Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về Kinh tế Xã Hội
  29. Lịch sử lớp 8 - bài 30 Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918.
  30. Lịch Sử 8 - bài 31 Ôn tập lịch sử Việt Nam từ 1858-1918
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top